*
Notes

















*

Paul Celan và những người dịch ông
Paul Celan and his translators
J.M. Coetzee

Paul Antschel sinh năm 1920 tại Czernowitz, Bukovina, vùng đất, khi đế quốc Áo Hung tan vỡ ra vào năm 1918, trở thành một phần của Romania. Vào những ngày đó, Czernowitz là một thành phố hiền hòa, trí thức, dễ sống với một cộng đồng nhỏ xíu những người Do Thái nói tiếng Đức. Antschel được nuôi dậy trong một môi trường văn hóa Đức cao; học vấn của ông, một phần ở Đức, một phần ở Romania,  và ông đã từng theo học đánh vần tại một trường Hebrew. Khi còn trẻ, ông làm thơ, rất mê, phải nói, sùng kính, Rilke.
Sau một năm học, 1938-39, tại một trường thuốc ở Paris, tại đây ông gặp đám Siêu Thực, ông về nhà nghỉ hè, và chiến tranh bùng nổ, hết đi Tây. Do hiệp ước Hitler-Stalin, Bukovina bị sáp nhập vô Ukraine: Trong một thoáng, ông có vinh hạnh là một người dân Liên Xô.
Tháng Sáu 1941, Hitler xâm lăng Liên Xô. Đám Do Thái ở Czernowitz bị lùa vô ghetto, chẳng mấy chốc những cuộc tống xuất bắt đầu. Có vẻ như ngửi ra được thảm họa, Antschel trốn kịp, trong đêm cha mẹ bị bắt, tống lên tầu chở tới trại lao động tại vùng Uraine bị Đức chiếm đóng. Cả hai chết ở đó, bà mẹ bị bắn vô đầu khi không còn lao động được. Antschel cũng trải qua những năm chiến tranh bằng khổ sai lao động tại Axis Romania.
Được người Nga giải phóng vào năm 1844, ông làm việc như là một phụ tá trong một nhà thương tâm thần, rồi tại Bucharest, như một biên tập viên và dịch giả, lấy cái nick Celan, đảo tự, từ tên cúng cơm, theo cách đánh vần bằng tiếng Romania. Vào năm 1947, trước khi bức màn sắt của Stalin buông xuống, ông kịp chuồn đi Vienna, và sau đó chuồn tiếp tới Paris.
Ở Paris ông lấy “chơi" mảnh bằng Cử nhân Văn khoa, và được bổ nhiệm làm giảng viên, a lecturer, về văn chương Đức, tại ngôi trường hách xì xằng École Normale Supérieure, và ông bám lấy nó cho tới khi chết. Ông kết hôn với một bà đầm Pháp, dân Ky Tô, gốc gác quí tộc.
Thành công do cuộc đào thoát từ Đông qua Tây của ông chẳng mấy chốc bị mất vui. Trong số những nhà văn Celan chuyển dịch tác phẩm của họ, có nhà thơ người Pháp Yvan Goll (1891-1950). Claire, bà vợ góa của ông này, lôi những bản dịch ra và la toáng lên rằng thì là Celan đã chôm một số những bài thơ tiếng Đức của chồng mình. Những lời tố cáo tuy thực vô lý, và có thể nói, điên khùng, tuy nhiên, chúng ảnh hưởng tới Celan, đến độ ông tin rằng, đây nằm trong một âm mưu chống lại ông “Chúng ta, những người Do Thái còn phải chịu đựng đến mức nào nữa, những điều gì nữa?”, ông viết một lá thư tâm sự cho một người bạn thân của mình là Nelly Sachs, cũng Do Thái như ông, và cũng viết bằng tiếng Đức. “Không đâu, bạn không thể nào biết có bao nhiêu kẻ dính vô vụ này. Không lẽ tôi kể hết tên họ? Bạn sẽ chết sững vì ghê sợ”.
Phản ứng của ông không phải là do hoảng loạn, hoang tưởng. Một nước Đức hậu chiến ngày một tin tưởng hơn thì đồng thời, những luồng tư tưởng, hành động bài Do Thái bắt đầu ló dạng, không chỉ ở phía hữu, mà cả ở tả phái, ngày càng gây nhiễu, và, sự kiện Celan nghi ngờ, không phải là không có lý, ông trở thành điểm nhắm thuận lợi của một chiến dịch về một thứ văn hóa Đức dành cho thứ người Đức thượng hảo hạng, the Aryanisation of German culture [thì cũng giống Mít, văn hóa sông Hồng, Bắc Kít mới là văn hóa chuẩn, chính, còn ba thứ khác là đặc sản, cục bộ, địa phương, đồi trụy, phản động...!]
Claire không ngừng nghỉ chiến dịch chống Celan, truy đuổi ông tới bên kia nấm mồ, những lời buộc tội của con mụ đầm này tẩm độc những ngày tháng sau cùng của Celan, góp phần nặng nề làm cho ông chán ngán đến suy sụp hoàn toàn.

Paul Celan and his translators
J.M. Coetzee

Từ 1938 cho tới khi tự trầm vào năm 1970, Celan làm chừng 800 bài thơ bằng tiếng Đức; trước đó, là cả một khối, a body, bằng tiếng Romania. Sự công nhận tài năng của ông cũng sớm sủa, ngay từ 1952, khi xuất hiện Mohn und Gedachtis [tên tiếng Anh, Poppy and Memory], ông củng cố tiếng tăm của mình như là một trong những thi sĩ trẻ viết bằng tiếng Đức, với Sprachgitter (Speech Grille, 1959), và Die Nietmandsrose [The No-One’s Rose, 1963). Thêm hai tập xuất hiện khi ông còn sống, và, ba, sau khi ông mất. Mảng thơ muộn, lệch điệu - ngả qua tả phái-  đối với tầng lớp trí thức Đức sau 1968, cho nên không được hồ hởi đón nhận.
Về danh tiếng quốc tế của ông, cho tới 1963, thiên hạ dễ dàng tiếp cận thơ ông, Tuy nhiên mẻ thơ muộn thật khó đọc, có thể nói, tối tăm. Đám phê bình gọi thơ hũ nút, do cái phần biểu tượng bí hiểm và những qui chiếu mang tính riêng tư, cá nhân. Ông la bai bải: “Làm gì có cái chuyện hũ nút”. “Đọc! Tiếp tục đọc, cái hiểu tự nó mò tới” [“Read! Just keep reading, understanding comes of itself”]
Hũ nút đúng điệu thơ Celan, là bài thơ in sau khi ông mất, vô đề, tôi [Coetzee] trích dẫn ở đây theo bản dịch của John Felstiner:

You lie amid a great listening,
enbushed, enflaked.

Go the Spree, to the Havel,
go to the meathooks,
the red apple stakes
from Sweden -

Here comes the gift table,
it turns around an Eden -

The man became a sieve, the Frau
had to swim, the sow,
for herself, for no one, for everyone -

The Landwehr Canal won't make a murmur.
Nothing
           stops.

Ở cái mức thô thiển nhất của nó, bài thơ nói vcái gì vậy? Thật khó nói, cho tới khi có người may mắn vớ được tí thông tin, do chính Celan xì ra cho nhà phê bình Karl Liebknecht. Cái cô phải bơi đó, là Rosa Luxemburg. “Eden” là tên khu nhà xây trên khu đất hai nhà hoạt động bị bắn vào năm 1919, mấy cái móc treo thịt là ở Plotzensee, bờ sông Havel River, nơi mấy kẻ tự coi là những sát thủ tính làm thịt Hitler bị móc lên, vào năm 1944… Từ những thông tin như vậy, bài thơ ló dạng, như là một bình luận bi quan về sự tiếp tục sát nhân của cánh hữu ở Đức, và sự câm nín của người Đức về chuyện đó.
Bài thơ Rosa Luxemburg trở thành một locus classicus nho nhỏ, triết gia Hans-Georg Gadamer sử dụng nó để bảo vệ Celan, chống những cáo buộc thơ hũ nút; ông khẳng định, bất cứ một độc giả đầu óc cởi mở, chịu hấp thụ, chịu cảm nhận, receptive, thủ sẵn một nền tảng văn hóa Đức là có thể hiểu được điều quan trọng cần hiểu, trong thơ Celan, chẳng cần sự giúp đỡ nào khác, và, thông tin nền tảng, background information phải coi như là thứ cấp, second place, so với “điều bài thơ [tự thân] hiểu” (“what the poem [itself] knows).
Coeztee viết, lời phán của Gadamer can đảm, nhưng, thua, [Gadamer’s argument is a brave but losing one].