*







*
@ Gate 7, Bangkok Airport., 2005

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

QUỲNH HƯƠNG LẦN NỮA

Gửi Vương Từ 

Lại gặp em, lần nữa
Một đóa, hóa vạn lời
Đời ta, nhà là gió
Hứng lời em xa vời
 
Khuya nay, hay nguyệt tận
Hay bóng nhỏ ngàn thâu
Cúi đầu nghe vô hạn
Trong mùi hương nhiệm mầu
 
Lại gặp em, lần nữa
Hẳn là muôn kiếp sau
Nhìn em trong búp lửa
Xanh hết màu biển dâu 
8/2006
Trang thơ NLV


First Arab Nobel laureate dies, aged 94
Naguib Mahfouz, nhà văn người Ả Rập đầu tiên được giải thưởng Nobel văn chương, vào năm 1988 - những cuốn tiểu thuyết của ông miêu tả cuộc sống Ai Cập, trong một góc thân thương của ông tại thành phố cổ Cairo - đã mất, tại tư gia bữa nay, 30 Tháng Tám, 2006, thọ 94 tuổi.
Vườn Xưa

Haruki Murakami
Rừng Na Uy
Dịch giả: Trinh Lữ

Nguyễn Mai và Gấu
Thời gian làm với ông Nhàn, tại nhà in số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Gấu số 29, buổi sáng, những khi túi không tiền, và thường là không tiền, Gấu ghé nhà in, thường cũng đã có mặt, hai ông khác, Nguyễn Mai, Nguyễn Trọng Khôi, túi không tiền, cũng như Gấu, và, cả ba đều đợi, ông Nhàn tới, và, câu đầu tiên của ông là, tụi mình đi ăn sáng.
Quán ăn, đình Tân An gần đó, của một nữ nghệ sĩ cải luơng nổi tiếng: Út Bạch Lan.
Ông Nhàn lúc đó có một cô bồ nhí, và đám chúng tôi, thuờng gọi, cả hai, là, Roméo và Juliette. Không biết bà vợ của ông có biết chuyện, tuy nhiên, trước ngày 30 Tháng Tư, khi Juliette đề nghị hãy đi với nàng, thì Roméo quyết định ở lại với vợ con.
Ở lại, ông Nhàn là một trong những người đầu tiên hưởng ứng chiến dịch Kinh Tế Mới của VC.
Buổi sáng hôm đó, chàng Roméo vác cái cuốc đi làm rẫy, trời còn mù sương, có thể do nghễnh ngãng, có thể do nhớ Juliette, chàng không nghe tiếng gọi "đứng lại" của một ông du kích, thế là ông này đòm một phát.

Sau này, đọc Một Chủ Nhật Khác, tới cái đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học nhò nhí Oanh, bò ra ngoài rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình cũng đang ngã xuống, ở nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC.
Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng.

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy
Ôi chao nó làm Gấu nhớ đến cái quyết tâm của Gấu, làm sao chứng minh cho nhân loại thấy, cái đói, cái giả, cái dởm, cá rô cây...  mới cứu chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp, cái no, cái thiệt.
Cá Rô Cây

Nòi Tình
When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well..."
Khi Saint-John Perse đặt tên cho một bài thơ của mình là Lưu Vong, Blanchot nói, "ông ta gọi tên cái gọi là điều kiện của thơ...."

*
Có vẻ như thứ tiếng nói mà chúng ta, những con người, có đó,
Nó chẳng hề kêu, và cũng chẳng hề ca ngợi,
Chỉ là tiếng gió từ thời đồ đá
Gõ hoài trên cánh cổng đen.
Và có vẻ như ta đây, dưới ánh mặt trời,
Một mình còn lại -
Vinh quang này là của riêng ta,
Chính là vì ta là kẻ đầu tiên,
 Muốn uống thứ rượu đỏ chết người.
Akhmatova

Roland Barthes
Jakobson biến văn chương thành một món quà tuyệt vời, bằng cách, ông đem đến cho nó môn ngôn ngữ học. Lẽ dĩ nhiên, Văn chương chẳng chờ đợi, để biết, nó đã là Ngôn ngữ; tất cả Tu từ học cổ điển, mãi cho tới Valéry, khẳng định sự kiện này; nhưng, một khi mà người ta cầy cục tìm cho được, một khoa học của ngôn ngữ, (thoạt kỳ thủy, dưới dạng một môn ngôn ngữ học, mang tính lịch sử và so sánh, về các ngôn ngữ), điều kỳ cục, lạ lùng, là, những "hiệu quả", effects, của cái nghĩa, the meaning, đã bị bỏ qua. Sở dĩ có sự lơ là này, là do, vào thế kỷ của chủ nghĩa thực dụng, tích cực [thế kỷ muời chín], người ta dễ rơi vào chuyện, coi những lãnh vực chuyên biệt là cấm kỵ: một bên, người ta có, Khoa học, Trí tuệ, Sự kiện, còn bên kia, là Nghệ thuật, Cảm tính, Ấn tượng. Ngay từ khi còn trẻ, Jakobson đã lưu tâm tới chuyện sửa đổi tình trạng này: bởi vì nhà ngôn ngữ học đã dâng hết đời mình cho mối tình lớn dành cho thi ca, hội họa, nghệ thuật thứ bẩy; bởi vì, ở trái tim của sự tìm tòi khoa học của ông, ông không bao giờ kiểm duyệt niềm vui như một người có văn hóa; và ông nhận ra, hiện tượng khoa học chân thực của hiện đại tính không phải sự kiện, fact, mà là sự liên hệ, relationship.

Sự cứu rỗi cuối cùng
Time 100: The People Who Shape Our World
*9

The Saga of a brave activist reveals both the pity and the promise of China
Bài của phóng viên Hannah Beech của tờ Time, từ Shanghai. Chen vừa bị TQ kết án 4 năm tù.  Câu chuyện của ông làm bật ra, sự thương cảm, và lời hứa hẹn, về một nước TQ
Sửa soạn để rời khỏi, sau hơn sáu năm sống tại TQ, tôi cảm thấy bùi ngùi, nhớ tiếc. Đâu có phải là một nơi dễ sống, với một người làm nghề ký giả - điện thoại bị nghe lén, người cho tin đôi khi bị hăm dọa... - nhưng phát triển kinh tế làm thay đổi đất nước này, và mang theo cùng với nó, niềm lạc quan, giống như một thứ bệnh dịch.

Của Bọ và Người

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 


Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Anh một đời rong ruổi,
Em tay bế tay bồng.
Kỳ trước ngưng lãng xẹt ở cái đoạn, Gấu bị bắt, đưa đi nông trường lao động cải tạo Đỗ Hải, giữa một vùng đầm lầy thuộc khu Rừng Sát ngày nào, gia đình chẳng ai hay, Gấu cũng chẳng có cách nào bắn tin về nhà, đói quá, bèn ngu dại làm cái chuyện trốn trại, ngay giữa ban ngày ban mặt, và liền tức thì bị tóm lại, bị tống vô tổ trừng giới, và đúng lúc đó, Gấu được bảo vệ kêu lên, báo tin mừng, có người nhà lên thăm, đem theo đồ tiếp tế, tất nhiên!
Người đi thăm là nữ văn sĩ Thảo Trần, tức Gấu Cái.