*

 
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

TƯỞNG NIỆM

  Trường hợpVăn Cao



Trường hợp Văn Cao

 

Góp ý với talawas, và một số tác giả, về Văn Cao.
Về Văn Cao, theo tôi, có một số câu hỏi, và cùng với nó, một số sự kiện, cần nêu thêm.
-Tại sao lại phải đổi “quốc ca”?
1. Trong bài Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca, lý do tôi [Văn Cao] viết, là do đói quá. Thí dụ đoạn Văn Cao và Vũ Quí gặp nhau ở tiệm cơm, và sau đó, ông này dẫn đến cơ sở cách mạng, ra lệnh nấu cơm tháng cho Văn Cao. Chính vì vậy, nên trong nước đã có lần hô hào phải đổi quốc ca, theo tôi.  
Chẳng lẽ bài quốc ca của cả nước, mà lại được viết ra, vì là do tác giả của nó, đói quá, được tổ chức hứa cho ăn, và sau đó, ra lệnh đi giết người?
2. Trong bài trả lời Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đăng trên Hợp Lưu, và cùng với nó, là lý do tại sao suốt cuộc chiến sau đó, ông không viết nhạc có lời nữa.
Trả lời HPNT, VC cho biết, lúc đó, ông không phải nhận lệnh viết quốc ca nhưng mà nhận lệnh đi giết người. Cú giết người của ông đó khiến ông sau này không làm nhạc ca ngợi được nữa, cho tới Mùa Xuân Đầu Tiên, “từ đây người biết quên Người” [chữ người đầu không viết hoa, chữ sau viết hoa], ‘từ đây người biết yêu Đời” [yêu Đời cho nên không giết người nữa].
Việc giết ĐĐP đó, theo thiển ý của tôi, giống như trong tổ chức Mafia, ai đã đọc Bố Già thì biết, nó gọi là đầu danh trạng. Muốn gia nhập tổ chức, là phải lập tí công đầu, là giết người. Nó còn là bản án treo lửng trên đầu tay găng tơ, mày mà phản, là tao gửi ngay cái này tới nơi cần gửi.
Tại sao giết ĐĐP? Và ĐĐP là ai?
Một tên Việt Gian, lại nghiền, nên phải giết, vì nó cần tiền đi hút, là tố cáo hiến binh Nhật những anh em cách mạng?
Trong một bài viết trên talawas, Rừng Xưa Xanh Lá (?), Bùi Ngọc Tuấn cho biết, ông ĐĐP này là bạn của Văn Cao.(1)

(1) Một độc giả TV, mail cho biết, không phải như vậy. Đỗ Đức Phin không phải là bạn của Văn Cao.
Xin xem Tự Kiểm

ĐĐP như người viết bài này được biết, là một đảng viên cao cấp của một đảng phái quốc gia. Lúc đó, là 1945, Nhật sắp thua Đồng Minh, nên liên lạc với ông này, để trao lại chính quyền. Đó là lý do Việt Minh ra lệnh giết.

Trên website của tôi, NQT, tanvien.net, có một số bài viết, nói rõ những vấn đề trên, thí dụ những bài Mùa Thu Những Di Dân, Tại sao tôi viết TQC, mấy bài thơ của Văn Cao… bạn đọc talawas có thể đọc thêm.

Một số bài, như Nhân 80 năm ngày sinh của Văn Cao, Tại Sao Tôi Viết Tiến Quân Ca...  đã được đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ cùng với những lời giới thiệu trân trọng của bà chủ báo Hoàng Duợc Thảo, và được phát hành trên 22 tiểu bang ở Hoa Kỳ, vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Văn Cao, tháng 11 năm 2003. Bài Mùa Thu, Những Di Dân, đã đăng trên báo Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác.
Đa số những bài viết trên Tin Văn thường được đăng trên VHNT, và Việt Báo online.
NQT

Bài liên hệ:

Nguyễn Thanh Giang (1)

NTG (2)

Nguyễn Văn Kiến

NTG (3)

Mùa Thu, những di dân

Nhân ngày sinh lần thứ 80 của Văn Cao

Mùa Xuân Đầu Tiên

Thơ Văn Cao

Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca

 

 
Tương tự, nói về Văn Cao:

   “Riêng trong âm nhạc, phải nói, cái bóng của Văn Cao tỏa rợp khắp nơi…Ông giữ nhiều sự thật nhưng không nói ra…Những sự thật ấy Văn Cao đã mang theo xuống nấm mồ của mình…

    Chúng ta yêu nhạc của ông và sợ.

    Sợ vì nghĩ rằng, nếu một người đã im lặng trước sự thật của mình, e rằng cũng sẽ im lặng trước sự thật của người khác…” (qI, 428-429).

    Đọc những lời này không khỏi nghĩ đến câu thường nghe “im lặng là đồng lõa (với tội ác).” Đó có phải lý do NĐT viết những lời đã dẫn? Sự tinh tế không cho phép mình chọn lựa lúc nào nên lúc nào không, khi gặp Văn Cao NĐT đã thấy gì và nghe được những gì? Chúng ta sẽ ra sao nếu bị đứng ở chỗ Văn Cao? Câu hỏi cũ lại quẩn quanh đầu óc, những chuyện bể dâu đổi bao thân phận bao cuộc đời, có bao giờ chúng ta giải thích được với nhau? Thật buồn khi phải ước ao “[ước] gì chúng ta có thể nghe nhạc của Văn Cao (và nhiều người khác nữa) mà không phải thắc mắc một chút gì khác ngoài nhạc của họ…” và quả thật, “…không biết chúng ta nên quên hay nhớ kỹ hơn nữa mọi chuyện, để có thể sống với nhau…”(qI, 221)

Lưu Na

Blog Phố Văn.

Những nhận xét về Văn Cao của tác giả “Bông Hồng Tạ Ơn” sợ…  không đúng.
Có thể vì Nguyễn Đình Toàn không biết những sự kiện, sau này, về Văn Cao, thí dụ, bài viết “Tại Sao Tôi Viết Tiến Quân Ca?”
Hay là bài trả lời Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Văn Cao chẳng hề im lặng, thành ra đừng đặt câu hỏi này với ông.
Có lẽ suốt 1 cõi Ác VC, chỉ có mỗi một mình ông dám nhận, ta đã giết người.
Thời của ông là:

Chỉ 1 mình ông phán, tao có mặt, và tao đã giết người.
Còn lại là 1 lũ không mặt, ẩn mặt.
Viết về Văn Cao đúng nhất, là… Kundera.

« Ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau ".

Đâu chỉ là thời của ghê rợn, của CCRD, của Đấu Tố, của Nhân Văn Giai Phẩm, mà còn là thời của thơ ca trữ tình, Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm.
Thời Của Văn Cao: Thi sĩ lên ngôi trị vì cùng với đao phủ.

Kính gửi ông Nguyễn Quốc Trụ
Thưa ông,

Trong bài “Nhân 80 năm ngày sinh của Văn Cao (15 tháng 11 năm 1923)” (1) đăng trên tanvien.net nói về Văn Cao (Xem bài gửi kèm) ông cho rằng:

1. Đỗ Đức Phin, là một trong những lãnh tụ của Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, lúc đó đang nhận lại chính quyền do người Nhật chuyển giao. Nên nhớ vụ giết người xẩy ra vào tháng Năm 1945, là lúc Nhật đã thua, và họ muốn làm một việc tốt, theo người viết, là chuyển giao chính quyền cho người Việt Nam, chứ không phải trả lại cho người Pháp. Họ đã không nói chuyện với những người mà họ tin là cộng sản, tức một tổ chức quốc tế, có thể như vậy. Và vì vậy, mà Cộng Sản ra lệnh thủ tiêu Đỗ Đức Phin?

2. Bùi Ngọc Tấn, trong bài viết Rừng Xưa Xanh Lá, đăng trên diễn đàn Talawas, cho biết thêm chi tiết, Đỗ Đức Phin là bạn của Văn Cao. 

Xin lưu ý ông:

Thứ nhất: Đỗ Đức Phin lúc đó chỉ là một thông ngôn cho hiến binh Nhật. Nếu là một thông ngôn, chắc hẳn Đỗ Đức Phin chưa bị bắn, nhưng tiếc thay, ông ta lại kèm thêm máu chỉ điểm.

Bố tôi (sinh 1911) và anh ruột tôi  (sinh 1933) - là những người biết nhiều về Văn Cao và về Hải Phòng khá rõ - nói rằng chưa thấy ai nói Đỗ Đức Phin là nhân vật có tiếng tăm ở Hải Phòng vào năm 1945 để Nhật trao quyền cả.

Thứ hai: Đỗ Đức Phin không phải là bạn của Văn Cao. Xin ông đọc kỹ đoạn văn của Bùi Ngọc Tấn nói về ông Lê Đại Thanh:

“Đại Việt quốc gia liên minh, một đảng thân Nhật hứa dành cho ông chức thị trưởng Hải Phòng. Ông từ chối.
Tháng 5 năm 1945, ông bị hiến binh Nhật bắt. Biết trước tin này, nhưng dựa vào tính hợp pháp của mình, ông không rút vào bí mật. Nhật bắt ông khi ông đang diễn thuyết ở hội quán APA. Đỗ Đức Phin đã đưa hiến binh Nhật đến. Ít lâu sau Phin bị bắn chết. Người thi hành bản án này là Văn Cao, bạn ông. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đề cử làm phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố, nhưng ông chỉ nhận chức uỷ viên tuyên truyền phù hợp với ông”.

Thưa ông Nguyễn Quốc Trụ, cụm “Văn Cao, bạn ông”  phải hiểu Văn Cao là bạn của ông Lê Đại Thanh.
Sự thật ông Văn Cao chưa bao giờ là bạn của Đỗ Đức Phin cả.

Nguyễn Văn Kiến
Hải Phòng 

Nguyễn Quốc Trụ phúc đáp:
Trân trọng cảm ơn ông/anh/bạn Nguyễn Văn Kiến đã cho thêm chi tiết, và làm rõ một chi tiết trong bài viết của tôi về Văn Cao.
Sau khi đọc lại, tôi nghĩ, cụm từ "Văn Cao bạn ông", đúng là phải hiểu như ông bạn cắt nghĩa.

Kính

NQT

Tự Kiểm

Trong một bài viết về Văn Cao, tôi có kể rằng là ông nhạc sĩ tài hoa này, vì đói quá, mà phải theo lệnh của tổ chức, cầm súng giết người.
Những điều này, chính do Văn Cao viết ra. Tại sao ông lại phải tố cáo tội ác mà ông đã phạm phải như vậy, sao không ỉm đi?
Theo tôi, ấy là vì ông sợ ỉm đi, sau này, nhân loại sẽ hiểu lầm, mà nghĩ rằng ông ta là một con người cao cả, thánh thiện.
Thế đấy, có những con người ghê gớm như thế đấy, sợ mình chết đi, nhân loại hiểu sai về mình, coi mình là một ông thánh, mà sự thực, mình không đáng như vậy.
Nhưng, thừa thắng xông lên, tôi bèn tố thêm, người mà ông Văn Cao giết đó, là bạn của ông Văn Cao.
Chứng cớ đâu? Tôi chỉ ra, thì chính nhà văn Bùi Ngọc Tấn viết, trong bài Rừng Chưa Xanh Lá, đăng trên talawas.
Một độc giả ở trong nước bèn viết mail cho tôi, nói, ông ngu quá, đọc không thủng đoạn văn của BNT, bởi vì, BNT nói, Văn Cao là bạn của ông kia, ông khác, chứ không phải của cái thằng "Việt Gian" bị Văn Cao giết.
Đọc lại, quả đúng như vậy. Tôi đọc vội đọc vàng, ba chớp ba nháng, gán cho Văn Cao cái tội tầy trời là giết bạn.
Bèn đi một đường tạ tội, tạ ơn người đã chỉ cho mình cái lầm còn lớn lao hơn cả tội ác đó.
Ông bạn văn ở trong nước bèn đi tiếp một cái mail, tỏ ra hài lòng; gật gù, được, được, được!