*
1

2
3

    


Hà Nội

2

Trong Chuyện Nghề, Nguyễn Tuân sau khi ca ngợi những trang viết của Nguyễn Huy Tưởng, trong Sống Mãi Với Thủ Đô, ông đã phàn nàn "chúng ta có quá ít những trang sách viết về Hà-nội". Chúng ta ở đây phải được hiểu, những nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến đấu của thành phố trong thời gian chiến tranh, trong một trận đánh được coi như "Điện Biên Phủ trên không" có thể là niềm tự hào, không phải của riêng những người Hà-nội, nhưng cái cảnh "tôi nhét điếu thuốc lá vào mồm tên giặc lái" mà Nguyễn Tuân tả trong Hà-nội ta đánh Mỹ giỏi chỉ có thể được "giải trừ" bằng những tâm trạng, thí dụ như của một người dân bên hồ Trúc Bạch, bao nhiêu năm sau, khi ôm hôn tên giặc lái mà ông đã từng nhào xuống hồ để cứu thoát: "Tôi không hiểu tại sao tôi làm vậy, lúc đó, và bây giờ, khi gặp lại ông, tôi đã hiểu ra rồi".

Giả như ông đọc Bếp Lửa?
Tôi không tin ông đọc được Bếp Lửa. Có gặp thì cũng trơ mắt ếch ra mà thôi.
Bởi vì cả sách lẫn người đọc, đều không nhận ra nhau.

"... Bếp Lửa "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết." Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót."

"Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Đây không phải là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955, vào phút chót tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất bản.
Quyển Bếp Lửa rất có thể đã chịu chung số phận của quyển đầu tay, nếu không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn, chủ nhà in, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ."
Thanh Tâm Tuyền: Thơ giữa chiến tranh và trại tù
*

Những thành phố như thế đó, tạo thành những mê cung tâm thần, mental mazes.
Mental mazes. Chữ của Elisabeth Lowry, khi điểm cuốn Những thành phố tưởng tượng: Kinh nghiệm phố phái và ngôn ngữ tiểu thuyết, Imagined Cities: Urban experience and the language of the novel, của Robert Alter, [nhà xb Yale University Press], trên TLS số 24 Tháng Hai, 2006.
Những thành phố lớn trên thế giới, Lowry viết, chúng được tưởng tượng đi, rồi tưởng tượng lại, ở trong văn chương. Chỉ nội một cục gạch trên đường phố Paris, là đã có không biết bao nhiêu là "phần hùn", bao nhiêu là "đối tác" từ văn chương, từ ký sự... Và những đối tác như thế đó, chính chúng, hiển nhiên là cũng được nhập vào thành phố, có hộ khẩu thành phố!
Goethe, dân tỉnh lẻ Weimar, bị quyến rũ bởi một viễn ảnh về La Mã, kinh đô của những ông Hoàng bà Chúa. Charlotte và Anne Bronte du lịch London, tưởng tượng thành phố với đủ các thứ người từ bốn phương tụ lại, chắc cũng giống như thủ đô Angeria, một xứ sở mà họ bịa đặt ra cho những trò chơi hồi còn nhỏ dại. Proust, trong Đi tìm thời gian đã mất, tin rằng, không như những thành phố thực khác, Florence và Venice là do trí tưởng tượng của con người thêu dệt ra.

Nhưng, thành phố hiện đại, đối với con người hiện đại như chúng ta, là một cái gì vượt quá những tòa nhà chọc trời, đại lộ siêu tốc: nó là biểu tượng đầy quyền uy về những nỗi sợ, và những ước mong thèm muốn của chúng ta. Hơn thế nữa, nó còn là cái hàn thử biểu cho biết sự đáp ứng của chúng ta, về những đổi thay.

Hàn thử biểu chỉ ra sự đáp ứng của con người, về đổi thay: Đây chính là khởi điểm của Alter, trong cuốn sách viết về cảnh tượng phố phái văn chương hiện đại, the modern literary urban landscape.

Hà Nội, 1954, đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết.
Hà Nội, 2006: Con sói cô đơn giữa bầy chó thủ đô.
*

Ngắn, gọn, chính xác, thật duyên dáng, rất dễ đọc, Elisabeth Lowry khen cuốn Những Thành Phố Tưởng Tượng của Robert Alter. Lộ trình chọn lọc, chỉ nhắm những cây đa cây đề, only the major landmarks: Flaubert, Dickens, Woolf, Joyce và Kafka, và vòng lại, với Andrei Bely (1).

(1) Petersburg, by Andrei Bely, 1916-1922. A symbolist novel of terrorism. Một cuốn tiểu thuyết mang tính biểu tượng về khủng bố.
[Nhật ký Tin Văn nk_06/47]

Trong cuốn tiểu thuyết siêu thực của Andrei Bely, Petersburg, tiếng tích tắc của trái bom khủng bố bao trùm lên mọi động tác của cuốn truyện, và thành phố là một "chiều thứ tư" không hiện diện trên bất cứ một bản đồ nào.

Xuyên qua lịch sử văn hóa Tây-phương, thành phố đứng sừng sững, như để chứng thực nỗi hoang mang của con người, về mối liên hệ giữa nó và cái thế giới do nó tạo dựng nên: Babylon, Babel, Rome, Sodom, New Jerusalem đã đem đến cho trí tưởng tượng của những người Thiên chúa giáo, những hình ảnh về quyền lực và sự ung thối, sa đọa, thiên đàng và địa ngục. Sự hủy diệt của những thành phố thường làm cho con người khiếp đảm.

Theo một nghĩa nào đó, Hà-nội và Petersburg có chung một (hay nhiều?) kẻ thù: Xuyên qua lịch sử của Hà-nội, kẻ thù của nó là những cơn lũ lụt khủng khiếp của sông Hồng.
Nơi người chết mỉm cười

"Những thành phố tưởng tượng" là câu chuyện của sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại, giản dị được định nghĩa ở trong cuốn sách của Alter, như là sự phát triển của "trọn một bộ những hành xử riêng biệt, trong sự triển khai mang tính tiểu thuyết của ngôn ngữ", và nhờ vậy mà có thể bầy ra "một dạng thức mới của thực tại".
Alter's story is really that of the birth of the modernism, simply defined here as the development of 'a whole set of distintive pratices in the novelistic deployment of language' that enabled the representation of 'a new kind of reality.'

Nếu như thế, thì Nguyễn Khải mới chính là người chỉ cho thấy mặt sau của Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Người viết đã từng nhắc tới những trang này của Nguyễn Khải, viết về một cô Hiền nào đó, của Hà Nội. Mới đây thôi, hình như Vương Văn Quang thì phải, cũng có một ký sự về một lần tới thủ đô, và cũng đã góp một phần vào cái việc trình bầy cho độc giả một Hà Nội khác.