*





*

Bức "Tự họa & Hành", chính tay Grass vẽ, cho cuốn sách của ông. Báo Người Quan Sát Mới, số 24-30 Tháng Tám.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn Daniel Cohn-Bendi, một nghị viên Âu Châu, của tờ Người Quan sát Mới,
nhân cú Tự Thú Trước Bình Minh của Grass.
Tại sao lại phải để bằng đó năm tháng, mới dám xì ra, chỉ một cú bốc đồng của tuổi trẻ, nhất là đây lại là một nhà văn lớn, một ông luật sư của sự thực?
Cái đầu đề bài phỏng vấn, mới thật là ngộ:
"tache", vết chàm, "lâcheté", sự hèn nhát, hai từ đọc lên na ná, lại còn kéo thêm từ "tâche", bổn phận, nhiệm vụ.
*
-Ông nghĩ sao về cái cú tự thú của Grass?
Daniel Cohn-Bendi: Tôi nghĩ đến cuốn tiểu thuyết Vết Chàm của Philip Roth. Sau cùng vậy là ai cũng có một vết chàm trong cuộc đời của mình, ngay cả những ông tổ sư đạo đức của thời đại chúng ta. Gunter Grass như vậy là cũng có vết chàm của ông ta trong đời. Thật buồn cho ông ta, và những lời giải thích của ông ta thì thật là thảm hại. Nhưng như vậy làm cho ông càng thêm người hơn. Theo một nghĩa nào đó, điều này còn làm cho chúng ta an tâm.
-An tâm, khi tiếng tăm của ông ta trở thành tăm [tai] tiếng? Một người như Grass?
Tôi nghĩ như vậy. Điều này làm cho chúng ta an tâm, về chính cuộc đời đáng thương của chúng ta! Nó cho thấy, ngay cả trong văn chương, cũng đếch có siêu nhân!
...
-Nhưng còn giải thưởng Nobel văn chương thì sao? Chẳng lẽ Grass phải trả lại?
Hỏi gì ngu thế. Nếu phải trả lại, thì Garcia Marquez cũng phải trả. Nobel văn chương, cho ông nhà văn, chứ đâu cho ông thánh!
*
Chuyện của Grass làm Gấu nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đọc khi còn nhỏ, về một anh chàng cứ mỗi lần phục vụ Quỉ Sứ là bèn đóng một cái đinh lên "thập tự thơ". [Chữ này Gấu chôm của thi sĩ NĐT khi ông vinh danh một nhà thơ đang còn sống và hiện đang sống ở trong nước]. Sau này, khi đã buông dao đồ tể, mỗi lần làm được một việc phúc đức, thì lại nhổ một cây đinh ra khỏi thập tự ác. Thế rồi, cây thập tự sạch đinh. Anh ta mừng quá, ngồi... khóc.
Hỏi tại sao. Vưỡn còn những dấu đinh!
Ôi chao còn dấu đinh, là một điều quá tuyệt vời, chứ sao lại khóc?
Một cái thập tự không có dấu đóng đinh, thì ai thèm!
Mong sao nhà thơ ở trong nước vào lúc này đang hì hục nhổ những cái đinh ra khỏi thập tự thơ, cùng với cả thế hệ nhà văn nhà thơ của ông ta! NQT.
Về cái cuộc kỳ cọ của thế kỷ mà Milosz đã nói tới, và Grass, và ngay cả Milosz, Văn Cao... là những người thực hành, đã được Borges tiên đoán, khi chú giải Kafka, trong cuộc truy tìm những tiền thân của nhà văn tưởng như chẳng có ai đi trước, nhưng đệ tử thì lại có quá nhiều, làm thành cả một trường phái.
.... Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.

Tiền Thân Kafka
Nói một cách khác, dễ gì mà được Ông Trời trao trách nhiệm làm.... bọ! Thế mới khổ, mới bảnh, mới 'máu' cho dân tộc Việt Nam, một 'chosen people', cả về hai mặt vinh quanh nhất mực, và khốn nạn cũng thật là cực kỳ!
Dân tộc Do Thái chẳng đã tự hào về cái chuyện được Thượng Đế lọc ra làm vật Tế Thiêu?
Một kẻ chuyên môn làm bạc giả, mà lại được giao cho cả một kho bạc, có khác gì một ông SS, được giao trách nhiệm hàn gắn nước Đức và linh hồn Đức sau Hitler.

Mấy cụ già, giả như có ghé Tin Văn, đọc mấy dòng trên, sẽ, ối giào, thằng Gấu chỉ vẽ chuyện, cái vụ đó, người Việt gọi là cởi chuông thì phải là thằng buộc chuông: Cái việc từ bọ trở lại làm người, chỉ có...  bọ mới làm nổi thôi!
Và chăng, ai cho phép một tên Nguỵ làm cái việc nhổ đinh ra khỏi thập tự thơ? Gấu bỗng nhớ lại những lần được mấy ông xếp cách mạng đuổi ra khỏi phòng, để mấy ông họp chi bộ, và bộ mặt đỏ gay của anh cán bộ quản giáo, "thằng" bán nước NĐD mà là bạn của Bác Hồ, hử?

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy

Sự cứu rỗi cuối cùng
Nhiều anh em chúng tôi đã từ bỏ, lên tiếng phê phán nhưng hầu hết vẫn cho rằng nguồn gốc thực tế của học thuyết Mác là sự phản ứng trước các mặt trái tàn ác của tiền bạc, thống trị, cướp đoạt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc chứ không phải là con quỷ (1) từ dưới địa ngục trồi lên phá hoại trần thế này như có nhiều người trong các vị gán cho. Riêng ở Việt Nam thì cũng vậy thôi.
Nguồn: Talawas
An idea is not responsible for the people who believe in it.
Một tư tưởng thì đếch có phải chịu trách nhiệm, về cái chuyện, cả một dân tộc ngu muội đã tin vào nó.
DON MARQUIS
(1) Con quỉ này, không liên can đến các vị trên talawas, mà từ "chuồng heo", từ "địa ngục" trồi lên trang... Tin Văn.

Sở dĩ, các vị ở trong nước, như tác giả bức thư trên, và có thể, các vị ở...  talawas, đều không nhìn thấy con quỉ, theo Gấu, là do cái vị trí đứng, để nhìn. Thế của Gấu, là đứng, ở đằng sau Gấu, là cả thế giới, nhìn về Việt Nam, con các vị, đều đứng từ Việt Nam nhìn ra thế giới!
Cho dù có những vị hiện không đứng ở Việt Nam, nhưng, mỗi khi nhìn cái gì dính tới Việt Nam, là đều nhìn theo cái kiểu đang đứng ở Việt Nam.
Có khi con quỉ ở ngay chính trong họ, nên làm sao nhìn thấy?
Chứng cớ? Cho tới nay, chỉ có Tin Văn là...  nhìn thấy con quỉ !
*
Hai lần trở về, đi đến đâu, khi đã đạt được một chút tin cậy, Gấu đều được hỏi, có thấy ở nước người, bọ nhiều, và dữ như ở Việt Nam.
Gấu thật khó trả lời. Làm sao cắt nghĩa được, trường hợp đang từ vô cực dương [Hãy nhớ lại giấc mơ của nhân loại, sáng ngủ dậy thấy mình là người Việt Nam], biến thành vô cực âm [Sáng ngủ dậy, biến thành bọ]. Làm sao nói cho họ hiểu, là ở đâu cũng có bọ, nhưng bọ ở Việt Nam khác hẳn bọ thế giới. Chưa có dân tộc nào có được "giấc mơ của cả nhân loại" như trên, thì làm sao có dân tộc nào có được thứ bọ Việt Nam?
Đây không phải là tình trạng vài con sâu làm rầu nồi canh, mà chính nồi canh đẻ ra sâu, ra bọ.
Thế mới kinh. Thế mới quái. Thế mới dị thường!

Của Bọ và Người

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 
Tiểu thuyết đen Mẽo

Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
*
Điều tôi thực sợ, là, không thể chiếm đoạt em, que je ne pourrai jamais te posséder.
Kafka viết cho Felice

Nơi em về trời xanh không em?
Ngày vui không em?

Từ lúc đưa em về,
Là biết xa ngàn trùng.
*
Anh biết, chẳng ai tin đôi trai gái yêu thương nhau ngần ấy năm trời chẳng hề có chuyện chiếm đoạt.

Họa là thánh, ngay cả những người bình thường nhất, cũng tỏ vẻ nghi ngờ.
Hoặc ngần ngại, khi phải đưa ra một lời kết luận.
Hay là anh không thương em. Hay là em không thương anh, những ngày đó.
Sau ba mươi năm, anh tự hỏi.

Có lẽ không phải vậy. Anh thương em, như bất cứ một người nam thương một người nữ. Muốn sở hữu. Muốn chỉ là của mình. Nhưng đó là những lúc xa, thật xa em, tưởng tượng nếu có em lúc này, lúc nọ...
Khi gặp, anh chỉ thấy em thân thương, giản dị, như một đứa em ruột thịt. Anh chỉ thấy em, như những đứa em gái của em. Anh yêu em như yêu tụi nó.
Anh yêu em, như một người thân thương ruột thịt, mỗi lần anh trở về; bởi vì, ngoài em ra, đâu còn nơi nào để mà trở về?

S
ự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em.
Cầm Dương Xanh