*
Câu phán này của Woolf mà không thú sao:

Thi sĩ luôn luôn là người đương thời của chúng ta.
The poet is always our contemporary

Thượng Thọ hay không Thượng Thọ
[To be or not to be]
Gấu sẽ té xuống như 1 cái cây,
Và kiếm thấy mộ của mình
Chỉ để nhớ ra rằng thì là
Gấu đã từng tính tự làm thịt mình, vài lần.

I shall fall like a tree, and find my grave
Only remembering that I grieve

Gió Tây ui, khi nào mi thủi?
Mưa nhỏ sẽ rơi
Chúa ơi
Nếu tình của Gấu ở trong tay của Gấu
Thì Gấu bèn lại ở trong cái giường của Gấu

Western wind, when wilt thou blow?
The small rain down can rain
Christ, if my love were in my arms,
And I in my bed again!


Woolf



   
 
Ha Nguyen replied to your comment on Lien Hoang Nguyen's photo.
 
   
Ha Nguyen
December 27 at 8:36am
 
Dạ thật ra văn Woolf ko khó bằng văn James Joyce mà cháu lỡ hạ quyết tâm dịch cho được Joyce rồi :)
 
Like
Comment

 
 
 

Trong cuốn dưới đây, trong bài viết Giả Tưởng Hiện Đại, Modern Fiction, Woolf cho thấy, Bà không chịu nổi Joyce.
Tất nhiên, không chỉ Bà.
Gấu thú thực, không đọc nổi Joyce, ngoài cuốn Gens de Dublin, đọc quãng 1970s, ở Sài Gòn. Có chôm & dịch 1 truyện ngắn, Eveline, cùng dòng với Trước Pháp Luật của Kafka


It is, at any rate, in some such fashion as this that we seek to define the quality which distinguishes the work of several young writers, among whom Mr. James Joyce is the most notable, from that of their predecessors. They attempt to come closer to life, and to preserve more sincerely and exactly what interests and moves them, even if to do so they must discard most of the conventions which are commonly observed by the novelist. Let us record the atoms as they fall upon the mind in the order in which they fall, let us trace the pattern, however disconnected and incoherent in appearance, which each sight or incident scores upon the consciousness. Let us not take it for granted that life exists more fully in what is commonly thought big than in what is commonly thought small. Anyone who has read The Portrait of the Artist as a Young Man or, what promises to be a far more interesting work, Ulysses now appearing in the Little Review, will have hazarded some theory of this nature as to Mr. Joyce's intention. On our part, with such a fragment before us, it is hazarded rather than affirmed; but whatever the intention of the whole, there can be no question but that it is of the utmost sincerity and that the result, difficult or unpleasant as we may judge it, is undeniably important. In contrast with those whom we have called materialists, Mr. Joyce is spiritual; he is concerned at all costs to reveal the flickerings of that innermost flame which flashes its messages through the brain, and in order to preserve it he disregards with complete courage whatever seems to him adventitious, whether it be probability, or coherence, or any other of these signposts which for generations have served to support the imagination of a reader when called upon to imagine what he can neither touch nor see.

Nhớ, hình như Kundera cũng phán, không hẳn như trên, Joyce nhét 1 cái máy ghi âm vào não ông ta.
Mấy bài essays trong cuốn Trầm Tư Hòa Bường khi ăn hỏa tiễn VC ở Sài Gòn, bài nào cũng tuyệt. Tin Văn sẽ đi bài Ám ảnh phố phường và Đọc sách làm khỉ gì, How Should One Read a Book?
Cả hai đều quá OK, hà, hà!

Cuốn Mrs Dalloway, được coi là 1 trong những tuyệt tác của thế giới.

Thượng Thọ hay không Thượng Thọ
[To be or not to be]
Gấu sẽ té xuống như 1 cái cây,
Và kiếm thấy mộ của mình
Chỉ để nhớ ra rằng thì là
Gấu đã từng tính tự làm thịt mình, vài lần.

I shall fall like a tree, and find my grave
Only remembering that I grieve

Gió Tây ui, khi nào mi thủi?
Mưa nhỏ sẽ rơi
Chúa ơi
Nếu tình của Gấu ở trong tay của Gấu
Thì Gấu bèn lại ở trong cái giường của Gấu

Western wind, when wilt thou blow?
The small rain down can rain
Christ, if my love were in my arms,
And I in my bed again!

Câu phán này của Woolf mà không thú sao:

Thi sĩ luôn luôn là người đương thời của chúng ta.
The poet is always our contemporary


*

Thoughts on Peace in an Air Raid

Trầm Tư Về Hòa Bường Dưới Tiếng Xèo Xèo của hỏa tiễn VC

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

Phải bồi thường thằng đàn ông, khi khẩu súng của anh ta bị hỏa tiễn của VC làm tan biến vào hư vô.
Đây là trường hợp xẩy ra cho Mr. TBT, Sếp của Gấu, Trưởng Đài VTD, lần ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
“Vẫn thằng Th, mà không phải thằng Th”. Ông Điều Tổng Giám Đốc Bưu Điện, thầy dậy Gấu ở trường Quốc Gia Bưu Điện, phán, bằng tiếng Tây!
Đi bốn thằng, hai chết, 1 mất súng. Gấu ăn cả hai trái mìn, vậy mà thoát chết, súng cũng còn. May quá!
Lúc đó còn độc thân. Sau cú đó, là quen Gấu Cái!

Trong cuốn này, có bài essay Ám Ảnh Phố Phường, Street Haunting.

http://www.tanvien.net/Viet/am_anh_pho_phuong.html

Lần về Việt Nam này, Du Tử Lê không mang theo tác phẩm của ông. Ông ngại những phiền phức có thể gặp phải.
Hơn một lần, tôi định nói với ông là ông quan trọng hóa một vấn đề đơn giản. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, lại thôi.
Nhiều năm trôi qua, vết thương cũng bắt đầu khép miệng rồi, ký ức khi nhớ khi quên… mọi thứ có còn nặng nề như trước đây nữa đâu mà băn khoăn cho thêm phiền lòng.

Note: Anh cớm văn nghệ VC này chỉ phán nhảm. Đất nước ngày càng khốn nạn thêm, vết thương bắt đầu khép miệng rồi cái con khỉ!

“... Người về như bụi, vàng trang sách xưa, người về như mưa, soi tìm dấu cũ. Tôi buồn như cỏ, một đời héo khô, tôi buồn như gió, ngang qua thềm nhà, thấy ai ngồi đợi, bóng hình chia đôi, sầu tôi lụ khụ. Người về như sóng, buồn tôi quanh năm, người về như đêm, mơ hồ cõi chết, tình tôi phập phều, những tăm phụ bạc…”.

Một trong những đoạn thơ của Du Tử Lê mà tôi cực thích.

Tôi nhớ là, ở lần gặp đầu tiên, tôi có hỏi Du Tử Lê rằng: “Chú ạ, đời sống văn nghệ bên đó có vui không?”.
Du Tử Lê không đáp, mắt hướng nhìn lá vàng rơi đang lúc gió, tràn cả mặt phố…

Có khi, đó cũng là một cách trả lời. Bởi mãi về sau, ông mới chậm rãi bảo, ông yêu Sài Gòn vô cùng…

Ám ảnh phố phường.
Cả bài viết không nói gì đến, ngoài câu bạn ta phán, tôi yêu Sài Gòn vô cùng.

Tuy nhiên, cái “hình ảnh”, ‘ám ảnh phố phường’, thì lại…  ám ảnh GCC.

Virginia Woolf có 1 bài viết, chôm đúng từ của anh cớm Vẹm, Ám ảnh phố phường: Một cuộc phiêu lưu Luân Đôn [Street Haunting: A London Adventure], trong đó, bà ngợi ca những buổi tối mùa đông phiêu lưu trong Luân Đôn: Đúng như thế, chạy trốn là vĩ đại nhất trong lạc thú, và ám ảnh phố phường mùa đông, vĩ đại nhất trong phiêu lưu [This is true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures]

GCC sẽ viết về ám ảnh phố phường Sài Gòn của GCC.

*

KAFKA WAS BORN IN A building on the square of Prague's Old Town on July 3, I883. He moved several times, but never far from the city of his birth. His Hebrew teacher recalled him saying, "Here was my secondary school, over there in that building facing us was the university, and a little further to the left, my office. My whole life-" and he drew a few small circles with his finger "-is confined to this small circle."

The building where Kafka was born was destroyed by a great fire in I889. When it was rebuilt in 1902, only a part of it was preserved. In 1995, a bust of Kafka was set into the building's outer wall. A portent of the Prague Spring, Kafka was finally recognized by the Czech communist authorities, hailed as a "revolutionary critic of capitalist alienation."

In a letter to a friend, he wrote: "There is within everyone a devil which gnaws the nights to destruction, and that is neither good nor bad, rather, it is life: if you did not have it, you could not live. So what you curse in yourself is your life. This devil is the material (and a fundamentally wonderful one) which you have been given and which you must now make use of. . . . On the Charles Bridge in Prague, there is a relief under the statue of a saint, which tells your story. The saint is sloughing a field there and has harnessed a devil to the plough. Of course, the devil is still furious (hence the transitional stage; as long as the devil is not satisfied the victory is not complete), he bares his teeth, looks back at his master with a crooked, nasty expression and convulsively retracts his tail; nevertheless, he is submitted to the yoke. . . ."

Kafka ra đời tại một building ở quảng trường Cổ Thành Prague, ngày 3 Tháng Bẩy, 1883. Ông di chuyển vài lần, nhưng không bao giờ ra khỏi thành phố. Ông thầy dạy tiếng Hebrew còn nhớ là vị học trò của mình có lần nói, “Đây là ngôi trường trung học của tôi, ở chỗ kia kìa, trong cái toà building đối diện chúng ta, là đại học, xa tí nữa, về phía trái, là văn phòng của tôi. Trọn đời tôi” – ông học trò khua vòng vòng ngón tay – “thì đóng khung ở trong cái vòng tròn nho nhỏ này”.

Tòa nhà nơi Kafka ra đời, bị một trận cháy lớn tiêu hủy vào năm 1889. Khi xây cất lại vào năm 1902, chỉ 1 phần được giữ lại. Vào năm 1995, một bức tượng nửa người của ông được dựng lên trong toà nhà, tường phía ngoài. Một điềm triệu của Mùa Xuân Prague, Kafka sau cùng được nhà cầm quyền CS Czech công nhận, như là một “nhà phê bình cách mạng về sự tha hóa của chế độ tư bản”.

Trong 1 lá thư cho bạn, Kafka viết, luần quần trong bất cứ 1 ai, là một con quỉ, nó gậm đêm, đến tang thương, đến hủy hoại, và điều này, đếch VC, và cũng đếch Ngụy, hay đúng hơn, đời Mít là như thế:
Nếu bạn đếch phải như thế, thì bạn đếch phải là Mít!
Bạn không thể sống, đúng hơn.

Còn quỉ này là… hàng – như trong cái ý, Nam Kít nhận họ, Bắc Kít nhận hàng – và bởi thế, hàng này mới thật là tuyệt vời, "ơi Thi ơi Thi ơi", một em Bắc Kít chẳng đã từng nghe, đến vãi lệ, 1 giọng Nam Kít, phát ra từ cặp loa Akai, tặng phẩm-chiến lợi phẩm của cuộc ăn cướp - Bạn ăn cướp và bây giờ bạn phải sử dụng nó, làm cho nó trở thành có ích… Trên cây cầu Charles Bridge ở Prague, có một cái bệ, bên dưới 1 bức tượng thánh, nó kể câu chuyện của bạn. Vị thánh trầm mình xuống một cánh bùn, kéo theo với ông một con quỉ. Lẽ dĩ nhiên, con quỉ đếch hài lòng, và tỏ ra hết sức giận dữ (và đây là ý nghĩa của ẩn dụ, một khi mà con quỉ cuộc chiến Mít chưa hài lòng, dù có dâng hết biển đảo cho nó, thì chiến thắng đỉnh cao vưỡn chưa hoàn tất), nó nhe răng, tính ngoạm lại sư phụ của nó 1 phát!
*

Bắc Đảo dùng từ như thể ông ta vật lộn đời mình với chúng [Ông] kiếm ra đường, để nói với tất cả chúng ta.

NYRB

Thiên tài Bắc Đảo và cơn hăm dọa của ông ta, là ở trong cái sự liền lạc, không mối nối, không sứt mẻ, nhưng thật là hài hòa, khi thực hiện cuộc hôn nhân giữa ẩn dụ và chính trị: ông là 1 chiến sĩ, 1 tên du kích, đúng hơn, trong 1 cuộc chiến đấu ở mức ngôn ngữ.

Chicago Tribune


Two Cities by A

CRACOW

CITIES THAT ARE too beautiful lose their individuality. Some of the southern towns cleaned up for tourists remind one more of glossy photo ads than of organic human settlements. Ugliness creates individuality. Cracow cannot complain of a dearth of infelicitous, heavy, melancholy places.

Những thành phố đẹp quá mất mẹ nó căn cước cá nhân của chúng. Một vài thành phố phía Nam rửa ráy làm sạch chúng, để chào đón khách du lịch làm nhớ tới những tấm bưu thiếp, những tấm biển quảng cáo hơn là những nơi cư ngụ của bầy đàn con người. Cái xấu xí tạo căn cước cá nhân. Cracow chẳng có gì để mà phàn nàn, về những nơi chốn, địa điểm không may, bất hạnh, nghèo nàn, dơ dáy, nặng nề, buồn ơi là buồn của nó.
Ui chao, đọc 1 phát là bèn nhớ liền những con hẻm, Hẻm Đội Có, Xóm Mả Đỏ, Xóm Gà, Ngã Ba Chú Ía… của Xề Gòn của Gấu Cà Chớn!


Chị dịch quyển này rất hay, chị Ha ơi. Xin hãy tha thứ cho em vì hồi trước đọc Bí ẩn nữ tính em cứ tin là chị phù hợp với mấy quyển nghiên cứu hơn là văn học. Đập đầu tạ lỗi �� �� �� ��

No automatic alt text available.
LikeShow more reactions



http://www.tanvien.net/Tuong_niem/ky_niem_8.html

En fait, je pense parfois que seule l'autobiographie relève de la littérature.
Vigirnia Woolf.

Bếp Lửa đúng là một thứ tự thuật, theo cái nghĩa Woolf đã nói, như trên, mà Gấu 'phăng' ra như sau:
Đôi khi tôi tin rằng chỉ có tự thuật là cây đũa thần, điểm cục đá đời sống, hóa cục vàng văn chương.
Đặng Tiến cũng nhận ra điều này, nhưng chi tiết về bà mẹ, đã mất, ở trong truyện, so với ở ngoài đời, khiến ông ngần ngại.

Theo tôi, tự truyện thì tự truyện, không ai đòi hỏi, nó phải y chang đời sống. Sự đối đầu giữa hai người đàn ông, giữa hai thế hệ, là ông Chính và Tâm ở trong Bếp Lửa, sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, khi giữa họ có một người thân yêu, đã chết, và một cái chết như thế đó, làm họ gần gụi nhau hơn.
Cuộc đụng đầu giữa họ, như trong truyện, bắt đầu bằng một hình ảnh thật căng thẳng [vờ nhau đi, khi đụng đầu ở ngoài đường phố], nhưng dịu đi dần, nhờ cơn mưa, đi sâu cả vào giấc mơ, và, như thế, cơn mưa chỉ là kỹ thuật, xảo thuật; hình ảnh của một bà mẹ đã mất, chập chờn đâu đó giữa hai thế hệ đàn ông, mới là 'ảo thuật', hay cái gọi là hiện thực huyền ảo ở trong văn chương.
*
Ông Chính đứng lên khép cửa và cửa sổ.  Bóng ông in lên vách. Ông dừng một chút nhìn qua cửa sổ ra ngoài và hỏi tôi – mưa lúc ấy đổ mạnh khiến tiếng ông thấp thoáng và tôi sởn gai ốc khắp người vì lạnh:
“Anh Tâm. Tôi muốn anh thành thật trả lời câu hỏi này của tôi”. Vài giây cách quãng, mưa to hơn. “Giữa chúng ta có xẩy ra chuyện gì không đẹp không? Anh cứ nói thẳng với tôi.”
Tôi muốn đứng dậy nhưng không rời chỗ. Tôi nghe trong tiếng mưa vẫn còn vang tiếng của ông Chính khắp gian phòng.
“Thưa thầy không bao giờ tôi nghĩ lại có thể có câu hỏi ấy giữa thầy và tôi.” Tôi bị xúc động mạnh.
Ông Chính quay đầu lại, mắt ông chớp nhanh, ông nói:
“Tôi muốn giữa chúng ta có được sự thẳng thắn.” Ông nuốt nước bọt. “Dù thế nào chúng ta cũng đã sống với nhau hơn mười lăm năm, lúc có mẹ cũng như lúc không. Lúc nào tôi cũng coi anh là người thân nhất của đời tôi và tôi chắc anh cũng như tôi vì anh cũng chẳng còn ai thân thích. Trước khi lấy mẹ tôi đã có một đứa con gái nhưng chúng tôi không sống gần nhau…”
Ông Chính không gọi mẹ anh, ông gọi mẹ để tỏ sự kính trọng. Sự có mặt của người đàn bà ấy hiện lên giữa chúng tôi. Chính người đàn bà đau khổ cho đến lúc nhắm mắt ấy là người buộc chúng tôi với nhau. Ngay những giờ phút mong manh nhất người vẫn với sự âm thầm cố hữu nối kết chúng tôi: năm 45 tôi ở miền Nam, còn ông Chính ở biên giới Trung Hoa, rồi chúng tôi lại trở về bên người đàn bà ấy. Và chính bây giờ vẫn còn người ấy, mãi mãi chăng? Bắp thịt má ông Chính giật giật. Tôi bàng hoàng nói:
“Thầy đừng nên có ý nghĩ ấy. Không hề có một câu chuyện nhỏ nào cả. Nếu có chỉ là sự vụng về của tôi khiến thầy nghi ngờ thì tôi xin lỗi thầy. Thầy cũng hiểu tôi còn những điều dự tính riêng, nhưng bao giờ tôi vẫn là con thầy như khi còn mẹ và…”
Mưa dịu hơn trước. Ông Chính ngồi xuống.
Chúng tôi đi nằm vào lúc mười một giờ. Tôi thao thức không sao ngủ được. Mưa dầm và lạnh. Ông Chính chong đèn đọc sách khuya. Tôi biết ông cũng không ngủ được. Tôi thương ông vô cùng, sự già cả và cô đơn vây lấy ông. Tôi nhớ đến ngày giỗ mẹ tôi vừa qua, chúng tôi không ai làm gì cả; buổi tối hôm ấy ông Chính không về nhà và tôi đi ngủ sớm. Giá có người đàn bà chúng tôi sẽ thân nhau ở những chuyện nhỏ nhặt ấy. Khi tôi ngủ, đèn đọc sách của ông Chính vẫn còn sáng.
Gần ba giờ sáng. Mưa rơi sâu vào giấc mơ.
Thanh Tâm Tuyền: Bếp Lửa


Nhưng, tự thuật, đúng là tự thuật, nó còn là một cuốn sách tiên tri: Tiếng hát của Thanh, và bài hát "Trở về mái nhà. Xưa", trùm lên tất cả, và trở thành bài hát của tất cả những người Việt hải ngoại, sau 1975.
"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới", là như vậy đó!
Cũng vẫn Woolf: Tôi cứ khăng khăng tin rằng thì là, cái thái độ hứng chịu những cú sốc, chính nó, đã biến tôi thành nhà văn. [Je persiste à croire que l'aptitude à recevoir des chocs est ce qui fait de moi un écrivain. Trích báo Lire, Đọc, số đặc biệt về nữ giới và văn chương, Tháng Năm, 2006]
Bếp Lửa cũng được viết ra từ cú sốc 1954, và thái độ của tác giả của nó, khi hứng chịu cú sốc đó.

http://www.tanvien.net/Viet/Notes_on_a_voice_Woolf.html

http://www.tanvien.net/TG_TP/Woolf_Fiction.html

Note: Sự kiện, trong nước mê, đọc, dịch Virginia Woolf quả là quá sức tưởng tượng của Gấu. Bà này rất khó đọc, và cực kén độc giả. Trên Tin Văn có nhiều trang dành cho Bà, nhưng thực sự, là thứ dự trữ, khi nào có thì giờ thì dịch và viết. Gấu đọc Mrs Dalloway ngay khi vừa đi làm thêm cho UPI, có tiền, vô tiệm sách, cầm nó lên, đánh vật với nó mấy ngày trời, khi tinh tỉnh, ra Quán Chùa khoe với ông anh, ông cũng vui với thằng em, mắt mơ màng, phán, cậu nghe tớ, phải đọc đi đọc lại vài lần, nhiều lần. Bà này viết essay mới thần kỳ! Gấu nhớ, đã từng chôm, vài lần, khi viết về mấy nhà văn nữ Mít, Miền Nam, về Mai Thảo, khi so sánh 1 London của Woolf và 1 Saigon/Hà Nội của ông

Trong bài Vài kỷ niệm về Mai Thảo, Gấu có nhắc tới Virginia Woolf. Trong năm bài essays nho nhỏ về thành phố London [The London Scene], bà có đưa ra một nhận xét, không hẳn giống như Ozick, về đời tư nhà văn nhớn:
London, may mắn thay, đầy những nhà của Vĩ Nhân, Great Men. Với đầy đủ những trò lẩm cẩm, nào là cái ghế họ ngồi, cái ly họ uống cà phê, cái giỏ đựng rác… Chúng ta đến căn nhà của Dickens, không hẳn hoàn toàn chỉ vì tò mò, nhưng mà còn để nhận ra một điều: có thể, họ cũng chẳng có một khiếu thẩm mỹ nào ghê gớm lắm, nhưng những dấu ấn của họ lên những đồ vật thì thật rõ nét… Cách họ sắp xếp bàn ghế, đồ đạc, nhà cửa của họ.. làm sao cho chúng trở thành một phần của cuộc đời của họ. Chỉ cần một giờ quanh quẩn ở nơi đó, là chúng ta có thể biết nhiều về họ, hơn những gì chúng ta được biết từ những cuốn tiểu sử dầy cộm. Không hiểu những miếu đền, những ngàn chương sử, mà Mai Thảo mơ ước đó, là về ông, hay là về Sài Gòn, có Quán Chùa, hay Tiểu Sài Gòn, có căn phòng, có một ông già bịnh, mơ mơ màng màng, chẳng bao lâu, ta sẽ là cả thế giới…
Bientôt, je serai tout le monde.
Je serai mort
Borges.

Vài kỷ niệm về Mai Thảo

Bài viết này, có thể coi là bài văn tế sống Mai Thảo, viết vội, khi nghe ông sắp đi. Nguyễn Mộng Giác vội vàng mang vô nhà thương đọc cho Mai Thảo nghe. Ông cám ơn Gấu, qua Nguyễn Mộng Giác, và còn nói thêm, bây giờ, sao nó viết dễ đọc, khác hẳn ngày xưa.

http://www.tanvien.net/Viet/am_anh_pho_phuong.html

Virginia Woolf có 1 bài viết, chôm đúng từ của anh cớm Vẹm, Ám ảnh phố phường: Một cuộc phiêu lưu Luân Đôn [Street Haunting: A London Adventure], trong đó, bà ngợi ca những buổi tối mùa đông phiêu lưu trong Luân Đôn: Đúng như thế, chạy trốn là vĩ đại nhất trong lạc thú, và ám ảnh phố phường mùa đông, vĩ đại nhất trong phiêu lưu [This is true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures]

GCC sẽ viết về ám ảnh phố phường Sài Gòn của GCC.

Virginia Woolf

*

Virginia Woolf 1902 [20 tuổi]

Woolf Texts Scan

Năm nhà văn nữ dưới mắt họa sĩ Chóe

Đúng rồi, số báo này có bài của Gấu. Bạn quí, thư ký tòa soạn order. Bài đăng lên, bị thiến mất mấy chữ, Gấu cằn nhằn, bạn quí sorry, nói, tao mà không thiến mấy dòng đó, mấy bà đó đi gặp mày, thiến luôn của quí của mày!

Thời gian này, Gấu có báo riêng. Tờ Tập San Văn Chương. Nguyễn Tường Giang bác sĩ, ông chủ lo tiền bạc, quản lý báo, nghe, bực quá, ra lệnh post lại trên báo nhà, nguyên con.
Gấu vốn tính cả nể, “chẳng dám đụng ai”, bèn nói, thôi, bỏ đi.
Cũng rét chứ bộ.
Còn nhớ một ý, hách lắm, nhân Tuý Hồng mới cho ra lò “Tôi nhìn tôi trên vách”, đại khái:
Mấy bà viết văn, thì thường là viết tiểu thuyết xã hội, [ý nói, đái không qua ngọn cỏ!], và lấy ngay cuộc sống gia đình làm đề tài.
Đàn ông viết truyện, đàn bà viết tự truyện.
Đàn ông đẻ ra nhân vật, mấy bà chẳng cần đẻ, bệ ngay ông chồng của mình vô.
Mấy ông đi từ cái bếp lên tủ sách [ý nói, ăn uống xong xuôi, bèn viết], mấy bà bê mẹ tủ sách xuống bếp, vừa viết văn vừa thổi cơm.
Đang nhặt sạn gạo, bèn lấy mẹ một hột sạn thay cho dấu chấm trên chữ i!
*
Gấu nhớ là, bài viết của Gấu có chôm mấy ý trong một bài viết của Virginia Woolf.
Cái hình ảnh, lấy hột gạo/hạt sạn thay cho dấu chấm trên chữ i, là của Woolf ?
Hẳn thế.
Gấu, sức mấy mà nghĩ ra một hình ảnh, lấy ra từ "tam giác bếp núc", của Levi-Strauss, đẹp đến như thế! (1)

Bạn có liên tưởng ra, hình ảnh một cái hột… khác, không?

(1) Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
*
Gấu nhớ ra cái tít của bài viết rồi, nhà văn nữ và tiểu thuyết xã hội. Được “lạng lách” [được gợi hứng], từ một bài của Woolf, qua đó, bà cho rằng, tiểu thuyết là thứ mạt hạng trong các thể loại văn học, và tiểu thuyết xã hội là "mạt hạng của mạt hạng", và nhà văn nữ, do tạng của họ, chỉ hợp với thứ này!
Hà, hà!
Đúng là "danh bất hư truyền": Một tên 'sa đích văn nghệ'!

Gấu cũng nhớ ra mấy câu ông bạn quí delete rồi, đại ý:
Những nhà văn nữ Việt nam đi từ thành công tới thất bại, biến tiểu thuyết thành tự truyện, biến những nhân vật tiểu thuyết thành những người thân trong gia đình!

Đi từ thành công tới thất bại!
Đểu thật!
Nhưng, so với cái tít cuốn tiểu thuyết của Tuý Hồng, thì cũng chẳng thấm vào đâu.
Như muối bỏ bể!
*
TTT rất quí Tuý Hồng, ông rất phục, đúng hơn, cái tài sử dụng chữ Mít của Tuý Hồng. Ông có nói điều này với Gấu, trong một lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới Thanh Nam, và những ngày làm tờ Nghệ Thuật.

“Tôi nhìn tôi trên vách” quá tuyệt.
Chắc là cái tít bật ra khi nhìn bản mặt ông chồng, thấy chán như cơm nếp nát, hẳn thế?

Gấu gặp Tuý Hồng, độc nhất một lần, khi còn ở building Cửu Long [?], sau khi ông bê bà về đây ít lâu.
Khi ông còn độc thân, có ghé vài lần, có lần xách theo ông anh vợ hụt [ông anh BHD] cùng chai Remy, của một anh lính Mẽo già, mua cho một cô nữ điện thoại viên ở trên Đài, từ PX của Mẽo. Anh già này mua nhiều thứ lắm, toàn Gấu được hưởng, như Pall Mall, Remy.
Cô nữ điện thoại viên mà anh lính già mê, Gấu cũng mê!
Ông trưởng đài lại càng mê. Hai người bồ bịch với nhau, chẳng ai biết, chỉ đến khi ông trưởng đài bị mìn VC cùng với Gấu, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cô thương quá, sợ ông chết, bật khóc nức nở, thế là bể chuyện.
Ui chao chuyện về em này cũng tuyệt lắm. Bữa nào rảnh kể tiếp. Gấu gọi em là Dì Tám, bởi vì mê cháu của bà, là cái cô Mai, trong 

Những ngày ở Sài Gòn:

Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền.

Mai, Mai… để anh kể cho em nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…

Mai thôi làm việc. Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall:
Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
*
Năm nhà văn nữ, mỗi bà có một, hoặc hai thương hiệu. Thuỵ Vũ, “lao và lửa”, Trùng Dương, ‘mưa không ướt đất’, ‘em lên anh nhé’, Tuý Hồng, ‘vết thương dậy thì’, Nguyễn Thị Hoàng, ‘vòng tay học trò’. Ngoài ra, còn Nhã Ca, Trần thị NGH, Lệ Hằng, Ngọc Minh, nhiều lắm.
Trong Văn Học Tổng Quan Võ Phiến giải thích hiện tượng âm tính của cõi văn Mít Miền Nam, giọng văn trước, ‘ồm ồm’, sau, ‘eo eó’, là do đàn ông đi lính hết!
Nhảm thế đấy.

Trong cuộc trò chuyện giữa Volkov và Brodsky, khi được hỏi, tại sao cả trăm năm, từ Karolina Pavlov tới Mira Lokhvitskaya, đàn bà chỉ đứng khép nép bên chiếu thơ, thế rồi, bất thình lình, cùng một lúc, chúng ta có hai tài năng khổng lồ, là Tsvetaeva và Akhmatova, đứng ngang hàng với những nhà thơ khổng lồ trên thế giới, Brodsky cho rằng, vấn đề này không  liên quan tới thời gian. Nhưng, có thể, chính là vấn đề thời gian [Then, again, maybe it has].
Vấn đề theo tôi [Brodsky], là, đàn bà rất mẫn cảm với trà đạp đạo đức, với vô đạo đức, về mặt tâm lý của như về mặt tinh thần. Và vô đạo đức thì phổ cập, tràn lan, thế kỷ khốn kiếp của chúng ta chẳng hề thiếu!
Thành thử, sự nổi lên của các nhà văn nữ Miền Nam vào thời kỳ đó, không phải là do đàn ông đi lính hết, các bà tha hồ múa may quay cuồng, mà chính là vì sự hung bạo, tàn khốc của cuộc chiến, và nói quá đi một chút, có thể các bà đã ngửi ra cái mùi dã man từ những trại cải tạo sắp tới, cũng nên!

*

* *

* *

Tạp Ghi của NQT trên báo Văn Học của NMG

Lukacs, Trùm phê bình Mạc Xịt chịu không nổi trường phái văn chương Woolf, Bloomsbury Group.
Văn của Sến làm sao để kế bên Woolf, hay Miêng, hay 1 "muỗng nước mắm" của Thụy Vũ?

Cái gì làm độc giả trong nước hiện nay mê những tác giả như Joyce, Woolf?
Hay là phải "đến bây giờ" họ mới được thưởng thức....  nụ hôn đầu, và thứ văn chương tương xứng với nó?

Khi tôi đọc Mrs Dalloway ở Lycée, chẳng khác gì nụ hôn đầu.
Sến chẳng đã kể lần đầu vô Nam, nhắc tới Bùi Giáng, lũ Nam Kít lắc đầu, thứ đó Sến không đọc được!
Liệu, có 1 thứ văn chương khác, làm trong nước thèm, qua cái việc đọc & dịch Woolf?

*