*




Tội Ðồ
Bố Kỳ
1
2
















Ky est Ky?


Tại sao VC sống dai như thế?

Tạ lỗi Trường Sơn, tại sao?

Trên tờ TLS, số Sept 16, 2011, có bài viết, Tại sao Hitler sống dai như thế, Why Hitler lasted so long, của Jane Caplan, điểm cuốn Chung Cuộc, The End: Hitler’s Germany, 1944-45, của Ian Kershaw.

Quái một cái là những lập luận của tác giả bài điểm sách, nếu áp dụng vô xứ Mít, đúng ngay chóc, nhưng phải sửa lại, thay vì giải thích thất bại của chế độ Nazi, thì là chiến thắng của VC.

Bài thơ Tạ Lỗi Trường Sơn của Ðỗ Trung Quân, nhìn 1 cách nào đó, cũng nằm trong dòng suy tưởng này.

Tác giả Jane Caplan mở ra bài viết, bằng trích dẫn Thomas Mann. Những gì ông nhà văn Ðức này phán, về Hitler và sự thất trận của Nazi, y chang về VC, nếu chúng ta thay "thất trận Nazi", bằng "chiến thắng VC"!

Sự lì lợm kéo dài cuộc chiến của Hitler, hy sinh đến người Ðức cuối cùng, giọt máu cuối cùng, dù có phải huỷ diệt nước Ðức, có gì cực giống đám VC, khi chúng thà chấp nhận 1 nước Mít bị huỷ diệt vì chiến thắng còn hơn là chấp nhận trò chơi dân chủ.

On March 20, 1945, Thomas Mann delivered one of his last BBC broad casts to Germany and occupied Europe, ringing as usual with his contempt for the Nazis and his despair at what they had wrought on Germany and Mann's fellow Germans:

It might be said that we are judging Germany by an unfair standard if we refuse to admire its current desperate struggle, its refusal to accept defeat, its resistance to the last man, the last bullet and the last drops of blood, or to recognize the heroism enshrined in this. History has always celebrated this kind of ultimate resistance as memorable and heroic - and now all of a sudden, for Germany, it is held to be meaningless or criminal. This line of argument is false. The perpetuation of the war by Germany beyond defeat to annihilation has nothing to do with heroism, but is in fact a crime committed against the German people by its leaders. The people's suicidal struggle is not voluntary but has been extorted through moral and physical terror - by rulers who pretend that the Germans are bleeding for their honor and self-preservation, when the fact is that they are giving their utmost and more for the survival of the scoundrels who drove them into this war and who refuse to abdicate at any price, including that of Germany's absolute ruination.

*

Số Granta về Mẹ, có bài viết của Ryszard Kapuscinski, When there is talk of 1945 [Nói về năm 1945 khi nào nhỉ?], thật là tuyệt, với Mít, vì 1945 đúng là cái năm khốn khổ khốn nạn của nó.

Ðây là 1 hồi ức về tuổi thơ của ông, lần đầu nghe bom nổ, đâu biết bom là gì, chạy đi coi, bị mẹ giữ lại, ôm chặt vào lòng, và thì thào, cũng một điều đứa bé không làm sao hiểu nổi: “Chết ở đó đó, con ơi, There’s death over there, child”.
Những năm tháng chiến tranh trùng hợp với ấu thời, và rồi, với những năm đầu của tuổi trưởng thành, của tư duy thuần lý, của ý thức. Thành thử với ông, chiến tranh, không phải hòa bình, mới là lẽ tự nhiên ở đời, the natural state. Và khi mà bom ngưng nổ, súng ngưng bắn, khi tất cả im lặng, ông sững sờ. Ông nghĩ những nguời lớn tuổi, khi đụng đầu với cái im lặng đó, thì bèn nói, địa ngục chấm dứt, hòa bình trở lại. Nhưng tôi không làm sao nhớ lại được hòa bình. Tôi quá trẻ khi đó. Vào lúc chiến tranh chấm dứt, tôi chỉ biết địa ngục.

Một trong những nhà văn của thời của ông, Boleslaw Micinski, viết, về những năm đó: Chiến tranh không chỉ  làm méo mó linh hồn, the soul, của những kẻ xâm lăng, mà còn tẩm độc nó, với thù hận, và do đó, chiến tranh còn làm biến dạng những linh hồn của những kẻ cố gắng chống lại những kẻ xâm lăng”. Và rồi ông viết thêm: “Ðó là lý do tại sao tôi thù chủ nghĩa toàn trị, bởi vì nó dạy tôi thù hận”.

Trong suốt cuộc chiến, hình như Bắc Kít chưa từng quên hai chữ thù hận. Nhưng hết cuộc chiến, vẫn không bao giờ quên cả. Thành thử, cái còn lại muôn đời của cuộc chiến Mít, theo GNV, chỉ là thù hận.
Một người như Kỳ Râu Kẽm, “bó thân về với triều đình”, như thế, mà đâu có yên thân. Chuyện ông bị đám hải ngoại chửi thì còn có lý, vì rõ là phản bội họ. Nhưng khốn nạn nhất  là lũ VC chiến thắng, chúng vẫn giở cái giọng khốn nạn ra, thôi tha cho tên tội đồ. Cái “gì gì” đứa con hư đã trở về nhà.
Cái còn lại chỉ là thù hận, nhưng khủng nhất thì vẫn là giữa những đấng Bắc Kít!

Mới có thêm bài của ông con rể, cũng dân trong làng, viết về bố vợ, Tướng Râu Kẽm, cộng bài viết về tên tội đồ nằng nặc đòi đưa xương cốt về Sơn Tây, của một anh VC, giọng thật là mất dậy.

Post. Ði 1 đường lèm bèm sau. NQT

V/v NCK. Dân Sài Gòn hẳn còn nhớ, lần diễn binh mừng ngày quân lực VNCH thì phải, VC đặt súng ở Chợ Vườn Chuối pháo kích nhắm khán đài danh dự nơi vườn hoa kế bên Nhà Thờ Ðức Bà, Ðại Lộ Thống Nhất. Mọi người nhốn nháo. Râu Kẽm, râu vẫn thẳng băng không sợi nào run, người thẳng đứng.

Bảnh thiệt. Ðúng dân Sơn Tây.

Bảnh hơn GCC nhiều, tuy cũng dân Sơn Tây.

V/v cái chất tếu của NCK. [Ðọc bài của ông con rể]

Chuyện sau đây, DP, bạn của thằng em của Gấu, kể.

Cũng dân trong nghề. Trước 1975, phóng viên chiến trường thuộc TLC. Ðã từng làm MC khi chưa có nghề MC [anchor?], thông báo diễn tiến cuộc hành quân Hạ Lào trên Ðài số 9.

Hắn kể với GCC, về 1 bữa họp báo của tướng Kỳ, và 1 tay nhà báo chọc quê Râu Kẽm, bữa trước chúng tôi có tham dự 1 cuộc họp báo với ông Thiệu, Ngài có nhắc tới Râu Kẽm…
Kỳ trả lời, thảo nào, mấy bữa này tôi bị nhảy mũi hoài.


Những người Sơn Tây - Giao Chỉ - San Jose

Note: Tác giả bài viết, do không phải dân Sơn Tây, nên viết hơi bị nhảm.
Ngay cả cái ước, muốn làm dân Sơn Tây, trong 1 lúc hứng bậy, cũng nhảm.

Bài viết bỏ qua nhiều giai thoại về Kỳ

1. Thiếu cái câu thần sầu của de Gaulle, Ky est Ky, mà không nhảm sao?

2. Thiếu vài dòng về bộ râu khiến ông ta nổi danh với cái nick “Tướng Râu Kẽm”.

3. Thiếu giai thoại thần sầu về 1 đứa con nít Miền Nam, do trốn học, bị bố đánh, và hỏi, bé không học, lớn làm gì:

-Lớn lên làm Phó Tổng Thống!

Nhưng Kỳ đã từng là học trò của Thầy Vũ Khắc Khoan.
Ðâu phải thứ chăn trâu, lớp 1 như... Hồ Tôn Hiến?

4. Thiếu câu thơ tặng Kỳ, của Hà Chưởng Môn, tức thi sĩ Hà Thượng Nhân.

HTN đã từng “nưng bi” cả Kỳ lẫn Mai, lẫn cuộc tình Kỳ Duyên Mai, và cái tên Kỳ Duyên xuất xứ từ đó, khi "ca" Râu Kẽm:

Ông về ông kẻ lông mày tí chăng?

Câu thơ này cũng có kỳ tích của nó.

Tướng Râu Kẽm rất mê chưởng Kim Dung, và rất mê Cô Gái Ðồ Long. Truyền thuyết kể là, đấng nào muốn vô Không Quân là bắt buộc phải đọc Cô Gái Ðồ Long.

Nhưng câu thơ lại có ý muốn khuyên Kỳ Râu Kẽm nên nhường ngôi cho Thiệu, và, bắt chước Vô Kỵ, phong kiếm quy ẩn, lo kẻ lông mày lông mi cho cô vợ gốc Mãn Thanh là Triệu Minh?