*


1
2
3
4





Đọc muộn thơ bạn

Tôi Cùng Gió Mùa

Lukacs, trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), coi lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
*
Heidegger, chú giải thơ Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?": Chữ "thời" [time] ở đây, là thời mà chúng ta còn thuộc về [Thời gian của Người]. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Chúa Ky Tô đánh dấu buổi đầu của sự tận cùng của ngày của những vị thần [mark the beginning of the end of the day of the gods]. Đêm xuống. Kể từ đó, ba ngôi hợp một, "the united three" - Herakles, Dionysos, Christ - rời bỏ thế giới, buổi chiều của thời đại thế giới cứ thế chúi vào đêm của nó. Đêm của thế giới cứ thế trải dài bóng đen của nó. Đó là thời đại được định nghĩa như là sự thất bại của thần linh đến với thế gian. Khiếm thần.
*
Đặt hai quan điểm kế bên nhau, chúng ta nhận ra một điều, dù tiểu thuyết, dù thơ ca, cả hai đều là để, đi tìm nhà, để mà về!
*
Thanh Tâm Tuyền, khi tưởng niệm Mai Thảo, "trốn thơ, đành làm nhà văn", là cũng mượn ý thơ Holderlin: Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
*
Không phải tự nhiên mà Hồ Hữu Tường, thay vì đếm những giờ phút còn lại của mình, đã mơ tưởng Đức Phật trở lại với thế gian này.

Cioran phán:
Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie
*

How can one go back
To a ravaged home?
Marina Tsvetaeva: My country
Làm sao trở về, căn nhà hoang?
*
Người xa vắng biết đâu nấm nhà...  mồ?
Back to Sorrento
*
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Và Holderlin, trả lời, qua miệng một người bạn của mình, nhà thơ Heinse, là người, mà câu hỏi đã được đặt ra:
"Những người mà, như bạn nói, những vị tu sĩ của thần rượu vang
Đi từ xứ này qua xứ nọ, trong đêm thiêng"
"But they are, you say, like the wine-god's holy priests,
Who fared from land to land in holy night".

Chúng ta muờng tượng ra cõi thơ của Nguyễn Xuân Thiệp:
Những vị tu sĩ: Những tù nhân
Trải qua đêm thiêng trong những trại tù trải dài thảo nguyên.

Đó là tại sao vào thời đêm đen của thế giới, thi sĩ nói điều thiêng.
Đó là tại sao trong ngôn ngữ thơ Holderlin, đêm của thế giới là "đêm thiêng".
Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré.
Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la "nuit sacrée".
Tại sao thi sĩ?
*
Chúng ta còn gặp cả Trịnh Công Sơn, trong một đêm thiêng của Sài Gòn: Chim thiêng hót lời mệnh bạc!
*

Mùa hạ ta qua vùng thảo nguyên
Bước nhẹ tênh quên thời khổ hạnh
Mê con chuồn chuồn đỏ bay ngang
Thương bầy dê con trên đồi vắng
Gặp trẻ chăn bò đi hát rong
Gọi ấu thơ ta mùa hạ sáng
Đời trôi đi tưởng đời lặng câm
Bỗng tiếng đàn ai trong gió thoảng

(...) Mai mốt chị qua vùng thảo nguyên
Như xưa một lần về quê ngoại
Ngày reo vui vườn chim bay chim
Lòng reo vui reo tà áo lụa
Chị gội đầu bằng nước hoa chanh
Hương tóc bay sang chiều vời vợi
Chị ơi mai qua vùng thảo nguyên
Mang cho em một chùm nhãn chín
Ôi tình xưa như nhãn và sen
Dẫu tình phai khi chưa kịp hẹn

                                                   tr. 63-69

... Người cư ngụ ở thi sĩ...
... L'homme habite en poète...
...
Poétiquement habite l'homme...
Holderlin

La poésie est le véritable "faire habiter". Seulement  par quel moyen parvenons-nous à une habitation? Par le "bâtir". En tant que faire habiter, la poésie est un "bâtir".
[Thơ chính là chỗ ở đích thực. Bằng cách nào chúng ta có được chỗ ở? Bằng cách xây xất. Chúng ta làm thơ như làm nhà để ở].
Heidegger: Người ở nơi nhà thơ.

    Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ", không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ.
TTT: Thơ giữa chiến tranh và trại tù.
*
Heidegger có hai bài chú giải thơ Holderlin, bài nào cũng tuyệt vời.
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng, và Người ở nơi nhà thơ.
Chúng ta đọc thơ tù của ba nhà hiền giả, song song với hai bài viết của Heidegger, và song song với tư tưởng thời hiện sinh nơi lưu đầy, chốn tù đầy kia, chính là nơi quê nhà... 
Nói đúng hơn: Thảo nguyên kia, mới chính là nhà.
Chị ơi mai qua vùng thảo nguyên...
*

Những câu thơ không phải là tình cảm, như người ta thường nghĩ, nhưng mà là kinh nghiệm. (1)
Kinh nghiệm trại tù.
(1) "Car les vers ne sont pas, comme certains croient, des sentiments[.... ] Ce sont de exprériments [...]".
Rilke: Cahiers de Malte Laurids Brigge.
[Henri Meschonic trích dẫn, trong Vì Thi Tính I, Pour la poétique I]
*
Trong ba nhà thơ, ba vị hiền giả, trở về từ một cõi thật xa xăm cả về thời gian, lẫn không gian với chúng ta - cõi tù VC - Thanh Tâm Tuyền, tìm thấy ở trong cõi đó, sự "ẩn mật", lòng "không chút oán thù", Tô Thùy Yên, hồn ma hờn tủi, khi về, tưới vài giọt rượu xuống cuộc bể dâu, nhằm giải oan cho nó, Nguyễn Xuân Thiệp "chẳng nói, chẳng làm gì hết.". Ông cứ lặng lờ giữa hai vị hiền giả kia, và có lẽ đã đến lúc chúng ta lôi ông ra, để lên ngôi vị số 1?
*
Trong Inner Workings, tập tiểu luận, trong Hugo Claus, poet, Coetzee viết:
Trong một trong những bài thơ sau này của Hugo Claus, một nhà thơ nổi tiếng bằng lòng cho một nhà thơ trẻ phỏng vấn [Gấu bỗng nhớ đến Hoàng Cầm và cú cho phép một nhà thơ trẻ lặn lội từ hải ngoại về châm đóm cho ông hút thuốc lào, quái quỉ thế!]. Sau vài điếu thuốc lào [vài ly, nguyên văn], mượn hơi thuốc lào [hơi men], nhà thơ trẻ bèn ra đòn:
Lúc này chỉ có hai ta, tớ hỏi thiệt anh già, cớ sao cứ ruỗi ra với đám trẻ, với thế giới hiện đại? Tại sao quá để ý đến những đại sư phụ đã ngỏm củ tỏi? Tại sao quá bị ám ảnh bởi kỹ thuật? Đừng nóng giận, cảm thấy bị xúc phạm, nếu tớ nói ra sự thực này: Ông có vẻ quá hũ nút [hermetic]? Lại còn nhịp thơ của ông, sao nó hiển nhiên quá, trẻ con quá? Đâu là triết lý của ông, đâu là tư tưởng cơ bản của ông, ở trong cõi khùng đó?
*
Nhà thơ già bèn đưa cái đầu trở về với thời trẻ thơ, về những ông thầy đã chết của mình, Byron, Erza Pound, Stevie Smith. "Lối đi đá tảng" [Stepping Stones], ông nói.
Ông nói sao? Nhà thơ trẻ bối rối, không hiểu.
Những hòn đá làm thành những bước đi, để cho bài thơ cứ thế mà bước tới.
Anh già đẩy anh trẻ ra cửa, vừa đẩy vừa khoác lên vai nhà thơ trẻ cái áo choàng. Từ thềm bên ngoài, ông chỉ  mặt trăng. Vẫn không làm sao hiểu ra ý của nhà thơ già, nhà thơ trẻ cứ ngó mãi ngón tay trỏ.
*
Ngón tay chỉ mặt trăng.
*
Cũng ý đó, Borges kể câu chuyện "Bông Hồng của Paracelsus":
"Tôi không quan tâm đến vàng. Những đồng tiền này chỉ để nói lên lòng mong ước của tôi được theo chân Thầy. Tôi muốn Thầy dậy tôi Nghệ Thuật. Tôi muốn bước kế bên Thầy, trên con đường đi tới Cục Đá."
"Con đường 'là' Cục Đá... Mỗi bước đi của bạn, là mục tiêu mà bạn tìm kiếm."
Người đàn ông nhìn vị đại sư, giọng anh thay đổi:
"Nhưng, như vậy là không có mục tiêu?"
Nguồn
*
Nhịp thơ hiển nhiên quá, trẻ con quá, liệu chúng ta có thể nói như vậy về thơ NXT?
Chúng chỉ là những hòn đá tảng cho thơ và nhà thơ dạo chơi giữa thảo nguyên, trong cõi tù?

Liệu Nguyễn Xuân Thiệp, cũng có thể nói, như Hoàng Cầm nói, thơ tôi không cần thông điệp?
Và như chúng ta hiểu, chính cuộc đời của họ là thông điệp của thơ của họ?
Với Hoàng Cầm, là thảm họa Nhân Văn. Với Nguyễn Xuân Thiệp, một cõi tù, ở đó, ông khám phá ra thảo nguyên?
*
Những chú giải cõi thơ của Hugo Claus, của Coetzee, xem ra, lạ thay, có thể áp dụng cho thơ hũ nút, trước trại tù, tức thơ tự do, của Thanh Tâm Tuyền khi dòng thơ này mới xuất hiện, và những dòng thơ trong Thơ Ở Đâu Xa, cũng của chính ông, làm trong tù, và tất nhiên, cho những dòng thơ xem ra dễ dàng, trẻ con, của Nguyễn Xuân Thiệp.
*
Thi sĩ là người, có sống có chết, trong khi hồ hởi ca hát vị thần rượu vang, cảm nhận dấu vết của những vị thần đã bỏ chạy, ôm diết dấu vết còn lại này của những vị thần, và làm dấu cho đồng loại, hướng tới bước ngoặt.
Poets are the mortals who, singing earnestly of the wine-god, sense the trace of the fugitive gods, stay on the gods' tracks, and so trace for their kindred mortals the way to the turning.
Heidegger: What Are Poets For? [Tại sao thi sĩ, Thi sĩ để làm cái gì?]
*
Con đường của những vị thần: Con đường của những tù nhân? Đêm đen: Đêm tù? Điểm ngoặt: 1975?
*
Liệu có thể coi Rainer Maria Rilke, là thi sĩ của thời điêu đứng? Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông mắc míu tới sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm tới cỡ nào, thơ của ông với mãi xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như ông ta đi tới nơi có thể đi?

Gọi là thời điêu đứng, thời đêm đen, không phải chỉ vì Thượng Đế đã chết, mà còn bởi vì những con người có sinh có tử, đếch có ý thức, không lo lắng, có thể nói, bất khả, về chính cái chết của chúng. Chúng đếch có, hay chưa có tới được, cái chuyện, làm chủ chính cái bản chất tự nhiên của chúng. Cái chết rút dù về cõi bí nhiệm. Sự bí mật của nỗi đau lộ ra. Tình yêu không được biết đến, không được học hỏi. Nhưng những kẻ có sống có chết đó, có [are] . Chúng có [are] trong cái gọi là ngôn ngữ [They are, in that there is language].
Heidegger: Thi sĩ để làm cái chó gì?