*
Nhật Ký










Hữu Loan được giải Khởi Hành
Nguồn

Trong bài Tưởng Niệm  Nadezhda Mandelstam, Joseph Brodsky cho biết, "vào những năm 1930 và 1940, chế độ đã sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn."
Trường hợp trên đây cũng đã xẩy ra, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, giữa mấy bà vợ mấy ông nhà văn nhà thơ Ngụy. Họ quá đủ, phải nói là dư túc số để thành lập một công đoàn vỉa hè, với những bộ môn, ngành nghề tự biên tự diễn, như cà phê, sách, thuốc lá
Tha hương ngộ cố tri

Vút Đêm-Xanh-Ướp-Lá-Thu-Vàng
Nguyễn Lương Vỵ:
ĐÊM NGHE YANNI
LIVE AT THE ACROPOLIS
Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
*
 Gấu có một kỷ niệm tuyệt vời về Yanni. Cứ giữ mãi, không dám viết ra, vì sợ viết ra, viết không tới, làm sứt mẻ, uổng đi. Lần này, nhân đọc thơ bạn, cũng nhắc tới Yanni, chợt nhớ ra, còn nợ một cô bạn...

Nhân vụ NQT được ông vua biếm gia rủa khéo, và, nhân vụ ca sĩ Lệ Thu trở về, trả lời trực tuyến, khán giả cũ hỏi về tình cảm khăng khít giữa LT và KL, Gấu bỗng nhớ đến một giai thoại về hai nữ ca sĩ , khi bài Mùa Thu Chết  vừa ra lò, qua đó, cứ mỗi lần hát đến khúc "mùa thu chết, đã chết rồi..", là KL bị... nhịu giọng, và hát thành,"LT chết, đã chết rồi...." !
Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là giai thoại. Ở ngoài đời, chắc không đến nỗi nào.
Riêng Gấu, mê tiếng hát Lệ Thu hơn. Những dĩa nhạc sau này của cô, Gấu có mua đủ, nhưng do làm lại, nên chất giọng mất đi quá nhiều, không sao bằng những ngày cũ.

Nhờ cuộc phỏng vấn Gấu mới biết, bản Nước Mắt Mùa Thu, PD sáng tác riêng cho LT.
Tuy nhiên, Xin Còn Gọi Tên Nhau  tuyệt hơn nhiều. Bản nhạc này, lời quá tuyệt. Thơ hơn cả thơ.
Gấu quá mê, ngay từ những ngày nó vừa mới ra đời. Bây giờ mới biết nhờ yêu mến LT, nhạc sĩ Trường Sa sáng tác bản nhạc này.
- Tôi rất thích bài hát "Xin còn gọi tên nhau" do chị trình bày. Có rất nhiều ca sĩ hát bài này nhưng tôi thấy hay nhất vẫn là chị. Chị hát bài này lần đầu tiên vào lúc nào và có kỷ niệm đáng nhớ liên quan đến bài hát này không? (N.Đ. Nguyên, 28 tuổi, Vũng Tàu)
- Chào Nguyên. Nhạc phẩm Xin còn gọi tên nhau do nhạc sĩ Trường Sa sáng tác năm 1972. Theo lời ông nói thì ca khúc này được sáng tác từ cảm hứng của ông về tiếng hát Lệ Thu, "tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng"... Năm 1972 cũng là lần đầu tiên tôi hát ca khúc này. Hồi đó, ông đến tìm tôi và xin tôi một tấm ảnh để đăng trên bìa ca khúc. Vì tôi không có nhiều ảnh, nên chúng tôi đã cùng nhau đến Nhà thờ Đức Bà để chụp. Tấm ảnh này đã được in trên bìa ca khúc Xin còn gọi tên nhau và là kỷ niệm tôi không thể quên.
*
Lần qua Cali, đúng lúc xẩy ra vụ Trần Trường, Gấu hay đi lang thang với ông chủ tiệm sách Văn Khoa. Tình cờ nhắc tới bản này, Gấu nói, làm sao có. Ông nói, ông cũng mê bản đó, và biết, ở đâu có. Thế là ông đi mua cho Gấu, một cuộn băng cát xét, có bài hát. Sau Gấu mua được một CD, Một thuở yêu người, trong có bản nhạc Xin còn gọi tên nhau, do Khánh Hà hát. CD này toàn những bài trứ danh, gần như mỗi bài là Gấu có một kỷ niệm hoặc bi thương, hoặc tuyệt vời về nó.
Khánh Hà hát Xin còn gọi tên nhau thật đã. Về già, Gấu mê tiếng hát Khánh Hà, thay cho thời trẻ mê tiếng hát Lệ Thu.
*
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
Lạ, là lời nhạc, Xin Còn Gọi Tên Nhau, như tiên tri lời, một bản nhạc khác, ra đời sau nó:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi / Em ra đi nơi này vẫn thế
Một bản, dấu ấn của nó là Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972. Một, 1975.
Tiện đây, xin post cả hai bài viết về LT, và bản nhạc trên.
Trần Trường, 1975, 1972
Ấy đấy, những giây phút nhiệm mầu còn mang tính tiên tri như thế đấy!

*
Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn rỗi mình
Cho tình càng thêm say

Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
Lời nào gian dối cũng xin qua rồi
Để lỡ ngày sau khi ta cần nhau
Còn đôi chút êm vui ngày đầu
Cho mình nhớ
Gọi thầm tên nhau.
Tin Văn Blog

 Những cánh hoa trắng trên cây khô
Thảo Trường
Note: Đây là truyện ngắn mới nhất của tác giả. Đã đăng trên Tin Văn, nhưng không hiểu sao, lạc mất tiêu.
Bản này đã được tác giả coi lại.
Trân trọng giới thiệu độc giả Tin Văn

Hai Trầu & NNT
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với Nguyễn Ngọc Tư, ngoài đóng góp của ông thần đất, còn có, của con Quỉ Hậu Chiến.
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Có lẽ đóng góp của Quỉ, nặng hơn nhiều, về "phẩm", sự thiệt hại kể như vô phương cứu chữa:
Đô rất độc, tẩm vào người nỗi chết!
*
Đó cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác,  những vùng, khu vực, của điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror, beyond all hope.
Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Giáo đường: Một cuốn sách "kinh khủng" và một cuốn "tiểu thuyết lớn".
[a "terrible" book and "a great novel."]
For many readers, "Sanctuary" doesn't seem to fit into Faulkner's canon. Although the prose is recognizably his, the tone and subject matter seem more appropriate to the genre of pulp fiction--closer to Hammett than to O'Connor. And, for the time it was published, it is shockingly gruesome and graphic. (Arnold Bennett said that it was a "terrible" book and "a great novel.") Once you figure out who everyone is and what's going on, however, it's an unlikely page-turner. Faulkner presents his tale not simply as a mystery but as a puzzle of characters who can barely figure out their own roles and who challenge the reader to sort out their stories
Nguồn

"Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng."
Chỉ có thi sĩ mới hiểu được thi sĩ!
Cái vụ việc, nhiều nhà văn nước ta trước đây và mãi mãi về sau này, mê văn học Nga, ông thi sĩ Mít cắt nghhĩa, mê là đúng, vì họ lớn quá, sang trọng, là chỉ có được một nửa sự thực.
Một nửa còn lại kia, thi sĩ Nga, Brodsky, bổ túc, khi giải thích lý do, ông viết thư cho bố mẹ ông bằng tiếng... Anh.
*
Thi sĩ hiểu thi sĩ. Tuy nhiên, do tính khí mỗi người mỗi khác, Brodsky rất tởm cái trò đi tua văn học. Ông trả lời, khi được hỏi, tại sao không về:
"Tôi thấy thật khó mà tưởng tượng tôi, như là một du khách, một diễn viên đi trình diễn ở một nơi mà tôi đã sinh ra, đã trưởng thành... Kẻ sát nhân còn có thể luyến tiếc phạm trường, nhưng thật là vô duyên khi mầy mò diễn lại một màn yêu đương. Tôi có thể về đó như là một cá thể rất riêng tư và gặp gỡ một vài bạn bè, nhưng về để cười cười nói nói, nhận những lời chúc tụng, tôi thấy thật là khó chịu".
*
Đây là Khung Rêu sau 1975, của Nguyễn Ngọc Tư. Cũng một Miền Nam, như của Faulkner, sau khi bị mấy ông Yankee "làm thịt".
*
Con biết cái thư này làm ông buồn, ông nghi hoặc, Nhà Quê làm gì đến nỗi, dù gì, cũng còn phần hồn vía giản dị, trong trẻo. Dạ còn, hào sảng còn, chơi hết mình còn, hồn hậu còn, nhưng cũng giống như bức tường xây lâu ngày, vôi vữa bắt đầu rơi ra từng mảng nhỏ, Nhà Quê bây giờ đi đám giỗ cũng bằng tiền, cũng ghi sổ để tới đám giỗ nhà khác coi người ta đi bao nhiêu mình đi lại bấy nhiêu. Trai gái không biết làm gì nên lấy nhau sớm, có đứa mười sáu tuổi đã bồng con nèo nẹo. Có xóm, vợ nhậu vô rượt đánh... chồng te tua. Sổ đỏ nằm ở ngân hàng, nhưng có thừa ra chút tiền, đi sắm dàn karaoke về ca cho đã, chứ đằng xóm người ta sắm hết rồi, mình không có, cũng kỳ.
Bữa nay con méc mấy chuyện này với ông, Nhà Quê hay được, lại giận, nói chân con còn dính phèn mà đã day qua nói xấu quê hương xứ sở mình. Con lại được đội thêm cái nón nữa, dù con không muốn, con đủ đen rồi, muốn làm hảo hán đầu đội trời chân đạp đất.
Thôi, con dừng bút, chừng nào nhớ ra cái gì, con lại viết thư cho ông. Biết đâu chừng, thư sau, con sẽ kể một chuyện dễ thương của Nhà Quê để chứng minh là con yêu Nhà Quê, như ông.
Nguyễn Ngọc Tư: Thư gửi ông Sơn Nam.
Nguồn
Nhè đúng cái ông VC nằm vùng, để mà đặt vấn đề Khung Rêu sau 1975, thì thật là tuyệt cú mèo:
-Ê, cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn, mà anh già hỗn này hứa với Miền Nam, và cả đất nước, đâu?
*
Còn đây là Khung Rêu trước 1975, của Thụy Vũ.
Khung Rêu, tác phẩm được giải nhì văn học toàn quốc (1970) làm độc giả say mê Faulkner nhận ra trang trại nho nhỏ có tên là Sutpen’s Hundred, (1), lọt thỏm trong Thiên Đàng Giả Tưởng: Xứ Yoknapatawpha (The Yoknapatawpha Country) của ông. Khung Rêu, qua tóm tắt của Vương Trùng Dương, trong bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ Giữa Dòng Đời Nghiệt Ngã: "Bối cảnh câu chuyện xoay quanh gia đình ông Phủ, điền chủ, quan lại, giai đoạn về hưu. Nhìn bên ngoài gia đình giầu sang nhưng bên trong từ ông Phủ đến con cái chẳng ra gì, con trai có đứa thì chơi bời trụy lạc, đứa thì dốt nát, con gái có đứa lăng loàn, đứa thì thất tình hóa điên, đứa thì ái nam ái nữ. Ông Phủ lắm vợ nhưng đầu óc đầy nhục dục, hãm hiếp người làm trong nhà tuổi bằng con cái… tạo ra thảm kịch, băng hoại của gia đình đến thời suy sụp".
Thụy Vũ: Hãy nói về Miền Nam
(1) Sutpen's Hundred: The name which Thomas Sutpen gave to the hundred square miles of fertile bottomland near the Tallahatchie River in northern Yoknapatawpha County which he bought from the Chickasaw chief Ikkemotubbe in 1833. His plantation house, built by a French architect and French-speaking slaves, was located twelve miles from Jefferson. After Sutpen's death in 1869, part of the land was bought by Major de Spain to be used as a hunting ground.
*
Nếu Thụy Vũ cho rằng, chiến tranh là duyên do của suy sụp, nhưng, bởi vì "sống giữa lằn ranh", bà cũng còn tin tưởng, chiến tranh dưới dạng giải phóng, là khởi đầu một hưng thịnh của nó.
*
Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
Câu hạch hỏi trên, sự thực, là một "lời khen ngầm", khi "đồng nhất" văn học hải ngoại, với, chỉ một trang, Tin Văn.
Bởi vì, ngoài Tin Văn ra, chẳng ai thèm nhắc đến Frost hay Faulkner.
Vinh dự như thế, mà còn...
*
Bản chất tao ngộ giữa Đoàn Dự và Kiều Phong là của số phận của hai nhân vật võ lâm, trong một cõi giang hồ gió tanh, mưa máu, nơi mà con người bị chìm đắm trong tình cảm cá nhân và tổ chức, với sức mạnh thể chất trộn lẫn những huyền thoại lạ lùng về khả năng võ thuật trong ý chí quyền lực và đạo đức võ lâm. Còn sự gặp gỡ giữa Ouspensky và Gurdjieff là thuộc về huyền thuật giải thoát, trong trăn trở suy tư của một con người tri thức Tây phương, nhận chân ra cái lẽ vô thường và vô lý của cuộc sống ngày nay, để đi tìm con lộ vượt ra khỏi cái đống bầy nhầy và vô vọng của nhân thế hiện thời. Gurdjieff so sánh, như Plato đã, thân phận nhân loại như là các tù nhân trong một nhà tù lớn, vô hình mà con người không biết đến. Hãy ý thức được rằng mình là tù nhân để tìm đường đi ra khỏi cõi ngục thân. Và bước đầu tiên là phải thay đổi chính mình.
Nguồn
Ui chao, đọc bài viết của ông này, mới hỡi ơi. Hóa ra ông ta không đọc nổi Kim Dung, một thứ "sái văn chương", [para-littérature, chữ của VH, để chỉ văn chương chưởng], làm sao đọc nổi, bất cứ một triết học, hay triết gia?
Có vẻ như ông ta chỉ mượn dịp, bất cứ một thứ dịp, sử dựng tới chữ viết, để khoe khoang thứ triết dởm, văn hề của ông?
Độc nhất một lần, có tí hồn, có tí thực, là bài ông viết về bà xã của ông, đúng như một độc giả talawas nhận xét, tuy bài này bị phái nữ tiến bộ xúm vô chửi!
*
Đoàn Dự, thực sự chỉ là một anh chàng mê gái, theo kiểu hề, mà Kim Dung đành phải phịa ra, nhằm làm nhẹ, những cuộc tình bi thương, bi lụy khủng khiếp, trong tác phẩm của ông.
Vẫn cái "technique" điểm và diện, thực và giả, trong mẹo viết văn.
Và giết người.
Liệu, NHL nhìn thấy ông, ở trong nhân vật này?

 Gấu, nhà văn