*
Notes


Dọn

1
2













Tôi có một người quen sau nhiều năm ở hải ngoại, cùng vợ về Việt Nam, gặp một số bạn bè mới. Ông ấy kể là, suốt cả hơn một tháng ở Việt Nam, ông vẫn không tránh được cảm giác kinh ngạc và bất bình khi nhiều người đàn ông ông mới quen, có khi, chỉ mới gặp lần đầu, đều gọi vợ ông là “em” và xưng “anh” một cách ngon ơ. Ông cảm thấy có cái gì như bị xúc phạm. Ngày trước, ở miền Nam, là một công chức thuộc loại khá cao, ông sống trong một môi trường khá nhiều lễ nghi. Lâu lắm, ông chưa nghe ai, trừ ông và những người thân trong gia đình, gọi vợ ông là “em” cả. Ông cứ đinh ninh chữ “em” ấy là một cái gì ít nhiều có tính độc quyền. Vậy mà…
Ngược lại, trong nhiều giới, đặc biệt là giới văn nghệ, không ít người chỉ muốn người khác gọi là “anh” hay “chị” thôi. Tôi nhớ, lần đầu tiên gặp Mai Thảo, tôi gọi ông là “bác”; ông xua tay: “anh đi.” Ừ, thì… “anh”. Tôi vừa gọi “anh” vừa thấy hơi ngường ngượng. Ông sinh năm 1926, lớn hơn tôi đến 30 tuổi. Riết, cũng quen dần. Sau đó, gặp Phạm Duy, lớn hơn tôi 35 tuổi, tôi cũng lại cứ anh anh em em. Sau đó, gặp Võ Phiến, lớn hơn Mai Thảo một tuổi và trẻ hơn Phạm Duy bốn tuổi, quen miệng, tôi cũng gọi bằng “anh”; ông có vẻ hơi… sửng sốt. Thoáng nhìn, tôi biết ngay, bèn đổi lại “bác”. Thì mọi chuyện lại yên ổn. Thành ra, ở đây, ngay trong giới văn nghệ, cũng chẳng có luật lệ gì cho việc xưng hô cả. Tùy người.
Chuyện xưng hô trong tiếng Việt, khó là thế.
NHQ Blog VOA.

Cách xưng hô của người Việt, quả là làm phiền người nước ngoài, nhưng đối với người Việt, chúng rất ư là tuyệt vời. Làm gì có chuyện gặp Võ Phiến, mà gọi bằng ‘anh’ cho được, chỉ trừ khi giả đò "quen miệng".
Bác Hồ cũng đã từng giả đò quen miệng như rứa, khi vỗ vai “Bác” Trần [Hưng Đạo]!
Những anh, em, mình, tớ, cậu, ai ơi, ai gọi ai đó..."... chúng quá tuyệt vời. Tiếng Anh tiếng U, quá giản dị trong cách xưng hô, làm nghèo hẳn đi cái nét đặc biệt của cõi người ta (1), làm sao so bì với tiếng Việt được. Hình như một bà Hồng Mao, Ỷ Lan thì phải, đã từng đi một đường vinh danh động từ porter, to carry, trong tiếng Mít. Cách xưng hô trong tiếng Mít thì nó cũng tuyệt vời như động từ porter, tạm ví von vậy, mà thôi.
Brodsky đã từng chửi mấy thằng con nít, “quen miệng" 'anh anh tôi tôi' với những bậc đàn anh, rằng, phải có tôn ti trật tự, đừng có hỗn!
Có thơ có vần có điệu rồi mới có thơ tự do, rồi may mắn ra, có thơ tân hình thức, chứ làm gì có cảnh “chó nhẩy bàn độc”?

Lần Gấu về lại Đất Bắc, một phép thưa anh, chỉ trừ một NHT, là dám 'anh anh tôi tôi' với Gấu. Ở lâu cứt trâu hoá bùn, có thể, nhưng, làm gì có chuyện, vừa gặp một cái mà, “này, anh Võ Phiến, ra tớ biểu!"
Và cũng thật khó có chuyện, gặp vợ người khác mà cứ 'nựng' "em" một cách ngọt sớt, như nhà đại phê bình kể tỉnh bơ!
Mà lại xẩy ra ở Việt Nam!
"Người" không kể tiếp, mấy thằng xàm xỡ (2) đó, bị no đòn!
NQT
(1)
"cõi người ta", ở đây, phải hiểu theo ý của Heidegger, về 'căn nhà của hữu thể', tức ngôn ngữ.
(2)
Chầy Sương chưa nện cầu Lam
Sợ lần khân quá ra xàm xỡ chăng?
Kiều [Từ điển Lê Ngọc Trụ]

Có thể, có, cái cảnh mà nhà phê bình mô tả, về một đôi vợ chồng nhà nọ, nhưng, theo Gấu, những người mà họ gặp, đều là những 'đại gia', đỏ từ lỗ đít lên tới tận đỉnh đầu, thành thử, cũng chuyện thường ngày ở huyện!


V/v bức hình chụp chung với Lê Đạt và bức tranh “Giải thưỏng nhà nước”.
Thường thì bạn bè chụp hình, chỉ như là một kỷ niệm.
Bức hình này không phải như vậy.
Khi chụp, là đã rắp tâm sử dụng, như đang được sử dụng, như là một tang chứng?
Bái phục!
Liệu khi đó, có xin phép Lê Đạt?
NQT


Baudelaire là thi sĩ chỉ có một tập thơ. Nhưng chính Baudelaire đã cho lên giàn hoả nguyên vẹn toàn bộ một ấn bản thi phẩm Les Fleurs du Mal chỉ vì tên mình bị viết thành Beaudelaire, nghĩa là thêm một chữ e oan nghiệt. Nhiều tài liệu văn học sử Pháp kể chuyện này; có tài liệu ghi nguyên văn như sau :”il fit mettre au pilon une édition de son oeuvre précisément parce que son nom était mal orthographié”.
Nếu Baudelaire “được” biên tập thì đâu đến nỗi!
Trần Văn Tích, talawas

Cái vụ này, hình như có rất nhiều giai thoại. Một trong số, Gấu biết được, liên quan tới hàng ngụy tạo, là những cuốn sách quí, có lời đề tặng và chữ ký của Baudelaire.
Cái tay ngụy tạo này viết sai tên của ông, thành Beaudelaire.
Và người mua phải cuốn đó, bèn dí ngay tập thơ có lời đề tặng và chữ ký của Baudelaire, vào mặt tên bán hàng, như NHT đã từng làm, với một em nào đó!
V/v biên tập, có rất nhiều giai thoại thú vị. Thường ra, một tác giả, nếu là thứ xịn, không ưa đám biên tập, và lại càng không ưa, mấy ông hiệu đính! Faulkner, thí dụ, bị đám biên tập của nhà xb làm ông bực đến nỗi nghỉ chơi luôn.
Kundera thì lại viết về những bậc đại sư phụ, viết bảnh đến nỗi, đếch có độc giả, và đệ tử bèn xun xoe, để tụi em biên tập, nghĩa là, trang điểm, đánh bóng, làm cho hợp với thời đại… là ẵm… Nobel liền, và sư phụ bèn chửi, tao đầu cần Nobel!
Trường hợp Raymond Carver, như mới đây khui ra, “nguyên tác” dở như hạch, và chính đám biên tập đã ban cho đời một ông Carver hiển hách hiện nay.
Biên tập của VC không dữ dằn, so với biên tập của những nhà xb nổi tiếng trên thế giới, nhất là ở Mẽo.
Thế đấy.

Gấu không nhớ tên vị đại sư phụ, mà Kundera nhắc tới, trong Những di chúc bị phản bội, đếch muốn đệ tử đánh bóng mình, theo nghĩa, làm cho Thầy bớt u tối, để cho thiên hạ may mắn, hạnh phúc, là đọc được Thầy.
Trường hợp Carver, chắc là ông biết ơn những nhà biên tập? (1)
(1) Đọc
Man of Constant Sorrow. Bản dịch trên Da Mầu

Nhưng còn Borges?
Borges than, “
chính nước Pháp đã phát minh ra tôi. Tôi đâu có hiện hữu. Caillois đã làm cho người ta nhìn thấy tôi. Than ôi, người ta nhìn thấy tôi: rõ quá!”
Quả thế thực. Steiner, trong một bài viết tuyệt vời về Borges, Tigers in the Mirror, Hổ ở trong Gương, cho rằng, danh vọng làm mất đi một cái phần rất ư là riêng tư của Borges.
Cái tay nhà thơ Pessoa, cũng phán như thế, nổi tiếng là bỏ mẹ!

"Đôi khi tôi nghĩ về những con người nổi tiếng, và cảm thấy tất cả nỗi phiền hà vì nó. Nổi tiếng là chuyện tầm phào. Nó gây tổn thương tới cảm tính của bất cứ một ai…. Một người trở thành nổi tiếng là mất tiêu luôn cuộc đời riêng tư của mình… Những bức tường bảo vệ sự riêng tư biến thành những tấm gương… Một khi trở thành nổi tiếng, là mất tiêu luôn cơ may trở lại với cõi u tối. Nổi tiếng là hết thuốc chữa. Như thời gian, làm sao có chuyện đảo ngược?"
Dấu chân của cái bóng

Trang Tin Văn, và Gấu, cũng đang lâm vào tình trạng khốn khổ khốn nạn như vậy. Mười năm nay, cứ làng nhàng mỗi ngày có một dúm độc giả, chừng 50-100 vô coi, đột nhiên bây giờ đang có tham vọng biến thành một cái chợ cá thứ nhì, ngang ngửa với Chợ Cá Bắc Kít! Chán thế đấy!
Đúng là chuyện nọ xọ chuyện kia, đang nói chuyện biên tập lại đi lạc qua chuyện nổi tiếng!

Còn cái "body" của Em, anh có tính "biên tập" không?
Tuyệt!

Vì sao nhà văn Nguyễn Quốc Trụ ghét talawas?
Công tử Bạc Liêu nói:
08/04/2009 lúc 2:48 sáng
Tôi thấy mấy cái lý do ghét Talawas của ông Gấu nghe “tội nghiệp” thế nào ấy. Rằng “giận thì giận mà thương thì… em càng thương”. Ghét như ông ghét thì Talawas nên cầu cho có thêm nhiều người ghét giống như thế, vì ghét dzậy mà ông đọc Talawas kỹ càng hơn tui nhiều đó. Trên trang của ông cũng có khối bài lấy lại từ đối tượng ghét của ông đấy thôi.

Tks.
NQT

Cái còm của bạn cho thấy sự khác biệt giữa Tin Văn và những trang mạng khác. Tin Văn  không bao giờ có cái sự đố kỵ, khi đọc, khi viết, cũng như khi phải nói ra lời yêu ghét với những nhà văn nhà thơ Mít khác, dù ở ngoài, hay trong nưóc.
Bây giờ, bạn thử để ý coi, có trang mạng nào ‘hách’ như thế không?
Mới nhất, bạn thử đọc bài viết của nhà “đại phê bình", khi ông đi một đường về cuộc cách mạng văn học net, trích đoạn:
Hiện nay, ở thời điểm 2010 này, sinh hoạt văn học Việt Nam hải ngoại tập trung chủ yếu trên hai tờ báo điện tử: Tiền Vệ (www.tienve.org) và Da Màu (www.damau.org).
NHQ

Cái sự quái đản nhất ở đây, không phải là Người coi Tin Văn như hủi, đếch thèm nhắc đến, mà Nguời vờ luôn những trang mạng khác, có trang bảnh hơn trang Hậu Vệ nhiều, thí dụ Trang Gió O của Lê Thị Huệ.
Cái sự đếch thèm nhắc tới Chợ Cá xem ra cũng có vấn đề, hà, hà!
Bài viết này, có thể, là để trả lời thằng cha Gấu, mới đây, tỏ ý ngạc nhiên, về cái chuyện Người cứ bổn cũ post đi post lại post hoài post mãi, chăng?

Một trong những sự khác biệt thật rõ nét, giữa Hậu Vệ, và Gió O, là người cộng tác: Đằng sau Gió O có những nhà văn nhà thơ, thứ thiệt, có tên tuổi, được biết tới, còn đằng sau Hậu Vệ, gần như chẳng có mống nào.
Ngoài ra, thời gian có mặt trên net, Gió O đưa ra được một số nhà văn nhà thơ, mới xuất hiện, và những người này sau đó đã tạo được vị trí của họ, rõ nhất là Nguyễn Thế Hoàng Linh. Hậu Vệ chẳng có mống nào.
[V/v những nhà văn nhà thơ tên tuổi đằng sau Hậu Vệ, có người có thể hỏi, chẳng lẽ những vị như NDT, HNB... không là cái thớ gì ư? Gấu sẽ giải thích sau, nhưng đại khái là như thế này: Họ có cũng như không, theo nghĩa, họ không ảnh hưởng tới số phận của Hậu Vệ. Họ không có trách nhiệm trong Hậu Vệ, như những nhà văn nhà thơ nồng cốt làm nên sắc thái của nó.]

V/v "mạng hóa, hay là cuộc cách mạng thầm lặng trong văn học", mà Người ra sức cổ võ này, Người chỉ viết "cho vui", bởi vì cho tới nay, nếu chỉ nói về mặt văn học, chúng ta chưa được đọc một tác phẩm thứ thiệt, bảnh, từ net.
Cũng chưa hề có một nhà văn net nào xuất hiện. Mấy thứ "đồ dởm" Trang Hạ, Thiều Quang gì đó, nhà "văn[g] mạng" ở trong nước, mặt nổi rất nổi, mặt chìm rất chìm, nghĩa là, đọc họ xong, là độc giả quên luôn.
Không có nội lực, kể cả về mặt đọc, lẫn viết.
Riêng Trang Hạ, về mặt "nhà văn dấn thân", dịch giả thì OK, [phải viết thêm!]
Đó là sự thực.
Vả chăng, họ cũng chẳng có một cách nào khác, để trở thành nhà văn!
Sự khác biệt giữa Gió O và Hậu vệ, còn ở điểm thật quan trọng: Lê Thị Huệ, về mặt sáng tác, đúng là một nhà văn, nhà thơ, hiểu theo nghĩa tuyệt nhất của nó, là, bà say mê việc làm này, và chưa bao giờ làm nhục nó, chưa bao giờ sử dụng đến những mánh lới để hạ người khác, khi người khác chỉ trích bà, hay diễn đàn Gió O.
Gấu rất nhiều lần đụng tới Gió O, vậy mà bà vẫn giữ được sự bình tĩnh.
Khác hẳn mấy ông chủ trương Hậu Vệ, quá mê danh vọng hão, nhất là nhà đại phê bình.

Net là một hiện tượng khủng khiếp nhất từ xưa đến nay, với đủ thứ "cách mạng", nhưng về văn học, thì nó đúng là "phản cách mạng, đại phản động"!
Về văn hóa, nó làm con người ngu đi nhiều. Rất nhiều. Ngoài ra còn lười nữa!
Kinh nghiệm bản thân. Gấu này mất quá nhiều, và được cũng quá nhiều, nhờ net.
Trong cái mất, đau nhất, là không viết ra được một cái gì thâm hậu, dài hơi, trầm lắng...
Không đọc được trọn vẹn một tác phẩm nào bảnh, vì không có thì giờ, vì đọc báo nhiều hơn đọc sách, vì sa đà vào thời sự, vào mặt nổi của cuộc sống, qua cái ảo của net, và 'quên' sống, đời sống thực.
Mất mẹ trí tưởng tượng vốn rất cần thiết cho sáng tạo!
Một trong những nguyên nhân nhân loại đếch có nhà văn lớn, là do net!
Có thể nhà phê bình chưa hề biết sáng tác nghĩa là gì cho nên  ra sức cổ võ cho mạng hoá, chăng?
*

SPÉCIAL INTERNET
N° 71 JUILLET-AOÛT 2009
Sur www.booksmag.fr

Le crépuscule de la lecture

UN EXTRAIT LU DU SILENCE DES LIVRES, DE GEORGE STEINER.
Le mariage de l'écrit et de l'électronique se consomme au moment où l'homme perd trois aptitudes fondamentales: prendre son temps, goûter le silence et se concentrer. L'art de lire traditionnel disparaît. Restent la lecture de divertissement, le  “livre de gare“ et l'accès via le cyberespace à la “bibliothèque de Babel” entrevue par Borges. Telle est l'analyse de George Steiner, l'un des plus grands érudits contemporains, qui s'est livré - en 1985! - à l'étonnant exercice de prospective visionnaire qu'on lira ci-dessous. L'« habitude de meubler une pièce avec des étagères remplies de livres» pourrait bientôt devenir aussi rare qu'avant l'invention de l'imprimerie.
Ni la littérature de gare ni la lecture de documentation ne sont menacées par les nouvelles technologies. Mais la vraie rencontre entre un être et un livre sera bientôt réservée à une petite élite d'érudits.

Hoàng hôn của việc đọc

Cuộc hôn nhân giữa chữ viết và máy điện tử sẽ cháy, biến thành tro than, đúng vào lúc con người mất ba năng khiếu căn bản, đó là: Rảnh rang thì giờ, nhâm nhi sự thinh lặng, và tập trung hết mình [vào một việc gì đó, hoặc chẳng vào việc chó gì!] Nghệ thuật đọc theo lối cổ truyền sẽ biến mất. Chỉ còn đọc giải trí, đọc «sách bến xe», và, lên net, [click một cái là bèn] vô «thư viện Babel» như Borges đã từng lờ mờ nhìn thấy nó.
G. Steiner, một trong những nhà uyên bác lớn nhất của thời đại, từ 1985, đã phân tích như trên. “Thói quen trang bị căn phòng với các giá sách » sẽ thành hiếm hoi như cái thuở chưa sáng chế ngành in ấn.
Vẫn theo ông, không phải văn chương chợ hay việc đọc tài liệu bị de dọa vì các kỹ thuật mới. Nhưng cuộc gặp gỡ đích thực giữa một cá nhân và một quyển sách sẽ chỉ dành cho một thiểu số người uyên bác.

Thảo nào nhà phê bình đại cổ võ văn hoá mạng, bởi vì nó chỉ hợp với nhà văn[g] mạng hóa!
Nó biến mấy thằng vô học, hoặc học lỏi, học lỗ mỗ, thành nhà văn, nhà phê bình!
Cái này không phải Gấu phán ẩu, mà là Steiner, khi ông viết:

Không phải văn chương chợ hay việc đọc tài liệu bị de dọa vì các kỹ thuật mới.
*

Chúng ta nên noi gương khối Hoa kiều trên thế giới. Mặc dù họ không đồng ý với thể chế chính trị trong nước nhưng họ không biểu tình chống lãnh đạo nơi quốc gia sở tại. Họ biết giữ sĩ diện cho tổ quốc. Từ trí thức, chuyên gia đến doanh nhân, họ cùng nhau dấn thân về nước…
Nguyễn Hữu Liêm talawas

Nhưng Hoa kiều đâu có bị nhà nước tống vô trại cải tạo, tống đi vùng Kinh Tế Mới, đẩy xuống biển… ?
Họ biết giữ sĩ diện cho tổ quốc?
NHL
Ngài lầm rồi, cái sĩ diện của tổ quốc mất mẹ từ đời nảo đời nào rồi, từ cái lúc Ngài bám càng trực thăng lận!
Đúng là một thằng vừa ngu vừa khùng vừa…
Đọc bài phỏng vấn, lại thêm lo cho những người như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định: Mấy thằng khốn kiếp này, là những thằng kết án tử họ, chứ không phải nhà nước VC!

Trang Hậu Vệ, có mặt trên net cũng đã lâu rồi, sau khi tờ Việt ngỏm, kể từ khi có mặt cho đến thời điểm 2010, chưa có nổi một bài viết nổi cộm, có giá, cả về mặt sáng tác, lẫn biên khảo, tiểu luận, từ hai ông Trùm, hay từ cộng tác viên, độc giả, cả ở trong lẫn ngoài nước. Toàn thứ lôm côm! Chúng ta phải đánh dấu hỏi, tại sao?
Suốt thời gian đó, hai ông Trùm thi nhau hò hét, cổ võ, về cái sự cần thiết của một nền văn học hậu hiện đại, cũng một thứ cứt đái của Âu Châu, chẳng có gì là ghê gớm, cho đến nay, về mặt sáng tác, cũng như về những mặt khác, như triết học, luận…
Chúng ta tự hỏi tại sao?
Bởi vì hậu hiện đại của Âu Châu, một cách nào đó, là phủ nhận hiện đại.
Tại sao phủ nhận hiện đại?
Bởi vì hiện đại, ‘một cách nào đó’, hậu quả của nó, là Lò Thiêu!
‘Ngày nay, hậu hiện đại đứng đối nghịch với hiện đại, tuy nhiên, có vẻ như chủ đích của nó, là chối từ sự liên tục hiển nhiên' [tức truyền thống], Milosz viết, trong bài “Chống lại một nền thi ca không thể nào hiểu được”, thứ thơ con cóc mà xúm lại hít hà là hay, thứ thơ tân hình thức trơ trẽn như những cục gạch ngói. Milosz, ông mò về tận khởi nguồn, vào thời điểm mà văn học và nghệ thuật tách rời ra khỏi Ky tô giáo.
Đây là một bài viết thần sầu, mà chủ đích của Milosz là làm sao lấy lại cho thơ ca niềm tin tôn giáo. Tin Văn hy vọng sẽ giới thiệu tới bạn đọc bài viết này.
Nên nhớ một điều thật quan trọng, cả hai ông Brodsky và Milosz đều sống trong chế độ toàn trị, cả hai ông đều được Nobel, đều đào thoát Đất Mẹ, và đều 'sống sót', nhờ tôn giáo, nhờ Ky tô giáo, có thể nói như vậy.
*
Góp ý về NHQ
Saturday, December 12, 2009 8:21 AM
From:
To:
Chào chú Nguyễn Quốc Trụ,
NHQ có một giọng điệu dạy đời và áp đảo tiêu chuẩn hoặc cái nhìn của tác giả lên trên bản văn, một cách rất hẹp hòi và thành kiến. Biết rằng ai cũng có ý kiến chủ quan, nhưng NHQ thì nghĩ là mình dẫn đường thiên hạ, khai hóa trí óc của thiên hạ hay sao đó.
Như chú Trụ, tuy là chú phê bình chỉ trích, nhưng chú có tâm thức nghệ sĩ, nên chú bao trùm nhiều chuyện, không đặt nặng chuyện gì lên chuyện gì. Đọc còn thấy vui vui, và tửng tửng, độc giả đọc xong còn muốn tìm đọc lai. Còn cháu đọc ông NHQ xong, chẳng bao giờ muốn đọc lại. Dạy đời nhiều quá. Và một người đọc không thích ai dạy đời mình cả như cháu, chúa ghét mấy người viết kiểu này.
Đừng nghĩ độc giả không biết gì. Độc giả đọc và biết tâm thức tác giả như thế nào ngay.
Chúc chú vui khỏe, viết dài dài cho chúng cháu đọc
Độc giả …

Phúc đáp:
Đa tạ. NQT

truongthaidu said...

Bác Đông A làm ơn giải thích giùm Tiên đề và Định đề khác nhau ở chỗ nào?

 

Đông A said...

Tiên đề là một đề xuất được coi luôn đúng, là hiển nhiên và không thể cũng như không cần phải chứng minh. Tiên đề là những điều cần thiết phải đề xuất ngay từ đầu để xây dựng một lý thuyết.
Định đề là một đề xuất đòi hỏi phải có chứng minh, nhưng hiện tại chưa chứng minh được toàn bộ. Khi nào định đề chứng minh được toàn bộ thì nó trở thành định lý.

Note:

Tưởng Ngài Đông A này giỏi Toán, hóa ra đồ gà mờ!

Định đề, postulat, là cái thấy đúng, mà không làm sao chứng minh, đành chịu thua. Thí dụ như định đề Euclide, trong hình học phẳng: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, chỉ kẻ được một đường duy nhất song song với nó.
Làm gì có thứ định đề sau chứng minh được biến thành định lý. Ngài lầm định đề với 'giả dụ',
assumption: something taken for granted, đúng như trong trường hợp 'bổ đề cơ bản' mà NBC mới chứng minh được.

Còn tiên đề, Gấu mới nghe lần đầu, hình như dính dáng tới hình học phi-Euclide, hay hình học cong.

Gõ Google, ra cái này.
Đó là tí vốn liếng toán học mà Gấu còn nhớ được. NQT



Hàng ngày, ngồi trước máy vi tính đọc báo, viết bài hay chơi game, chúng ta dễ thấy đời sống thật nhẹ nhàng và êm ả. Nhẹ nhàng và êm ả đến độ chúng ta rất khó nhận thấy chính chiếc máy vi tính nho nhỏ trước mặt đang biến thời đại mà chúng ta đang sống thành một trong những thời đại cách mạng lớn lao và triệt để nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.
Đó là cuộc cách mạng mạng hoá (webization/onlinization).
Nói đến cách mạng, người ta thường nghĩ ngay đến sáu đặc điểm do A.S. Cohan tổng kết..
NHQ

Đó là đoạn mở ra bài viết của nhà đại phê bình.
Cái sự nhẹ nhàng êm ả mà ông nói tới đó, theo Gấu, nhiều khi chẳng nhẹ nhàng êm ả một tí nào.
Vào những ngày lụt lũ ở Miền Trung, Gấu biết, có rất nhiều người ngồi "êm ả trước máy PC" mà như đang ở trong cơn lụt.
Đó là sự thực, vì Gấu, vào những ngày đó, nhận liên tục những hình ảnh trận lụt, từ một số độc giả thân quen

Steiner đã nói đến cái nhục đồng lõa, của khán giả TV, khi chứng kiến Cánh Đồng Giết Người xẩy ra ngay trước mắt họ, để họ, vừa thưởng lãm vừa chơi game!

Nói đến cách mạng là người ta thường nghĩ ngay đến sáu điểm…
NHQ

Đúng là bịp!
Bởi vì rõ ràng là chẳng có ai "thường nghĩ ngay đến sáu điểm..." cả.
Chính ông phê bình gia, Gấu bảo đảm cũng chẳng nghĩ ngay đến sáu điểm, nếu có, thì là bởi vì, ông đang mở sách chép lia chép lịa để loè thiên hạ!
Nếu có "thường nghĩ ngay", là đến Cách Mạng Mùa Thu, Cách Mạng Tháng 10, thí dụ.
Viết mới lách.
*
Lundi 22 juin 2009
Spécial Internet - Le crépuscule de la lecture
L'avenir de la lecture interrogée par George Steiner
La révolution électronique, l’avènement planétaire du traitement de texte, du calcul électronique, de l’interface, représentent bien plus une mutation que l’invention du caractère mobile à l’époque de Gutenberg. Ce que l’on appelle réalité virtuelle pourrait bien altérer le fonctionnement habituel de la conscience. Les banques de données, qui sont déjà d’une capacité de stockage quasi infinie, vont remplacer les labyrinthes incontrôlables de nos bibliothèques par une poignée de puces. Quel en sera l’effet sur la lecture, sur la fonction des livres tels que nous les avons connus et aimés ? La question fait l’objet de grands débats passionnés. […]
Il n’y a aucune certitude que le nombre de livres imprimés aux formats traditionnels diminue. Il semble même que le contraire se produise. Il y a, en réalité, pléthore incroyable de nouveaux titres – cent vingt et un mille dans le Royaume-Uni l’an dernier –, qui constitue peut-être la plus grande menace qui pèse sur le livre, sur la survie de librairies de qualité, avec suffisamment de place pour stocker les ouvrages, et pouvoir répondre aux intérêts et aux besoins de tous, même de la minorité. À Londres, un premier roman qui n’attrape pas immédiatement le vent de la faveur médiatique, ou n’est pas acclamé par la critique, est retourné à l’éditeur ou soldé dans la quinzaine. Il n’y a tout simplement pas de place pour le mûrissement, le goût de l’exploration, à quoi tant de grandes œuvres ont dû leur survie. L’usage de l’écran ne rend pas non plus de manière très évidente toute lecture traditionnelle obsolète. Il faudra du temps pour que son impact se fasse ressentir. Des études sont déjà parues pour rendre compte du fait que les enfants nourris de télévision et d’internet pouvaient éventuellement manifester des troubles de la volonté, ou manquer des qualités requises pour apprendre à lire au sens ancien du terme. Semblable aux arts de la mémoire, à la gymnastique de la concentration, à l’atrophie du silence (on estime que quelque quatre-vingts pour cent d’adolescents américains sont incapables de lire sans un accompagnement musical en arrière-fond), la place de la lecture dans la civilisation européenne est appelée à diminuer. Il est possible (et cette perspective est loin d’être consternante) que le type de lecture que j’ai essayé de définir et que j’ai appelé « classique » devienne à nouveau une sorte de passion particulière, enseignée dans des « maisons de lecture », à laquelle on se livrerait comme Achiba et ses disciples après la destruction du Temple, ou telle qu’elle était pratiquée dans les écoles monastiques et les réfectoires des couvents au Moyen Age. Une forme de lecture qui culmine très précisément dans cet exercice d’action de grâces et cette musique de l’esprit qu’est le savoir par cœur (remarquons l’heureux paradoxe du mot « cordialité », un mot qui contient le mot « cœur »). Il est bien trop tôt pour le dire. Nous vivons une période de transition bien plus rapide, bien plus difficile à « déchiffrer » qu’aucune autre jusqu’à présent.
Georges Steiner, Le Silence des livres, Arléa – 2006
Texte lu par Clémentine Jouffroy

SPÉCIAL INTERNET
N° 71 JUILLET-AOÛT 2009
Sur www.booksmag.fr

Thú thực, Gấu không hiểu được, tại sao nhà phê bình lại vờ trang Gió O của Lê Thị Huệ?
Tin Văn, vờ, OK.
Chợ Cá, vờ, có thể cắt nghĩa được. Chợ Cá là… Chợ Cá, đâu phải diễn đàn văn học!
Cũng khó hiểu là vụ VOA thiến Gió O mà lại không thiến Hậu Vệ, trong bài viết của Đào quân trên Blog NXH & bè bạn trên VOA.
*
Hiện nay, ở thời điểm 2010 này, sinh hoạt văn học Việt Nam hải ngoại tập trung chủ yếu trên hai tờ báo điện tử: Tiền Vệ (www.tienve.org) và Da Màu (www.damau.org).
NHQ
Ui chao, giả sử đúng như thế, thì cũng nên nhờ một tên học trò nào đó nói giùm, đâu cần tự bốc thơm một cách lộ liễu như thế?
Y chang ông tiên chỉ: Tôi đâu phải phê bình gia, văn học sử gia, nhưng ngoài tôi ra, đâu còn ai?

Net còn làm nhục đám Mít, vì là nơi chúng tự tâng bốc nhau, tự sướng, này, chỉ có…. Hậu Vệ, và - đứng một mình thì cũng trơ trẽn quá bèn cho mấy em vô đứng kế - Da Mầu! [Hình như đây là lần đầu tiên nhà phê bình để mắt đến mấy em?]
Bạn cứ bỏ công vô mấy “trang mở” Wiki, tiếng Mít, cả tiếng Anh, tiếng U luôn, là thấy cả một lũ công kênh nhau, chúng biến thế giới thành bãi đánh hàng, chưa đủ, mà còn biến net thành một chỗ thải hàng!
Thật sự mà nói, Gấu chưa hề, chưa từng, đọc được một bài viết, có tí mùi sáng tạo, ở đám Hậu Vệ.
Sáng tác thì khỏi nói tới, còn biên khảo, tiểu luận, toàn đồ sao chép, sách này, sách nọ, làm tiểu chú như rừng, ra cái điều uyên bác!
Đây là sự thực, lỡ ngứa miệng sủa thì sủa luôn một lần, rồi... sủa nữa!
Bạn có bao giờ nghĩ, Hậu Vệ sẽ có ngày... "tự" cởi trói, hay, đổi mới?
Mười năm rồi lại mười năm nữa, thì vẫn cứ Vũ Như Cẩn!
Đó cũng lại là sự thực!

  Dọn Tiếp!

Nguyễn Hưng Quốc – Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

Note: Lại bổn cũ post lại!
Chán thiệt.

Nhà phê bình ít đọc, thành ra không thể nào hiểu được cái chuyện phê bình ở một chế độ toàn trị, nó khác hẳn với mọi nơi chốn khác.
*

Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị.
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.
Không thí cho một tí nào, mấy cha có hiểu, nghĩa là gì không?

Ceux qui ne tirent pas les leçons du passé sont condamnés à le revivre.
Kẻ nào không rút ra được những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án phải sống lại nó.
Hannah Arendt.
Bà còn nói một câu hay lắm, để Gấu 'search', sau, đại khái, chủ nghĩa toàn trị thủ tiêu chúnh trị.
Chỉ có Đảng. Chấm hết!

*

Hannah Arendt pendant le procès Eichmann à Jérusalem, en 1961. Elle suit le procès pour le New Yorker. Eichmann va lui inspirer une définition de la nature du mal: ce ne serait ni de la méchanceté, ni de la stupidité, mais quelque chose comme de la bêtise: l'absence de la force de juger.
Hannah Arendt khi đang theo dõi vụ xử Eichmann cho tờ The New Yorker. Nhờ Eichmann bà ngộ ra, về một định nghĩa, về bản chất của cái ác: nó không phải là tính độc ác, cũng không phải sự ngu si, nhưng mà là một điều gì đó giống như sự bố lếu bố láo, chẳng ra cái chó gì hết, lãng nhách, nhảm, đại nhảm, la bêtise: không có sức mạnh để mà phán đoán, quyết định. (1)

Ui chao, đọc chuyện "chở sách về tù VC", thơ từ đâu tới, biên tập, kiểm duyệt… thấy đại, đại nhảm!
Chuyện ruồi bu!
Bà Hannah Arendt nói tiếng Mít, như thế! 

(1)
La bêtise.
Nếu, chủ nghĩa Cộng sản là một sự sỉ nhục trí thông minh con người, thì cái ngu si, tầm bậy, la bêtise, của nó, giống như sợi chỉ đỏ, xuyên suốt tác phẩm của Raymond Aron. Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của dân chủ, Aron nắm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong một viết về chính trị kinh tế của Mặt trận bình dân. Áp dụng vào giới trí thức, trong một bài viết trên tờ Le Figaro, vào năm 1948, Aron đề ra, "nghịch lý của chủ nghĩa Cộng Sản": "Coi như giai đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo ra những trại tập trung cải tạo, những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tức những tờ thông hành chỉ để đi lại trong chính quê hương của họ, một hệ thống cảnh sát trị còn khốn kiếp hơn cả dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá giới hạn của sự ngu đần, vậy mà về lâu về dài, mấy đấng trí thức cũng đành chấp nhận.”
Điều mà Aron kết án, thực ra, 'nhẹ' về phần đồng ý gật đầu chấp nhận, tham gia vào ý thức hệ [Cộng sản], nhưng 'nặng', về phần mà ông gọi là sự "đồi bại trí thức". Chính sự đồi bại trí thức đã đưa đến hóa trang [maquiller] thực tại, đánh bóng mạ kền, bôi son đánh phấn cho nó, và vặn vẹo, bóp méo tính hợp lý, nhờ nó mà một sử gia theo dõi bước đi của lịch sử. Cú phạng này của ông, là trung tâm tác phẩm Thuốc phiện của trí thức, dữ dằn, nhức nhối đến nỗi, đám trí thức lầu bầu, thà lầm với Sartre còn hơn có lý với Aron.
Nhật Ký Tin Văn: Điềm

11.8.2007
Nguyễn Đức Tùng
1. Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner? Tuy nhiên theo thiển nghĩ của tôi, sự phân chia hướng Âu hay Á-Âu thật ra không quan trọng lắm.
2. Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về tuyên bố của Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông rất chính xác, thẳng thắn, mà vẫn có ý vị văn chương. Tôi rất thích đoạn ông bắt bẻ về vụ mười chữ và năm từ. Thật ra từ vẫn gọi là chữ được, vì từ hay chữ chỉ là qui ước của các nhà ngữ pháp sau này thôi, chứ lúc tôi còn đi học không có sự phân biệt đó. Vấn đề chính là, đúng như Nguyên Ngọc nói, nói năm từ hay chữ (đôi) thì đúng hơn là nói mười chữ. Mười chữ đơn lẻ không có nghĩa gì cả. Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
3. Nhờ cái link của talawas mà tôi cũng đọc được bài “ Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng?” trên VietNamNet nói về tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Cuốn này có trích đăng trên talawas chủ nhật, tôi chưa kịp đọc, nhưng Hồ Anh Thái thì tôi có đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè khuyên. Tôi cũng chưa đọc Phạm Xuân Thạch bao giờ, không biết ông có ký tên nào khác không, hay chỉ vì tôi ít đọc các nhà văn trong nước. Bài của ông làm tôi ngạc nhiên quá: tôi lấy làm mừng cho nền phê bình văn học Việt Nam. Ít ra cũng phải có những bài review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ ràng như vậy. Thường thì các nhà phê bình Việt Nam chỉ khen các nhà văn nhà thơ chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết điểm nghệ thuật cần tránh.
Xin cám ơn La Thành, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Thạch, và Ban biên tập talawas.
Nguồn

Cái tay thi sĩ, tác giả "thư thi sĩ" trên talawas, là một người, có một thời, rất thân quen với Gấu, ở ngoài đời. Gấu gặp ông lần thứ nhất, khi mới từ trại tị nạn qua, còn ông thì từ một bang khác chuyển về, trong bữa tiệc tất niên, có sự hiện diện của ông nhà văn họ Nguyễn, sau kiêm thêm nghề MC, cũng dân Sơn Tây như Gấu.
Ông giới thiệu cả hai, tuy không ngồi chung bàn, với cộng đồng. Sau đó, có một đêm, thi sĩ ghé building Gấu ở, trong một căn hộ tít trên thượng tầng, ngó ra ngoài trời đầy sao, là cả một vùng trời sáng rực của thành phố, ngủ lại, và cả hai uống rượu, nói về thơ, suốt đêm, tới sáng.
Đó là thời gian Gấu tính bye bye văn chương, chuyên làm một anh bán bảo hiểm. Và đêm hôm đó, là đêm từ giã những con chữ. Cảm khái lắm. Đau thương lắm.
Hoá ra là đêm đó, có tới hai thằng từ giã thơ!
Không hiểu, sau khi đọc những gì mới đây Gấu viết, ông còn tí thiện cảm nào dành cho Gấu không.
Nhưng, như Gấu đã từng viết, về câu cách ngôn Tầu mà Brodsky rất khoái, bệ lên đầu một bài essay của ông:
Cứ kiên trì ngồi bên bờ sông, là có ngày nhìn thấy xác kẻ thù trôi qua.
Tất cả chỉ là cơ duyên. Hết duyên thì tới nợ. Vậy thôi.
*
"Nhưng Lưu Hiểu Ba nói có mấy câu mà giờ thành tội phạm. Ông nói tôi nghe Hiến pháp Trung Quốc viết cho ai. Tôi không biết nữa."
BBC

Đọc bài viết của nhà phê bình post lại, mới thấy, Gấu thật ‘la bêtise’ khi lỡ đụng vô ông!
Rõ ràng là cuốn sách của ông chỉ toàn là những cóp nhặt, hết thông tin, thông báo, thông cáo, nghị quyết, cộng thêm ba cái giai thoại nào là về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh…. về chế độ kiểm duyệt của VC.
Trong khi đó, chỉ cần đọc một câu của Hannah Arendt là tỉnh hẳn giấc mơ VC, là cương quyết không thèm len lén về, dủ chỉ một lần, đừng nói đến hai, và ngẩng đầu, ngửa cổ lên trời, than, giá mà ngày ấy Bác cứ ôm mấy cục gạch ấm áp cũng được, đừng đọc Lenin cho dân Mít mhờ!
*
Đau nữa, là bà chị Sến lại còn lôi vết thương ra, mà sát thêm muối vô, khi hỏi khéo anh Triết Mù, tại sao mà VC đối xử, nhất bên trọng nhất bên khinh, một bên thì còi hụ, một bên thì lót lá chuối!
Độc, độc thật!
Có vẻ như bà chị biết trước, thằng em sẽ không thèm nhắc đến Chợ Cá, khi xuống đường, làm cách mạng Mạng Hóa!

Đọc bài viết của nhà phê bình, post lại, mới hỡi ơi, mới thấy Gấu quả thật là ‘la bêtise’, khi lỡ đụng vô ông!
Rõ ràng cuốn sách của ông, chỉ là cóp nhặt, thu gom, những thông tin, thông báo, thông cáo, nghị quyết..., cộng thêm những giai thoại, về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh…. liên quan tới kiểm duyệt của VC.
Trong khi đó, chỉ cần đọc một câu của Hannah Arendt, đã dẫn, là tỉnh hẳn giấc mơ VC, là cương quyết không thèm len lén về, dù chỉ một lần, đừng nói đến hai, và ngẩng đầu, ngửa cổ lên trời, than, giá mà ngày ấy Bác cứ ôm mấy cục gạch mềm mại, ấm áp, nhiêu cũng được, tùy sức Bác, đừng đọc Lenin cho dân Mít nhờ!
*
Đau nữa, là bà chị Sến lại còn lôi vết thương ra, sát muối vô, khi hỏi khéo anh Triết Mù, tại sao mà VC đối xử, nhất bên trọng nhất bên khinh, một bên thì còi hụ, một bên thì lót lá chuối!
Độc, độc thật!
Có vẻ như bà chị biết trước, thằng em sẽ không thèm nhắc đến Chợ Cá, khi xuống đường, làm cách mạng Mạng Hóa!
*

Net còn làm nhục đám Mít, vì là nơi chúng tự tâng bốc nhau, tự sướng, này, chỉ có…. Hậu Vệ, và - đứng một mình thì cũng trơ trẽn quá bèn cho mấy em vô đứng kế - Da Mầu! [Hình như đây là lần đầu tiên nhà phê bình để mắt đến mấy em?]
Bạn cứ bỏ công vô mấy “trang mở” Wiki, tiếng Mít, cả tiếng Anh, tiếng U luôn, là thấy cả một lũ công kênh nhau, chúng biến thế giới thành bãi đánh hàng, chưa đủ, mà còn biến net thành một chỗ thải hàng!

Đây là một vài màn tự sướng bằng tiếng Anh của đám Mít tinh anh hải ngoại.

Nhà biên khảo
Nhà phê bình
Sến Cô Nương

Gấu ngoài trang Tin Văn, tự tung tự tác, "cao ngạo phê phán giống Mít, giống Yankee mũi tẹt", đếch cần phải đánh bóng tên tuổi ở bất cứ nơi chốn nào khác. Ấy vậy mà đám mũi lõ cũng mò tới, chỉ để chiêm ngưỡng hình mấy đứa nhỏ, và, tuy không đọc được tiếng Mít, cũng cố bệ về, chứng cớ, hai lần rồi, một là bà chủ quản gia tài Brodsky, và bây giờ, trang Wiki này
*
Thế nhưng, tại sao trong các cơ quan công quyền khác, người ta lại cứ tiếp tục bác bác cháu cháu? Nghe, dễ tưởng là thân mật, thậm chí, dân chủ nữa, nhưng theo tôi, chính cái cách xưng hô như thế đã góp phần ngăn chận quá trình dân chủ hoá của Việt Nam: người xưng “bác” hay xưng “chú” có thể tiếp tục độc đoán và người xưng “cháu” tiếp tục chấp nhận những sự độc đoán ấy là những điều bình thường.
NHQ, Blog VOA

Ông này, lớn lên một cái là chỉ biết được cái xã hội Miền Nam đã bị đám Yankee mũi tẹt làm băng hoại. Trước đó, làm gì có chuyện một ông trưởng phòng, tuy vẫn "Bác, Cháu", dám sai bảo một nhân viên trong phòng, “Cháu chạy ra ngoài mua Bác gói thuốc”! [Ông phê này đã từng viết như vậy, nhân một chuyến về Việt Nam, trước khi bị VC cấm cửa!]
Làm gì có chuyện như ông viết, trên, trước 1975. Một nhân viên nhà nước Ngụy, được bảo đảm về nhân phẩm, như bất cứ một nhân viên nào khác, dù người khác là Sếp trực tiếp. Đó là nguyên tắc, là luật. Đôi khi có những trường hợp cá biệt, Sếp ăn hiếp nhân viên, tất nhiên.
Đâu phải cách xưng hô của Mít, có từ ngàn đời, ngăn cản tiến trình dân chủ hóa. Sự băng hoại đạo đức, Cái Ác Bắc Kít, Kít Mẽo bỏ lại tranh nhau cướp, mẹ, vợ, con Ngụy tranh nhau xàm xỡ, làm nhục, sau khi tống chồng con đi cải tạo… những cái đó không chỉ cản trở tiến trình dân chủ, mà còn biến giống Mít thành ròi, thành bọ, thành ruồi!
Tay này, sắp khùng rồi. Mất mẹ nó gốc Mít rồi.
Có thể là do nghe chửi nhiều quá, cũng nên!

 AI ĐÃ ĐẶT BÚT DANH CHO PHẠM THỊ HOÀI ?
Bài viết này, thấy linked từ Blog Ba Sàm, trên Diễn đàn forum. Có một số còm có tính bơi móc đời tư.
Ba Sàm đúng ra là phải delete những chi tiết đó.
Chính những chi tiết “nhỏ” này, làm rõ tư cách “lớn” của người viết, của diễn đàn, của blogger.
Nếu Ba Sàm muốn cứu vãn cái blog, và cái tên Ba Sàm, là phải lên tiếng xin lỗi những người liên quan.
Khá nhiều người!
Mít chúng ta phải 'bắt đầu' tập sống như những người có văn hóa, sau cú 30 Tháng Tư Anus Mundi!
Ra đời cách đây 8 năm, sau một thời gian ngắn, talawas bị “tường lửa”, tức là độc giả trong nước không thể truy cập theo cách thông thường. Nghiêm trọng hơn, cách đây vài hôm, cùng với trang bauxitevn.net, talawas bị hacker tấn công một cách quy mô và có vẻ mang hơi hướng chính trị.
Đó là cái nón mà anh cớm VC nằm vùng ngày nào, đệ tử PXA, lấy từ blog Ba Sàm, đội cho PTH, và talawas.
Trong bài viết của Ba Sàm cũng có những chi tiết rất bẩn về PTH.
Đâu phải tự nhiên anh cớm lôi bài viết về đội cho nó một cái nón?
Còn PTH, thì cho rằng, talawas bị tin tặc đánh sập có liên quan tới vụ đem LCD và một vài mạng khác lên ‘đoạn đầu đài’ [chữ chôm của nhà đại phê bình, để chỉ You Tube, nhưng ở đây, là cái máy chém, chiến lợi phẩm 30 Tháng Tư 1975, của Ngô Đình Diệm để lại]
Làm sao tatawas, anh cớm biết "mang hơi hướng chính trị, liên quan tới LCD"?
Những chuyện như thế, mắc mớ gì "chúng ta"?


Thế nào là văn chương hiện thực?

Chí Phèo vs Julien Sorel [Đỏ và Đen] vs Tâm [Bếp Lửa]

Loạt bài tiểu luận đầu tay của Gấu từ thời còn ‘ở truồng’, viết vào thập niên 1960, trên tờ Nghệ Thuật, có tên là Thế nào là văn chương dấn thân?
 Dấn thân, thì bây giờ lỗi thời rồi. Phải hậu hiện đại cơ. Nhưng có lẽ cũng nên 'thanh toán' dòng văn chương hiện thực trước đã, rồi tới hiện thực xạo hết chỗ nói, rồi mới có thể làm thịt hậu vệ được!
Bởi vì có vẻ như mấy ông Trùm ở đó, mù tịt về chúng!
Về cả ba!
Cũng là một cách tưởng niệm ông Trùm phê bình Mác Xít G. Lukacs