*


Before The Attack









Reflections

by

G_G

*

The Outsider: On the Death of
Adlai Stevenson
after a Press Conference in London on the Vietnam War

Tiredness can resemble dishonesty,
and when he spoke to us,
it was only a matter of minutes
before the tired heart stopped.

So we were amazed by the words he used –
'We shall always fight against an outsider
imposing his will, ' he said.
'Who is the outsider?' we demanded,
but he gave us no reply.
For tiredness can resemble dishonesty,
and you must be very tired when you die.

The outsider was waiting,
on the Embassy steps, in Grosvenor Square –
the outsider who is always finally there,
even though you begin
with an advantage in tanks & guns
and a 7th Day Adventist fleet;
the defences fall & the outsider steps within
and death resembles defeat.

July 1965
Graham Greene: Reflections

'Who is the outsider?' we demanded,
The ousitder, Kẻ Lạ, Người Dưng…là thằng cha nào vậy?
Yankee Mũi Lõ, hay Mũi Tẹt?

Kẻ bên ngoài: Về cái chết của
Adlai Stevenson
theo cuộc họp báo ở Luân Ðôn về Chiến Tranh Việt Nam

Mệt mỏi có thể giống bất lương,
và khi anh ta nói với chúng ta
thì chỉ còn vài phút
là trái tim mệt mỏi ngừng đập.

Bởi thế chúng ta ngỡ ngàng vì những từ anh dùng -
“Chúng ta luôn chiến đấu chống ngoại bang
khi kẻ này muốn áp đặt ý muốn của nó lên chúng ta”, anh nói.
“Ngoại bang là thằng khốn nào vậy” chúng ta hỏi
Nhưng anh không trả lời
bởi vì mệt mỏi có thể giống không thành thực
và bạn phải mệt mỏi lắm khi bạn chết.

Tên ngoại bang thì đang đợi
ở bực thềm Tòa Ðại Sứ, ở Công Trường Grosvernor -
kẻ ngoại bang sau cùng luôn luôn ở đó,
ngay cả bạn bắt đầu với lợi thế xe tăng & súng đạn
và hạm đội “7th Day Adventist fleet”
công cuộc phòng thủ thất bại, kẻ ngoại bang bước vô
và cái chết giống như thua trận.

Gặp gỡ ở Ðiện Cẩm Linh

Thưa Ngài TBT,
Thú thực, tôi tới diễn đàn này có tí bi quan. Tôi thuộc về ‘khu’ số 2 – Văn hóa.

Nói, lèm bèm, bẻm mép… thì thường được coi như là 1 sự tẩu thoát, chạy trốn hành động – thay vì là một màn mở đầu đưa tới hành động – và những từ trừu tượng lớn lao thì thường ùa đi thật xa, và thật nhanh. Tôi cảm thấy không thể, thực sự là vậy, tóm tắt một vài tiểu luận dài, tuyệt, được đọc ở trong “khu” của tôi. Làm như thế là bất công đối với tác giả và trí nhớ của tôi, như là 1 người già, thì yếu xìu.
Ðiều mà tôi nhận ra, thì cũng chỉ là cá nhân, riêng lẻ, là, tôi thường bị tấn công vài lần, bởi đám ký giả Tây Phương, mặc dù tôi cố tránh họ: “Tại sao mi ở đây?

Ấy là vì, trên trăm năm nay vẫn có cái sự hồ nghi - thù địch, phải nói như thế - giữa “nhà Chúa Ky tô La mã”  và chủ nghĩa CS. Ðây không phải chủ nghĩa Mác xít thứ thiệt, bởi vì Marx đã kết án vua Henry VIII, vì đã đóng cửa những tu viện. Nhưng sự hồ nghi thì vẫn còn. Vào khoảng chừng 15 năm vừa qua, chừng đó, tôi thường trải qua khá nhiều thời gian của đời mình ở vùng Mỹ châu La tinh, và ở đó, tôi cảm thấy hạnh phúc, khi nói rằng, sự hồ nghi này thì đã chết, và được chôn vùi, trừ một dúm tín hữu Ky Tô, cá nhân từng người, và gần như đều già cằn như tôi. Nó không còn hiện hữu. Chúng ta đang chiến đấu – Ky tô La mã đang chiến đấu – cùng với những người Cộng sản, và làm việc với những người Cộng sản. Chúng ta cùng chiến đấu chống lại những Ðội Hành Quyết ở El Salvador. Chúng ta cùng chiến đấu chống lại bọn Contras ở Nicaragua. Chúng ta cùng chiến đấu chống lại Tướng Pinochet ở Chile.

Không có sự phân chia về tư tưởng giữa tín hữu Ky tô – Ky-tô La mã – và những người CS. Ở nơi Chính quyền Sandinista, bạn tôi Tomas Borge, Bộ trưởng Nội vụ Mác xít, làm việc thật thân mật, bạn bè sát cánh bên nhau, với Ðức Hồng Y, Bộ trưởng Văn hóa, Ðức Hồng Y Jesuit, trông coi về sức khỏe, y tế và giáo dục, với Cha D’Escoto, Bộ trưởng Ngoại giao. Chẳng còn rào cản giữa Ky tô La mã và chủ nghĩa CS.

Giấc mơ của tôi, tôi muốn nói ra ở đây, nhưng lại sợ không nằm trong ‘khu’ Văn hóa, đó là, sự cùng-hợp tác giữa Ky tô La mã và chủ nghĩa CS sẽ trải dài trải rộng mãi ra, tới tận Âu Châu, Tây và Ðông. Và tôi còn dám mơ như thế này nữa cơ, thưa Ngài Tổng Bí Thư, đó là, sẽ có một ngày, trước khi tôi chết, một vị Ðại sứ của Liên Xô, tới giảng đạo CS cho Vatican.

Bài diễn thuyết này được đọc tại Moscow ngày 16 Tháng Hai, 1987.

Graham Greene: Reflections


Hoài niệm Borges

Tôi muốn kể về cái lần tôi gặp Borges. Tôi được bà bạn Victoria Ocampo mời dùng bữa trưa  có Borges cùng dự, và được phái đi đón ông, tại Thư Viện Quốc Gia, để đưa ông tới căn phòng của bà, bởi vì ông mắt ông mù không còn nhìn thấy đường. Ngay khi cánh cửa thư viện đóng lại phía sau, là chúng tôi bắt đầu nói chuyện văn chương. Borges nói tới ảnh hưởng của G. K. Chesterton, và của Robert Louis Stevension ở hậu thời ở nơi ông. Thơ xuôi của Stevenson ảnh hưởng lớn lên tôi, ông cho biết. Nhân tiện, tôi châm vô 1 cú. Robert Louis Stevenson ít nhất là đã từng làm thơ, và ít nhất, tôi còn nhớ một bài của ông ta. Một bài thật là bảnh. Viết về tổ tiên. Ðã từng xây những ngọn hải đăng lớn nơi bờ biển Scotland, và tổ tiên là một đề tài ruột của Borges.

Bài thơ bắt đầu:

Ðừng nói với tôi chuyện,
tôi chẳng khoái sinh con đẻ cái,
để nối giái tông đường, và,
thay vì vậy,
thì đánh bài chuồn ra biển
Những cái tháp mà chúng ta xây, và những ngọn đèn mà chúng ta thắp
Ðể chơi ở nhà với tờ giấy như một đứa bé.

Con phố Buenos Aires đông người, quá ồn. Borges dừng lại ở hè đường, đọc trọn bài thơ cho tôi nghe, không hỏng một từ. Sau bữa ăn dễ chịu, ông ngồi tại sô pha và lèm bèm tới chỉ về văn chương Anglo-Saxon, tung ra những tảng lớn, như những khúc cây. Tôi chịu, không thể theo kịp. Nhưng nhìn vào mắt ông khi đọc những tảng lớn thơ văn đó, tôi hết sức ngạc nhiên về cái sự biểu hiện của chúng. Chúng chẳng có chi là mù lòa. Nhìn, có cảm tưởng, như thể, chúng nhìn vào chính chúng, một cách thật là kỳ cục, và chúng thật là bảnh, thật thanh lịch, cao nhã.
Borges, tất nhiên cũng có cùng một cảm nghĩ như vậy về tổ tiên, về những “gauchos” trong quá khứ. Những truyện ngắn hậu thời của ông, thì đầy những câu chuyện về những “gauchos”, một trong đó, ông viết, “Thì cũng như những con người của một vài xứ sở thờ phụng và cảm thấy tiếng gọi của biển, người Á Căn Ðình chúng tôi hú vọng về những cánh đồng bạt ngàn sôi reo dưới móng ngựa."
Ông là một người đàn ông can đảm cùng mình. Thời kỳ đệ nhị Peron, một lần, khi ông sống cùng dưới mái nhà với bà mẹ già, thì có 1 cú phôn bí ẩn. Một giọng đàn ông, “Chúng ông tới làm thịt mi, và bà mẹ của mi ngay bi giờ.” Bà cụ Borges trả lời, “ta chín chục bó, tới lẹ lên không không kịp, còn thằng con ta, nó thì mù, chuyện dễ ợt”. Giai thoại này theo tôi đưa ra 1 bức tranh toàn cảnh về gia đình ông.
Lần nào cũng như lần ấy, và thật nhiều lần, mỗi lần giở 1 cuốn sách của ông, tôi đều tìm thấy những câu, mà một thằng nhà văn như tôi, cũng từng có kinh nghiệm viết lách, thì thấy, cũng chẳng khác gì kinh nghiệm của tôi!
Ông gọi, viết là một “giấc mơ được dẫn dắt”, và trong một dịp, ông viết:

“Ta đếch viết cho một thiểu số được chọn lọc, chúng là cái chó gì mà viết cho chúng, ta cũng đếch viết cho một thực thể lý tưởng ưa nịnh hót, được biết dưới cái tên “Quần Chúng”. Cả hai lũ khốn, trừu tượng, đó, ta đều không tin, tuy chúng thật là đáng quí đối với những tên mị dân. Ta viết cho chính ta, và cho bạn bè của ta, và ta viết để làm dịu thời gian trôi qua."

Phán như thế, thành ra, bất cứ 1 nhà văn, thứ thiệt, thì đều cảm thấy ông thật gần gụi với họ.

In Memory of Borges

I would like to recount the occasion on which I met Borges. I was invited with him to lunch by my friend Victoria Ocampo, and I was dispatched to the National Library to lead him to her flat because of his blindness. Almost as soon as the door had shut behind us at the National Library, we began to talk about literature. Borges talked about the influence G. K. Chesterton had had on him and the influence Robert Louis Stevenson had had on his later stories. He spoke of the prose of Stevenson as a great influence. I then interjected a remark. Robert Louis Stevenson did write at least one good poem. A poem about his ancestors. His ancestors had built the great lighthouses on the coast of Scotland, and I knew that ancestors were an interest of Borges'. The poem began, 

Say not of me that weakly I declined
The labors of my sires, and fled the sea,
The towers we founded and the lamps we lit,
To play at home with paper like a child. 

It was a very noisy, crowded Buenos Aires street. Borges stopped on the edge of the pavement and recited the whole poem to me, word perfect. After an agreeable lunch, he sat on a sofa and quoted large chunks of Anglo-Saxon. That, I'm afraid, I was not able to follow. But I looked at his eyes as he recited and I was amazed at the expression in those blind eyes. They did not look blind at all. They looked as if they' were looking into themselves in some curious way, and they had great nobility.
Borges too, of course, had this feeling for ancestors, for the gauchos of the past. His later tales are full of stories of the gauchos, and in one of them he wrote, 'Just as men of certain countries worship and feel the call of the sea, we Argentines in turn yearn for the boundless plains that ring under a horse's hooves.'
He was a man of great courage. At one time, during the second period of Peron, when he was living with his old mother, there was a mysterious phone call. A male voice said, 'We're coming to kill you and your mother.' Borges' mother replied, 'I'm ninety years old, so you'd better come quickly. And as for my son, it will be easy for you, since he is blind.' This, I think, gives a picture of what the family was like.
To me, Borges speaks for all writers. Over and over again in his books, I find phrases which are my experience as a writer. He calls writing 'a guided dream', and on one occasion he wrote,

'I do not write for a select minority, which means nothing to me, nor for that adulated platonic entity known as "The Masses". Both abstractions, so dear to the demagogue, I disbelieve in. I write for myself and for my friends, and I write to ease the passing of time.'

That, I think, will make every writer feel close to him.

Extract from a talk at the Anglo-Argentine Society, London, 1984. Extracted from In Memory of Borges, edited by Norman Thomas di Giovanni


 
Hùm Xám Bến Tre

*

Greene & Leroy & nhân vật Q.A.
Q.A, theo Norman Sherry, tên thực là Leo Hochstetter, ở Bến Tre.

Ðứa con trai của đồng lúa

Một hồi ức khác về 4 mùa đông tôi trải qua ở Việt Nam, là về Ðại tá Leroy, người, trong cuốn tự thuật, đã viết một cuốn sách cảm nhận nhất, có lẽ, về cuộc chiến của người Pháp tại Ðông Dương. Nửa Việt, nửa Pháp, một người lính nông dân, đứa con của nông dân, ông trở thành vị đại tá, colonel, trẻ nhất trong quân đội Pháp vào lúc 30 tuổi, một người thuộc hai thế giới.
Tôi gặp Ðại tá Leroy lần thứ nhất, là năm 1951, khi ông là một ông vua không vương miện “Vua Bến Tre” - một vùng đất có sông, đầm lầy, và rừng rú ở vùng đồng bằng sông Mekong, một vùng đất mà ông ta quá rành, từ khi còn là 1 đứa con nít. Ông đã trở về nhà, sau khi bị Nhật cầm tù, tra tấn, cùng với những người của riêng ông, để chiến đấu giữa bạn bè chống lại những bạn bè cũ - một đứa con trai, với anh ta, ông đã từng chơi đá banh, bây giờ là một vị tướng Việt Minh. Trong lần đầu thăm viếng Bến Tre, chúng tôi làm một chuyến tham quan vương quốc của ông, trên 1 chiến thuyền, trang bị súng máy chĩa vào hai bên bờ sông: một năm sau đó, chúng tôi làm cùng một tua như thế, nhưng lần này, thay vì súng máy, thì là nhạc sĩ, ca sĩ, đàn sĩ, và vũ nữ; cái ngôi chùa mà chúng tôi dùng bữa tối, ở trên một cái hồ, được xây cất mô phỏng theo một cái chùa ở Hà Nội; ông ta làm 1 cái sở thú cho trẻ con trong vương quốc của ông, và trên bàn của ông thì là những tác phẩm của Montesquieu và Tocqueville.
Leroy bình định xứ sở của ông như Tướng de Lattre bình định Miền Bắc Việt Nam, nhưng.. thất bại. Ở Bến Tre, bạn cảm thấy an toàn, một điều chẳng thể có ở đằng sau những tuyến đường được gọi là Hà Nội.
Nhưng sự thành công của Leroy khiến ông trở thành kẻ thù tồi tệ hơn cả Việt Minh. Ông thành lập một lữ đoàn Ky Tô, chiến đấu hiệu quả hơn đạo quân Lê Dương, Rạch Mặt [Senegalese], Ma Rốc, tạo thành quân đội Pháp. Ái quốc Ky Tô đối mặt Ái quốc Cộng Sản. Leroy trở thành một thứ Việt Nam mà nhà cầm quyền Pháp nhìn với sự nghi kỵ, và chính quyền quốc gia Việt Nam, với sự sợ hãi.

Khi tôi trở lại Việt Nam cho mùa đông thứ ba của mình, thì Ðại tá Leroy không còn ở Bến Tre, và Bến Tre cũng không còn là vùng đất an toàn ở đồng bằng Mekong. Ðại tá, như tôi biết, đã được đưa đi Paris, học Trường Chiến Tranh, thứ chiến tranh qui ước đưa đến thảm họa Ðiện Biên Phủ - một vinh dự mà chẳng cần nói thì cũng biết, ông chẳng thèm. Ông có tội vì những lầm lẫn nặng nề trong thẩm định: không khu trục được Việt Minh ra khỏi Bến Tre, không thanh toán được nạn tham nhũng trong tỉnh, ông đã ban hành cải tổ ruộng đất, và tệ hại nhất, ông đã cho bầu cử tự do, cái này thì nhà cầm quyền Việt Nam không ưa. Với họ, một thằng nhà quê thì là 1 thằng nhà quê không có quyền hạn, kẻ nào trở nên giầu có thì phải hợp tác, làm cớm, làm chó săn cho nhà nước bảo hộ, mẫu quốc Phá Lãng Sa, và phải chấp nhận thứ độc lập giả hiệu. Thủ tướng Trần văn Hữu hành động đúng theo quy cách thường kệ, và tuyên bố những cuộc bầu cử ở Bến Tre nhà nước Việt Nam không biết tới, bởi là vì do ông chủ tỉnh tổ chức theo ý riêng của ông ta. Như Leroy nhận xét: “Nếu chúng ta cho bầu cử tự do để thành lập hội đồng tỉnh, thì tại sao không làm như vậy trên phạm vi cả nước?” Ông đã trình ra độc lập thứ thiệt, và thứ độc lập hiện đang có là đồ dởm, mặc dù mỗi năm lại được rêu rao, với 1 tí thay đổi, nhượng bộ của nhà nước Pháp. Vào dịp này, Tướng de Lattre từ Mẽo, ra lệnh ba tiểu đoàn Senegalese và Bắc Phi được chuyển tới Bến Tre để dẹp loạn. Sau cùng, vụ việc được dàn xếp ổn thoả bằng cách tống Ðại tá Leroy đi Tây du học tại Trường Chiến Tranh, như trên đã nói.

Tôi [Greene] cứ tự hỏi, chuyện gì xẩy ra, nếu Ðại tá Leroy được biệt phái ra xứ Bắc Kít, cầm đầu quân đội Việt Nam, chơi một trận ngoạn mục với VC Bắc Kít? Ông chứng tỏ điều ông đã từng làm với dân Ky Tô Miền Nam. Liệu ông thành công với Ky Tô Bắc Kít, nói gì thì nói, không hiền như Ky Tô Nam Kít? Những binh đoàn Ky Tô Bắc Kít thì đã có sẵn, dưới quyền hai ông giám mục ở Bùi Chu và Phát Diệm, chỉ cần một tướng tài như Le Roy! Tập luyện tới chỉ [sa trường đổ mồ hôi], và thêm nhiều võ khí. Hào hứng, thì đám Ky Tô ở Bùi Chu có thừa, như tôi đã từng chứng kiến và còn nhớ kỷ niệm về 1 làng vũ trang tại đây, nhà thờ biến thành pháo đài cố thủ cuối cùng. Không được sự giúp đỡ từ bên ngoài, ngoại trừ lời chúc phúc của ngài Giám Mục. Ðiều mà họ cần, là 1 thủ lãnh cùng máu huyết với họ. Leroy cho thấy, ông bảnh chẳng thua gì Tướng Giáp, cũng một thứ thủ lãnh cách mạng, và lại có riêng của ông một thứ ý thức hệ có thể Tây Mũi Lõ chấp nhận. Cũng vẫn cùng 1 ý thức hệ, nhưng anh Tây mũi lõ chỉ nói bằng cái miệng, trong khi Leroy thực lòng tin với trái tim của ông.

Tôi năm đó 31 tuổi, tôi cảm thấy mình được đẩy tới thế đứng mũi chịu sào bằng những uy lực; tôi thực tin thấy mình nhập làm một với tất cả mọi người, và khi chấp nhận tôi là chấp nhận hơn cả 1 con người riêng lẻ, mà là chấp nhận một liên hiệp thực với nước Pháp được xây dựng bằng bình đẳng và cảm thông.

Dân tộc độc nhất trên thế giới hoàn toàn muốn chia sẻ, hợp tác, và cùng thông cảm với số phận của dân Á châu, là người Pháp, đôi khi họ cũng có đầu óc thiển cận, nhưng không hề có sự kỳ thị màu da. Ðằng sau những sở đoản của Tây Mũi Lõ, bạn luôn cảm thấy sự cần thiết đến tuyệt vọng, tình yêu, và không hề có thứ người nào trên thế giới bị ảnh hưởng bởi tình yêu, bị tình yêu xỏ mũi dẫn dắt, như là đám dân quê Mít anh em của tôi.

Leroy nói thêm, với 1 tí hóm hỉnh: “Tôi không hề là 1 nhà chính trị. Tôi tính toán chưa tới chỉ, và khi tôi đổ quá nhiều rượu vô họng, tôi thường nói điều tôi nghĩ. Ngay cả trước những người rất quan trọng”

Một trong những nét tuyệt với của cuốn tự thuật của ông, đây là 1 cuộc phiêu lưu lớn, hầu như một huyền thoại của một đứa bé, một đứa bé nhà quê trở thành 1 ông vua và bị phản bội bởi những bạn bè của nó. Câu chuyện phiêu lưu lớn này được viết với sự thành thật, thẳng thắn của một bợm rượu.

Lời tựa cho cuốn Cuộc đời của Ðại tá Jean Leroy [1977]

Graham Greene: Reflections

Greene, trong lần thăm viếng Bến Tre thứ nhì, trên chiếc du thuyền của Leroy, trên đường trở lại Sài Gòn, đã ngủ chung phòng với 1 tay tùy viên kinh tế Mẽo, thực sự là Xịa, và qua người này, chắc cũng say mèm, ông biết được tham vọng của Mẽo, tìm cho được 1 đấng Mít, hoàn toàn Mít, không theo VC, mà cũng không theo Tây Mũi Lõ, để thành lập Lực Lượng Thứ Ba, chống với VC.
Ðề tài của cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, là từ đó mà ra. Cái người mà Mẽo kiếm ra, là TMT.
Greene không ưa TMT, người mà theo ông, dởm. Tuy nhiên, có thể ông đã dành cho TMT những lời nồng hậu nhất, khi ông ta chết rồi, bằng cách gián tiếp tố cáo Diệm đã làm thịt TMT, qua lá thư mở ra Người Mỹ Trầm Lặng

René và Phượng thân mến,

Tôi xin phép được tặng cuốn sách này cho các bạn, không chỉ để tưởng nhớ những buổi chiều hạnh phúc mà chúng ta đã cùng trải qua tại Sài Gòn, trong hơn năm năm qua, nhưng còn bởi vì tôi cảm thật hổ thẹn đã mượn căn hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một nhân vật của tôi, và tên của bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi, bởi vì đây là một cái tên giản dị, đẹp, và dễ phát âm, so với những tên đàn bà khác, của đồng bào bạn. Cả hai bạn sẽ nhận ra một điều, tôi còn vay mượn thêm chút đỉnh, nhưng chắc chắn không phải từ phía Việt Nam. Pyle, Granger, Fowler, Vigot, Joe – những người này chẳng có chút dây mơ rễ má với cuộc đời của Sài Gòn hay Hà Nội, và Tướng Thế thì đã chết: bị bắn từ phía sau lưng, như người ta nói. Ngay cả những biến động thực sự xẩy ra, cũng đã được dàn dựng lại, ít ra là trong một trường hợp. Thí dụ như vụ nổ lớn gần khách sạn Continental, đã xẩy ra trước những vụ nổ do bom cài trên những chiếc xe đạp. Tôi chẳng cần phải đắn đo, về những thay đổi nho nhỏ như vậy. Đây là một câu chuyện tiểu thuyết, chứ không phải là một mẩu lịch sử, và tôi hy vọng câu chuyện về vài nhân vật giả tưởng sẽ mua vui cho đôi bạn được một vài trống canh, trong một đêm nóng nực của Sài Gòn.

Time / 14 May 1973

Topplers and the Toppled

- You write that 'Ngo Dinh Diem and his ambitious brother Ngo Dinh Nhu ... were toppled in a 1963 coup that had active US encouragement' [2 April]. Well, perhaps 'toppled' is not so bad a word to choose for 'murdered', though it would be more accurately applied to the fate of Louis XVI and Charles I, who certainly lost their 'tops'. (You do not mention a third brother, the Governor of Hue, who took refuge in the US Consulate and was handed over by the American authorities to his 'topplers'. The fourth brother, an archbishop, was, luckily for himself, in Rome, though President Kennedy might have had scruples in toppling a member of the ecclesiastical hierarchy. Did it ever occur to him that he who lives by toppling will die by toppling?)
Now there is another word, insurgent, which you use to describe the opponents of Lon Nol in Cambodia, who was himself surely an 'insurgent', with American aid, against the neutral Prince Sihanouk. Perhaps it is time that Lon Nol was 'toppled'.
Graham Greene: Yours etc.
[Letters to the Press]

Thư này cũng thú. Greene chửi tờ Time, về cách dùng từ, [nhạy cảm hay không nhạy cảm], những kẻ “lật đổ” hay là “sát nhân”, trong vụ Mẽo làm thịt mấy anh em ông Diệm. 


Những kẻ lật đổ và bị lật đổ

Mi viết, xừ Diệm và ông em tham vọng, Nhu… bị lật đổ trong cú 1963, và cú này được sự khuyến khích tích cực của Mẽo [báo Time ngày 2 Tháng Tư]. OK. Có lẽ “bị lật đổ” là 1 từ không đến nỗi tệ, để thay thế từ “bị làm thịt”, nhưng có lẽ cái từ “tóp, tóp” như thế đó, đúng ra, nên áp dụng cho những trường hợp của vua Louis 16, và Charles Ðệ Nhất, vì hai xừ này bị chúng chặt mẹ mất chỗ đội nón, [their tops]!
Mi quên không nhắc tới viên Tổng Trấn Huế, đã chạy vô được Tòa lãnh Sự Mẽo xin ẩn trú, nhưng bị Mẽo giao cho “những kẻ lật đổ”. Ông anh Thứ Tư, một vị giám mục, may cho ông ta, ở La Mã; Tông Tông Mẽo, Kennedy hẳn cũng phải có tí ngần ngại, khi toan tính lật đổ một chức sắc nhà thờ.
Nhưng xừ luỷ có bao giờ nghĩ đến câu, kẻ nào dùng gươm thì sẽ chết vì gươm, mi tính chặt đầu người khác, thì cũng có kẻ khác tính chặt đầu mi!


Rushdie, trong Quê Hương Tưởng Tượng, khi viết về Greene, đã chọn cuốn sách viết về con nít, mà GNV thực sự nghĩ, ngoài Gấu ra, chắc ít người để ý đến: Đại Uý và Kẻ Thù, The Captain and the Enemy. GNV đọc nó, [mượn thư viện Consortium dành cho ngưòi Hmong], những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, khi đã qua thanh lọc, được Canada nhận, chờ ngày lên máy bay... (1)

Đề tài cuốn này, một cách nào đó, là số phận cuộc chiến Mít, theo nghĩa, chính cái đứa "cứu vớt" mi, là đứa ‘sau cùng hóa ra là’ kẻ "làm thịt" mi, và, có những con người sinh ra để "bị làm thịt", nhiều khi, những con người này, là cả một dân tộc, cả 1 miền đất!

Gấu tin chắc rằng, cái "niềm tin sắt đá" này, là ở trong tim trong hồn trong não của những tên Bắc Kít, thí dụ như nhà văn... Tô Hoài. Gấu chẳng đã từng thú nhận, cái giấc mơ tới được Miền Nam là của ông, truyền cho Gấu, ngay từ khi còn bé tí, đọc ông, và suýt soa, tại làm sao lại có 1 miền đất hạnh phúc đến như thế?

Làm sao bỏ qua ?
Làm sao mà không… ăn cướp?

Cuốn thứ nhì Rushdie chọn, là cuốn Thư viết cho Báo Chí của Greene.

(1)

*

19.10.1993. Thái Lan. Ðọc “Viên Ðại Uý và Kẻ Thù” của Greene:

Bây giờ, tôi rời bỏ Liza, và rời bỏ cái nơi mà tôi đã được học để mà gọi nó là  "Nhà".

Câu trên, trong trí tưởng của Gấu, như còn nhớ được, nó như vầy:

Bây giờ tôi đã rời Sài Gòn, rời bỏ cái nơi mà tôi quen gọi là Nhà…

Tôi cảm thấy chúng trưởng thành mà không có tôi [Mấy đứa nhỏ ở Vientiane, Lào].

20.10.1993: Tôi luôn luôn viết nháp, một lá thư tình.

*

Trong Tuyết Sơn Phi Hồ, ông via của thằng bé Hồ Phỉ, khi khám phá ra người yêu, thì cùng lúc khám phá ra kho tàng nằm trong núi Tuyết Sơn.
Người yêu là bà con với cái tay chọn núi Tuyết Sơn làm nhà, hy vọng có ngày khám phá kho tàng.

Và nàng nói, giữa kho tàng và tui, anh chỉ được chọn 1; và ông via của Hồ Phi, tức Thần Ðao Hồ Ðại Ðởm, bật cười, cái kho tàng đó là cái chó gì so với em!

Khi lấy Gấu Cái, Gấu Ðực cũng phách lối như thế đấy!

Hà, hà!

Kho tàng Tuyết Sơn, là cái nền của những cuốn Tuyết Sơn Phi Hồ, Lãnh Nguyệt Bảo Ðao.

Tuyết Sơn Phi Hồ,  khi mới ra lò, chấn động trong chốn giang hồ, được giới võ lâm coi là một, trong Tân Lục Tài Tử của xứ Tầu Lạ. [Xin lỗi, Gấu lộn với Bích Huyết Kiếm]

Về cấu trúc, Tuyết Sơn Phi Hồ xoay quanh cái chết của Thần Ðao, mà mỗi người chỉ nắm được 1 tí ti sự thực, đâu khác cái chết của anh chồng võ sĩ đạo trong La Sanh Môn. Tuy nhiên TSPH bảnh hơn LSM, theo Gấu, vì cái kết bỏ lửng của nó:

Liệu lưỡi gươm của "Ðả biến thiên hạ vô địch thủ, Kim Diện Phật, Miêu Nhân Phượng” sẽ chém xuống, hay là ngọn đao của Hồ Phi sẽ theo cái bóng của Miêu Nhân Phượng trên vách đá, để mà nhìn ra gót chân Achille trên lưng Miêu, và “đi một đường”, kết thúc ân oán triền miên giữa 4 anh em kết nghĩa, và dòng dõi, hậu duệ của họ?

Gấu cũng coi đây là cuốn đắc ý nhất của Kim Dung, về mặt hào hùng, mã thượng, tình yêu cao đẹp...
Ngược lại với nó, là Tố Tâm Kiếm, quá bi thương, tàn nhẫn.
Có thể vì vậy, ít ai mê Tố Tâm Kiếm, vì nó độc quá, thê lương quá.


*

Boundlessly loyal to the great monster
Trung thành vô bờ bến với đại quái vật

    bac_ho

Sinh Nhạt Bác

Before the Attack

Trước khi xẩy ra cú tấn công
[Điện Biên Phủ]

5 Tháng Giêng [1954]

Tôi luôn cảm thấy mình có tí ti tội lỗi, khi làm một nhà du lịch dân sự, ở những vùng thần chết ngự trị: nói cho cùng, một cái gã còn được gọi là một người, không nên đi tham quan một thảm họa, ngoại trừ là nhân viên cứu trợ - một con người cảm thấy mình là 1 nhà “thấu thị”, a “voyeur”, trước bạo lực, như tôi cảm thấy, trong một cú tấn công [của VC] ở Phát Diệm, hai năm trước đây. Ở đó, bạo lực đã có mặt rồi: một ngôi chợ cháy, những căn nhà bị tàn phá, con phố dài vắng hoe không người qua lại, hay bén mảng, vì sợ bị bắn xẻ. Nó cũng hiện diện trên con kênh đầy xác người đến nỗi nước không thể chảy được, với một cái thuyền lính nhẩy dù ở mép kênh. Nó cũng tới thăm tận nhà, qua những chuyến hành quân kiểm tra, khi một bà mẹ và đứa con trai còn nhỏ của bà, mất mạng, khi bị kẹt giữa hai luồng đạn đối nghịch,

Họ để lại cơn hốt hoảng nào, cho đám dân làng sống giữa hai lằn đạn như thế?
Tôi đã từng cảm thấy cơn hốt hoảng này, lần bị lọt vào giữa, một bên Việt Minh, và một bên là lực lượng Lê Dương.
Tôi tự bảo mình, tôi thù ghét chiến tranh, tuy nhiên, tôi lại mò tới đây – làm một kẻ 'thấu thị' với những mánh mung của mình .
Graham Greene

Tẩu vi thượng sách

Ui chao, đọc lại cái đoạn nhật ký của Greene, về những ngày đầu làm quen Cô Ba, mới thấy sướng làm sao! Gấu post lại ở đây, để gợi hứng, viết ra những kỷ niệm của Gấu, về những ngày đầu, về những bạn bè cùng vướng vào cái thú đau thương này. Cũng là một cách tự thú trước “tòa án lịch sử”, về “nghi án”, “có mấy NQT”.
Tiếp theo liền những trang nhật ký viết về Cô Ba, Greene bắt qua trận đánh Điện Biên Phủ, với những nhận định thật hách về trận đánh này:

There remains another memory which I find it difficult to dispel, the doom-laden twenty-fours I spent in Dien Bien Phu in January 1954. Nine years later when I was asked by the Sunday Times to write on ‘a decisive battle of my choice', it was Dien Bien Phu that came straightway to my mind.
Fifteen Decisive Battles of the World - Sir Edward Creasy gave that classic title to his book in 1851, but it is doubtful whether any battle listed there was more decisive than Dien Bien Phu in 1954. Even Sedan, which came too late for Creasy, was only an episode in Franco-German relations, decisive for the moment in a provincial dispute, but the decision was to be reversed in 1918, and that decision again in 1940.
Dien Bien Phu, however, was a defeat for more than the French army. The battle marked virtually the end of any hope the Western Powers might have entertained that they could dominate the East. The French with Cartesian clarity accepted the verdict. So, too, to a lesser extent, did the British: the independence of Malaya, whether the Malays like to think it or not, was won for them when the Communist forces of General Giap, an ex-geography professor of Hanoi University, defeated the forces of General Navarre, ex-cavalry officer, ex-Deuxieme Bureau chief, at Dien Bien Phu. (That young Americans were still to die in Vietnam only shows that it takes time for the echoes even of a total defeat to encircle the globe.)

Còn 1 hồi nhớ khác nữa mà tôi cảm thấy thật khó mà vờ đi được, là 24 tiếng đồng hồ sặc mùi tận thế là đây, mà tôi trải qua ở Điện Biên Phủ, vào tháng Giêng 1954. Chín năm sau, tôi được tờ Sunday Times đi 1 đường hỏi thăm, và đề nghị viết, về 1 “trận đánh quyết định”, tùy tôi chọn, tôi bèn nghĩ ngay tới DBP.

Mười lăm trận quyết định trên thế giới, là cái tít thật là cổ điển mà Edward Creasy đã ban cho cuốn sách của Sir, vào năm 1851. Nhưng thật đáng ngờ, là trong 15 trận đó, có một, bảnh, “quyết định”, như là “Điên Biên Phủ”, vào năm 1954. 

Điện Biên Phủ không chỉ là hồi chuông báo tử cho quân đội Pháp, mà hơn thế nhiều! Nó đánh dấu chấm hết mọi hy vọng ăn cướp của Tây Phương đối với Đông Phương! Chín năm sau trận đánh, khi tờ Thời Báo Chủ Nhật gợi ý, tôi nghĩ liền đến trận đánh thần sầu này.

Võ tướng quân đọc mà chẳng sướng mê tơi sao?

The Meeting in the Kremlin

Mr General Secretary I admit I came to this forum with a certain degree of skepticism. I belong to section number two - Culture.
Talk is so often an escape from action - instead of a prelude to action - and big abstract words have to flow too far and too fast. I feel incapable, really, of summarizing some of the excellent and long essays which were read in my section. It would do injustice to the authors, and my memory as an old man is getting weak.
What I have found, if I may be personal, is that I have been attacked several times by Western correspondents, whom I try to avoid, and they all say, 'Why are you here?' This is because for over a hundred years there has been a certain suspicion, an enmity even, between the Roman Catholic Church and Communism. This is not true Marxism, for Marx condemned Henry VIII for closing the monasteries. But this is a suspicion which has remained. For the last fifteen years or so, I have been spending a great deal of time in Latin America, and there, I am happy to say, that suspicion is dead and buried, except for a few individual Catholics, nearly as old as I am. It no longer exists. We are fighting - Roman Catholics are fighting together with the Communists, and working together with the Communists. We are fighting together against the Death Squads in El Salvador. We are fighting together against the Contras in Nicaragua. We are fighting together against General Pinochet in Chile.
There is no division in our thoughts between Catholics - Roman Catholics - and Communists. In the Sandinista Government my friend Tomas Borge, the Marxist Minister of the Interior, works in close friendship with Father Cardinal, the Minister of Culture, the Jesuit Father Cardinal, who is in charge of health and education, with Father D'Escoto, who is Minister for Foreign Affairs. There is no longer a barrier between Roman Catholics and Communism.
The dream I have, which, I am afraid, I should have spoken to the Commission here about, but somehow it did not seem to come under the heading of 'Culture', the dream I have is that this co-operation between Roman Catholics and Communists will spread and prolong itself in Europe, West and East. And I even have a dream, Mr General Secretary, that perhaps one day before I die, I shall know that there is an Ambassador of the Soviet Union giving good advice at the Vatican.
Address given in Moscow 16 February 1987
 

Note: Bài diễn văn này thật là thú.
Greene quên 1 điều, là Toà Thánh La Mã còn liên kết với Nazi, để xây dựng Địa Ngục: Lò Thiêu Do Thái!


Dòng nhạc đỏ vẫn thao thiết cháy
Dòng nhạc đó đẻ ra quái vật sau đây:
Làm việc với Công An 18/05

Trong đám báo chí, ký giả ký giếc, Mẽo, viết về cuộc chiến Việt Nam, thú thực, chẳng có bài nào, cuốn nào, tên nào cho ra hồn, với riêng Gấu.
Ngoài Greene ra.
Nhưng ông không phải là Mẽo. Tất nhiên!

Hơn cả đám Tây.
Với đám Tây, chúng có nỗi “đau vàng”, le "mal jaune", và nỗi nhục bỏ chạy, nhường mảnh đất lại cho Mẽo, thầm mong, chúng mày rồi cũng thua thôi!

Greene rất mê Miền Nam, và rất trân trọng với cuộc chiến của dân Mít giành độc lập thống nhất. Nhưng, như 1 nhà văn lúc nào cũng ở biên cương của thiện và ác, ông đã từng cảnh cáo, một khi cờ “phỏng giái”, nón tai bèo rụng xuống, là phải lập tức chạy về phía những kẻ bị thua thiệt, bị làm nhục, là lũ Ngụy.

Có đâu khốn kiếp như đám này. [Bắc] Kít hay không Kít, [Nằm] Vùng hay không Vùng.

Tụi khốn này chắc là chưa từng cảm thấy tí ti tội lỗi, [a sense of guilt, chữ của Greene, dưới đây], khi, với chiến thắng 30 Tháng Tư, đẩy nước Mít vô tình trạng như hiện nay, có thể nói, vô phương cứu chữa, với nạn Tầu Lạ, lạm phát, và tận cùng của tội ác.

Thao thức cháy, sao không thổi cháy Tầu Lạ đi?

Tình cờ lục được cuốn Reflections, trong có mấy bài viết về Việt Nam, về Điện Biên Phủ.
TV post và hy vọng dịch dọt sau.

*

Reflections là những bài viết ngắn, về đủ thứ, những chuyến đi, những bài điểm sách, điểm phim, giới thiệu sách. Trong có hai bài thật thú. Một, về những tiệm bán sách cũ, và một, tưởng niệm Borges, cũng là kỷ niệm lần Greene gặp Borges. TV sẽ chuyển ngữ cả hai.
Bài về những tiệm sách cũ làm Gấu nhớ tới những tiệm sách cũ ở khu Chợ Đũi, cũng một thiên đường tuổi mới lớn của Gấu cùng với Sài Gòn. Thời gian quen HPA. Gấu đã kể về chúng trong một bài viết cũ. Đọc bài viết của Greene còn làm Gấu nhớ tới cái tiệm sách cũ nằm giữa một con hẻm giữa hai bức tường, của hai căn nhà trên con phố Catinat, cũng gần Quán Chùa. Gấu thường ghé đó, cùng với ông Hưng, AP man. Cũng một trong những đền thiêng của VNCH, và cũng bị VC ủi sập, cùng với Givral, Passage Eden, Quán Chùa.

Tôi không biết Freud giải thích thế nào về chúng, nhưng trong hơn ba chục năm, những giấc mơ hạnh phúc nhất của tôi, là về những tiệm bán sách cũ: những tiệm trước đó tôi chẳng hề biết, hoàn toàn vô danh đối với tôi, hay những tiệm quen thuộc, cũ xưa mà tôi đang ghé.
Đó là những tiệm sách quen chẳng hề hiện hữu; tôi thật ngại ngần và đành phải đi đến kết luận như vậy.
Đâu đó, không xa Gare du Nord ở Paris tôi vẫn còn nguyên những kỷ niệm tươi rói về một tiệm sách ở cuối một con phố dài chạy mãi lên một đỉnh đồi, một tiệm sách sâu hun hút, với những quầy, giá sách cao thật cao, và cao như tôi mà cũng phải dùng tới một cái thang, để lục lọi những giá sách gần đụng trần nhà. Trong ít ra là hai lần, tôi đã lục lọi như vậy, và tôi tin rằng, đã vớ được bản dịch một cuốn của Apollinaire, nhà xb Fanny Hill, trong một lần đó.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt tôi cố tìm tiệm sách cũ trên, vô ích, vô phương.
Lẽ dĩ nhiên, tiệm có thể biến mất, nhưng con phố, chính nó, cũng đếch còn. Thế mới quái!
Rồi còn một tiệm sách cũ của London, nó cứ trăn trở, đi đi lại lại hoài, trong những giấc mộng của tôi; tôi có thể nhớ ra thật là rõ ràng mặt tiền của nó, nhưng chịu thua, phía bên trong tiệm. Nó đứng đâu đó trong khu đằng sau Charlotte Street trước khi bạn tới Euston Road. Tôi chưa từng đi vô bên trong tiệm, và bây giờ thì tôi tin chắc là làm đếch gì có cái tiệm quỉ quái đó, và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy nó.
Graham Greene  


Ui chao, không lẽ Sài Gòn, Khu Chợ Đũi, BHD, Quán Chùa..... của Gấu, thì cũng chỉ như một trong những tiệm sách cũ, như trên, của Greene?
Nhưng, giả như thế, thì lại càng tuyệt, tuyệt!
Bởi vì rõ ràng là, khi dịch Istanbul, Gấu cũng có cảm giác như vậy, không phải về những con phố của Istanbul của Pamuk, nhưng mà là của Sài Gòn. Những đoạn phóng bút, là về Sài Gòn, về BHD của Gấu, không phải về Istanbul, về BHD của Pamuk!

Một thân hữu nhận ra điều này, khi viết:

Những mối tình e ấp , sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan Hương” của tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K có cảm tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.

Ui chao Gấu Cái đọc đoạn trên,  lắc đầu!

Nguồn

Before the Attack

I always have a sense of guilt when I am a civilian tourist in the regions of death: after all one does not visit a disaster except to give aid - one feels a voyeur of violence, as I felt during the attack two years ago on Phat Diem.

Giặc ngồi sau lưng Vua đó!

Cái họa Tầu Lạ, đã được cảnh báo từ thời...  An Dương Vương. Thằng anh Bắc Kít bằng mọi cách phải làm thịt thằng em Nam Bộ, bèn cầu cứu Tầu Quen, nó trang bị từ đầu đến tận cái lông chim anh Bộ Đội Cụ Hồ, đều là đồ "made in China", chuyện này thì Tô Hải kể, không phải Gấu. Bi giờ nó đòi lại, đến sợi lông bướm của gái Mít, nó cũng bảo của nó, đâu chỉ hai… hòn dái nhỏ xíu Trường Sa, Hoàng Sa?

Son of the Rice Paddies

One other memory of the four winters I spent in Vietnam is that of Colonel Leroy who, in his autobiography, wrote perhaps the most perceptive book on the French war in Indo-China. Half Vietnamese and half French, a peasant soldier, the child of peasants, he became at thirty the youngest colonel in the French army, a man who belonged to two worlds.

I met Colonel Leroy first in 1951 when he was the uncrowned 'King of Bentre' - an area of river, marsh and jungle in the Mekong delta which he had known from childhood. He had returned home, after imprisonment and torture by the Japanese, to his own people, to fight among friends against former friends - a boy with whom he had played football was now a Viet Minh general. On my first visit to Bentre we made a tour of his kingdom in an armoured boat with machine-guns trained on either bank: a year later we made the same tour but this time instead of guns and guards our boat carried musicians and dancing girls; the pagoda where we dined had been built on a lake in imitation of Hanoi; he had made a zoo to entertain the children of his kingdom, and works by Montesquieu and de Tocqueville lay on his table. Leroy had pacified his territory as General de Lattre had never succeeded in doing in the north - one was safe in Bentre, but not behind the so-called lines of Hanoi.

But Leroy's success made him worse enemies than the Viet Minh. He had formed a Catholic brigade who fought more effectively than the Foreign Legionaries, the Senegalese and Moroccans who formed the French army. Catholic patriots faced Communist patriots: Leroy represented a kind of Vietnam the French authorities regarded with suspicion and the South Vietnamese Government feared, because it would have meant the end of easy money and the old corruption which fitted so easily from the past like a well-made glove.

When I returned for my third winter in Vietnam Colonel Leroy was no longer in Bentre, and Bentre was no longer a haven of safety in the delta. The Colonel, I learnt, had been sent to Paris to L'Ecole de Guerre to learn those conventional arts of war which led to the disaster of Dien Bien Phu - an honour, needless to say, that the Colonel did not appreciate. He had been guilty of a grave error of judgement: he had not merely purged Bentre of the Viet Minh, he had purged it of corruption; he had instituted agrarian reforms; worst of all he had held elections, free elections, which were not at all to the taste of the Vietnam authorities to whom a peasant was a peasant without rights, and who were growing rich with the spoils of collaboration and a bogus independence. President Tran Van Huu acted with in habitual speed and announced that the elections of Bentre would be ignored by the Government since they were 'organized by the head of the province on his own initiative'. As Leroy remarked: 'If we elected a provincial assembly, why not a national one?' He had exposed the genuine lack of independence, though each year the independence of the country was 'finally' declared, with a new little concession, by the French Government. On this occasion General de Lattre sent orders from the United States that three battalions of Senegalese or North Africans should be dispatched to Bentre to restore the authority of Saigon out of the hands of this Colonel of the French army. In the end the affair was settled diplomatically with the promotion of Colonel Leroy to L'Ecole de Guerre.

I have often wondered what would have happened if Leroy had been given his head and transferred to Tongking to take over command of the Vietnamese forces there. He had proved what he could do with the docile Catholics of the south; isn't it conceivable that he might have repeated his success with the much tougher Catholics of the north? The elements were already there in the partisan troops recruited, but hardly sustained, by the two bishops of Bui-Chu and Phat Diem. These men only needed real training and proper weapons. Enthusiasm the men of Bui-Chu certainly had. 1 remember one armored village where the last defences had been erected inside the church itself. With no support, except a lofty condescension from the French and a blessing from the Bishop, they needed a leader of their own blood. Leroy had proved himself a revolutionary leader of the same quality in his own small area as General Giap, and he had an ideology which should have been acceptable to the French authorities; but they paid it the worst service of all - the service of the lips; Leroy believed it with his heart.

'I was thirty-one at the time. 1 felt myself pushed to the fore by powerful forces; 1 believed myself to be in harmony with a whole people who, in accepting me, would accept more than a man: would accept a true union with France built on equality and communion. 

'The only people in the world who can blend completely with Asia are the French who are sometimes narrow-minded and meddling, but have no real racial prejudice. Behind all their shortcomings, you can always feel their desperate need for love, and there is no one in the world more influenced by love than my brother the peasant.'

Leroy adds with characteristic humor: 'I was never much of a politician. 1 was never calculating enough, and when I've had a drink too many, 1 often say what 1 think, even in front of very important people.'

One of the chief merits of his book which at one level is a

great adventure story, almost a child's myth, of a peasant boy who became a king and was betrayed by his friends, is that it was certainly written with the frankness of a drink too many.

Introduction to Life of Colonel Leroy by Colonel Jean Leroy 1977

Graham Greene: Reflections