*


















**

Un « écrit non écrit », l'ombre de l'inconscient

Si Duras a toujours revendiqué son indépendance face à la psychanalyse, elle peut décrire le processus d'écriture en des termes évoquant les pensées freudienne ou lacanienne.
Par Florence de Chalonge

Viết như không viết.

Khi sử dụng cụm từ này, để miêu tả cách viết của Thảo Trần, qua cảm nhận của Thảo Trường và Nhật Tiến, khi đọc Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam; một vị độc giả của TV còn khen TT viết tự nhiên hơn Cô Tư, và Tara của TT mới đúng là Tara, của Cô Tư có mùi Cách Mạng, [nhân tiện đây, xin cám ơn], GCC không nghĩ là lại có người chôm của Gấu, để gọi cách viết của em Đầm thực dân đã từng sống ở Sa Đéc.
Nhưng với Florence de Chalonge, tác giả bài viết, "viết không viết" của Duras là viết dưới bóng của vô thức. Còn với TT, là sự tự nhiên của đời sống thực chuyển vào ngòi viết.
Khác nhau.

*

Ngày, tháng, năm

Má,

Má, xin má hãy tha thứ cho con. Khi còn nhỏ dại con đã nhiều lần xúc phạm đến má. Tuổi trẻ vô tri tàn nhẫn, thậm chí con còn trả lời bạn bè: tao mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà đó khùng, tao đâu phải con bà. Con còn làm nhiều điều đại nghịch, bất hiếu bất nghĩa với má mà giờ đây mỗi khi nghĩ lại con đau khổ vô cùng.

Ngay từ khi bắt đầu bước chân ra đời, con đã nhận ra ngay lầm lỗi của con đối với má, nhưng bản tánh ngoan cố con đã ngụy biện đổ thừa cho hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ. Điều con nhận ra trước hết là khi sanh con ra, má mới 21 tuổi đời, chồng thì chết, nhà ngoại lại nằm trong vùng Việt Minh kiểm soát, Tây ruồng bố mỗi ngày lại thêm bọn cường hào ác bá dựa hơi tác oai tác phúc, mà má lại trẻ đẹp thì làm sao có thể ở vậy nuôi con. Lầm lỗi thứ hai của con là oán trách má đã không nhìn nhận con khi ngoại dẫn con đi thăm má sau 12 năm con sống với ba má nuôi, với người dưng nước lã, dù ba má nuôi con rất thương yêu con, nhưng những kẻ ác mồm ác miệng họ gọi con là đồ trôi sông lạc chợ. Lúc đó mọi chuyện đã an bài. Má không thể nhìn con để bỗng chốc đổ vỡ cái hạnh phúc mong manh của má và của mấy đứa em cùng mẹ khác cha với con. Lúc đó con nghĩ là má hạnh phúc trong cảnh nhà cao cửa rộng, lắm bạc nhiều tiền nên đã không ngó ngàng gì đến đứa con côi cút mà chính mình đã rứt ruột đẻ ra rồi bỏ rơi nó từ khi hai tuổi. Con nào hiểu được là ngoại đã đưa con đi thăm má không đúng lúc, ngoại cũng đâu biết gì, thấy con vừa thi đậu trung học đệ nhứt cấp, ngoại mừng quá nên muốn chia sẻ với má.

Người chồng sau của má, con trai thừa tự của một gia đình thế gia vọng tộc, đã có một người đàn bà khác, và sẵn sàng kiếm cớ để bỏ má. Vì phải bảo vệ quyền lợi của mấy đứa con, nên má đã ngậm đắng cay sống nhịn nhục, khổ đau và buộc lòng từ chối không nhìn nhận đứa con tội nghiệp mà mình đã bỏ nó hơn 12 năm trời.

Khi má ly dị xong xuôi, được hưởng phân nửa gia tài, lúc này má mới yên lòng và tìm cách đi thăm con, con còn nhớ năm đó con đã học xong trung học và đang học sư phạm, con đã từ chối không gặp má, không nhận bất cứ thứ gì má mua cho con dù con rất cần, vì ba má nuôi con nghèo, không thể cho con đủ những thứ cần thiết, mà một thiếu nữ ở tuổi con thời đó cần, con không thể quên được lần cuối cùng má đến trường thăm, con đã giận dữ đuổi má ra khỏi cổng trường, ném theo sau quà bánh vật dụng mà má đã mang cho con. Má bước đi chan hòa nước mắt, con đã làm cho má hết sức bẽ bàng với bạn bè con…  Má ơi mỗi lần nhớ đến đoạn này là con nghe tim mình đau buốt.

Ngày cưới con má cũng không về, năm đó nước lụt ngập tràn quốc lộ, phải rước dâu bằng thuyền, con sắp bước vào cuộc đời làm vợ, làm mẹ mà không hề nghe được một lời dặn dò thân thiết nào của ngay chính người đã sanh đẻ ra mình. Sau này con mới biết là ba má nuôi con không cho má hay, khi má hay thì con đã theo chồng. Ba má nuôi con đã yêu thương con như ruột thịt đã nuôi nấng cho con ăn học nên người, họ cũng không muốn mất con và cũng có nói xấu má, những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức con, rồi khi lớn lên thêm ba mớ chữ nghĩa lại làm cho con hợm mình và tưởng đâu chính mình mới là người có quyền tha thứ cho đấng sanh thành.


Lại nói về “viết lách nhẹ không”.

*

Theo nhà văn Bảo Ninh, cuốn Ký ức vụn "viết lách nhẹ không, như chơi, mà cuốn hút người đọc ngay lập tức.. Đây là một tác phẩm sâu nặng buồn vui. Buồn nhiều hơn vui". Dù trang bìa quyển sách ghi đây là tạp văn chọn lọc, Bảo Ninh cho rằng, tác phẩm này gần với thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết hơn, dù nó không mang tính hư cấu. "Sự thực thì tôi thấy Ký ức vụn là một cuốn tiểu thuyết. Cuốn ấy viết cho những người cùng thời cùng kiểu với tôi. Bởi tiểu thuyết là thế. Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình, thấy lại trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu chuyện và cả ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình đầu, tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà và tha hương lang bạt. Trần Vàng Sao. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…", Bảo Ninh bày tỏ.
Bảo Ninh cũng chia sẻ, không chỉ ông mà nhiều độc giả, nhất là độc giả trẻ thích thú tìm đến với cuốn Ký ức vụn và đó là điều đáng mừng cho văn học.
eVăn

Gấu đọc NQL, khi ông vừa xuất hiện trên VHNT của PCL, trong bài viết về Quảng Trị. Nổi Chìm Một Thị Xã.
Thấy được quá.
Rồi khi mới viết Blog. Quá được.
Nhưng sau đó thì không được nữa.
Nói 1 cách gọn ghẽ, thì như thế này:
NQL khi mới viết, có nhiều lửa lắm, và viết, là muốn đốt cháy, muốn đả phá, muốn chống lại, [đốt cháy, đả phá, chống lại… cái gì thì tùy bạn thêm vô], sau đó, ông viết để nịnh bợ cuộc đời.
Có lần Gấu nhận xét, ông xuất hiện như ánh lửa ma trơi, rồi vụt tắt.
Làm nhà văn ở trong 1 thế giới toàn trị, khó lắm, cũng phải thông cảm cho ông.
Được như vậy cũng là tốt rồi.
Nên nhớ, Bảo Ninh nhận xét “viết lách nhẹ như không”.
Ông không viết, “viết nhẹ như không”.
Đây là lời chê nặng nhất, còn nặng hơn cả những dòng của GCC.
Được, được!
NQT

Trang NQL

Chín Khúc

Cục Uất

Người ở Đông Dương
Trang NQL trên Tin Văn

Me-xừ tác giả, NQL, đang bị CA đánh tơi bời trên net. Sợ mất mấy bài viết, thuộc loại hiếm quí, thí dụ như những dòng trên, Gấu bèn noi gương mấy ông bà thành lập trang net, vì tương lai của văn học VN, bệ về Tin Văn, và sẽ nhẩn nha đi vài đường lèo nhèo, khi nào có hứng!
Đọc, về anh Đ. [Tên đầy đủ: Đụ ?], trên, lạ làm sao, làm Gấu lại nhớ đến Rasputin, Đại Ác Tăng làm sập chế độ Nga Hoàng.
Đại Ác Tăng chắc cũng một thứ Lao Ái, hay anh Đ.
Anh Đ thì làm thịt [nựng] vợ liệt sĩ, bộ đội làng Đông Dương, Rasputin làm thịt hầu như tất cả các bà mệnh phụ phu nhân, bà hoàng, bà chúa, kể cả Hoàng Hậu nước Nga, sau bị nhân dân giết chết. Cái chết của ông mở ra Cuộc Cách Mạng Tháng Mười, theo một KGB, qua D.M. Thomas, người viết tiểu sử Solzhenitsyn.

Cái sự nổi tiếng như hiện nay của NQL làm GCC nhớ đến trường hợp của Harold Robbins, một nhà văn Mẽo, (1) và bài viết về tay này trên tờ Người Nữu Ước, trong 1 số đã lâu, hồi Gấu mới ra ngoài này. Tác giả bài viết trên Người Nữu Ước phán, thật chí lý, HR dư sức đoạt Nobel, nhưng ông ta bán rẻ đời văn của mình, khi chọn làm nhà văn best-seller.
Quá đúng nếu áp dụng vào trường hợp NQL. Ngày trước ông là nhà văn đầy tiềm năng, triển vọng. Bây giờ ông là nhà văn best-seller, đầy "tiền năng", và đầy độc giả, không phải thứ đúng ra là độc giả của ông.
Lần chạy trốn quê hương, 1 trong những cuốn sách mà Gấu mang theo, lấy từ cái sạp báo nhà, là cuốn Người lữ hành kỳ dị của tay HR. Thật tuyệt vời. Chính vì đọc cuốn này, mà sau đó, Gấu tò mò theo dõi đường văn của ông.
Tiếc.
Y chang tiếc NQL bây giờ.

NQT

(1)

Harold Robbins (May 21, 1916 – October 14, 1997) was one of the best-selling American authors of all time. During his career, he wrote over 25 best-sellers, selling over 750 million copies in 32 languages.
Born as Harold Rubin in New York City, he later claimed to be a Jewish orphan who had been raised in a Catholic boys home.[citation needed] In reality he was the son of well-educated Russian and Polish immigrants.[1] He was reared by his pharmacist father and stepmother in Brooklyn. His first wife was his high school sweetheart[2]
Wiki

HR là 1 trong những nhà văn Mẽo sách bán chạy nhất mọi thời. Trong nghiệp văn ông viết trên 25 cuốn best-seller, bán ra trên 750 triệu ấn bản, trong 32 ngôn ngữ.
Ông phịa ra gốc gác của ông, một đứa trẻ mồ côi Do Thái. Sự thực, ông dòng dõi di dân Ba Lan-Nga.

Nhân vô Wiki, đọc về HR, mới biết ông phịa gốc gác Do Thái. Trong văn học, có mấy trường hợp phịa gốc gác Do Thái, và đều khủng cả. Một, trường hợp Jerzy Kosiński tác giả The Painted Birds, và một, Binjamin Wilkomirski, người đàn ông có hai cái đầu, TV đã giới thiệu, tóm tắt bài viết trên 1 số Granta về “Sự Thực & Dối Trá”.

GCC biết đến Jerzy Kosiński rất sớm từ những ngày còn Sài Gòn, khi cuốn sách của ông nổi đình nổi đám, và được tờ Văn nhắc tới, và dịch cái tít theo bản tiếng Tây là Loài Chim Dị Chủng, L'Oiseau bariolé, và liền sau đó, nghĩa là, liền sau khi cày thêm 1 job cho UPI, Gấu bèn ghé Xuân Thu tậu 1 cuốn của ông, cũng thật là bảnh, Les Pas, bản tiếng Tây của Steps.

Đúng là thần sầu.

Thần sầu hơn nữa, là, 1 cái truyện ở trong đó, rất giống trường hợp đã xẩy ra với bạn Phạm Năng Cẩn, 1 trong Thất Hiền của Gấu.
Bạn còn nhớ ông bạn Cẩn này, hồi đi học, sống nhờ ông anh, có bà chị dâu tàn khốc, và do đó, thường là quên đóng học phí, và được 1 em học cùng lớp thương, cứ nhét tiền vào trong vở bạn Cẩn, trả học phí giùm.
Sau em đi lấy chồng, và trước khi đi lấy chồng hẹn gặp bạn Cẩn ở.... khách sạn.
Ui chao bạn Cẩn tới, sợ run, mừng run, và em ra lệnh, anh quay mặt đi chỗ khác.
Cẩn không chỉ quay mặt đi chỗ khác, mà còn nhắm kín cả hai mắt. Khi em ra lệnh, quay mặt lại, và mở mắt ra, thì Cẩn nhìn thấy cái lưng trần của em và hai trái táo bự ơi là bự, ở trong gương!
Cẩn chỉ được hưởng hương, hưởng hoa, trước khi em đi lấy chồng.
Trong Les Pas có 1 truyện tương tự, nhưng khủng hơn nhiều, bịnh hơn nhiều, chứ không thanh cao, trong trắng như trong trường hợp của bạn Cẩn.

Gấu Cà Chớn cũng gặp 1 trường hợp tương tự bạn Cẩn. Trước khi lấy Gấu Cái, cũng 1 em đến gặp, tự động phơi hến ra, như cái em trong bài thơ của Sebald, cho anh đấy, hàng "zin", anh nhìn hai cái núm vú đỏ hỏn của em thì biết, nhưng chỉ với điều kiện, phải lấy em, phải bỏ cái cô có bầu với anh.
Gấu không thể bỏ Gấu Cái, thế là đành lắc đầu, dù rất thèm!
Hà, hà!

Cô này, lần Gấu về lại Sài Gòn, gặp lại. Có chồng, nhưng bỏ nhau đã nhiều năm, 1 mình lo cho đàn con. Gấu rủ đi chơi, OK, nhưng tới khi đề nghị kiếm… khách sạn thì cô lắc đầu, ngày trước, còn zin, cho không anh, anh chê, bây giờ nát bấy như quê hương mỗi người chỉ có một, có đáng gì nữa, nhưng chỉ sợ anh già rồi, chẳng làm gì được, hến của tôi lại thẹn thêm một lần nữa.

Dã man thật.

Mà có thể thế thật!

*

Cả hai cuốn đều tuyệt cú mèo. Gấu nhớ, hồi đó đó, đọc tờ Paris Match, kể về Kosinski, học tiếng Anh bằng cách gọi cho mấy cô ở Tổng Đài, và, cùng lúc, viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh.
Sau vỡ ra là ông phịa.
Cuốn tiểu thuyết khủng khiếp số 1 của ông, cũng là phịa, trong khi ông cứ khăng khăng chuyện thực.
Và sau tự tử để chứng minh, nó là thực.
Vưỡn chẳng ai tin.
Ngu thế. Giả mới bảnh chứ thực thì…. chán chết.
Gấu coi sách, coi phim, mà thấy câu 'dựa trên chuyện thực' là vứt vô thùng rác.


V/v Jerzy Kosinski và tác tác phẩm The Painted Bird.

GCC đọc lời bạt của cuốn sách, ấn bản in lần thứ nhì, trong đó tác giả kể ra những điều ông gặp phải sau khi in cuốn sách, thì cái lý do ông tự tử không đúng như Gấu viết, là, cố tình bảo vệ cuốn sách là chuyện thực.
Xin viết lại cho đúng, và TV sẽ post lời bạt, để độc giả thấy được phản ứng của độc giả, của nhà nước, và số phận của tác gả cuốn sách. Cũng xin đính chính Steps là truyện dài, không phải truyện ngắn, và đoạn kể trên TV là 1 chương sách


+ Đọc blog của Nguyễn Quang Lập (cái này chắc ai cũng biết rồi chẳng cần quảng cáo thêm): ngày xưa tôi đọc Những mảnh đời đen trắng thấy chán, xem mấy cái phim thấy sến, giờ đọc kiểu viết blog thấy nhiều cái hay, đầy tài năng, nhưng là tài năng của cái nhìn phía dưới đầu gối, thỉnh thoảng cũng nâng lên trên, cách được khoảng hai gang tay.

Nhị Linh's Blog.

Đọc NQL mà hiểu như vậy, thì hơi khí nặng tay với tác giả.

Phải đọc, như những truyền kỳ, về một thế giới hồ ma của Liêu Trai, hay như những "cửa sổ" nhìn ra thế giới bên ngoài, như cách Kundera đọc Kafka, trong Những di chúc bị phản bội, hay đọc song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài...

Biến thái của nó, sau 30 Tháng Tư, là dòng văn Bóng Đè, dòng thơ Mở Miệng, dòng thơ đóng đinh thập tự của Nguyễn Viện...
Đây cũng là cách Mishra đọc Ma Jian, Tiananmen's wake, coi sexual love là antidote chống lại sự kiểm soát của Đảng!

(1) Nên nhớ NQL là thuộc thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước, khác hẳn thế hệ... Nhị Linh. Thay vì chọn cách viết của mấy ông kia, hay những ông như Đào Hiếu, Lữ Phương, ông chọn cách viết "truyền kỳ".
Cũng là một cách nhìn lại thời của ông! (1)

(1)
Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình, thấy lại trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu chuyện và cả ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình đầu, tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà và tha hương lang bạt. Trần Vàng Sao. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…", Bảo Ninh bày tỏ.