Tự  Kiểm

3

Pháp thường chê Mẽo, không có lịch sử. Hannah Arendt, cũng Do Thái chạy trốn Hitler như me-xừ Heny Kissinger, thì chê trách, không chỉ không biết gì về chế độ toàn trị, mà còn coi mọi cái ác khác là chẳng là gì so với nó. Nó là đỉnh cao của cái ác, ngoài nó ra chẳng còn cái ác nào xứng đáng để mà phải bỏ sức chiến đấu. (1)
Đọc mấy ông Chống Cộng, chiến đấu hết mình trong sự nghiệp Chống Cộng đến nỗi bỏ qua cho mình một tí ti ác [cầm nhầm đồ của người khác], cho chúng ta cái cảm tưởng gai gai, nhoi nhói ở trên mấy đầu ngón tay.
(1) Đọc The Eggs Speak Up, trong Hannah Arendt: Tiểu Luận, Essays, 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York.

Mấy ông này, theo tôi, còn cầm nhầm luôn cả cái quan điểm Chống Cộng theo kiểu Mẽo [tao cũng là Mẽo mà!], mà còn khốn nạn hơn, không hề ban cho chính họ một quan điểm nào khác, về ... VC.
Hễ VC là khốn nạn, là không thể nào xài được, và vô phương cứu vãn, vì là "toàn trị" mà!
Ở đây, với me-xừ đại thi sĩ, tôi có thể chứng minh ngược lại được. VC bảnh hơn đại thi sĩ, vì đã dám xin lỗi, trong một vụ cầm nhầm, mấy câu văn của cá nhân tôi, Nguyễn Quốc Trụ.

Lần đó, tôi tình cờ đọc, trên một diễn đàn trên lưới, một nhận xét về văn học, trong đó, có một vài câu, lấy từ một bài viết của tôi, về Đỗ Long Vân. Tôi bỏ qua, chẳng để ý tới, vì nghĩ, chẳng đáng. Đúng như Vương Hồng Sển đã từng nói, người ta có quí con cháu của mình, thì người ta mới bồng, mới bế.

Nhưng lại rất tình cờ, tôi được đọc, một truyện ngắn của tay này. Một người viết còn trẻ. Dân Hà Nội. Tôi đoán thế.
Và truyện ngắn này thật là tuyệt vời. Có bản sắc riêng, có ngôn ngữ riêng, có kết cấu thật là lạ. Tôi không đoán ra được một kết cấu như thế, cho một câu chuyện về một đôi trai gái đến với nhau vì cùng một đam mê: cờ tướng.

Thế là tôi đổi ý. Bèn viết một mail như thế này:
Trong đoạn viết đó đó, của anh đó đó, có một đoạn không phải của anh. Tôi đề nghị nên làm sáng tỏ.

Theo suy nghĩ của tôi, nếu tay này trả lời, thì thật là tuyệt vời. Và tương lai của nhà văn trẻ này chắc là "bảnh" lắm.
Nếu anh ta đếch thèm trả lời, thì tôi bỏ luôn. Đếch thèm để ý tới một tay viết trẻ như vậy, ở trong nước nữa.

Chừng hơn một tháng sau, anh ta mới trả lời:
Thưa Bác,
Cháu xin lỗi Bác, vì đã chôm một đoạn của Bác, trong một bài viết mà cháu đọc trên web Việt Kiếm.

Đúng như sự suy nghĩ của tôi, tay này theo như tôi được biết, sắp cho xb một tập truyện ngắn ở trong nuớc. Xin thành thực chúc mừng.

Nhắn tin riêng: Nếu anh bạn trẻ có đọc những dòng này, và nếu thích thú, xin gửi tôi cái truyện ngắn tuyệt vời đó, như là một cái duyên văn. How? NQT
*

Xé toang bức màn.
Có lẽ Hai Lúa tôi là người đầu tiên viết một cách "nghiêm túc", về nhà văn...  VC, khi đề cập tới cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ngay những ngày vừa ra được ngoài này, trên tờ Nắng Mới của một nhóm  anh em ở Montreal, Canada.
Sau đó, là bài viết về trường hợp NHT, trên tờ Văn Học của NMG.
Khi đó, tôi nghĩ mình nhìn văn chương Việt Nam, qua một lỗ hổng của một bức màn, giống như tay bác sĩ Ấn của Rushdie, khi khám bịnh cho một cô gái Ấn.
Bây giờ, theo tôi, đã đến lúc xé toang bức màn.
Xé toang bức màn, Le Rideau Déchiré, là một chương, trong cuốn tiểu luận mới nhất, Bức Màn, Le Rideau, của Kundera.
Một bức màn thần kỳ, dệt bằng những giai thoại, treo ngay trước thế giới. Cervantes sai don Quichotte đi du lịch và xé bỏ bức màn. Thế giới mở ra trước chàng hiệp sĩ lang thang, với tất cả sự trần trụi tếu táo của nó, và của văn xuôi.
Trong chiến tranh Việt Nam, đã xẩy ra những trường hợp, người bác sĩ quân y phải thò tay qua một bức tường bằng cát, để gắp ra một viên đạn M.79 chưa nổ, nằm trong người một người dân quê. Bác sĩ Adam Aziz, trong Những Đứa Con Giờ Tý, của Rushdie, được gọi tới khám bịnh cho cô con gái vị chủ đất: giữa ông và bệnh nhân là một tấm khăn trải giường trắng, ở giữa là một "lỗ nhòm" chừng 7 inches. Trong nhiều năm, ông tiếp tục khám bệnh theo kiểu đó, và từ những phần đoạn chẩn đoán "loạng quạng" như vậy, cộng với trí tưởng tượng, ông cố hình dung, người đàn bà Ấn Độ.
Hình như giữa chúng ta và những tác giả ở trong nước cũng có một bức màn, không biết do ai dựng nên, hoặc do chúng ta bị "huyễn", tưởng tượng ra, nhưng cái lỗ hổng thì hoàn toàn do cá nhân người viết, khi bắt chước "ông thầy", liều lĩnh đi nước cờ đầu.
Vẫn Borges, đã từng than thở: "Bất hạnh của chúng ta, thế giới là thực. Bất hạnh của tôi, tôi là Borges."
Truyện ngắn, tình yêu và chiến tranh
*
Đường ta ta cứ đi, ruộng ta ta cứ cầy.
Nhạc PD.Nhạc sĩ lập lại lời nhạc của ông, trong bài trả lời một độc giả v/v ông qui cố
hương. Xin xem trên talawas.
Có thể cũng vậy, đại thi sĩ cho rằng, thôi kệ mẹ nó, chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi!
Nhưng đó là chuyện quá khứ, chuyện lịch sử trước khi có Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Bi giờ, theo Milosz, tiếng chó sủa quan trọng, và tối cần thiết. Ông viết cả một cuốn sách về tiếng chó sủa ở bên đường nhằm cảnh cáo đoàn người, trong có thể có những người như đại thi sĩ, đại nhạc sĩ, một trong đoàn người đi, và một, về.
Ông đại nhạc sĩ, trong bài đã dẫn, tự hỏi, tại sao cái chuyện qui cố hương của riêng tôi chẳng mắc mớ gì đến ai, mà lại có người buồn?
Theo tôi, ông phải biết lý do tại sao. Không lẽ ông nghĩ, những người đó đều thù ghét ông?
Tôi không tin  Đa số họ đều thương yêu ông, quí mến ông, và là do quí tài ông, quí nhạc ông. Và cảm thấy, chuyện ông trở về đau đớn quá, tủi nhục quá, không phải cho ông không thôi, mà còn cả cho họ, và trên hết, tủi nhục cho âm nhạc, quá nữa cho tất cả những cái gọi là nghệ thuật, và lại quá chút nữa, cho cái gọi là phẩm giá của con người.
Tôi là một trong số người buồn về chuyện nhà đại nhạc sĩ trở về.
Khi ông trở về, để than tiếc cho cả hai, tôi có gửi ông một đoạn văn mà Kundera viết về đại nhạc sĩ người Nga. Tôi không biết ông có đọc không, nhưng nay xin post lại ở đây, cùng với một vài ý kiến khác nữa, về chuyện trở về.
"Con người không có rễ, nó có hai bàn chân”
Hoàng Ngọc Hiến
"Con người không có rễ, nó có hai bàn chân”. Tôi hiểu “hai bàn chân” của Brecht theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Theo nghĩa bóng là “di chuyển” trong “thế giới văn hoá”. Hai bàn chân tôi không khoẻ lắm, nhưng tôi thích đi, thích di chuyển.

Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói: Không! Không có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].

-Isaac Singer có nói, mọi nhà văn đều phải có cội nguồn, phải viết từ một niềm cảm thông sâu xa về nơi chốn mà họ từ đó tới...
Naipaul: Hai điều bạn vừa nói đó, rất khác biệt. Tất cả những nhà văn phải viết từ niềm cảm thông sâu xa về nơi chốn mà họ từ đó tới, nhưng điều này đâu có nghĩa, họ phải có cội nguồn. Sự kiện cội nguồn, như thế đó, chỉ đẻ ra một nhà văn địa phương... Tàn nhẫn đấy, nhưng sự thực là như vầy: người ta biết rất rõ, từ đâu tới, và tại sao mà tới, từ đó, [on sait exactement d'où l'on vient, on sait pourquoi on est venu].
[Trả lời Cathleen Medwick, báo Vogue, London, tháng Tám, 1981]

Nếu chính trị là quyền lực, và nghệ thuật là tự do, nếu vậy thì, trong một nhà nước toàn trị, nghệ thuật không chỉ ở vào vị thế  thách đố, đối đầu - như nó thường làm như vậy, với mọi thứ quyền thế - mà nó đích thị là kẻ thù, của chế độ.
Norman Manea: Romania

Di Chúc Của Kafka
Chẳng có gì để mà hoài nghi: Stravinski luôn mang theo cùng với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ thuật sẽ khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của ông, qua lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra đời không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì đâu có một xứ sở nào để mà thay thế nó?
Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà...
[Tôi chép lại câu trên, để "riêng tặng" nhạc sĩ Phạm Duy].
NQT