Tự Kiểm
2

Thư từ trao đổi giữa những ông bà nhà văn nhà thơ, hay giữa họ với độc giả, là một phần không thể thiếu, và càng không kém thi vị, lý thú, trong lịch sử văn chương. Tản Đà với cái vụ rau sắn. Hồ Xuân Hương và giọng bực bội, sao lúc chưa xáp trận thì hung hăng lắm, hứa hẹn những... năm cú, bây giờ xụi lơ chỉ còn có... ba cú?
Và đây là đề tài của Tạp Chí Văn Học, Le Magazine Littéraire, số Tháng Năm 2005.
Hãy thưởng thức một dòng thư, của Kafka:
"Những nụ hôn viết không làm sao tới được người nhận. Chúng bị những con ma uống mất, trên đường đi"
["Les baisers écrits ne parviennent pas à destination, les fantômes les boivent en route."].
Vẫn theo tờ báo trên, mấy ông nhà văn là những bậc thầy, trong cái trò đểu giả, dối trá, dấm da dấm dớ, tức nghệ thuật viết thư, và nhất là viết thư tình.
Cái kiểu, "anh không sợ chúng ta không thương yêu nhau, nhưng chỉ sợ chúng ta thương yêu nhau nhiều quá"!
Đúng là ba xạo!
NQT: Lan Hương

Ông Số Hai là một thi sĩ. Thơ của ông đã từng được phổ nhạc. Không phải nhạc sĩ nào cũng được hân hạnh phổ thơ của ông. Mà phải là một thứ thầy, chuyên phổ thơ của những nhà thơ thầy.
Bạn đọc chắc là đoán ra nhà nhạc sĩ đại tài, nhất là trong cái việc phổ thơ.
Tuy nhiên đại tài hay không đại tài, vẫn có lần thất bại, và nhè đúng vào bài thơ của Ông Số Hai. Nghĩa là chẳng ai thèm nhớ cả thơ lẫn nhạc. Hai Lúa này nhớ, có một dạo, đài phát thanh Sài Gòn ngày nào cũng chơi bản nhạc phổ thơ của ông. Chuyện đó xưa lắm rồi, từ hồi ông mới bước chân vào làng, nhanh chân cũng chẳng thua Hai Lúa, [ông cùng học Nguyễn Trãi, Hà Nội, với Hai Lúa, cùng năm, chỉ không cùng lớp], mà nếu có sau HL thì cũng chỉ chừng vài tiếng, hoặc vài ngày! Nghĩa là, ông cũng thuộc vào thế hệ văn học thập niên 1960 của Sài Gòn, độc nhất, tuyệt nhất, của văn học của chúng ta, như một nhà thơ trong nước cảm thán.
Cựu trào như thế, mà cho tới bi giờ chẳng ai thèm nhớ một câu văn, một bài thơ nào của "ổng" cả!
Có lẽ chính vì vậy, khi Khi Tôi Chết Hãy Ném Thây Tôi Xuống Biển của nhà thơ Du Tử Táo nổi lên như cồn, Ông Số Hai phán, bài thơ này, ai làm mà chẳng được!
Cựu trào như thế, nhưng may mắn cho Hai Lúa, cả đời chưa từng phải nhắc tới nhà thơ lớn này một lần nào. Có lỡ gặp nhau, thì cũng đành gật đầu, hoặc kẹt lắm, bắt tay cho nó đỡ trơ, đỡ chuế, cho cả hai bên!
Vậy mà bi giờ đành phải chiếu cố tới nhà thơ, cũng là sự vạn bất đắc dĩ!

From good to evil is one quaver
Từ tốt tới xấu là một cái run rẩy.
Russian Proverb
D.M. Thomas trích dẫn, trong Solzhenitsyn, một thế kỷ ở trong ta.

Bài thơ này, ai làm mà chẳng được.
Đúng như thế, và đây là một trong những chân lý của văn chương, theo đó, những bài thơ hay cho chúng ta cái cảm giác tuyệt vời, là, khi đọc, mình có cảm tưởng, mình thừa sức làm bài thơ như vầy. Nhưng từ "mình dư sức làm câu này", tới "bệ luôn câu này về nhà mình", là cả một... sát na!
Chỉ hơi run tay một tí thôi!

Một bài thơ hay, đọc, có cảm tưởng như mình là tác giả, thường chứa trong nó một tâm sự chung, và nó thường được viết bằng một giọng tự nhiên, như một lời nói. Bài Khi Tôi Chết Hãy Ném Thây Tôi Xuống Biển, rớt đúng vào trường hợp này.
Tuy tôi chưa được đọc, nhưng hình như đại thi sĩ có một tác phẩm có tên "gì gì" là Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, và liệu nội dung của nó, là nhắm nói điều tôi vừa nói ra? Nếu đúng như vậy, thì phải đi vài đường "tự khen", thay vì tự kiểm, vì đã có được một điểm tương đồng với đại thi sĩ!

Đặng Tiến vào lúc bắt đầu viết, có bàn về thơ, qua đó, ông khen một câu, hình như của Nguyễn Khuyến [hình như, vì tôi đọc đã quá lâu, từ hồi chắc là còn đi học]. Một câu thơ về thời tiết. Câu thơ đó, theo ông, là phải đọc theo đúng cái giọng nằng nặng [Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn], của người miền Trung, thì mới tới đỉnh cao của thơ, và cùng lúc, của tiếng nói, và cùng lúc, của tiếng Việt. Cái "gì gì" như là "giời giở giét" [trời trở rét] "giợi giợ giẹt", chắc vậy.
Tôi nghĩ ông đã đụng tới cái gọi là cốt tuỷ của tiếng Việt. Đẹp như thế đấy, nhưng nguồn cơn của phân chia, của tính vùng là cũng từ đấy. Nếu trọng nó, thì là có hoà bình, có thống nhất. Không trọng nó, là có chuyện. Người ta chẳng đã từng hơn một lần nghe những giọng chỉ trích tiếng nói địa phương? Văn chương miệt vườn? Dòng chính? Thằng đó dân Nẫu? Tiếng Việt chuẩn phải là tiếng... Hà Lội?

[Về cái tiếng nói giọng miền Trung này, Hai Lúa đã từng có kỷ niệm với thi sĩ Joseph Huỳnh Văn. Nhưng gần đây nhất, là với một giọng nói của Quảng Trị. Xin để riêng ra, cho một dịp khác. Ghi một tí ở đây, cho khỏi quên]
*

Trong lịch sử Việt Nam có hai vụ ăn cắp thật là tuyệt vời.
Một, là vụ một ông trạng đi xứ Tầu, nhét hột ngô vô bìu mang về Việt Nam làm giống, cứu đói cho cả một dân tộc.
Một, là vụ ông Hồ chôm một câu trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Mẽo, nhờ vậy, sau cuộc chiến thảm khốc, hai kẻ thù lại có cơ hội làm bạn.
Liệu, ông Hồ biết trước, cái vụ bắt tay lịch sử tại Nhà Trắng mới đây, giữa hai kẻ thù?

Chắc là không... tiên tri tới mức đó.
Có điều ông biết, khó mà giấu nổi vụ ăn cắp.
Có khi ông cố tình cho người ta biết ông ăn cắp.
Có khi ông biết rất cần phải ăn cắp. Bởi vì thứ ông ăn cắp còn quí hơn cả cái hột ngô kia, đối với đất nước của ông.
Nhưng thảm thương thay, cái đất nước mà ông đem hạt giống quí đó về, đã không trồng nổi nó!
Đúng ra phải nói ông Hồ chôm hai món của thiên hạ, một linh dược, một độc dược.
Thứ linh dược do không hợp phong thổ nên chết ngay đứ đừ.
Độc dược, gặp thiên thời địa lợi nhân hoà, cứ thế mà phơi phới bung ra, ăn tới xương tới tuỷ đám đầy tớ của nhân dân, thế là hết thuốc chữa.
Biết đâu, nhờ cú bắt tay vừa rồi, linh dược lại có cơ trỗi dậy?
Cũng khó lắm, vì hai tay mạt cưa mướp đắng gặp nhau, dễ gì mà có được linh dược?