*
Nhật Ký









**

Trứng Âu Cơ
Trân trọng giới thiệu chương I cuốn tiểu thuyết đang gây chấn động giang hồ,
và hiện đang tái bản.

Bố Già cõi văn Tây viết hồi ký

Ông Trùm hồi nhớ một bạn văn, Ponge.
Tôi đến thăm ông, một tuần ít ra là một lần. Nhà ông ở phố Lhomond, gần Đền Thiêng, hay Điện Chư Thần. Sự cô đơn của ông thì thật là khủng khiếp; cái nghèo, cái đói của ông thì bầy ra đó, thành thử cũng dễ nhận ra. Nhưng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ: vượt lên trên, là sự hãnh diện, tự hào, tính phách lối [y chang thằng cha Gấu!]
*
Đọc, bất giác nghĩ đến những tiếng thổi ống đu đủ kêu ròn tan của Gấu, với bằng hữu: Đâu có thua Sollers!
*
Tôi rất yêu mến và ngưỡng mộ Ponge. Ngược lại, ông đối với tôi chắc cũng rứa. Tôi sẽ không kể ra ở đây, những tiếng thổi ống đu đủ siêu hạng của tôi, về những cuốn sách của ông.
Những nhà sử học sẽ làm điều này, một ngày nào đó. Đó là nghề của họ.
*
Có tí khác: Gấu này chưa hề được bạn văn, những Người Đi Trên Mây, Khô Khốc Thiền Sư... toàn bạn quí, "thổi", bao giờ cả.
Có khi nhờ vậy, mà Gấu sống sót!
Và chắc chắn, Gấu cũng bắt chước Ông Trùm, chơi một cuốn hồi ký: Một cuốn tiểu thuyết  chính cống Bà Lang Trọc, không phải thứ tiểu thuyết lịch sử dởm, viết vào lúc cuối đời, khi ngồi bên bờ sông, nhìn thấy xác bằng hữu trôi qua!
*
Tín hiệu SOS đầu tiên của Gấu, khi tới được trại tị nạn Thái Lan, được gửi tới nữ văn sĩ Trùng Dương, sau khi nhìn thấy tên bà trên tờ báo của Mặt Trận. Bà lúc đó là chủ bút hay chủ nhiệm của tờ báo. Chừng ít lâu sau, nhận được thử của bà, kèm lá thư của vị chủ tịch Văn Bút Việt Nam lúc đó.
Thư của bà Trùng Dương, còn nhớ, đại khái: Thư của anh, đi nửa vòng trái đất, mới tới tôi.
Bà lúc đó đang được một học bổng nghiên cứu Trung Hoa lục địa. Thư tới tòa soạn, tòa soạn gửi tiếp tới bà. Tiếp, bà than giùm, sao vượt biển chậm thế, hết mùa biển động rồi, [qua thì còn làm được cái thá gì nữa, chắc thế].
Thư của vị chủ tịch Văn Bút, là thư gửi cho Trùng Dương, đại khái: Chị nhờ tôi can thiệp cho một ông nào đó [chữ của ông ta], nhưng lại không cho biết địa chỉ.
Đọc, vừa mừng, vừa buồn. Mừng vì như vậy là có cái phao rồi. Chỉ cần viết thư tới vị chủ tịch, cho ông rõ hiện đang ở trại tị nạn, nhờ ông lên tiếng can thiệp.
Buồn, là, do đang đói quá. Giá mà bạn văn cũ gửi kèm cho tờ money order thì thật là tuyệt vời!
*

Một cái thư, yêu cầu can thiệp, cho một ông bạn nào đó, mà lại quên không cho địa chỉ, được gửi tới thẳng tới đương sự vừa mới chạy trốn thoát quê hương, không một lời welcome mà lại còn than thở giùm, trễ quá rồi, hết mùa biển động rồi, Gấu viết thư cho ông chủ tịch mà thấy tội nghiệp cho cái thân trâu chậm uống nước đục quá.
May sao, cùng lúc đó, có một anh tới trại trước, nhân tình cờ câu chuyện, nghe loáng thoáng, bèn hỏi, trước 1975, ông có viết văn hả, thế có biết ông Nguyễn Đông Ngạc không. Biết chứ, bạn thân mà. Nếu thế, tôi cho ông cái địa chỉ ông ta, trước tôi ở cùng xóm với ông, nên biết, ông hiện ở Canada.
Thế là Gấu viết thư liền tù tì. Nhận được hồi đáp liền tù tì, cùng tờ money order 50 đô Canada. Ngạc cho biết, cái tay chủ tịch Văn Bút cũng ở Canada, tao đã phôn cho ông ta rồi, đồng thời phôn cho mấy thằng Định Nguyên, Sĩ Phú, Viên Linh, ở Mẽo, yêu cầu chúng lên tiếng.
Ui chao, thế là liền sau đó cả đám có tên như trên, đều phôn cho ông chủ tịch, yêu cầu can thiệp cho Gấu.
Thế còn ông bạn Người Đi Trên Mây thì sao?
Ông ta bảnh hơn hết. Nghĩa là đến tận trại tị nạn thăm Gấu. Đi cùng một em. Một nữ ký giả, hình như vậy.
Ui chao, cả trại chấn động vì cái tin có ông nhà văn từ bên Mẽo đến tận trại yêu cầu được gặp mặt, phỏng vấn ông Gấu.
Chuyện xẩy ra, chừng một năm sau đó. Ông NDTM đi tour, tòa báo cử đi, không phải thực tình đi thăm Gấu.
Nhưng như vậy cũng quí hoá quá rồi.
*
Phải đến lúc ngồi bên bờ sông, Gấu mới ngộ ra một điều là, mấy ông bạn quí của Gấu đều đinh ninh là Gấu chết rồi. Thành thử khi Gấu 'sống lại', mấy ông bị sốc, không chịu nổi.

Bởi thế, ngoài đám bạn văn trước 1975, [không phải bạn quí, cùng băng nhóm], như Viên Linh, Du Tử Lê, Nguyễn Đông Ngạc, Định Nguyên, Sĩ Phú... , nhà văn Nguyễn Mộng Giác và nhóm Văn Học, đã "chấp nhận" Gấu, như là thành viên của họ, và như thế, chấp nhận là những bạn văn mới của thằng cha Gấu.
Thành thử, không có chuyện Gấu không ưa NMG, mà là, Gấu không chịu nổi cuốn Mùa Biển Động:.
Đồng, nhưng không hoà!
Ấy chết, xin lỗi, nói ngược: Hoà mà không đồng!
*
Sau băng Văn Học, tới băng [đảng] nhà văn VC, ở Hà Nội, chấp nhận Gấu.


Cái Ác Bắc Kít
TV Blog
 Những lệch lạc của sự tầm phào hóa Cái Đại Ác

Sự thành công của cuốn Les Bienveillantes của Littell gây bực mình ở một số người, thí dụ như Pierre-Emmanuel Dauzat: Chẳng lẽ người chết, nạn nhân, đao phủ, đều được ném chung vào một cái hố có tên là văn chương?
Gấu này, cũng đã từng nghe một ông bạn văn trong nước mắng mỏ: Sao cứ nói hoài về Lò Thiêu? So với một ông thi sĩ hải ngoại mắng, tại sao lại cứ lải nhải về Faulkner, cú phạng "cách sơn đả ngưu", từ trong nước, nặng nề hơn nhiều!
Tuy nhiên, ở đây có một vấn nạn rất quan trọng, khiến Cái Ác Bắc Kít xem ra y chang Cái Ác Nazi: Cái Ác Nazi, là từ Soi Sáng mà ra. Và do một giống dân tinh anh, cần cù bậc nhất Âu Châu, đứng ra thực hiện. Cái Ác Bắc Kít, là từ thưở dân Mít dựng nước truyền xuống. Và cũng do một giống dân tinh anh bậc nhất Á Châu, đảm đương.
Chúng ta, dân Mít tự hỏi: Tại sao một giống dân cần cù, tinh anh, sống sót, sau khi chống đủ các thứ giặc, đủ thứ ngoại xâm, từ giặc Phương Bắc, gịặc Mông Cổ, tới giặc Thiên Nhiên, với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến... khi bước vào thế kỷ 20 đánh thắng hai tên giặc, hai cái ác khủng khiếp của nhân loại là thực dân cũ, thực dân mới, sau chiến thắng lừng lẫy 30 Tháng Tư, 1975, sáng ngủ dậy, biến thành bọ?


Mần thơ ở Biên Hòa

Một Chiến Sĩ Nobel
4 tuổi bị quăng ra đường làm nghề bụi đời, sau khi mẹ vô trại tù Dachau, của Đức quốc xã.
Rồi leo lên tận đỉnh chiếc thang xoắn, lãnh Nobel. Một Oliver Twist hội ngộ Albert Einstein!

Lessing: Nobel 2007

Mần thơ ở Sài Gòn 2

 Như lính giữa rừng

Ba tuyệt phẩm của Văn Cao