*
Nhật Ký










*
Cu Hiếu, Richie, 29.11.06

Do tình trạng sức khoẻ, Tin Văn có thể sẽ ngưng update,
chừng hai, ba tháng, trước khi, hoặc ngưng lâu hơn, tuy vẫn online, hoặc nhờ người trông coi.
Độc giả Tin Văn có thể download tất cả các bài vở và sử dụng riêng cho mình,
ngoại trừ những bài dạng giới thiệu.
26 Tháng 11, 2006
Cẩn bạch. NQT

Lại thêm một ông nữa được ban thưởng thuốc độc: Cơn đau bí ẩn của vị cựu thủ tướng Nga.

Góc Hà Nội
Blog War
Trước 1954, ở Hà Nội, Gấu được bà cô, một me Tây, nuôi, cho đi học. Tới 1954, bà theo chồng về Pháp. Trong lớp Gấu, có một tay nhỏ hơn Gấu, rất thương Gấu, nói, anh về nhà em ở.
Thế là Gấu đến nhà anh ta, một căn nhà thật là hách xì xằng ở đường Hàng Bông thì phải, Gấu không còn nhớ rõ.
Nhà của một gia đình bà con đã bỏ vô Nam.
Ở đó chỉ có ít lâu, Gấu hiểu ra rằng thì là người Hà Nội chính gốc nó như thế nào.
Và cũng hiểu ra một điều, một thằng nhà quê như Gấu, thì vô phương trở thành người Hà Nội.
Lại thêm mặc cảm ăn chực, thế là Gấu bai bai xuống Hải Phòng, xuống tầu há mồm, vô Sài Gòn.

Nhưng Gấu chỉ thực sự hiểu được người Hà Nội, khi, đi rồi, anh bạn nhớ quá, chịu không nổi, gia đình cho người xuống tận Hải Phòng, gặp Gấu, nói, về đi, thằng em mày nó khóc sưng cả mắt lên, về đi thôi, "nước nhà độc lập rồi, sao còn bỏ đi Nam ?".
*
Cái khúc chót, Gấu thêm vô.
Thực sự của một ông chú, ở Sài Gòn. Ông chửi hai chị em, bà Giậu, vợ ông Hiếu Chân, và thằng Gấu, khi bà chị đưa đứa em tới trình diện.
*
Ông hỏi: "Nước nhà độc lập rồi, còn 'dzô' đây làm gì?" Ông hình như lấy làm tiếc cho thằng con người bạn học. Cộng sản "nòi", bố bị đảng phái thủ tiêu. Lý lịch "tốt" như thế, bỏ đi thật uổng!
Chửi một hồi thấy tội, ông nhắc lại một vài kỷ niệm, hồi học chung với ông già. Giầu có như vậy, ông vẫn nhớ, và cười cười, mày chắc cũng đã hưởng qua nhiều lần, cái thú ngồi giữa đồng làng, làm một trong tứ khoái, rồi "chịn" lên mặt cỏ tươi. Làng Thanh Trì của tôi, chú chỉ nhớ có vậy. Thú thật!
Làng Thừa Lệnh, quê Chu Tử, kế ngay bên Phú Hữu. Hai người hình như quen nhau, từ hồi còn nhỏ.
Cô bé con chú Th. là "mặc khải" miền nam, Sài-gòn của tôi. Dây mơ rễ má với Hà-nội, là vậy.
Tên của cuộc chiến

Nằm trên tầu Đệ Thất Hạm Đội, ói lên ói xuống vì say sóng, Gấu chỉ mong tới Sài Gòn, gặp lại một tay bạn học, rất thân, đã vô Nam trước đó.
Gặp lại thực. Gấu ới thằng bạn, khi nhìn thấy đạp xe đạp trên đường phố Sài Gòn. Hắn cũng vẫy tay, rồi, đạp xe đi luôn.
Gấu lúc đó đau lòng lắm, mãi sau mới hiểu ra, là, ở Sài Gòn, không ai có thì giờ để mà sướt mướt với ba thứ tình cảm sướt mướt.
Thành phố cứ thế mà sống, không kịp nhìn lại.
Khác hẳn Hà Nội.

Cái cô bé Bé Crys đúng là như vậy. Cô là người Sài Gòn, tình cảm phơi phới, thẳng băng, nói đúng ý mình muốn nói, chẳng có thì giờ để mà đắn đo, để mà uốn lưỡi bẩy lần.
Và có thể, chẳng cần ân hận.
Theo cái kiểu, "Yêu có nghĩa là chẳng bao giờ phải nói, I Am Sorry" ?
[Love means never having to say you're sorry. Eric Segal: Love Story]
*
Lạ lùng nhất, là, lần Gấu trở về Hà Nội, sau hơn nửa thế kỷ xa cách, Gấu gặp anh bạn nhỏ tuổi hơn mình, ngày nào khóc đến sưng cả mắt vì Gấu bỏ vô Nam.
Lẽ tất nhiên, làm gì có chuyện quỉ quái đến như thế, nhưng cái tay bạn vong niên gặp sau này làm Gấu nhớ đến anh bạn ngày xửa ngày xưa.
Đẹp trai y như thế.
Quí mến Gấu y như thế.
Lo đủ thứ chuyện cho Gấu y như thế.
Thế mới lạ.
Có vẻ như Hà Nội rất mừng vì Gấu trở về.

Ohran Pamuk

Về thôi, Nguyễn Lương Vỵ
Tôi vốn không giao du, xưa nay chỉ quen hình dung mọi người qua tác phẩm, dù chữ nghĩa khéo hay là vụng về nhất định vẫn để lộ ra cho biết  người đã sống và viết. Nhưng lần này tôi không dằn được tò mò tìm cách hỏi thăm về Nguyễn Lương Vỵ.
NKT
"Tôi vốn không giao du", vậy mà biết toàn những chuyện Gấu chẳng hề biết, về nhóm Tập San Văn Chương, mà trong đó có Gấu.
"Mấy tay nầy ở đâu ra, mãi sau này hỏi mới biết số anh em chủ trương có người là thầy Sáu xuất thân từ chủng viện, người ở trong chùa ra. Tập San Văn Chương tuy không tuyên bố nhưng qua những bài tiểu luận cho thấy các tác giả như muốn tiếp tục hành trình của nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây với tham vọng đổi mới văn chương và làm sống lại hồn phương Đông."
Xuất thân chủng viện, ai vậy cà? Ở chùa ra, ai thế nhỉ ?
Tuy không tuyên bố?
Có chứ. Trong lời phi lộ, thay mặt cả nhóm, Gấu viết, viện một ý ngoại, "khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ. Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn).  Vả chăng, việc lập lại một cái tên theo dòng thời gian, vốn vô thường, liệu có liên quan đến lịch sử, vốn ưa lập lại? Hoặc đến huyền thoại Quy Hồi Vĩnh Cửu, vốn rất hàm hồ?"
Tập San Văn Chương là gì ?

 VỀ LÀM CHI ?
Về thôi, nước nhà độc lập rồi !

Chúc mừng 5 năm talawas
*
Trần Thanh Hà & Nguyên Ngọc & Gấu & Việt Hà
@ Bảo Ninh's, Hanoi, 2002
Lần đầu Gấu viết bài cho talawas, cái tít dài thòng.
Bà chủ quán cười, nói, để 'thiến' bớt. (1)

Còn đúng ba chữ: Dịch Là Cướp
Tuyệt cú mèo!

(1) Từ trước, đã đọc NQT, nhưng chưa bao giờ thấy tức cười như bài này.
Đây là một khía cạnh mới, của... Gấu?
*
Một bạn văn, thuộc loại trẻ, ngoài nước, viết thường trực cho VHNT [hồi còn sống], mail: Chưa từng thấy bài nào tức cười như bài này, nhất là cái chi tiết nhét hột ngô vào đúng chỗ chuyên làm giống để mang về làm giống cho cả một dân tộc.
Thú thật ! NQT
Văn Tế NQT
*
Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút
Dịch Là Cướp

Gấu có một kỷ niệm, về cái chuyện chủ Mẽo bồi Việt này. Khi tay Dirck Halstead, trưởng phòng hình ảnh UPI đến Sài Gòn nhận nhiệm sở, đúng lúc xẩy ra vụ pháo kích phi trường Biên Hòa. Gấu lo chuyển hình, nhưng không đúng như ý anh ta dặn, vì nếu làm đúng ý anh ta thì hình sẽ rất xấu.
Quả nhiên, khi hình xuất hiện trên báo chí thế giới, anh chìa cho Gấu coi, cả một xấp báo chí, từ nhiều thành phố trên thế giới, những thân chủ mua hình ành tin tức của UPI, và gật gù, còn đẹp hơn cả nguyên bản.
Xong, anh ta quay sang Gấu, sủa:
Lần sau, tao biểu sao thì mi làm y như vậy. Bởi vì tao là thằng chi tiền.
*
Tay này, sau là bạn thân nhất của Gấu ở UPI.
Chỉ sau Sawada, tay phóng viên Nhật, sau chết, tại chiến trường Lào.
Tên của cuộc chiến
*
KYOICHI SAWADA 
Born: February 22, 1936 in Aomori Prefecture, Japan 
Died: October 28, 1970 in Laos (Horst Faas / UPI 1967 ) 

Cựu chủ viết về nhân viên cũ
.. do một người bạn gửi cho, không đề rõ xuất xứ. Tôi tóm tắt mấy điểm chính, theo như tôi hiểu..."Tôi hiểu rằng Diễn Đàn không muốn tranh luận với những tờ báo như vậy. Song sự im lặng của quý vị có thể bị hiểu là kênh kiệu."
Nếu chịu khó tra từ điển, ông sẽ biết là oanh chỉ có nghĩa là ầm ầm, và rộng hơn là nã, bắn ầm...
Nguồn
Gấu tin rằng, bài viết không đề xuất xứ, vị độc giả của tờ báo này, biết rõ nguồn, hoặc nếu không biết, thì cũng đã hỏi lại người gửi. Gấu này cũng có đọc bài báo đó, trong một số bài khác nữa, sau khi PXA mất.
Nhưng giấu tên nguồn, là để nhấn mạnh thái độ kênh kiệu, có thực, của tờ báo, theo Gấu.
Vị độc giả này rất là người Hà Nội, theo một nghĩa nào đó, về nó, như đang tranh luận mấy bữa nay, ở trên net.
Nhưng cái tay đệ tử, khi cho đăng như thế, lại không phải là người Hà Nội.
Bởi vì, anh ta tưởng như thế là "phong thánh" cho tờ báo: Mấy tờ lá cải, để ý làm gì, vì ông là độc giả của báo, ông lại nêu ra, nên chúng tôi đành phải trả lời. Trả lời ông, chứ không phải trả lời bài báo.
Tuy nhiên, đăng như thế, nó gây phản ứng ngược.
Vì sẽ có người, bực mình, đếch bắt chước người Hà Nội, mà, lập lại lời Bé Crys:
F.. Dzu! Dzu là thứ cứt đái gì mà kênh kiệu?

The trusties
"Trusties" là những người tự cho phép mình có được những việc làm tiêu chuẩn nhè nhẹ ở trong trại.
Những trại viên khác tởm họ.
Gulag. Chương 9
*

Nhà Hội
Lần ở trại cải tạo PVC, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn, hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào, bán hết lấy tiền mua gạo rồi.

Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy qua nhà dân.

Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm chủ nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác xã.