*
Nhật Ký










*

Album: Thu 2006

*
Album:  Đạo quân của những cái bóng
Figaro, 30 Tháng Chín 2006

vancao

Trên Đặc Trưng, post bức hình trên, trong folder Biên Khảo, v/v Nhân Văn Giai Phẩm, và ghi:
Nhạc sĩ Văn Cao lúc về già.
Photo courtesy Wikipedia.

Mò qua Wikipedia, thì từ bài viết của chính Văn Cao, Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca, trên Tin Văn, được Wikipedia làm cho nó một cái link.
Như thế bức hình là của Tin Văn!

*
Sự thực, gốc của nó trên tờ National Geographic, theo như Gấu đã từng nhìn thấy nó. Kèm theo bài viết về ông nhạc sĩ tài hoa này.
Đám con buôn chôm, làm bìa cho một CD nhạc Văn Cao. Tin Văn scan từ đó.
Cái gì của Cesar thì trả cho... Wikipedia vậy!

*
Note: Đặc Trưng ghi lại theo RFA. Như vậy là RFA làm chuyện này. RFA thì là do me-xừ HKP chắc vậy? Nếu là HKP thì Gấu này hiểu lý do tại sao rồi. NQT




*
Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Đọc những lời thuyết minh của "Người của chúng ta ở Paris", về trường hợp qua Mẽo học báo chí của PXA, là Gấu hiểu ngay ra lý do thất sủng của tay này: Không hiểu một tí gì về nguyên tắc 'không mặt' trong suốt chiều dài của lịch sử làm thịt người của phe ta: chỉ có nạn nhân mà không bao giờ có thủ phạm.
Không mặt: Ai cho phép mi thay mặt nhà nước để mà giải thích giải thiếc?
Có nhớ Bùi Tín không? Chỉ vì dám thay mặt nhà nước chấp nhận cho DVM đầu hàng mà phải bỏ của chạy lấy người, mày chưa sợ hả?
Ông này hình như còn rành hơn cả nhà nước về vị đại ca, hay thủ lĩnh, của ông!

Còn mấy sự lạ nữa. Báo chí nhà nước, thường là cắt, thiến những gì không hợp ý, vậy mà trong một số bài liên quan tới PXA đã để xì ra những tin tức không lợi như sau:
1. Trong bài viết "Những giây phút cuối cùng của PXA" để lộ cái cảnh ông bị những bóng ma của quá khứ hành hạ, đến nỗi đi không nổi!
2. Trong bài mới trên Tuổi Trẻ, nhắc lại những lời chửi rủa của đồng nghiệp Mẽo của PXA, về cái sự phản bội họ của ông.
*
Theo Gấu, lời trách móc nhẹ nhàng nhất, nhưng lại nặng nề nhất về Ẩn, là của chủ cũ, khi để trong ngoặc hai từ "honest reporter."
Để trong ngoặc như thế, là, Time không những trách đầy tớ cũ phản chủ, mà còn tất cả những ai lăm le sử dụng báo chí vào những mục đích ô nhục, như PXA đã làm, qua cách giải thích tại sao tổ chức lại chọn nghề báo cho PXA, như "Người của chúng ta ở Paris" trả lời một độc giả của tờ báo của nhóm mấy ông ta.
Nên nhớ, rất nhiều nhà báo làm tình báo, nhưng cas của PXA là độc nhất, khi dùng chính một tờ báo của Mỹ để làm vỏ bọc cho ông.
PXA có thể là người đệ tử chân truyền của Mộ Dung Phục, với đòn "Gậy Ông Đập Lưng Ông" lừng danh giang hồ!
Chính vì thế mà Time là đau nhất. Họ không hề nhắc tới Ẩn, cho tới khi ông chết. Khi ông chết, họ đọc lời ai điếu, vinh danh ông, là một "honest reporter" [trong ngọăc!].
Hơn ai hết, Time hiểu rõ, khi họ bị qua mặt như vậy, là biến tờ Time thành cơ quan của tổ chức, vô tình trở thành màng lưới điệp viên của VC, và của Cộng Sản trên toàn thế giới. Khi họ trả lương cho PXA, là trả lương cho kẻ đã giết hại không biết bao nhiêu lính Mỹ, bởi vì chính PXA thông báo cho VC đường đi nước bước của họ. Đây là những điều một đồng nghiệp của Ẩn đã viết thẳng ra, trên tờ Người Nữu Ước.
*
3. Lạ một điều nữa, là, sau khi đã làm những điều như thế, PXA vẫn đủ can đảm để cầu cứu họ, lo cho con mình đi du học Mẽo. Cái này thì ngoài sức hiểu biết của Gấu ngu này!
*
Chỉ có thể giải thích, PXA làm nhục chính mình, làm nhục chính nhà nước, bằng hành vi tạ lỗi như thế!
Tao đúng ra là không còn mặt mũi nào mà xin xỏ gì tụi mày, bất cứ chuyện gì, nhưng chỉ có cách làm như thế thì tụi mày mới hiểu tao cũng bị lừa, như toàn dân nước tao.
I'm sorry.
Chỉ PXA mới nghĩ ra được một cách tạ lỗi hay như vậy!

Bất giác Gấu nghĩ đến Manea, và câu trả lời phỏng vấn của ông, trên tờ Lire:
Tôi 'rủa xả' nhà nước nhằm nhò gì, chỉ ba tí lẻ tẻ, so với Cioran! Ông này lại đếch phải gốc Do Thái, thế mới lạ. Ông ta cũng đâu có phải chịu đựng sự thù hằn, sự bứng gốc, déracinement, như tôi?
Theo thuật ngữ của nhà nước, tên du đãng có nghĩa, kẻ thù của nhân dân. [Le retour du hooligan: Sự trở về của tên du đãng, tác phẩm của Manea].

Grass và SS
*
Chân dung Grass tự họa, tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại ở Palma
Hình trích TLS, Sept 29, số đặc biệt về Những Câu Chuyện về hồi ức, Tales of memory. Trong có hồi ức Đức, của hai tay nổi cộm, cùng được Nobel là Elias Canetti và Gunter Grass. Riêng về Grass, người điểm cuốn Bóc Hành của ông đề nghị, độc giả, vừa đọc nó, vừa nhìn tấm hình thủ tướng Đức quì sám hối, dưới đây.
60 năm đã qua, biết bao chứng liệu, bình luận, suy tưởng triết học, nhưng "không thể hiểu là không thể hiểu", toujours la même incompréhension. Số báo đặc biệt [hors-série] cuối 2003-đầu 2004, Hồi Ức Lò Thiêu, của tờ Người Quan sát Mới, mở ra bằng những bức hình như dưới đây, do một tay SS "hài lòng" chứng kiến, và bấm máy, cảnh phụ nữ trần truồng trước khi bị giết hại [1943, sau mặt trận phiá Đông].
Tờ báo đặt câu hỏi: Liệu có thể coi đây là một kỷ niệm?
Và với một nghệ sĩ, sau "Tôi đã chứng kiến", là "Liệu tôi có quyền vẽ, viết.. ?
Lò Thiêu, Holocauste, gốc Hy Lạp, có nghĩa Tế Thiêu [un sacrifice par le feu], một nghi lễ tông giáo Do Thái.
Làm sao có thể coi những tội ác Nazi là Tế Thiêu?
lo_thieupardon
Thủ Tướng Đức Willy Brand
quì trước Đài Tưởng Niệm Ghetto Varsovie
[7 tháng Chạp 1970]
.... Và ông nói thêm, dẫn lời ghi trên bia mộ Willy Brand, cựu thủ tướng Tây Đức:
"Tôi đã làm cái điều tôi có thể làm".