*
Notes


















Phu nhân Somerset
1
2

Có thể nói, Miss Trask đảo ngược hẳn cái lề thói cuộc đời mà chúng ta vẫn thường sống: Đẩy đời thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhường chỗ cho giả tưởng.
Liệu cô hạnh phúc hơn những kẻ chọn đời sống thay vì giả tưởng? Tôi nghĩ, cô hạnh phúc hơn. Nếu không, tại sao cô để tất cả của cải làm cái giải thưởng, khuyến khích mấy cô cậu choai choai viết tiểu thuyết tình? Đó chẳng phải là bằng chứng cho thấy, cô hài lòng rời bỏ thế giới này, qua thế giới tới, yên chí một điều, thế hệ đàn em sẽ tiếp tục đổi thực tại cuộc sống lấy những dối trá của văn chương.
Mặc dù nhiều người nghĩ, thật quá quắt, nhưng tờ di chúc của Miss Trask quả đúng là một phán đoán nghiêm khắc đối với cái thế giới tởm lợm mà cô sinh ra, và cô đã, bằng mọi cách tránh né, để đừng phải sống nó!
Llosa.

Những ngày Tết Ta vừa qua, Gấu chẳng biết đi đâu, bèn ở nhà như vẫn ở nhà, "đọc chơi"...  vài nhà thơ, và dịch bài viết trên, vừa dịch, vừa nghĩ tới hai người, một, là chủ nhân một trang web, và một, nữ thi sĩ, cả hai đều là thân hữu của TV, cả hai đều có gì rất đỗi tương tự với Phu nhân Somerset.
Tuy nhiên, khi dịch tới những dòng cuối, thì Gấu nhớ tới Anne Frank, cô bé đã chết ở Lò Thiêu, và bài viết của Cynthia Ozick, cực lực phản đối cái chuyện biến cô gái thành một người đương thời:
Yet any projection of Anne Frank as a contemporary figure is an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with deadly truth.
Cynthia Ozick: Who Owns Anne Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là đụng chạm tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người.
Cũng trong bài viết này, khi nhắc tới câu nói của Miep Gies [người đã che chở cho gia đình cô bé, cất giữ tập nhật ký, không đọc, và sau trả lại cho bố của cô: Giả như đọc, chắc là tôi đốt bỏ], Ozick tưởng tượng, tập nhật ký, đúng ra nên đốt bỏ, vì nhân loại khốn kiếp không xứng đáng đọc nó.
(1)

(1)
Giả như cuốn nhật ký của cô Trâm "đuợc" ông Mẽo đốt bỏ?

Như được biết, đúng ra cuốn nhật ký đã bị đốt bỏ. Nhưng một ông thông dịch viên Ngụy can, đừng, đừng, có lửa sẵn ở trong đó rồi!
Sự tình sẽ khác hẳn, nếu không có ông thông dịch viên Ngụy.
Cynthia Ozick tự hỏi, sự tình sẽ ra sao, nếu bà thần hộ mệnh của Anne Frank đó, vứt tập nhật ký của cô vào thùng rác, hay lò lửa?
Khi ông thông ngôn Ngụy kia nói, có sẵn lửa ở trong đó, ông muốn nói, hãy để cho cuốn sách tự nó đốt nó?
*
Vào ngày Thứ Sáu, 4 Tháng Tám, 1944, ngày họ bị bắt, Miep Gies lên cầu thang, tới căn phòng ẩn náu, ngổn ngang bề bộn do bị lục soát. Gia đình nho nhỏ gồm một dúm người trốn chui trốn nhũi đó bị một điểm chỉ viên tố cáo. Người này bán họ với giá bẩy guilders rưỡi [chừng một đô], một đầu người, trọn gói sáu chục guilders. Bà nhặt lên mớ giấy mà bà nhận ra là của Anne, và cất, không đọc, vào trong một ngăn kéo. Nhật ký của Anne nằm im lìm trong đó cho tới ngày ông bố may mắn làm sao ra khỏi Lò Thiêu Auschwitz. "Giả sử như tôi đọc nó", bà nói sau đó, "chắc là tôi đã đốt bỏ, vì nó tỏ ra quá nguy hiểm đối với một số người mà Anne đã nhắc tới".
Khác hẳn ông thông ngôn Ngụy, đó là Miep Gies. Một nữ nhân vật không giống ai trong câu chuyện này, một người đàn bà cực kỳ tốt, một kẻ cứu vớt thất bại, a failed savior, nhưng thành công trong việc cứu một đại tác phẩm không thể nào thay thế được, an irreplaceable masterwork.
Thật là sốc, [tôi cũng thấy sốc, khi nghĩ như vậy. Ozick], khi nghĩ rằng, người ta vẫn có thể tưởng tượng ra được một kết thúc, một lối thoát "thánh thiện hơn, cứu rỗi hơn": Nhật ký Anne Frank bị đốt bỏ, hoặc, "cũng theo hư không mà đi" [vanished], hoặc, mất mát, thất lạc [lost].
Nghĩa là nó được cứu thoát, ra khỏi thế giới đã gây nên tất cả những chuyện đó, có đôi điều thực, và cứ thế lững lờ bay, bay lên cao mãi, ra khỏi thế giới có một sự thực thật là nặng nề, thật là khốn kiếp, về một Cái Ác đã được đặt tên và đã có con người trú ngụ [Lò Thiêu, Lò Cải Tạo].
Cynthia Ozick: Ai sở hữu Anne Frank?



Phu nhân ở Somerset

Câu chuyện sau đây, thật thi vị, thật tuyệt vời, và lẽ tất nhiên, vì thật thi vị, thật tuyệt vời cho nên, thật.. sến, và vào những ngày đầu năm, thật quá đắc địa để mà kể ra, bởi vì nó đẹp như là những lời chúc mừng ngày đầu năm, vậy.
Mario Vargas Llosa dùng câu chuyện này để mở ra tập Ngôn ngữ của đam mê, The language of passion, chắc cũng là vì thế.
*
Câu chuyện thì cũng đoan trang và kín đáo như chính phu nhân ắt phải như thế, và không thực, như là những cuốn tiểu thuyết diễm tình mà phu nhân viết ra, và ngấu nghiến chúng, cho đến tận cùng những ngày tháng của bà. Nó xẩy ra như là đã xẩy ra, và bây giờ, nó làm thành một phần của thực tại, như là một bằng chứng cảm động về quyền năng của giả tưởng.
Rằng, "lời nào em không nói em ơi, lời nào không gian dối": Cái sự dối trá lừa lọc kia, bằng một trong những đường hướng không làm sao luờng trước được, bằng một trong những cách thức không ai chờ đợi, biến thành sự thực.

Khởi đầu của câu chuyện thật là kinh ngạc, chẳng làm sao tin, và có tí nghẹt thở như phim trinh thám. Hội tác giả Ăng Lê [Great Britain’s Society of Authors], được một người thi hành di chúc của phụ nữ vừa mới mất cho biết, bà khách hàng của mình để lại tất cả của cải cho Hội, 400 ngàn Anh kim, chừng 700 ngàn Mỹ Kim, để Hội thành lập một giải thưởng văn học cho những tiểu thuyết gia dưới 35 tuổi. Tác phẩm thắng giải phải là một tiểu thuyết 'diễm tình, hay truyền thống, và không có tính thử nghiệm’ [of a romantic or traditional, but not experimental, nature]. Tin tức trở thành nóng bỏng trên mặt báo, bởi vì giải thưởng như thế, nếu tính bằng tiền, thì còn hơn rất nhiều giải Booker McConnel, hay Whitbread, là hai giải thưởng hách nhất của Anh.
Ai là vị Mạnh Thường Quân đó? Một tiểu thuyết gia, lẽ tất nhiên. Nhưng tay chủ tịch Hội tác giả, mặt mày đỏ gay vì xấu hổ, thừa nhận với báo chí, ông chưa hề nghe tên Cô Margaret Elizabeth Trask. Và mặc dù những cố gắng hết mực, họ chẳng tìm ra, dù chỉ một cuốn tiểu thuyết của bà, trong khắp các tiệm sách ở London.
Tuy nhiên, Miss Trask đã cho xb hơn 50 cuốn tiểu thuyết diễm tình, kể từ thập niên 1930, dưới cái nick là tên của nàng rút gọn lại Betty Trask. cho nó có vẻ bình dân so với tên cúng cơm thuộc giai cấp trưởng giả. Tên những tác phẩm cho biết nội dung của chúng: I Tell My Heart, Tôi nói với trái tim của tôi, Irresistible, Không cưỡng lại được, And Confidential, Lại Chuyện Lòng, Rustle of Spring, Con suối rì rào, Bitter Sweetbriar, Nụ tầm xuân nở ra đắng ngắt!... Cuốn chót xb năm 1957, và chẳng còn một bản nào ở nhà xb cũng như ở nơi lo về bản quyền tác phẩm.
Đám phóng viên sau cùng cũng moi móc được một vài cuốn, tại những tiệm cho thuê sách, tại những hang cùng ngõ hẻm của London, và cũng tạo dựng được một tiểu sử của nhà hảo tâm bí ẩn.
Khác hẳn một nữ đồng nghiệp cùng thời người Tây Ban Nha, là Corin Tellado, Miss Trask không thay đổi cách viết, theo với nhịp sống của thời đại, luôn cả những chuẩn mẫu đạo đức ở trong tác phẩm, và đến một lúc, bà nhận ra cái hố sâu giữa nó, và cuộc sống hàng ngày, đã trở nên quá rộng, bèn ngưng viết, và sống dai hơn tác phẩm của mình được ¼ thế kỷ.
Điều quái dị nhất về Margaret Elizabeth Trask, người dành trọn đời mình, để đọc và viết về tình yêu, là, trong suốt cuộc đời 88 năm, bà không hề có được, dù chỉ một, kinh nghiệm tình yêu! Chứng cớ: Bà mất, độc thân, còn trinh, cả về thể xác lẫn linh hồn. Những người biết về bà, thì đều nói về bà, như là một cổ vật, từ một thời đại khác, lạc lõng giữa lòng thế kỷ của những híp pi, những rác rến, punks.
Gia đình của bà từ Frome, Somerset. Giầu có, có cơ sở sản xuất lụa. Miss Trask có một nền học vấn cực kỳ nghiêm ngặt, chu đáo, ở ngay tại nhà. Một thiếu nữ nhút nhát, dễ xấu hổ, xinh đẹp, quyến rũ, với lối sống trưởng giả, của những khu vực cực kỳ riêng biệt của thành phố London, BathBelgravia. Của cải khô cạn cùng với cái chết của ông bố, nhưng những thói quen trưởng giả của cô gái gần như chẳng có gì thay đổi vì biến cố này. Cô chẳng hề ham muốn, hay mê mẩn một cuộc sống xã hội, rất ít khi đi ra ngoài, nại cớ bị dị ứng với đàn ông, và không hề cho phép, những lời nịnh bợ, tán tỉnh. Tình yêu đời của cô, là dành cho bà mẹ, người mà cô để hết thời giờ của mình để săn sóc, sau khi ông bố mất. Lo lắng, săn sóc mẹ, và viết những cuốn tiểu thuyết diễm tình, hai cuốn một năm, cả cuộc đời của cô chỉ có vậy.
Cách đây ba muơi lăm năm, hai mẹ con trở về Somerset, thuê một căn nhà nhỏ, ở cuối một con phố cụt, tại thành phố quê hương của họ, Frome. Bà mẹ mất vào đầu thập niên 1960, và cuộc sống của Miss Trask trở thành một niềm bí ẩn của khu xóm. Cô gần như không ra ngoài, đối xử với lối xóm lịch sự nhưng lạnh lùng, xa cách, không chút vồn vã, và không hề tiếp khách, hoặc làm khách viếng thăm bất cứ một ai.
Người độc nhất có thể nói vài chuyện thân mật với cô, là ông giám đốc thư viện Frome, cũng là nơi mà cô Trask thuộc về nó: Cô là độc giả không mệt mỏi, một kẻ tham lam vô độ, của những câu chuyện tình, tuy nhiên, cô cũng còn thích đọc những cuốn tiểu sử của những con người không giống như những người bình thường, đàn ông cũng như đàn bà. Người thủ thư mỗi tuần làm một chuyến ghé nhà bà, để mang sách tới, và mang những cuốn bà đã mượn tuần trước, về.
Cùng với ngày tháng qua đi, sức khoẻ của cô Trask cũng đi theo nó dần dần. Hàng xóm suy ra điều này, khi thấy sự xuất hiện của một nữ y tá, thuộc National Health Nurse, mỗi tuần ghé nhà một lần để săn sóc cô. Trong di chúc, Miss Trask tặng cô y tá 200 pounds. Cách đây 5 năm, sức khỏe của cô tồi tệ đến nỗi không thể sống một mình tại nhà, và được đưa vô nhà duỡng lão, nursing home. Ở đó, chung quanh là những người nghèo khổ, cô vẫn tiếp tục sống một cuộc sống khổ hạnh, kín đáo, gần như một cuộc đời vô hình, mà cô vẫn sống.
Những người lối xóm ở Frome của cô không tin nổi mắt họ, khi đọc báo, và biết rằng, cô đã để lại một gia tài như thế cho Hội Tác Giả, và cô là một nhà văn. Điều họ không làm sao hiểu nổi, là, tại sao cô không dùng số tiền 400 ngàn, một gia tài lớn lao, để sống một cách thoải mái? Họ trả lời báo chí, đài TV, tại sao lại có một con người sống một cuộc đời buồn bã như thế: Hình như cô chưa từng mời ai được một ly nước trà!

Đám lối xóm này mới khùng, mới đáng thương, đáng buồn, như tất cả những người thương hại cuộc sống tẻ nhạt của Miss Trask. Sự thực, Miss Trask đã sống một cuộc đời tuyệt vời, một cuộc đời đáng sống, đáng thèm được sống, đầy những kinh ngạc, bỡ ngỡ, những phiêu lưu mạo hiểm, những bôn ba, thăng trầm, và cùng với chúng, là những tình cảm vị tha, cao thượng, những đam mê, hy sinh, hỉ xả, những cuộc đời của những vị thánh, của những vị hiệp sĩ.
Miss Trask đâu có thì giờ để làm công tác xã hội, với những người lối xóm. Hay để ngồi lê đôi mách về giá cả cuộc sống thường nhật, bữa này thịt cá hơi bị mắc, hay không làm sao kiếm được một bó rau muống, hay ca cẩm về đám trẻ bây giờ mất dậy quá, "anh anh tôi tôi" với cả bậc tiên chỉ!
Bởi vì mỗi phút của cuộc đời của cô thì đều được tập trung cao độ về những đam mê bất khả: búng tay một cái là dúm tro than kia biến mất, và Bông Hồng Đen lại xuất hiện, trước cặp mắt mừng rỡ đến phát khùng phát điên lên được của anh cu Gấu!

Làm sao đám người “mưa đêm tỉnh lẻ” lại có thể đem đến cho Miss Trask, những ngôi nhà đỉnh gió hú, những cánh rừng ma, những rừng thông Đà Lạt, và chiếc tắc xi già, nặng nhọc leo lên đến đầu con dốc, là hết hơi , bèn từ từ lùi xuống: Phải tưởng tượng thằng cu Gấu hạnh phúc [Tưởng tượng gì nữa, khi có BHD ngồi kế bên!]
Lẽ dĩ nhiên, Miss Trask tránh làm bạn với lối xóm. Tại làm sao lại mất thì giờ, với những con người trí tưởng tượng mỏng dính, như cuộc đời mỏng dính của họ?
Sự thực là, cô có quá nhiều bạn. Họ khiến cô chẳng bao giờ buồn chán, trong căn nhà nhỏ, khiêm tốn ở đường Oakfield Road. Họ chẳng bao giờ nói một điều ngu si đần độn, không đúng nơi, đúng lúc. Chúng ta hãy thử tưởng tượng ra những điều ngọt ngào êm ái của họ, khi thì thầm bên tai Miss Trask!
Có thể nói, Miss Trask đảo ngược hẳn cái lề thói cuộc đời mà chúng ta vẫn thường sống: Đẩy đời thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhường chỗ cho giả tưởng.
Liệu cô hạnh phúc hơn những kẻ chọn đời sống thay vì giả tưởng? Tôi nghĩ, cô hạnh phúc hơn. Nếu không, tại sao cô để tất cả của cải làm cái giải thưởng, khuyến khích mấy cô cậu choai choai viết tiểu thuyết tình? Đó chẳng phải là bằng chứng cho thấy, cô hài lòng rời bỏ thế giới này, qua thế giới tới, yên chí một điều, thế hệ đàn em sẽ tiếp tục đổi thực tại cuộc sống lấy những dối trá của văn chương.
Mặc dù nhiều người nghĩ, thật quá quắt, nhưng tờ di chúc của Miss Trask quả đúng là một phán đoán nghiêm khắc đối với cái thế giới tởm lợm mà cô sinh ra, và cô đã, bằng mọi cách tránh né, để đừng phải sống nó!
Note: Gấu dịch cái bài này, thay cho lời chúc mừng năm mới để tặng những nữ độc giả của TV, trong có một cô, giống Miss Trask y chang!
Hà, hà!
NQT