*

1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12


Thư gửi bạn ta

12

Bởi vì Tập san Văn chương quả có những nét riêng: nó cách mạng, lật đổ theo tinh thần bất bạo động, hoặc theo hiểu hiền lành của nhà văn Nga, Chekhov. Bây giờ, sau hơn ba mươi năm, trong số ít ỏi những thực sự quan tâm và gắn bó với một nền văn chương Miền Nam trước 75, có người đã nhận ra, bên cạnh cuộc cách mạng lớn, do Sáng Tạo hô hào, có một cách mạng nhỏ, thầm lặng của Tập San Văn chương. Ngay trong lời phi lộ số ra mắt, khi định nghĩa nhà văn là một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ. Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn). Vả chăng, việc lập lại một cái tên theo dòng thời gian, vốn vô thường, liệu có liên quan đến lịch sử, vốn ưa lập lại? Hoặc đến huyền thoại Quy Hồi Vĩnh Cửu, vốn rất hàm hồ?
Tập San Văn Chương là gì?

Có lần NMG nói với tôi, cứ mỗi lần để cho nhân vật "mũi tẹt"  xổ tư tưởng, triết lý này nọ, là y như có vẻ vay mượn, sượng sượng thế nào ấy!
Bây giờ tôi nhận ra, đó là do nhà văn thiếu... thông tin. Bản thân ông tác giả cũng chưa chín, về những vấn đề mà ông nhét vào miệng nhân vật của mình.

Nhà văn là một người được thông tri đầy đủ [bien informé].
Đọc Mùa Biển Động, người đọc thấy rõ, những vấn đề được nêu ra vượt ra ngoài tầm tay của tác giả. Ông không đủ nội lực, tri thức, và vốn sống để đụng vô những chuyện như thế. Và mỗi lần đụng vô, như thế, là ông biến chúng thành trò hề.
Tôi lấy thí dụ, ông cho nhân vật của ông đề cập đến triết học hiện sinh chẳng hạn.