*

TẠP GHI





Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn?


Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn? magnify
Jen's friend's birthday party

Xuân Sắc, chắc chắn chưa từng đọc Heidegger, theo tôi, nhưng câu ông hỏi Chế Lan Viên, "điêu tàn ư, đâu chỉ có điêu tàn" mang hơi hướng câu của Holderlin:
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?


Và, đằng sau câu hỏi của Xuân Sắc, hàm ý câu thơ thứ nhì của Holderlin:
Ở đâu có điêu tàn, - ở đây là điêu tàn của điêu tàn - ở đó có cứu rỗi.

Và nếu như thế, chùm thơ nhỏ bé của PTVA, là đúng ý thơ của D. H. Lawrence, về một loài chim phượng hoàng đẻ ra từ tro than của tro than, của hai cuộc phần thư, một 30 Tháng Tư 1975, và một của Điêu Tàn của Chế Lan Viên.
Đây cũng là lý do, không thể nào so sánh TTT với những thiên tài tiền chiến được, bởi vì giữa ông và họ, là điêu tàn, là hố thẳm, là đêm đen.

Note: Đúng hai giờ sáng, Gấu bật thức giấc, và nẩy ra ý trên. Thú thật. Tuyệt thật. Tán em như thế mới là tán chứ!
[Đâu có khốn nạn, theo cái kiểu, Gửi VB thì gửi cái đó, còn gửi gì cho thơ, mà có gi đâu mà gửi, dù là con gái của thần thi! Hay nữ hoàng què mà cũng đòi lên ngai. Mà lạ thực, cái đám nhà văn nhà thơ VC thường ứng xử với nhau theo kiểu đó không à! ]

Phượng Hoàng
Trong một bài viết trên một tờ báo địa phương, tôi tình cờ lượm được một chi tiết thật thú vị. Tác giả bài viết cho rằng, có thể vì không còn bám vào đất nữa, cho nên những nhà văn hải ngoại của chúng ta ngày càng sử dụng bừa bãi những con chữ. Ông nêu thí dụ, Mai Thảo, một lần chắc là quá nhớ Sài Gòn, bèn ghé thư viện Cornell, mân mê ba con chữ trước 1975, hiện lưu trữ tại đây. Sau khi đã cơn ghiền, ông rời “phần thư” trở về … đời thường, tức là cuộc đời lang thang vô định nơi xứ người.
Tác giả bài báo chê Mai Thảo dùng sai từ. Tại sao lại phần thư? Phòng đọc sách, hay văn vẻ hơn, thì phải là… “thư phòng” chứ!
Mai Thảo rời Việt Nam năm 1978 thì phải. Lần chót tôi nhìn thấy ông, là một buổi sáng ngay sau ngày 30/4. Ông ngồi một mình trong một quán cà phê, hình như quán Sing Sing, một cái tên từ hồi “mồ ma” quân đội Mỹ, ở đường Phan Đình Phùng. Quán chẳng có ai ngoài ông. Tôi gặp lại hình ảnh này, trên bìa số báo Văn tưởng niệm ông: một Mai Thảo ngồi trên băng ghế bên đường chờ xe buýt tại thủ đô Sài Gòn của người tị nạn. Chi tiết về những ngày rong chơi của ông trước mũi súng, trước cuộc săn người của Cộng Sản, đã được Nhã Ca ghi lại, trong Hồi Ký Mất Ngày Tháng. Như vậy là ông có chứng kiến những ngọn lửa đầu tiên của cuộc phần thư 1975. Tôi tin rằng, khi lênh đênh trên một con tầu giữa biển khơi, trong số những hình ảnh ông còn giữ được của quê hương, chắc chắn có hình ảnh ngọn lửa thiêu đốt sách, những cuốn của ông, và của bè bạn. Ông biết rằng, chúng đều đã bị huỷ diệt. Bởi vậy, khi ông vào thư viện Cornell, là để đọc tro than của chúng.
Cũng theo nghĩa đó, một khi những cuốn sách của Miền Nam, sau này được chính nhà nước Cộng Sản cho in lại ở trong nước, điều này chứng tỏ: chúng đã sống lại từ lớp tro than, từ cuộc phần thư 1975.
Khi phải nhìn lại 25 năm văn học của người Việt lưu vong, tôi nghĩ nó phải như một loài phượng hoàng, cứ mỗi lần muốn tái sinh, là phải lao vào lửa.
Phượng Hoàng

Es-tu prêt à être effacé, nul, anéanti,
à n’être rien?
Perdu dans l’oubli?
Sinon, jamais vraiement tu ne changeras
Le phénix ne retrouve que sa jeunesse
que s’il est brulé, brulé vif, jusqu’à se faire
chaude et floconneuse cendre.
Alors le frêle remuement d’un frêle être nouveau dans le nid
au duvet léger comme cendre qui vole
montrer qu’il a retrouvé pareil à l’aigle sa jeunesse,
Immortel oiseau
(D.H. Lawrence, Derniers Poèmes, bản dịch tiếng Pháp của Roger Munier, trong Cahier de L’Herne, 1988).

(Tạm dịch:
Mi đã sẵn sàng chưa, để xóa nhòa, thành không, tiêu tùng,
để chẳng là chi?
Chìm vào quên lãng?
Nếu không, mi đừng mong chi thay đổi.
Phượng Hoàng chỉ tìm lại tuổi thanh xuân
khi cháy rực như cây đuốc sống
chút tro than còn, nóng, nhẹ như bông,
Rồi lung linh ở ngay tổ,
Là lông tơ, nhẹ, tựa tro bay:
nó đã tìm lại được mình,
Con chim bất tử).

Mới đây, người viết có được nguyên bản bài thơ Phượng Hoàng. Bản tiếng Việt trên, là từ bản dịch tiếng Pháp. Xin đăng nguyên bản, để độc giả tiện theo dõi:

PHOENIX

Are you willing to be sponged out, erased, cancelled,
made nothing?
Are you willing to be made nothing?
dipped into oblivion?
If not, you will never really change.
The phoenix renews her youth
only when she is burnt, burn alive, burnt down
to hot and flocculent ash.
The the small stirring of a new small bub in the nest
with strands of down like floating ash
shows that she is renewing her youth like the eagle,
immortal bird.
D.H Lawrence: The complete Poems (tủ sách The Penguin Poets) *

Vào ngày 26 Tháng Năm, 1845, Flaubert viết cho Le Poittevin: "Bạn có biết không, những cái đẹp không chấp nhận sự miêu tả" [The beautiful things do not admit description].
Sai, Llosa nói. Đám lãng mạn không làm chuyện gì hết, ngoài chuyện mô tả cái đẹp đến thành nhàm chán. Với họ, cái đẹp xoáy quanh hai cực của thực tại: Thằng Gù nhà thờ Đức Bà, Quasimodo, và Người Đẹp bô hê miêng, Esmeralda.
Trong tiểu thuyết lãng mạn, con người, sự vật, sự kiện, thì, hoặc đẹp, hoặc ghê tởm. Cái đẹp, cái xấu... dưới sự phù phép của tiểu thuyết gia, được đẩy đến tuyệt đỉnh, và đây là chiến thắng lớn lao nhất của tiểu thuyết lãng mạn. Những gì được tống xuất ra khỏi tiểu thuyết, đó là, những điều tầm thường, cái dung tục, cái nhảm nhí, cái tầm phào.
Llosa cho rằng, Flaubert đã đem cõi tầm phào đó vào trong tiểu thuyết, và Bà Bovary có thể coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên.
Vài năm trước khi viết Bà Bovary, Flaubert đã đi đến kết luận là chính cái tầm thường đó mới đại diện một cách sâu xa cái gọi là nhân tính. Ông cường điệu, khi nói với Louise Cole: "Những đề tài đẹp chỉ làm nên tác phẩm tồi" [Beautiful subjects make mediocre works]. (1)
(1) Gide, sau khi Liên Xô về, cũng phạng y chang: Những tình cảm tốt đẹp nhất làm nên thứ văn chương... cứt! [Nhớ đại khái: C'est avec les plus beaux sentiments que l'on fait de la mauvaise littérature].
*
Nếu như thế, nữ hoàng què mới xứng đáng lên ngai.
Chẳng có gì gửi cho thơ, thì mới là thơ!
No monsters, and no heroes!
*
Viết tới đây, chợt nhớ tới những lời bình loạn của triết gia, giáo sư, khoa trưởng Đại Học Văn Khoa, Nguyễn Văn Trung về mấy ông mấy bà nhà văn VC như Bảo Ninh, Dương Thu Hương, trên trang net Thông Luận.
Thành thực mà nói, ông triết gia giáo sư khoa trưởng không biết cái thú đọc tiểu thuyết, hay nói rộng ra, giả tưởng.
Gấu tin ông này không hề đọc thơ. 
Do thiếu, hoặc quá nghèo trí tưởng tượng.
Ngay cả viết bình loạn, điểm sách, biên khảo...  cũng không biết viết luôn.
Mấy bài viết của ông ta sao mà nó luộm thuộm quá thể.
Tuy nặng về hồi ký, tha thứ hay không tha thứ, đó là vấn đề, nhưng nghe ra có mùi phân bua, khoe khoang, và nhất là, cái mùi chạy tội.