*
Nhật Ký









*

Tại sao chúng ta ở Việt Nam?
Tuổi thơ của cái ác, ở đâu?
Ở một làng ven Sông Hồng ư?
*
Chân Dung Quỉ như là một Nghệ sĩ Trẻ
Coetzee đọc Lâu đài trong rừng của Mailer
Chân dung Nghệ sĩ như là Quỉ
Gấu đọc Ba người khác của Tô Hoài

Lần đầu tiên ông nghĩ, mình sẽ trở thành nhà văn, là khi nào?
Thật khó trả lời. Tôi viết đủ thứ, khi còn trẻ.
Trẻ?
Khi tôi 7 tuổi.
The Paris Review

Báo động đỏ
Nhà văn Nguyên Ngọc báo động đỏ, về lương tâm cộng đồng thủ đô Hà Nội, vào năm 2007, tức 32 năm sau chiến thắng 1975, chúng ta tự hỏi: "cái gì" đã làm băng hoại lương tâm cộng đồng thủ đô Hà Nội?

Sau nhiều lần chứng kiến cảnh cô gái bị hành hung, 11h trưa 20/10, bà Bình thuê xe ôm đến đón em Bình đi trốn và đưa em đi bệnh viện chữa trị.
Nguồn
Ui chao, Gấu đã từng gặp một bà Bình như vậy, lần từ Hà Nội về làng, năm 1954, khi bà chị ruột, dân công tải đạn tham dự chiến dịch Điện Biên, trở về. Gấu gặp một bà già, chào hỏi xong xuôi, bà đi, nhưng, chừng vài bước, bà vội vàng quay lại, nói nhỏ vào tai Gấu: Cháu học ở Hà Nội về, ai bảo sao làm vậy, nhớ nghe cháu!
Hơn nửa thế kỷ sau, trở lại, một phần cũng là vì bà già.
Gấu muốn tìm xem, liệu còn một người nào giống như bà, ở Miền Bắc.

Lần đó, Gấu về, là cũng để test coi, liệu có sống nổi không. Học Hà Nội, là do bà cô nuôi. Bà me Tây, theo chồng về Pháp, Gấu đến sống nhờ gia đình một người bạn cùng lớp. Thấy khó sống quá, Gấu về làng, gặp chị, coi tình hình. Được năm bữa, nửa tháng, nghe bà chị than, một chị, một em, mà sao khó sống quá, thế là Gấu nghĩ thầm, để em đi Sài Gòn, nhường phần ăn cho chị, chỉ có cách đó, thì cả hai cùng sống.
Thế là Gấu về lại Hà Nội, xuống Hải Phòng, lên tầu há mồm, ra Vịnh Hạ Long, lên tầu Đệ Thất Hạm Đội, vào Nam.
Nhớ hết, chỉ quên có cú xịt thuốc DDT khi lên tầu!
Cám ơn bạn ta, nhắc nhở Gấu!
Nhưng, hà cớ sao, một kỷ niệm tuyệt vời như thế, mà lại quên? Quái quỉ thật.
Nhưng để bù lại, Gấu vẫn nhớ, cái cảnh, đứng trên boong tầu, vạch quần đùi, đái xuống đầu đám lính Mẽo, ở tầng bên dưới. Tuy gió biển mạnh, đánh tan những giọt nước đái thành bụi, nhưng cái cảm tưởng đái lên đầu bọn đế quốc thực dân Mẽo, lại là người ban ơn cho mình, nó mới kỳ lạ làm sao!
Sau này, nghe mấy ông Mít được Mẽo ban ơn, cho vô Huê Kỳ làm công dân hạng nhì, vẫn chửi Mẽo ra rả, Gấu lại nhớ đến cái xen trên.
Gấu xin đi Canada, một phần là do "sám hối" cái cảnh vạch quần đái lên đầu Mẽo hồi đó đó!
*
Lần Gấu trở lại Miền Bắc, trong thâm tâm, như mơ hồ muốn tìm hiểu coi, liệu bà con ruột thịt của Gấu, còn ở lại, có tí ti nào giống như bà già đó không.

Nhân tiện, xin giới thiệu, bài của Nguyễn Tường Thiết, con Nhất Linh, về chuyến trở lại Đất Bắc của ông:
Một trăm ngọn nến

Bí mật nhỏ, giải thưởng lớn

Liệu những giải thưởng nào cũng có một hay nhiều bí mật, ở hậu trường?
Khi Lê Đạt, và những người thuộc nhóm Nhân Văn , sống sót, sau đòn của nhà nưóc, nhận giải thưởng nhà nước, có người bực.
Nhưng tại làm sao không ai bực cả, khi Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận?
Chẳng lẽ, không ai xứng đáng hơn ông ta? Hay là chẳng có ai dám nhận, thay ông ta?
Khi Vàng Anh, tác giả tập thơ VB, nhận giải, một ông thi sĩ la lớn, phải cho tôi mới đúng chứ?
Tờ Lire, Đọc, cho chúng ta biết những chuyện tương tự như thế, ở những giải thưởng văn học lớn trên thế giới.
Bảnh nhất, là Camus. Đếch cần một bí mật nho nhỏ!
*
Ồ, bác có thể nói rõ hơn về vụ Camus không? Tks
Cám ơn đã ghé nhà. Sẽ làm theo yêu cầu của bạn. NQT

*

Camus không hề được sự hỗ trợ của nước Tây, những bạn văn của ông, cũng như cộng đồng báo chí. Họ còn phạng ông tơi bời, khi ông đi nhận giải thưởng, và tuyên bố không đúng ý của cộng đồng, và dân tộc Tây, khi được hỏi về cuộc chiến Algérie.
Camus có tới hai ông Hàn kiên trì ủng hộ ông, liên tiếp đưa tên ông ra ứng cử, vào năm 1949, khi đó Camus mới 35 tuổi, rồi 1952, 55, 56... Ông là một tác giả được Viện Hàn Lâm quan tâm rất nhiều, và có tới bốn bản báo cáo [rapports] đặc biệt, trong có một, dài 30 trang, vào năm 1949, có những dòng hồ hởi như sau: Với ý chí bằng thép, sự trung thực trên tất cả mọi thử nghiệm, chủ nghĩa nhân bản... Albert Camus là một khuôn mặt hàng đầu của nền văn chương trẻ trung của Pháp.... Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm chờ đợi một tuyệt tác của ông, để trao vòng hoa. Tập tiểu luận Con người phản kháng ra mắt vào năm 1951 bị coi như chưa nặng ký, về mặt văn chương, insuffisament littéraire, để xứng đáng sự chọn lựa. Nhưng khi La Chute, Sa đọa, ra mắt vào năm 1956, thì Uỷ ban Nobel bèn họp kín, và quyết định, chờ thêm hai năm nữa.
Chỉ một năm. Mặc dù những địch thủ nặng ký, và đều đợp Nobel sau đó, như Pasternak, Saint-John Perse, Beckett, Camus vượt tất cả, và lãnh giải Nobel vào ngày 17 Tháng 10 1957. Trong một lần gặp gỡ công chúng, tại thủ đô Thuỵ Điển, giữa lúc cuộc chiến Algérie dữ dội, Camus tuyên bố: Entre ma mère et la justice, je préfère ma mère (1). Giữa mẹ tôi và công lý, tôi chọn mẹ tôi. Mẹ của ông, Catherine Hélène Sintés, là một người đàn bà mù chữ.
(1) Câu của Camus, có nhiều "ấn bản": "Entre la Justice et ma mère, je choisis ma mère", "Entre ma mère et l'Algérie, je choisi ma mère".... 

Trong những nhà văn Tây được Nobel, ông nào cũng có một bí mật nho nhỏ. Mauriac: Nhờ ngón tay vương giả của ông Hoàng Thụy Điển [1952]. Gide: Cho lẹ lên, kẻo ông ta chết trước khi lãnh giải [1947].
Đau nhất là Malraux, chỉ cách Nobel một...  sợi tóc!


Đọc lại Camus: Suy tư nổi loạn


Bữa nay mẹ tôi mất
Je fus placé à mi-distance de la misère et du soleil
Albert Camus: L'envers et l'endroit
Tôi được đặt để, ở giữa quãng đường, một bên là sự khốn cùng, và một bên là mặt trời. Albert Camus
Đó cũng là số phận của Gấu.
Sự khốn cùng, là, nửa ở Miền Bắc
Nửa còn lại, có Mặt Trời - không phải Mặt Trời Địa Trung Hải của Camus - mà là Mặt Trời Miền Nam.
Một khi mất nó, Gấu than thảm thiết: