*

Diary


















Sad as a Ship in a Bottle 
Sad as a matchbox in a house
Where they've stopped smoking.
Sad as the soap of a movie queen
After she steps out of the shower.
Sad as the love pill
In a pocket of a dead man.
Happy as a mouse in a rocking chair.
Happy as pair of dentures ...
No, wait a minute! Something's wrong here!
Sad as a maybug in June.
Sad as a hotdog eating champ
Having dinner in a fish restaurant.
CHARLES SIMIC
TLS 26 Sept 2008


Rầu như Thuyền đắm trong Chai 

Chán như hộp quẹt nơi người hết phi
Buồn như xà phòng Tây Thi
Một khi vương hậu đã rời hoa sen
Tội như viên thuốc yêu đương
Nằm im trong túi anh chàng cứng đơ
Vui như chú chuột lắc lư
Lăng xăng trên ghế đong đưa … hay là
Vui như hàm giả … Ui cha
Hình như có chút sai ngờ đâu đây …
Buồn như bọ nở  trật  ngày *
Rầu như danh thủ một tay ăn dồi
Lại mời ăn cá … sao trôi ?
(* maybug in June : một lối chơi chữ)
Note: Tks K. NQT

Note: Server Tin Văn bị down, mất vài tiếng, có thể do bail-out failure!
It's OK now.


tặng cho em nguyên một đóa trăng rằm

thôi câu chuyện tình nói cho nhiều rồi cũng vậy
trăm năm dài rồi sẽ đụng nghìn năm
tất cả qua đi, điều gì còn ở lại
một đóa hoa quỳnh trong cõi trăm năm
NBS


Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoáng đã ở phương Tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay
NBS

Note: Gấu biết đến NBS, là từ đoạn thơ trên, đọc, qua một bài viết của TTT! Hình như trên Thời Tập của Viên Linh.
Hình như, [lại vẫn hình như] TTT là người đầu tiên nhắc tới NBS qua khúc thơ, trên.
Gấu cứ nhớ hoài câu thơ, sai, như sau:
Lỡ mai đụng trận, ta chưa chết…
Chia nốt nỗi buồn cùng gái điếm…
Nhưng, như Barthes viết về thơ, lấy ý Jakobson, (1) mỗi lần "sai" như thế, là bạn lại có thêm một câu thơ, mới!
(1) Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can today benefit from the important renewal of the sciences of language.
Roland Barthes: Return of the Poetician
*
Bỗng nhớ, những câu hát "Cách Mạng", được chế biến lại, những ngày học tập cải tạo, nhân vụ nhạc sĩ VC Phan Huỳnh Điểu tỏ ra hết sức bực, vì bài thánh ca của ông, về hình ảnh những người Vệ Quốc Quân đã được tái chế [recyle].
Có bao giờ, ông nhạc sĩ tự hỏi, bản tái chế đó, của đám VC con, mới là hình ảnh thực sự sau cùng, của huyền thoại về một anh Vệ Quốc?
Mấy ông triết gia giải thích, đây là nhu cầu "giải hoặc" của quần chúng!
Ra đi ra đi không quần không áo!
*
Tôi không thể hình dung được đời sống của mình thiếu vắng âm nhạc của Phạm Duy.
T. Vấn
Gấu này, cũng đã từng nghĩ như thế, sống như thế, và viết như thế, về những ngày ở tù VC, và sống sót, nhờ nhạc PD, và tất nhiên, còn nhờ nhiều yếu tố, may mắn khác nữa.
Nhưng chỉ đến khi ra được hải ngoại, được vỡ lòng về cái gọi là cái ác tuyệt đối, Gấu mới ngộ ra được, một điều là, âm nhạc vượt quá những hiểu biết của con người về xấu và tốt, về thiện và ác.
Và hiểu thêm ra một điều, riêng về nhạc PD: những bản nhạc hay nhất của ông, là thơ phổ nhạc.
Nói rõ hơn, thứ âm nhạc vượt xấu và tốt, vượt thiện và ác, nếu PD có được, là nhờ người khác.
Bản thân ông, không tới được cõi đó.
Đừng nghĩ là Gấu này chỉ trích gì PD.
Trong một số báo đặc biệt của Time về những vĩ nhân thế kỷ 20, tay viết về Bác Hồ có chỉ ra, hai sở thích của Bác, là nghe Maurice Chevalier hát, và hút thuốc lá Camel.
Cứ mỗi lần nghĩ về PD, và những thú vui trần tục của ông, là tôi liên tưởng tới Bác Hồ.
Quái quỉ thế!
*
PD cũng đã từng sửa lời nhạc của ông rất nhiều lần, để cho hợp hoàn cảnh, thời cuộc, và cho hợp với ông.
Nhưng, ông không thể sửa những bản thơ phổ nhạc.
Chúng vượt quá cái tâm và cái tài của ông!

Chứng cớ: Bài Thuyền Viễn Xứ. Trong show Hồi Chánh của ông, ông làm MC, ông nói nhảm về nó. Trong khi thơ Huyền Chi, từ cái thuở tiền chiến, đã tiên tri ra được nỗi lưu vong của Mít, sau 1975 rồi!
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.

Nếu Gấu này có tí tự hào về xứ Đoài mây trắng lắm, là ở tí ti thơ Quang Dũng, tí thơ Huyền Chi, tí nhạc PD.
Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi 

Lời nhạc PD:
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cô lý
Cô lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi ...!
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng ...
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.
[Nguồn net]
*
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...
Mùa Thu, những di dân

Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
Đúng là thần sầu!

*

No English word exactly conveys the meaning of the French malheur. Our word unhappiness is a negative term and far too weak. Affliction is the nearest equivalent but not quite satisfactory. Malheur has in it a sense of inevitability and doom.
Emma Craufurd [dịch Weil qua tiếng Anh]: Waiting for God
Không có từ tiếng Anh nào tương đương với từ tiếng Tây, malheur, bất hạnh. Cái từ unhappy, không được vui, thì đúng là một từ tiêu cực, và yếu xìu. Trong từ bất hạnh, nó có cái nghĩa [điều] "không thể nào tránh được", và, "trầm luân", bị trời đầy, số kiếp là như vậy.
*

Tình cờ đọc bạn Kiệt Tấn, dịch một bài trên Le Magazine Littéraire.
Có câu của Beckett, liên quan tới từ "malheur":
“Không có gì đáng khôi hài hơn là tai họa”, Sammuel Beckett đã nói vậy.
[Bạn Kiệt Tấn viết trật tên của Beckett. Đúng, là Samuel Beckett]
Nguyên văn tiếng Tây, trong bài viết trên tạp chí Le Magazine Littéraire như vầy:
"Rien n’est plus comique que le malheur”
Như vậy, theo tinh thần Simone Weil, liên quan tới từ malheur, có lẽ nên dịch là:
“Không có gì đáng khôi hài hơn là bất hạnh”.
*
Theo Gấu, câu của Beckett đúng ra như vầy, và mới đúng tinh thần Beckett:
Không có gì quê kệch hơn là... quê kệch [bi kịch].
"Rien n'est plus grotesque que le tragique.
[Le Magazine Littéraire số tháng Năm 2006, có trích dẫn câu trên]
Liệu, cả hai câu đều của Beckett? NQT (1)
(1) Câu của Beckett, thực sự như vầy:
"Rien n'est plus drôle que le malheur..."

*
Nhân World Cup 2006

Vụ khán giả Hòa Lan đi coi World Cup phải tụt quần để vô sân chơi, do quần có quảng cáo cho một hãng bia Hòa Lan, sao thật xứng với cái tít của bài viết, của Llosa: Trước cuộc truy hoan.
Thật tình cờ, nó làm Gấu nhớ tới vụ tụt quần của Estragon, một trong hai nhân vật của Beckett, trong vở kịch Trong Khi Chờ Godot. Chính vì vụ tụt quần này, mà Beckett phải viết thư cho nhà dựng kịch, yêu cầu, tụt là tụt, chứ không được nửa vời! Nửa vời thì làm ăn cái giải gì được! Làm sao... truy hoan?
Bởi vì bên cạnh Cúp Bóng Đá, còn... Cúp Bướm, của chừng trên 40 ngàn em, như một tờ báo Tây cho biết. Hãy tôn trọng tác phẩm dù chỉ một tí chi tiết của nó, cho dù chi tiết này cà chớn tới cỡ nào! Tay đóng vai này, ngượng cũng có, mà ngại khán giả cũng có, chỉ tụt có một tí, rồi khư khư giữ cái quần. Nghe bà vợ kể lại, khi tham dự những lần tập kịch, Beckett bèn đi luôn một cái thư cho tay dựng kịch. Tinh thần kịch Beckett nằm trong hành động tụt này, như ông đã từng phán:
Không có gì quê kệch hơn là... quê kệch [bi kịch].
Rien n'est plus grotesque que le tragique.

Trên tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Năm 2006, có đăng lá thư chưa từng in của Beckett. Sau cùng, tay đóng vai này đành phải yêu yêu cầu,  tụt thì tụt nhưng cho tớ mặc một cái áo sơ mi dài dài một tí!
Trong những từ tiếng Việt, để dịch từ “humour”, Kiệt Tấn kể, thiếu một từ. Vì khó dịch quá, cho nên Tầu và Mít để nguyên, và dịch là “u mặc”.
Trong số báo trên, cuộc song ẩm giữa Barnavi và Nora rất thú vị: Lịch sử, nạn nhân của hồi ức?
Cái ác của thời đại chúng ta, là sự lầm lẫn giữa vai trò của sử gia và nhà ý thức hệ.
Lịch sử được yêu cầu phải phục vụ hồi ức: Đây là một trong những tính chất nghiêm trọng nhất của thời đại.
Có bài Linda Lê, đọc Léon Tolstoi, trẻ
*
KT dịch bài U mặc cái nhẹ khôn kham của chữ, là để biện minh cho cách viết của ông.
Nếu u mặc là vấn nạn triết học độc nhất nghiêm túc? Nếu như thế, thì thật là phiền, bởi vì nó cưỡng lại mọi định nghĩa, như Dominique Noguez, Frédéric Schiffter hay Alain Finkielkraut chứng tỏ.

KT dịch một trong số những bài viết. Bài của Noguez mà chẳng thú sao? Chỉ nội cái tít, đã thấy thèm đọc rồi: Sự độc ác của Sade với nụ cười của Phật. Frédéric Schiffter: Hãy cứ tếu táo mà sống [La plaisanterie de vivre],  Alain Finielkraut: U mặc run rẩy và biết yêu sự run rẩy:
U mặc: “miệt vườn của cái cười” [provine minuscule du rire”].
Định nghĩa trên áp dụng cho KT thì thật là tuyệt cú mèo!
[Note: Thân, NQT. Nhớ Paris quá!]


The Return of the Poetician
Sự trở về của nhà thi học
Roland Barthes

When he sits down in front of the literary work, the poetician does not ask himself: What does this mean? Where does this come from? What does it connect to? But, more simply and more arduously: How is this made? This question has already been asked three times in our history: Poetics has three patrons: Aristotle (whose Poetics provides the first structural analysis of the levels and parts of the tragic oeuvre), Valery (who insisted that literature be established as an object of language), Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can today benefit from the important renewal of the sciences of language.
Khi ngồi xuống, đằng trước là một tác phẩm văn học, người làm thơ không tự hỏi: Cái này nghĩa là gì? Cái này đến từ đâu? Nó móc nối tới cái gì? Nhưng, đơn giản hơn, và cũng thật hung hăng con bọ xít hơn: Cái này được làm ra như thế nào?
Câu hỏi trên đã được đưa ra ba lần rồi, trong lịch sử của chúng ta: Cõi Thơ có ba ông Trùm: Aristotle [tác phẩm Thi Học của ông Trùm này cung cấp bản nghiên cứu thứ nhất, về cấu trúc một bi kịch, với đủ mọi lớp lang, phần đoạn của nó], Valery, [ông này cứ phán đi phán lại, rằng, văn chương được thành lập như là một đối vật của ngôn ngữ], Jakobson, [người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó].
Cõi Thơ, như thế, cùng một lúc, thật là xưa, [do mắc mớ tới trọn cả nền văn hóa tu từ của văn minh của chúng ta], và thật là mới, do việc đổi mới quan trọng của những môn khoa học về ngôn ngữ, và từ đó, là những lợi lộc mà nó đem lại cho Cõi Thơ.


CÂU TÁM BUỒN EM TRẢ LẠI GIÙM TÔI 


Thư của NVK

Note: Gấu post thư, và quá ngạc nhiên, và xấu hổ nữa, vì giọng thư quá lịch sự, trong khi Gấu viết về nhà biên khảo thật là chẳng nể nang gì hết!
NQT


Tình đầu
Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories.
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ Khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.