*
Nhật Ký









**

“Tổng biên tập (các báo, trong cả nước, tất nhiên) là người của Bộ Thông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo”.
Tân Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông.
Trích lại, từ thư Nguyên Ngọc, talawas
*
Lời bàn Mao Tôn Cương: Chưa bao giờ đám nhà báo VC bị lật tẩy, và, hơi bị được làm nhục, như thế này!
Bởi vì, đây là sự thực, ai cũng biết, nhưng chưa bao giờ đuợc nói ra, huỵch tẹt, như thế.
Từ đó, là giấc mơ 'con người hoàn toàn', của VC: Mỗi người dân trong cả nước, và sau này, nếu có thể, ở cả hải ngoại, trước mắt, những khúc ruột ngàn dặm đã từng trở về, đều được cắm, cấy, một con "chip" (1) của Bộ Thông tin và Truyền thông!
(1) Con "chip" này, dân mê Kim Dung đều rất rành, có tên là, lá bùa "Sinh Tử Phù".

Gây sốc chẳng kém gì lời tuyên bố của Ngài Tân Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Mít:
Bao nhiêu tên tuổi lớn đều bị cho ra rìa, trừ một mống!

Đối Sầu Miên
A Burn-out Case [Một trường hợp lụi tàn]
by Graham Greene
Ấn bản năm 2004, nhà xb Vintage, nhân kỷ niệm 100 năm Graham Greene, có bài giới thiệu, và lời đề tặng, đọc rất thú vị.
Thú vị hơn nữa, liền mới đây, tờ Điểm Sách Luân Đôn, số đề ngày 2 Tháng Tám 2007, có bài viết,  Graham Greene at the Leproserie, của Michel Lechat, người được Greene mượn đỡ bộ vó, đưa vô cuốn tiểu thuyết, kèm lời đề tặng ở trang đầu. Y chang cái thư ở đầu cuốn Một người Mỹ trầm lặng.
Nhưng tuyệt hơn nhiều, nhất là câu này:
Ông, cũng như bất cứ ai, sẽ hiểu được tới cỡ nào, tôi thất bại, trong toan tính của mình. Một vị bác sĩ thì cũng đâu có được miễn nhiễm, bởi nỗi chán chường kéo dài, mình thì vô tích sự, chẳng làm được một việc gì nên thân, cơn u sầu, le cafard, lẵng nhẵng theo nhà văn, như một thứ đỉa đói.
*
Cũng là những giây phút nhiệm mầu.
*
Tháng Tám, tháng sinh nhật Gấu.
Sẽ đi một đường về trại cùi. Về cuốn tiểu thuyết, đúng hơn. Và về câu trứ danh của Greene, qua nhân vật của ông, Dr. Colin, mà nguyên mẫu ngoài đời, là vị bác sĩ Lechat nói trên:
"A patient can always detect whether he is loved or whether it is only his leprosy which is loved. I don't want leprosy loved. I want it eliminated".
"Một bệnh nhân luôn luôn ngửi ra, liền tù tì, hoặc anh ta được yêu, hoặc cái bệnh cùi của anh ta, được yêu. Tôi đếch khoái cái thú đau thương, yêu bệnh cùi. Tôi khoái nó bị trừ khử vĩnh viễn".
*
Câu trên, áp dụng cho cái bệnh toàn trị, bất trị gì gì đó, thì thật là tuyệt vời!
Cũng một thứ cùi hủi, của thế kỷ.
Thế kỷ Gulag.

Khi Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
Elfriede Jelinek
Nhật Ký

Phê
Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
Solzhenitsyn
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions."].
*
Koestler, trong The Heel of Achilles, [Gót chân Achilles], ngay chương đầu, The Urge to Self-destruction, Đòi hỏi tự làm thịt mình, cho rằng, con số những trường hợp làm thịt đồng loại, vì lý do cá nhân, không nhiều, so với tự làm thịt mình, tức hy sinh, vì nghĩa cả, ngay từ khi có cái gọi là giống người [homo sapiens]. Ông viết:
Giống người, khốn khổ, không phải bởi một sự quá liều luợng, của sự hung hăng đòi hỏi, mày có biết tao là ai không, mà là sự thái quá, của lòng ham muốn, dâng hiến thân mình cho nghĩa cả.
Đường ra trận mùa lào cũng đẹp nắm!
[that the trouble with our species is not an over-dose of self-asserting aggression, but an excess of self-transcending devotion].
Nói rõ hơn, bất cứ một ông Yankee mũi tẹt nào cũng đều muốn trích máu tay, viết huyết thư, dâng Đảng, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam, để hy sinh thân mình cho nghĩa cả.
Chỉ tới khi, họ thấy, họ bị phản bội, nghĩa cả kia chỉ là một khải huyền dối trá, thì lập tức, cái lòng ham muốn hy sinh bản thân mất theo luôn, và lúc đó, họ nhận ra, không có gì quí hơn, là chính họ, chính cuộc sống của họ.
*
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng khiếp vô cùng, đối với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?

Hai Trầu & NNT
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và cũng được giới thiệu nhiều. Tôi thì chỉ đọc đây đó vài bài, không có cơ hội đọc nhiều. Nên xin có vài ba ý kiến về cách viết của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn của một người từng có những năm tháng làm ruộng và nuôi vịt chạy đồng.
Hai Trầu
In every novel it is the form - the style in which it is written and the order in which it is told - which determines the richness or poverty, the depth or triviality, of the story. But in novelists like Faulkner, the form is something so visible, so present in the narration that it appears at times to be a protagonist, and acts like another flesh and blood character, or else it appears as a fact, like the passions, crimes or upheavals; of its story.
Trong bất cứ tiểu thuyết, chính hình dáng - qua đó, văn phong được viết ra, và trật tự được kể lại -  quyết định sự giầu có hay nghèo nàn, sự sâu thẳm, hay nông choèn choẹt, của câu chuyện. Nhưng với những tiểu thuyết gia như Faulkner, hình dạng cuốn tiểu thuyết, là một điều gì thực sự, hiển nhiên, "rành rành con mắt còn ngờ chiêm bao" [xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao, câu thơ thần sầu của NLV làm tặng NNT khủng khiếp như thế đó!], chảy theo cùng dòng kể, nhiều lúc, nó, từ mộng biến thành thực, thành một nhân vật, xử sự, hành động, như nhân vật bằng xương bằng thịt khác, nhiều lúc, nó xuất hiện như một sự kiện, như những đam mê, những tội ác, những lớp lang, những biến động, của câu chuyện của nó.
Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Đâu phải chỉ chuyện nuôi vịt chạy đồng?
Nhưng quả đúng là chuyện nuôi vịt chạy đồng, nếu chúng ta đọc những dòng trên của Llosa viết về Giáo đường của Faulkner.
*
Nói rõ hơn, "hình dáng" của Cánh Đồng Bất Tận, chính là cánh đồng bất tận, và đàn vịt của nó.
Nói rộng ra, văn NNT, "hình dáng" của nó, là Miền Nam.
Không [chỉ] đặc sản, mà còn là, thiên tài của nơi chốn.
*
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài sự đóng góp của ông thần đất, còn có sự đóng góp của con Quỉ Hậu Chiến.
Và đây cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, miền của những điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror, beyond all hope.
Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà nhà quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so sánh. Trong khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa, không thuộc giới khoa bảng!

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao

Trang NNT

Đọc NNT

Auden: Time that is intolerant
Thời gian sẽ tha thứ cho mi,
Vì mi viết bảnh quá!


Gấu, nhà văn
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với Sartre, theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The Mandarin, ông  không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
Gấu tin rằng, sau này, hậu thế vưỡn không thể bỏ qua La Nausée, và, tất nhiên, một số câu văn thật hách xì xằng của Sartre.
Thí dụ như câu sau đây, của Sartre, mà chẳng tiên tri sự ra đời, của dân tộc đi thuyền, the boat people, hay sao?
"La vie humaine commence de l'autre côté du désespoir"
["Cuộc sống của con người bắt đầu ở bờ bên kia của sự tuyệt vọng"].
Gấu đọc câu trên, do Bernard Kouchner, chủ tịch Hội Y sĩ không biên giới, trích dẫn, trong cuốn viết về tị nạn, Sự bất hạnh của những người khác, Le Malheur des Autres.
Cái tít này, chắc cũng từ một câu nói nổi tiếng của Sartre, Địa ngục là những kẻ khác, mà ra.
(1) Thú vị nhất, là, ngay từ năm 1973, Gấu đã nhận ra điều này, (2), khi viết về TTT, trong bài Bếp Lửa trong văn chương, nhân số Văn đặc biệt về ông:
Phải chăng Bếp Lửa cũng gặp một 'tao ngộ" ly kỳ như cuốn La Nausée của Sartre? Sartre, suốt đời đam mê, theo đuổi cách mạng, đến khi có dịp 'làm cách mạng" ông lại để lỡ: Cuộc cách mạng văn chương ở Pháp, với sự ra đời của trào lưu tiểu thuyết mới, bắt đầu từ La Nausée, từ những điều Sartre phát hiện, nhưng lại bỏ qua!
Bếp Lửa trong văn chương 1
Bếp Lửa trong văn chương 2
(2) Nhận lại những thứ thuộc về mình mà ngơ ngác nửa đời người. NNT: Đi một vòng đời, tạp văn.
Nguồn
*
Cái tình cảnh xui khiến Gấu "dám" cầm cây viết, và ti toe viết, y chang anh chàng Roquentin, ở ngay đầu cuốn La Nausée, [đoạn khép lại những trang không ghi ngày tháng, và sau đó, Nhật Ký bắt đầu]. Lúc đó là 10.30  tối. Anh chàng đang trong cơn "khủng hoảng hiện sinh", và, thế rồi, ông ta đây rồi, anh chàng nghe tiếng chân ông Rouen bước lên cầu thang, cảm thấy an tâm, và tự hỏi, cớ làm sao mà lại sợ hãi một thế giới đều đặn như thế? Anh chàng cảm thấy khỏi bịnh, và bắt đầu viết La Nausée.
[Le voilà.
Eh bien, quand je l'ai entendu monter l'escalier, ca m'a donné un petit coup au coeur, tant c'était rassurant: qu'y-a-t-il à craindre d'un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.]
*
Đây là một, trong một vài câu, mở ra "cõi văn chương" của Gấu.
Qu' y a- t- il à craindre d' un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.
[Có gì mà sợ một thế giới bình thường như vậy? Tôi nghĩ là tôi đã khỏi bệnh].
Câu này nằm ngay ở một trong những trang đầu, "những trang không ngày tháng", mở ra nhật ký Roquentin, hay cuốn Buồn Nôn, của Sartre.
Nói đúng hơn, nó mở ra truyện ngắn đầu tay của Gấu: Những Con Dã Tràng
*****
Về cuốn Buồn Nôn, Gấu có vài kỷ niệm.
Một lần, ông anh rể của Gấu, Hiếu Chân, tức Nguyễn Hoạt - còn là thầy kèm Pháp văn tại gia cho Gấu, thời gian học Đệ Tứ trường Thành Công, ở Hoà Hưng. Giáo sư Pháp văn của Gấu là Chu Tử. Ông còn là hiệu trưởng - hỏi thằng em:
-Mày có cuốn Buồn Nôn, đưa tao xem thử coi.
Đó là thời gian Sài Gòn đang lên cơn sốt hiện sinh. Ông anh thấy thằng em coi bộ lậm, bèn kiểm tra!
Đọc chưa hết mấy trang không ngày tháng, ông quẳng Buồn Nôn lại cho thằng em, phán:
-Thằng này viết, tao chẳng hiểu gì cả!
Kỷ niệm thứ nhì, với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trong một lần ngồi quán Cái Chùa, Gấu đã kể ra rồi, trong bài viết "Sartre, Huỳnh Phan Anh, và Gấu".
Ông nhà thơ trợn mắt hỏi thằng em đang tập tễnh, đua đòi "viết văn":
-Cậu 'hiểu' nó hả?
Thằng em thu hết can đảm, nói:
-Em nghĩ là em hiểu!
Ông anh nhà thơ thở dài, ra ý hồ nghi, nhưng cũng có tí tò mò, biết đâu còn có tí "thán phục":
-Thế thì cậu hơn tớ rồi!
 *
Nhưng những kỷ niệm tuyệt vời nhất, đều thấp thoáng một bông hồng.
Bông Hồng Đen.
Bạn cứ thử tưởng tượng, Gấu, ngồi trong một quán cà phê túi của Sài Gòn, nơi Chợ Đũi, đọc Sartre, và, vừa đọc xong câu, "'Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đối mặt tha nhân, tình yêu, và cái chết" [A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour, et de la mort], ngẩng đầu lên, nhìn thấy cả ba nhập thành một, và là Bông Hồng Đen, xuất hiện trước mắt.
Cái còn lại, là cả một trời Sài Gòn hạnh phúc.
Những đứa con hoang của Sartre