Lần đầu tiên Gấu đọc Tolstaya, là ở trong trại tị nạn Thái Lan, qua một bài viết của bà, được dịch đăng trên tờ Thế Kỳ 21, may mắn làm sao lạc vào tay Gấu. Những thời ăn thịt người. Bài của bà, hình như là nhân đọc Robert Conquest mà viết ra. Conquest, sau Gấu được biết là một sử gia, và là một trong chỉ có hai người, mà theo Solzhenitsyn, là hiểu rành rẽ về đế quốc ma quỉ. (1) Câu của Tolstaya mà Gấu nhớ đại khái, sau nhắc lại trong bài viết về Nơi Người Chết Mỉm Cười. Một anh bạn văn, ít tuổi hơn, ra đi từ Miền Bắc, đọc bài này, thú quá, nói, bài viết nào của anh cũng có tí chính trị ở trong đó, và đều nhắm gửi cho một nơi chốn nào đó, ở Việt Nam. Bài viết này là gửi cho những người ở Hà Nội. Nơi người chết mỉm cười là...  Hà Nội! (2)

Câu của Tolstaya, do Gấu đọc, trong cái tâm trạng 'qui chiếu' về chính mình, [hay nói theo kiểu lẩy Kiểu, giật mình mình lại thương mình xót xa], về cái đời của mình, một thằng bé Bắc Kỳ phải bỏ chạy đất Bắc, đang nằm trong một trại cấm Thái Lan, nơm nớp lo sợ bị trả về, quả là một chấn động, một mặc khải ghê rợn.

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau.
Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Nơi Người Chết Mỉm Cười
(1) ... ông vẫn biết, ở Tây Phương, ít nhất cũng có hai người đã thực sự hiểu rõ yếu tính của Chủ Nghĩa Cộng sản Xô Viết; một là George Orwell (tác giả những cuốn sách như là Trại Loài Vật, 1984…); người kia là Robert Conquest, một sử gia về (thời kỳ) khủng bố của Stalin. Ông này còn là một thi sĩ. Solzhenitsyn đã từng nhờ Conquest chuyển thành thơ vần (verse), tác phẩm đầu tay của ông, Những Đêm Phổ (the Prussian Nights), một bài hùng ca được làm trong khi ông ở tù, và chỉ được ký ức ghi nhớ.

Ông tới tuổi 80 năm nay, 1998. Sinh ra cùng với những biến động nội chiến tiếp theo cách mạng Bolshevik. Chỉ trong vòng 4 năm đầu đời của cậu bé, chừng 10 cho tới 25 triệu dân Nga chết vì đói, và hung bạo. Miền Nam nước Nga, nơi ấu thời của cậu đã chìm vào ghê rợn. Cha chết trước khi cậu ra đời, được mấy bà mẹ nuôi dưỡng, cho ăn học, có khiếu về khoa học và toán. Được huấn luyện tại trường pháo binh, huy chương Anh Dũng Bội Tinh (Order of the Patriotic War) sau những trận phản công tàn bạo giải phóng Orel đầu tháng Tám 1943. Tháng Giêng 1945 trên đường tiến tới Berlin. Vẻ u ám, thê lương của những trận đánh khi đã xế chiều, đã tác động tới trí tưởng tượng của ông. Trong một bài thơ dài Những Đêm Phổ (Prussian Nights), ông miêu tả cảnh lính Nga tàn sát, hãm hiếp thường dân Đức, sát hại tù nhân chiến tranh. Bị bắt tại bộ chỉ huy pháo binh ở East Prussia, ngày 9 tháng Hai, 1945. Cuộc du hành địa ngục bắt đầu. Nhờ nó, nhân loại hiểu, gulag nghĩa là gì; nói rõ hơn, ông là người đem đến cho thế kỷ của chúng ta một trong những ý nghĩa đích thực của nó: thế kỷ gulag. Ông cảm nhận mớ bòng bong khổng lồ bệnh hoạn, tức vũ trụ tù đầy Stalinist: một lỗ đen rộng lớn, trong cuộc tạo thành lịch sử, với tất cả những nghi lễ, luận lý khùng, với bộ máy "nhà nước quản lý, đâu đâu cũng có con mắt". Ngay mỗi lần nghe kể lại, bộ máy giết người Stalinist vẫn giữ nguyên tính thú vật của nó.
Một linh hồn lưu vong
(2) Một nhà văn, cũng ra đi từ miền bắc, rất nổi tiếng tại khu vực Đông Âu, [Gấu không tiện nêu tên ở đây], nhân một lần gọi điện thoại chúc Tết tờ Văn Học, và ông chủ nhiệm của nó, NMG, đã khen Gấu, 'tay này làm được một cuộc hôn phối giữa chính trị và văn chương'!
NMG kể lại cho Gấu nghe, còn xuýt xoa giùm cho ông bạn văn, về tiền cước của cú điện thoại
! Khoảng 1997, thời gian Gấu ở Vancouver.
Nhân đây, xin gửi lời cảm tạ,
tuy thật là muộn màng, về lời khen tặng thật là quá cỡ thợ mộc, như trên.
Thân kính, NQT
*
Like Alexander Solzhenitsyn, some may conclude, Conquest has outlived his time.
Như Alexander Solzhenitsyn, có người sẽ kết luận, Conquest sống dai hơn thời của mình.

có lẽ phải dùng tới thuật ngữ của Conquest, khi ông nhìn lại thế kỷ tan hoang vừa qua, trong cuốn sách của ông [Reflections on a Ravaged Century, by Robert Conquest, New York W.W. Norton & Company, 317 pages, $26.95] : Mindslaughter. Làm thịt cái đầu.
Đây chính là chấn thương nặng nề mà Miền Bắc đã 'cưu mang' khi đánh chiếm Miền Nam. Con bọ VC là gì nếu không phải là một thứ sinh vật bị làm thịt mất cái đầu, của con người, và thay vào đó, của con bọ?
Bởi thế, một nhà phê bình, Michael Young, khi đọc cuốn của Conquest, đã ban cho ông cái tên, Đại Phán Quan, Grand Inquisitor.

Gấu bỗng nhớ đến một câu chuyện trong Liêu Trai Chí Dị, về một tay hàn nho, cái đầu hơi bị ngu, đánh bạn với một ông phán quan dưới âm ty. Ông này kiếm trong kho địa ngục, được cái đầu thông minh, bèn thay cho bạn. Từ đó tay này học một biết muời.
Gấu tui nghi rằng trường hợp con bọ VC cũng tương tự, nhưng than ôi, ngược hẳn lại, và hơn thế nữa, không phải một cái đầu hơi bị ngu, mà là của một con bọ: Bọ VC!

Nhưng, Tại Sao Con Bọ VC?
Câu trả lời, mượn đỡ của Kertesz.

La mythologie moderne commence par une constatation négative : Dieu a créé le monde, l'homme a créé Auschwitz. Auschwitz était possible puisque nous l'avons rendu possible. C'est le reflet de notre vie. Nous pouvons le considérer comme le résultat de notre négligence existentielle.
Huyền thoại hiện đại bắt đầu bằng một khúc xương thật khó gặm: Thượng Đế sáng tạo ra con người. Con người sáng tạo ra Lò Thiêu.
Nhật Ký Tin Văn 1

*

Chúa sẩy thai, con bọ, làm thịt cái đầu... hay cái đầu bị rắn độc cắn, theo như cách giải thích của Jan Kott.
“Rắn cắn làm hư cái đầu. Bên trong cái vòng tròn huyền hoặc, cái đầu luẩn quẩn trong một thế giới ảo. Cái đầu tin vào những lời dối trá, và không thể phân biệt thực với ảo.”
(A snake bite disables the mind. Inside a magic circle, the mind moves in a fictitious world, believes in lies, and cannot distinguish reality from illusion).

Ông cho rằng, những mắc míu của tầng lớp trí thức với chủ nghĩa cộng sản, gia nhập rồi rời bỏ, trong chán chường và vỡ mộng: “thời điểm vỡ mộng có lẽ là quan trọng nhất” (“the moment of disullusion is perhaps the most important”).
30 Tháng Tư đọc lại Cầm Tưởng của Milosz

Để trả lời 'giùm' DTH, khi có người hỏi bà, về những đóng góp của chính bà cho cái chế độ VC, có thể mượn Jaspers, trong lời Tựa cho Cầm Tưởng:
Thường thường, người ta có thói quen áp dụng những bản kẽm cũ mòn, về những chuyện đang xẩy ra ở đó: dối trá/sự thực; phản động/phản kháng… Với cuốn sách, không giản dị như vậy, mà là hoàn cảnh, thực tại ‘thực’. Bằng cách nào, những con người thay đổi, một khi không ngừng cảm thấy, đè nặng lên họ, là một hiểm họa hủy diệt, và cùng lúc, họ còng lưng gánh vác lịch sử, theo nghĩa, đây là niềm tin, đây là chân lý: lịch sử cần thiết như thế đó. Và đó là Niềm Tin Mới.
Milosz nhớ lại thời kỳ 1945, mốt thời thượng trong những câu lạc bộ trí thức ở Varsovie, là so sánh chủ nghĩa cộng sản với sự ra đời của thiên chúa giáo. [Người viết còn nhớ, một ký giả đã từng hỏi Stalin, bao giờ thì đảng cộng sản có một Đức Giáo Hoàng.]

Milosz nhờ đọc Weil mà ngộ, tuy nhiên, trong một bài viết, ông không nghĩ, ông là một 'fan' của bà.
Gấu, khi ra hải ngoại đã tự nhủ, chẳng viết nữa, nhưng đọc Steiner, và nhờ Steiner, được đọc Weil.
Và lại viết! NQT

Chắc chắn, ở đây Milosz tự biện minh, về quyết định “chạy làng” (to defect) của ông. Chính cái hành động chạy làng đó đẩy ông vào một vị trí đạo đức cao hơn người khác, một khi biết rõ mọi mũi dùi sẽ chĩa vào ông, chưa kể thái độ khinh khi, rè bỉu của những người cộng sản mà ông bỏ lại sau lưng. Nhưng điều mà những người chỉ trích không nhận ra, đó là, bằng cách nào, ông tin rằng cái đầu của ông hết còn bị vây khổn. Và đây chính là một “hạnh ngộ”, nếu coi tầm quan trọng của Weil trên tư tưởng của ông, những ngày ở Paris.
Liệu, quyết định ở lại Paris của DTH, là cũng tương tự Milosz?
Và, biết đâu đấy, do thương hại, sau khi đã giận dữ ban cho mảnh đất đó, một Con Bọ, Ông Trời bèn bù trừ, và thế là có một.... DTH?
Và liệu câu này, của một nhà phê bình, về W. Faulkner, 'but Mr. Faulkner's work has seemed to be of a man who has, at some time, been desperately hurt' cũng có thể áp dụng cho... DTH?
Tác phẩm của DTH có vẻ như của một người đàn bà bị đau đớn, bị thương tổn đến cùng cực, ở một lúc nào đó.
Luật bù trừ, như 'quà tặng' của Thượng Đế, theo cái kiểu tán phó mát của Gấu, với Kim Dung, là luật của thiên nhiên. Ông kể, về một miền đất lạnh tàn nhẫn lạnh khốc liệt, và để bù trừ, thiên nhiên ban cho người dân ở đó, một thứ cỏ, bện làm giầy đi ấm chân vô cùng. Đọc, Gấu như cảm thấy cái ấm áp của những ổ rơm, ngày nào, ngày nào....
Kim Dung còn phán, một khi thiên nhiên sản sinh ra một thứ độc dược, độc vật, một cái ác, thì quanh quẩn kế đó, nó gài sẵn thuốc giải trừ.
Liệu DTH sẽ là thuốc giải độc CS? Có thể, do đó bọ VC sợ bà.
Nhân nhắc tới Weil, có lẽ cũng nên nhắc tới một 'xác tín' [certirude] của bà, "Ainsi se grave en elle pour toujours cette certitude que 'n'importe quel être humain, même si ses facultés naturelles sont presque nulles, pénètre dans ce royaume de la vérité réservé au génie, si seulement il  désire la vérité et fait perpétuellement un effort d'attention pour l'atteindre'."Simone Weil, Oeuvres, Introduction.
Tạm dịch: Bất cứ một cá nhân, cho dù ngu đần đến cỡ nào, cũng vào được vương quốc của sự thật, vốn dành riêng cho bậc thiên tài, nếu, và chỉ nếu, cá nhân đó sấn hết mình vào đó.
Hay câu này:
Giả sử như bạn 'ngu đần', không thể nào với tới thiên tài, bạn vưỡn cứ OK như thường, ấy là nói về chuyện bạn thèm biết chân lý!
[Elle - Simone Weil - puise dans sa doctrine l'idée qu'à défaut d'atteindre au génie, tout le monde peut connaitre la vérité].
Hay câu này:
Người tự hào thông minh thì cũng giống như tù tự hào phòng giam rộng rãi.
*
Tại sao Con Bọ VC?
Câu trả lời, mượn đỡ của Kertesz.
La mythologie moderne commence par une constatation négative : Dieu a créé le monde, l'homme a créé Auschwitz. Auschwitz était possible puisque nous l'avons rendu possible. C'est le reflet de notre vie. Nous pouvons le considérer comme le résultat de notre négligence existentielle.
Huyền thoại hiện đại bắt đầu bằng một khúc xương thật khó gặm: Thượng Đế sáng tạo ra con người. Con người sáng tạo ra Lò Thiêu. Lò Thiêu khả hữu bởi vì chúng ta làm cho nó khả hữu. Nó là phản ảnh đời chúng ta. Chúng ta có thể coi nó như kết quả của sự lơ là trong cuộc sống của chúng ta.
Nhưng Edmund Wilson, một phê bình gia Mẽo, trong tiểu luận The Wound and The Bow, đã giải thích, theo kiểu của Kim Dung, ở đâu có cái ác, ở đó có thuốc trị, nhưng hơi khác một chút: Ở đâu có sức mạnh ở đó có cơn dịch.
Ông coi đây là ý niệm về sức mạnh vô địch không thể tách rời một căn bệnh hiểm nghèo vô phương chữa trị.
[The conception of superior strength as inseparable from disability].
Nói rõ hơn, con bọ VC  là do sức mạnh 'kẻ thù nào cũng đánh thắng' mà ra.