*
Ghi



















Những con thú ăn mồi sống

Nhà văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả The Mosquito Coast, một cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một bữa khám phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một số tác phẩm của ông, cuốn nào cũng có chữ ký, và thủ bút của tác giả, là những dòng đề tặng Ngài Sir Vidia S. Naipaul. Tức điên lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và ông này, thay vì phúc đáp, thì để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường bồm bộp [nguyên văn, thay vì đích thân trả lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới, một ký giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ” của bà, nhưng cho dù đần độn, mớ chữ ít ỏi của bà cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo].
Sự trả thù của ông Theroux mới khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
Llosa, tác giả bài viết The Predators mà Gấu đang đi một đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc giả chớ có mua cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, Sir Vidia’s Shadow: A Friendship  across Five Continents [Cái bóng của Naipaul: Một tình bạn xuyên qua năm lục địa]. Bởi vì vừa đọc vài dòng, là bạn không thể nào rứt ra nổi!
Theroux, đệ tử, nhỏ hơn Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước đây tại Keynia, Đại Học Makerere, nơi cả hai cùng làm việc. Đệ tử bị sư phụ hớp hồn, cả về tài năng lẫn nhân cách, vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn với những tác phẩm như A Bend in the River, hay A House for Mr. Biswas. Theroux trở thành đệ tử, tài xế, và tà lọt, và để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng cũng đưa ra vài ngón nghề, của một thiên tài văn chương, và, lâu lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin vài đồng lẻ, Naipaul cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông về thế giới, về con người, về Phi Châu, về lịch sử.
Những bài học này thật bảnh, thật sáng chói, chắc hẳn, bởi vì đệ tử ghim vào ruột, chẳng bỏ qua một chi tiết nào, để rồi bao nhiêu năm sau, gậy ông đập lưng ông, đem ra xài, và [vẽ rắn] thêm chân cho chúng.
Đương nhiên là, những quan điểm của Naipaul, trong những lúc phởn phơ như thế, không thể nào in ra được. Lúc đó chưa có net, và, như trường hợp hồi ký NDM, không có một thằng phải gió nào, không hiểu sao vớ được, và hê ầm lên. Gấu này nghi, chính me-xừ NDM cố tình làm ra như vậy! Bởi vì một khi viết ra được một câu sướng đến phát điên lên, thí dụ, tả cảnh NDT run như cầy sấy trước TH, như con ếch nhìn thấy con cua, mà lại không công bố cho mọi người cùng thưởng thức sao?
Cũng thế, với Naipaul. Khi những nhà thơ trẻ Phi Châu tới đọc thơ cho ông nghe và xin ý kiến, ông phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta! [Có thể Sến cô nương đã từng nghe chuyện này, và… mô phỏng chăng, khi phán về NDT?] Có khi ông nức nở khen, chữ ai viết mà đẹp thế!  Khi được hỏi về giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn Mít, ông nhỏ nhẹ khuyên, chỉ nên phát giải ba, giải nhất giải nhì kể như không có! Được hỏi về văn chương Phi châu, ông thuổng ngay câu của nhà văn nhớn ra đi từ Miền Bắc, Vũ Thư Hiên, khi ông này được hỏi về văn học hải ngoại: “Này có thứ đó thiệt hả”? [But does it exist?]
Naipaul chẳng hề hổ thẹn, khi phán về văn chương Phi châu, một khi đám trắng bỏ đi, nó sẽ trở về thời dã man. Và để chọc quê người bản xứ, ông gọi xứ sở của họ bằng những cái tên thời còn thực dân.
Llosa thú nhận, ông thừa sức viết vài cuốn sách như thế, về những văn hữu của ông, những người mà ông quen biết, bởi vì lúc này, lúc nọ, ông nghe được cả lố những điều khủng khiếp từ miệng của họ thốt ra, thường là vào đêm khuya, khi rượu vào lời ra, khi mầy tao chi tớ với nhau, và văng ra đủ thứ. Và gặp một tay có tài như Theroux [số một, trong số những nhà văn hạng nhì], bạn vô tình đọc phải, là không thể nào rứt ra được, chuyện đương nhiên: nhân vật Vidia S. Naipaul mà ông ta sáng tạo ra, ở trong cuốn sách của ông, thì cũng độc địa chẳng kém chi người kể chuyện, tức chính ngài Theroux, đích thị Ngài.
Bất cứ một cá nhân con người nào, thì cũng có lúc, hoặc thậm xưng, hoặc cường điệu, hoặc bốc phét, hoặc lỡ lời, đưa ra một nhận định cay nghiệt, dã man, hoặc một câu khôi hài đen, về một ai đó. Ông bạn của tôi [Llosa], Carlos Barral, một thiện nhân quân tử, một tay phong nhã có hạng, vậy mà chỉ chơi thêm một ly gin thứ nhì, là như ma quỉ được xổ lồng, xổ ra những lời quỉ ma nhất mà tôi chưa từng được nghe. Mặc dù độc giả đã được cảnh giác ngay từ đầu, đây là một cuộc "Thanh Toán tại OK Corral" giữa sư phụ và đệ tử, nhất là khi đệ tử bị chính ông thầy, là người mà mình tôn thờ, chơi mình, gặp thứ đệ tử số 1 trong những nhà văn hạng nhì, cỡ như tay NTV với thầy NVT chẳng hạn, làm sao mà trò tha thầy cho được cơ chứ! Có thể, trong khi mê mải kể xấu Thầy, trò đã rớt trúng cái bẫy do mình đặt ra, bị ma thuật, là cái trò kể chuyện đó hớp mất hồn vía, theo kiểu, chúng nhân thường mê hóng chuyện, buôn chuyện? Cũng có thể, nhưng nguyên uỷ ở đây, theo tôi, là, cuốn sách, dù muốn dù không, rớt vào loại ‘testament’, di chúc, giữa thầy và trò, đúng như NTV đã từng bật mí, bởi vì chỉ có ông mới biết, thầy của ông đã từng năn nỉ nhà nước mới như thế nào. Cũng vậy, ở đây trò Theroux tự cho mình có bổn phận phải bật mí tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất của sư phụ Naipaul.
Khủng khiếp nhất, là, cuốn sách cho chúng ta thấy, không chỉ một Theroux, mà bất cứ ai trong chúng ta, nói chung, cả nhân loại đều có một lúc nào đó, không tránh khỏi bị sa đọa như vậy!
Đọc cuốn sách, Llosa bỗng nhớ đến một tiểu luận của Ortega, thật tuyệt vời, được viết như là một lời bạt cho một cuốn sách về săn bắn của bá tước Yebes. Thoạt đọc, thì tưởng như một thứ tạp ghi, một thứ áo thụng vái nhau, dành cho bạn, là một nhà quí tộc, nhưng đây đúng là một trầm tư trầm trọng về một cái hang động thời tiền sử nằm ở trong tim trong hồn con người hiện đại. Và ở trong cái hang động đó vẫn còn nguyên cái bản năng nguyên thuỷ, và cái ước muốn, đòi hỏi, cái nhu cầu không có không được: xé xác, ăn tươi nuốt sống con mồi.
Ortega xem xét những liên hệ của con người với Thiên nhiên, sự quyến rũ u ám, có từ thời cổ đại của cái chết, ở nơi con người, những từ ngữ, những tiếng la rú, của con người và loài vật khi chứng kiến hoặc kinh nghiệm sự hung bạo. Đúng như Huizingua nhìn thấy sự trình bầy mang tính biểu tượng, the symbolic presentation, của tiến hoá lịch sử ở trong những trò chơi, Ortega, trong bản văn phức tạp, bí ẩn, nhìn ra những nhập thân khác nhau của trò săn bắn, như tổng số của phận người. Trong cuộc phát triển của con người, từ hang tiền sử tới nhà chọc trời, hình ảnh trung tâm là cuộc săn đuổi mang tính huỷ diệt, máu me, chết chóc, mà không một nền văn minh, tôn giáo, triết học nào giải thoát chúng ta ra khỏi. Con người cần giết, nó là một loài ăn sống nuốt tươi con mồi. Man needs to kill; he is a predatory being. Nó làm như vậy từ bao nhiêu ngàn năm, bởi vì đó là cách độc nhất để sống còn đối với nó, để có thịt mà ăn, để khỏi bị ăn thịt. Nó làm điều này kể từ khi có nó, hoặc tàn nhẫn, hoặc nhẩn nha, thanh lịch, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua uỷ quyền, bằng dao, bằng súng, bằng những nghi lễ, bằng những biểu tượng; nếu nó không làm, thì sẽ bị nghẹt thở, giống như một con cá bị lấy ra khỏi nước. Chính vì vậy mà hình ảnh một con thú hai chân, đi giầy bốt, mặc áo da thú, cầm khẩu súng lắp đạn, nhắm vào con một nai vàng ngơ ngác dạo trên lá vàng khô, (mà một số người coi là một bức tranh dũng cảm hào hiệp, ‘gallant’), gây gai gai nơi mấy đầu ngón tay, như là một hình ảnh ám ảnh, nhức nhối về phận người.
Văn chương là một nghệ thuật ‘thề phanh thây uống máu quân thù’, thề ăn sống nuốt tươi địch thủ. Literature is a predatory art.
Bạn đọc dư sức tưởng tượng ra được, nỗi hả hê của NDM, sau khi viết xong câu văn, tả cảnh ông ta đích mắt chứng kiến con mồi NDT run như cầy sấy, trước con vật ăn mồi sống, là TH!
Văn chương là một thứ nghệ thuật xé xác, ăn sống nuốt tươi con mồi. Nó huỷ diệt cõi thực với những biểu tượng, xây dựng một thế giới giả, a mock world, và mang nó vào cuộc đời giả, fictitious life, với sự kỳ quái, fantasy, và những chữ, một kỷ xảo được xây dựng bằng những vật liệu chôm chĩa từ đời sống. Nhưng tiến trình xây dựng thường kín đáo, thường xuyên vô thức, kể từ khi nhà văn chôm chĩa – và nhào nặn, làm biến dạng, cái gì đã được sống, cái gì là thực, what is lived and what is real, bằng bản năng, và bằng trực giác nhiều hơn là bằng sự vô tư thoải mái, luôn luôn ý thức đuợc cái việc mà mình đang chôm chĩa đó, và sau đó, nghệ thuật, ma thuật, trò khéo tay về ngôn từ của anh ta phủ một tấm màn không thể nào lọt qua được, lên những gì đã được chôm chĩa từ đời sống. Và nếu anh ta có tài, tội ác của anh ta không bị phát hiện.
Trong trường hợp cuốn sách của Theroux, không phải như vậy. Tác giả chẳng hề cố gắng giấu diếm hay biện minh: Ông ta có một cú cần phải thanh toán với một người bạn cũ, một người mà ông rất kính mến. Người này đã chơi ông một cú thật đau. Vì vậy, ông giết ông ta, viết một cuốn sách đáp lễ, thật dữ dằn, miếng đất ném đi, hòn chì ném lại là vậy.
May mắn thay, những người bị giết kiểu này, thì thường sống sót, và mạnh khoẻ. Tôi, Llosa, hy vọng, ông Naipaul sống sót liều độc dược. Ông ta là nhà văn bảnh nhất hiện đang còn sống của dòng văn chương viết bằng tiếng Anh, một trong những nhà văn vĩ đại mà thời đại chúng ta đã sản xuất ra được. Trong những tiểu thuyết, tiểu luận, sách du lịch, hồi ký được xuất bản trên toàn thế giới, độc giả thưởng thức một thứ văn xuôi cực kỳ chính xác và thông minh, tác giả sẵn sàng gạt bỏ không tiếc thương những chi tiết rườm rà, vô bổ. Tính châm biếm của chúng thì thực là tế nhị, đôi khi đểu giả, cay độc, thường xuyên làm toé máu, và từ đó, sự thực lộ ra, những sự thực phản bác hay chọc quê những ý nghĩ, tư tuởng đã được đóng hộp của thời đại chúng ta. Không ai đập phá tan tành những ngụy biện, những dối trá của trò ngoan đạo của Thế Giới Thứ Ba, không ai phạng một cách chi li, tới nơi tới chốn, và thật là diệu vợi, thái độ khệnh khạng, tầm phào, lãng nhách của đám trí thức hãnh tiến Ấu Châu, như Naipaul đã làm, trong những cuốn tiểu thuyết của ông, hay là với một sức mạnh trí thức, mà ông đem lại cho những bài tiểu luận của mình, hay chứng minh một cách đầy dẫn dụ tính ma mị, xảo quyệt, và tính cơ hội thường được ẩn giấu ở bên dưới những lý thuyết hay những thái độ như vậy. Chính vì thế mà ông muốn trở thành hơi bị ghét một cách phổ cập, đại chúng, that is why he tends to be universally detested, mặc dù bất cứ một nhà phê bình cũng phải cúi chào tài năng của ông.


GCC's Novel

Những con thú ăn mồi sống

Nhà văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả “The Mosquito Coast”, một cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một bữa khám phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một số tác phẩm của ông, cuốn nào cũng có chữ ký, và thủ bút của tác giả, là những dòng đề tặng Ngài Sir Vidia S. Naipaul. Tức điên lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và ông này, thay vì phúc đáp, thì để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường bồm bộp [nguyên văn, thay vì đích thân trả lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới, một ký giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ” của bà, nhưng cho dù đần độn, mớ chữ ít ỏi của bà cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo.

Sự trả thù của ông Theroux mới khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
[Ông này cũng đem sách văn hữu tặng, bán ve chai, lấy tí tiền còm!]

Llosa, tác giả bài viết “The Predators” mà Gấu đang đi một đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc giả chớ có mua cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, “Sir Vidia’s Shadow: A Friendship  across Five Continents” [Cái bóng của Naipaul: Một tình bạn xuyên qua năm lục địa].
Bởi vì vừa đọc vài dòng, là bạn không thể nào rứt ra nổi!

Theroux, đệ tử, nhỏ hơn Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước đây tại Keynia, Đại Học Makerere, nơi cả hai cùng làm việc. Đệ tử bị sư phụ hớp hồn, cả về tài năng lẫn nhân cách, vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn với những tác phẩm như A Bend in the River, hay A House for Mr. Biswas. Theroux trở thành đệ tử, tài xế, và tà lọt, và để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng cũng đưa ra vài ngón nghề, của một thiên tài văn chương, và, lâu lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin vài đồng lẻ, Naipaul cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông về thế giới, về con người, về Phi Châu, về lịch sử.

Những bài học này thật bảnh, thật sáng chói, chắc hẳn, bởi vì đệ tử ghim vào ruột, chẳng bỏ qua một chi tiết nào, để rồi bao nhiêu năm sau, gậy ông đập lưng ông, đem ra xài, và [vẽ rắn] thêm chân cho chúng.

Đương nhiên là, những quan điểm của Naipaul, trong những lúc phởn phơ như thế, không thể nào in ra được. Lúc đó chưa có net, và, như trường hợp hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, không có một thằng phải gió nào, không hiểu sao vớ được, và “hê” ầm lên. Gấu nghi, chính me-xừ Nguyễn Đăng Mạnh cố tình làm ra như vậy! Bởi vì một khi viết ra được một câu sướng đến phát điên lên, thí dụ, tả cảnh Nguyễn Đình Thi run như cầy sấy trước Tố Hữu, như con ếch nhìn thấy con cua, mà lại không công bố cho mọi người cùng thưởng thức sao?

Cũng thế, với Naipaul. Khi những nhà thơ trẻ Phi Châu tới đọc thơ cho ông nghe và xin ý kiến, ông phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta! [Có thể Sến cô nương đã từng nghe chuyện này, và… mô phỏng chăng, khi phán về nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, khi anh gửi tác phẩm, “Tiếng Nói”, dịch Linda Lê, xin ý kiến bà chị, không ngửi được!(1)] Có khi ông nức nở khen, chữ ai viết mà đẹp thế! Khi được hỏi về giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn Mít, ông nhỏ nhẹ khuyên, chỉ nên phát giải ba, giải nhất giải nhì kể như không có! Được hỏi về văn chương Phi châu, ông thuổng ngay câu của nhà văn nhớn ra đi từ Miền Bắc, Vũ Thư Hiên, khi ông này được hỏi về văn học hải ngoại: “Này có thứ đó thiệt hả”? [But does it exist?]

Naipaul chẳng hề hổ thẹn, khi phán về văn chương Phi châu, một khi đám trắng bỏ đi, nó sẽ trở về thời dã man. Và để chọc quê người bản xứ, ông gọi xứ sở của họ bằng những cái tên thời còn thực dân.

Llosa thú nhận, ông thừa sức viết vài cuốn sách như thế, về những văn hữu của ông, những người mà ông quen biết, bởi vì lúc này, lúc nọ, ông nghe được cả lố những điều khủng khiếp từ miệng của họ thốt ra, thường là vào đêm khuya, khi rượu vào lời ra, khi mầy tao chi tớ với nhau, và văng ra đủ thứ. Và gặp một tay có tài như Theroux [số một, trong số những nhà văn hạng nhì], bạn vô tình đọc phải, là không thể nào rứt ra được, chuyện đương nhiên: nhân vật Vidia S. Naipaul mà ông ta sáng tạo ra, ở trong cuốn sách của ông, thì cũng độc địa chẳng kém chi người kể chuyện, tức chính ngài Theroux, đích thị Ngài.

Bất cứ một cá nhân con người nào, thì cũng có lúc, hoặc thậm xưng, hoặc cường điệu, hoặc bốc phét, hoặc lỡ lời, đưa ra một nhận định cay nghiệt, dã man, hoặc một câu khôi hài đen, về một ai đó. Ông bạn của tôi [Llosa], Carlos Barral, một thiện nhân quân tử, một tay phong nhã có hạng, vậy mà chỉ chơi thêm một ly gin thứ nhì, là như ma quỉ được xổ lồng, xổ ra những lời quỉ ma nhất mà tôi chưa từng được nghe. Mặc dù độc giả đã được cảnh giác ngay từ đầu, đây là một cuộc "Thanh Toán tại OK Corral" giữa sư phụ và đệ tử, nhất là khi đệ tử bị chính ông thầy, là người mà mình tôn thờ, chơi mình, gặp thứ đệ tử số 1 trong những nhà văn hạng nhì, cỡ như tay Nguyễn Trọng Văn, với thầy Nguyễn Văn Trung, chẳng hạn, làm sao mà trò tha thầy cho được cơ chứ! Có thể, trong khi mê mải kể xấu Thầy, trò đã rớt trúng cái bẫy do mình đặt ra, bị ma thuật, là cái trò kể chuyện đó hớp mất hồn vía, theo kiểu, chúng nhân thường mê “hóng chuyện”, “buôn chuyện”? Cũng có thể, nhưng nguyên uỷ ở đây, theo tôi, là, cuốn sách, dù muốn dù không, rớt vào loại ‘testament’, di chúc, giữa thầy và trò, đúng như Nguyễn Trọng Văn đã từng bật mí, bởi vì chỉ có ông mới biết, thầy của ông đã từng năn nỉ nhà nước mới như thế nào. Cũng vậy, ở đây trò Theroux tự cho mình có bổn phận phải bật mí tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất của sư phụ Naipaul.

Khủng khiếp nhất, là, cuốn sách cho chúng ta thấy, không chỉ một Theroux, mà bất cứ ai trong chúng ta, nói chung, cả nhân loại đều có một lúc nào đó, không tránh khỏi bị sa đọa như vậy!

Đọc cuốn sách, Llosa bỗng nhớ đến một tiểu luận của Ortega, thật tuyệt vời, được viết như là một lời bạt cho một cuốn sách về săn bắn của bá tước Yebes. Thoạt đọc, thì tưởng như một thứ tạp ghi, một thứ áo thụng vái nhau, dành cho bạn, là một nhà quí tộc, nhưng đây đúng là một trầm tư trầm trọng về một cái hang động thời tiền sử nằm ở trong tim trong hồn con người hiện đại. Và ở trong cái hang động đó vẫn còn nguyên cái bản năng nguyên thuỷ, và cái ước muốn, đòi hỏi, cái nhu cầu không có không được: xé xác, ăn tươi nuốt sống con mồi.

Ortega xem xét những liên hệ của con người với Thiên nhiên, sự quyến rũ u ám, có từ thời cổ đại của cái chết, ở nơi con người, những từ ngữ, những tiếng la rú, của con người và loài vật khi chứng kiến hoặc kinh nghiệm sự hung bạo. Đúng như Huizingua nhìn thấy sự trình bầy mang tính biểu tượng, the symbolic presentation, của tiến hoá lịch sử ở trong những trò chơi, Ortega, trong bản văn phức tạp, bí ẩn, nhìn ra những nhập thân khác nhau của trò săn bắn, như tổng số của phận người. Trong cuộc phát triển của con người, từ hang tiền sử tới nhà chọc trời, hình ảnh trung tâm là cuộc săn đuổi mang tính huỷ diệt, máu me, chết chóc, mà không một nền văn minh, tôn giáo, triết học nào giải thoát chúng ta ra khỏi. Con người cần giết, nó là một loài ăn sống nuốt tươi con mồi. Man needs to kill; he is a predatory being. Nó làm như vậy từ bao nhiêu ngàn năm, bởi vì đó là cách độc nhất để sống còn đối với nó, để có thịt mà ăn, để khỏi bị ăn thịt. Nó làm điều này kể từ khi có nó, hoặc tàn nhẫn, hoặc nhẩn nha, thanh lịch, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua uỷ quyền, bằng dao, bằng súng, bằng những nghi lễ, bằng những biểu tượng; nếu nó không làm, thì sẽ bị nghẹt thở, giống như một con cá bị lấy ra khỏi nước. Chính vì vậy mà hình ảnh một con thú hai chân, đi giầy bốt, mặc áo da thú, cầm khẩu súng lắp đạn, nhắm vào con một nai vàng ngơ ngác dạo trên lá vàng khô, (mà một số người coi là một bức tranh dũng cảm hào hiệp, ‘gallant’), gây gai gai nơi mấy đầu ngón tay, như là một hình ảnh ám ảnh, nhức nhối về phận người.

Văn chương là một nghệ thuật ‘thề phanh thây uống máu quân thù’, thề ăn sống nuốt tươi địch thủ. Literature is a predatory art.

Bạn đọc dư sức tưởng tượng ra được, nỗi hả hê của Nguyễn Đăng Mạnh sau khi viết xong câu văn, tả cảnh ông ta đích mắt chứng kiến con mồi Nguyễn Đình Thi run như cầy sấy, trước con vật ăn mồi sống, là Tố Hữu!

Văn chương là một thứ nghệ thuật xé xác, ăn sống nuốt tươi con mồi. Nó huỷ diệt cõi thực với những biểu tượng, xây dựng một thế giới giả, a mock world, và mang nó vào cuộc đời giả, fictitious life, với sự kỳ quái, fantasy, và những chữ, một kỷ xảo được xây dựng bằng những vật liệu chôm chĩa từ đời sống. Nhưng tiến trình xây dựng thường kín đáo, thường xuyên vô thức, kể từ khi nhà văn chôm chĩa – và nhào nặn, làm biến dạng, cái gì đã được sống, cái gì là thực, what is lived and what is real, bằng bản năng, và bằng trực giác nhiều hơn là bằng sự vô tư thoải mái, luôn luôn ý thức đuợc cái việc mà mình đang chôm chĩa đó, và sau đó, nghệ thuật, ma thuật, trò khéo tay về ngôn từ của anh ta phủ một tấm màn không thể nào lọt qua được, lên những gì đã được chôm chĩa từ đời sống. Và nếu anh ta có tài, tội ác của anh ta không bị phát hiện.

Trong trường hợp cuốn sách của Theroux, không phải như vậy. Tác giả chẳng hề cố gắng giấu diếm hay biện minh: Ông ta có một cú cần phải thanh toán với một người bạn cũ, một người mà ông rất kính mến. Người này đã chơi ông một cú thật đau. Vì vậy, ông giết ông ta, viết một cuốn sách đáp lễ, thật dữ dằn, miếng đất ném đi, hòn chì ném lại là vậy.

May mắn thay, những người bị giết kiểu này, thì thường sống sót, và mạnh khoẻ. Tôi, Llosa, hy vọng, ông Naipaul sống sót liều độc dược. Ông ta là nhà văn bảnh nhất hiện đang còn sống của dòng văn chương viết bằng tiếng Anh, một trong những nhà văn vĩ đại mà thời đại chúng ta đã sản xuất ra được. Trong những tiểu thuyết, tiểu luận, sách du lịch, hồi ký được xuất bản trên toàn thế giới, độc giả thưởng thức một thứ văn xuôi cực kỳ chính xác và thông minh, tác giả sẵn sàng gạt bỏ không tiếc thương những chi tiết rườm rà, vô bổ. Tính châm biếm của chúng thì thực là tế nhị, đôi khi đểu giả, cay độc, thường xuyên làm toé máu, và từ đó, sự thực lộ ra, những sự thực phản bác hay chọc quê những ý nghĩ, tư tuởng đã được đóng hộp của thời đại chúng ta. Không ai đập phá tan tành những ngụy biện, những dối trá của trò ngoan đạo của Thế Giới Thứ Ba, không ai phạng một cách chi li, tới nơi tới chốn, và thật là diệu vợi, thái độ khệnh khạng, tầm phào, lãng nhách của đám trí thức hãnh tiến Ấu Châu, như Naipaul đã làm, trong những cuốn tiểu thuyết của ông, hay là với một sức mạnh trí thức, mà ông đem lại cho những bài tiểu luận của mình, hay chứng minh một cách đầy dẫn dụ tính ma mị, xảo quyệt, và tính cơ hội thường được ẩn giấu ở bên dưới những lý thuyết hay những thái độ như vậy. Chính vì thế mà ông muốn trở thành hơi bị ghét một cách phổ cập, đại chúng, that is why he tends to be universally detested, mặc dù bất cứ một nhà phê bình cũng phải cúi chào tài năng của ông.

Note: Bài viết này,  được 1 bạn văn đăng lại, trên blog của anh, thành thử Gấu phải “bạch hóa” mấy cái tên viết tắt, cho dễ hiểu, và nhân tiện, đi thêm 1 đường về Naipaul.
Ông này cũng thuộc thứ cực độc, nhưng quả là 1 đại sư phụ. TV sẽ đi bài của Bolano viết về ông, đã giới thiệu trên TV, nhưng chưa có bản dịch.
Bài viết này, theo GCC, đến lượt nó, qua khứu giác của Bolano, làm bật ra con thú ăn thịt người nằm sâu trong 1 tên…. Bắc Kít!

Hà, hà! (2)
*
(1)

Tôi thử đọc, khó vào quá, chắc chắn không phải vì LL, mà vì bản dịch…
Vừa đọc vào đã gặp những câu, từ khó chấp nhận. Không phải vì chúng Tây, mà vì chúng thiếu tự nhiên và sinh động, không toát lên một giọng riêng, một mầu sắc, một mùi vị gì đáng để ý. Còn nếu đó là dụng ý của người dịch hòng trung thành với văn bản thì lại thiếu triệt để, chưa đủ cách điệu. Chúng đơn giản là văn dịch, văn nhân tạo.

(2) 

hà, hà

Saturday, September 20, 2014 1:03 PM

Đọc TV, tôi ghét nhất là mấy chữ “hà, hà” của Bác.
Tôi thường giật mình nhìn trước nhìn sau xem làm sao mà Bác có thể bắt việt vị tôi đang tủm tỉm cười thú vị.
Cảm ơn Bác
Kính chúc sức khoẻ bình an
NTP

Đa tạ.
Thương hiệu của Gấu là hai tiếng đó!
Best regards

NQT