*

 




Saigon ngày nào của GCC

*

manhhai
Saigon 1965 - Trước Quốc Hội

Passage Eden. Xe bún ốc, Gấu thường ghé mỗi khi thèm, thay vì cái croissant, ở Quán Chùa, cũng khu này, ở mặt đường Tự Do phía bên kia tòa nhà.
Xe bún ốc ở hành lang passage Eden. Ngồi ở đó, nhìn ra khu vườn trước Tòa Đô Chính, nhìn quá tí nữa, tới Rạp Rex.
Lạ, đọc Một Chủ Nhật Khác, Gấu cứ đinh ninh, cú gặp gỡ sau chót giữa cô học trò và trung uý Kiệt phải ở quanh quất đâu đây, quái quỉ thế.

Gấu gặp BHD, lần chót, thì là ở 1 cái quán gần Chợ Bến Thành. Em đi chợ, Gấu tình cờ chạy xe lang thang khu này, nhìn thấy em, và cả hai kiếm 1 cái quán ngồi.
Có vẻ như do đọc cái cảnh gặp gỡ của Kiệt với cô học trò làm Gấu nhớ ra lần gặp BHD của Gấu. Em nói, anh đưa em tí tiền, em bù vô số tiền mẹ đưa đi chợ, em lỡ tiêu quá 1 chút, và không muốn giải thích…
Bạn đọc đoạn MCNK, khúc này, thì tưởng tượng ra được nỗi đau của Gấu.
Cô học trò, nói, trông anh như thằng ghiền….

****


Vào lúc không chờ đợi, Oanh gặp lại Kiệt.
Đó là buổi sáng thứ Năm, đầu tháng Tám. Oanh xuống phố có hẹn với người bạn trai đi xem chiếu bóng. Người bạn quen đã lâu, từ năm nàng còn học trung học, nài nỉ nàng dành cho buổi sáng ấy trước ngày nàng lên đường. Chủ nhật, Oanh đi. Anh ta học quân y, vừa thi ra trường xong và đang chờ ngày chọn đơn vị. Anh ta bảo: Anh có thể ra Quảng Trị, hoặc Kontum, hoặc An Lộc… Oanh cười: Bắt chẹt Oanh quá vậy, để Oanh đi cho yên mà. Nói vậy, nhưng rồi Oanh cũng nhận lời một cách bình tĩnh. Những ngày còn lại quá trống trải, nhàn rỗi.

Tình cờ xui khiến Oanh không xuống taxi ở nơi hẹn trước rạp chiếu bóng mà lại xuống cách hai ba phố xa. Tự dưng nàng nẩy ý muốn đi bộ thong thả một đoạn đường dưới hàng me xanh mướt rào rạt những gió của một ngày ẩm. Nàng hài lòng vì đã nhận lời mời của bạn. Buổi sáng tình tứ, dễ thương. Nếu không có hẹn chắc nàng cũng chẳng thể ở trong nhà, nàng sẽ phải xuống phố một mình hoặc mất công rủ bạn.

Vừa đi vài bước Oanh giật mình vì bàn tay ai thình lình chụp giữ cánh tay đang buông xuôi của nàng. Nàng há hốc, trông Kiệt đứng kế bên.

Nàng như bị trám miệng. Trời đất chông chênh trước mắt. Bao nhiêu phản ứng Oanh thường tưởng tượng nếu chẳng may đụng mặt Kiệt, đều không diễn ra. Nàng lạnh toát như một hình nộm tuyết đắp đang tan rã nhưng đôi mắt lại hoen ấm. Nàng không nghe không thấy gì nữa, bước đi bên Kiệt mặc dù chàng không còn nắm giữ cánh tay.

Sự thay đổi của ánh sáng, mầu sắc, tiếng động bao quanh giúp Oanh hồi tỉnh dần. Oanh rùng mình, rợn óc. Nàng bắt đầu nghe lọt nửa câu hát nỉ non:… gió lộng gọi mùa sang. Nàng nhìn thấy Kiệt ngồi trước mặt trong một quán nước sâu hoắm. Bên ngoài trời xỉn, xa lắc.

Một Chủ Nhật Khác

19


Nhớ, hồi mới quen BHD, khoe với bạn Chất, anh đi nói với đám Thất Hiền, mỗi lần em của nó nói, nó coi như là sấm ngôn.
Về già, ngẫm lại, quả thế thực.

Thê lương nhất, là đúng thời kỳ Mậu Thân, lần đầu có số điện thoại nhà em, nhờ Cô Nga, nữ điện thoại viên trên Đài gọi giùm, biết chắc là sẽ gặp ông bố.
Cật vấn 1 hồi khá lâu, rồi mới cho người gọi BHD.
Gấu hỏi thăm boyfriend. Bạn cùng học Y Khoa. Em nói, OK lắm, được lòng bố em lắm. Mỗi lần Sài Gòn dục dịch đảo chánh là khệ nệ vác mấy bao gạo tới…
Im thật lâu, rồi nói, Gấu không làm thế được đâu!

Cái vụ đưa tí tiền còm, thì cũng thế.
Thê thảm hơn nhiều, như thể, làm gì có dịp như thế nữa đâu.
[Cái gì gì, hai người yêu nhau rất tình cờ
Như tình cờ gặp nhau giữa đám người xa lạ]

Cuốn MCNK là quà tặng của Nguyễn Đông Ngạc, trước khi mất.
Khi anh mất, chị Ngọc, bà vợ anh trao cho Gấu, luôn cả cái kính mát anh vẫn đeo
Không có nó, chắc Gấu cũng chịu chết, không làm sao đọc được, nói gì độc giả Tin Văn.
Tất nhiên có đọc, trưóc 1975. Nhưng làm sao nhớ.
Nhớ làm sao nổi,1 câu văn rất đỗi tình cờ, như "Nàng lạnh toát như một hình nộm tuyết đắp đang tan rã nhưng đôi mắt lại hoen ấm."

*

manhhai
SAIGON 1967 - Đường Nguyễn Du, cổng Vườn Tao Đàn

Cổng vô vườn Tao Đàn, phía đường Nguyễn Du. Lần đầu tiên, Gấu đậu cái xô lếch bên hè đường, phía bên trong vườn. Em đi bộ, phía bên kia đường, vô vườn, Gấu vòng xe hoa, em thản nhiên ngồi lên, đúng như em viết trong 1 lá thư sau đó. Những lần sau, không dám đón ở đây nữa, vì quá gần nhà, bèn rời qua phía cổng Hồng Thập Tự. Chạy xe được 1 quãng, thì tới 1 cái quán cà phê, hủ tíu, như Gấu viết trong Tứ Tấu Khúc.
Nhớ là thời gian đó, cuối năm, lạnh, Gấu dậy sớm, chắc là do lạnh, nên nhớ Hà Nội, xứ Bắc Kít, thế rồi bất thình lình, nhớ Em khủng khiếp, và thế là lấy cái xô lếch phóng 1 mách…
Chiếc xô lếch, là của bạn Chất. Bà cụ Chất nói, mày lấy cái xe, đi làm, đừng đi xe đạp nữa, có tiền rồi. Tao mua chiếc xe Nhật cho nó....
1967, đúng thời gian này.




*

Gấu, căn nhà ở hẻm Nguyễn Huỳnh Đức Phú Nhuận, chiếc solex ngày nào, và...

"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu."
Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi" , có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy..
Chàng nhớ lời nàng nói, khi phải trả lời tại sao nàng yêu chàng: "Tại vì anh yêu em nhiều quá." Tình yêu của nàng giống như một sự đáp ứng, một sự dội lại tình yêu của chàng. Một lần khác, nàng trả lời: "Tại vì anh hơn em mười một tuổi." Nàng tỏ vẻ tin cậy chàng, tin tưởng mối tình của chàng đối với nàng, tình yêu đồng nghĩa với sự tin cậy, tin tưởng, và kính trọng. Nàng là một cô gái thông minh, học giỏi, mới lớn lên, đứng ngập ngừng ở ngưỡng cửa đời sống, tò mò ngắm nghía đời sống, những người khác, thế giới, tò mò ngắm nghía xen lẫn chút e dè sợ sệt, và nàng hy vọng ở chàng, mong có chàng ở bên cạnh trong đoạn đường đầu tiên khó khăn, nguy hiểm, và đầy bất trắc đó, như vậy nàng sẽ yên tâm hơn.

Cái vụ mấy năm trời xa cách, là cũng do đi làm, có tiền, và có liên can tới bà cụ Chất.
Nhà BHD lúc đó rời lên Gia Long, 1 toà building, không còn là cái nhà nhỏ ở đường Phan Đình Phùng, nơi có cái máy nước ở trước nhà, nhà có cái lan can, có cái biển đề nhà sách gì đó, Gấu quên mất tên, và cũng đã viết về nó rồi, trong Tứ Tấu Khúc.
Hai gia đình bà cụ Chất và BHD quen biết nhau từ Hà Nội, mà hình như có tí bà con xa, Gấu không rõ lắm.
Bữa đó, bà cụ C tới nhà chơi, và gia đình BHD thấy Gấu đi làm, có tiền, công nhân viên chính ngạch, bèn vơ vào, thế là bèn nói với bà cụ C, cho nó làm cháu trong gia đình, tức là làm chồng cô chị họ của BHD.
Cụ buột miệng, nó không muốn làm cháu ông bà đâu, mà muốn làm con rể!

Thế là cấm cửa!

Nhớ ra rồi. Nhà sách ABC.Một cái tên mang đi từ Hà Nội. Ông già BHD, hóa thân thành ông già Kiệt trong MCNK. Kiệt thù bố, có thể được "mặc khải" từ sự thù hận của BHD với ông via của em. Một mình ta gọi ông ta là bố, là quá lắm rồi. Ta không muốn mi phải gọi ông ta là bố.
Tất nhiên, còn giống Kafka. Có thể vì thế mà Sến coi Kafka, là Mít.
Là Bắc Kít, đúng hơn




*

manhhai
Saigon 1965 - Trước Quốc Hội

Passage Eden. Xe bún ốc, Gấu thường ghé mỗi khi thèm, thay vì cái croissant, ở Quán Chùa, cũng khu này, ở mặt đường Tự Do phía bên kia tòa nhà.

Nhập mô tả cho ảnh

Cơn mưa lớn kéo dài bắt đầu từ lúc 15h chiều 15/4 và dồn dập ở quận Bình Tân, 6 và huyện Bình Chánh khiến một số tuyến đường bị ngập nặng. Trong ảnh: Nhiều người đi xe máy trên quốc lộ 1A đoạn qua quận Bình Tân, huyện Bình Chánh hứng nước tóe ra từ xe tải chạy qua.

Chiều nay Saigon đổ trận mưa đầu mùa. (1) Trên ấy mưa chưa? Anh vẫn ngồi quán cà phê buổi chiều? Anh có lên uống rượu ở P.? Anh có trở lại quán S., với ai lần nào không? Sắp đến kỳ thi. Năm nay em không có mặt để nhìn trộm anh đi đi lại lại trong phòng, mặc quân phục đeo súng một cách kỳ cục. Anh có đội thêm nón sắt không? Năm đầu tiên em gọi anh là con Gấu. Hỗn như Gấu, đối với nữ sinh viên. Em có ngờ đâu anh là Yêu Râu Xanh...


Nhã Ca [Nha's Case]

Note: Bữa trước GCC có nhắc tới NMG và bài viết, đồng hồ ngưng chạy kể từ 30 Tháng Tư 1975, đối với đám Chống Cộng Điên Cuồng.
Không hẳn như vậy. GCC mới đọc 1 mẩu bài viết của ông, về vụ này, đăng trên Hợp Lưu net:



* 

Ký giả Hồ Ông & NQT

Note: Bức hình chụp ngày 18/10/91, trước khi vô phòng thanh lọc. Phía sau có mấy dòng, Gấu Cái gửi mấy đứa nhỏ ở Lào báo tin mừng. Khổ nạn ba năm trời sắp qua.
Đâu ngờ ở thêm hai năm nữa, chờ kết quả thanh lọc, rồi chờ quyết định từ bên y tế nhà nước Canada, về tình trạng sức khoẻ Gấu Cái:
Xương sống có vết đen, bẩm sinh, không hiểu có phải là mầm ung thư không!

Hà, hà!

Cuối cùng OK, nhưng warning, tới, là phải tới ngay bịnh viện trình diện!
Ui choa, sao nước người ta khác nước Mít quá như thế.

How many languages do you know?

(Anh biết mấy ngôn ngữ?)

Vào năm 1990, do đến trại tị nạn sau "tử điểm", tức là sau thời hạn được "tự động" coi như là tị nạn chính trị, tôi phải trải qua thanh lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách tị nạn chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.
Thời gian chờ đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với chúng tôi, nó còn là thời gian "chạy thuốc": liên lạc thân nhân ở nước ngoài nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ xác nhận, hoặc làm hồ sơ bảo lãnh. Nhân đọc một số báo (hình như thuộc lực lượng kháng chiến), ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi viết thư tới bà, qua địa chỉ toà soạn.
"Thư của bạn tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái đất," bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, "Bạn qua trễ quá!"
Kèm, là thư Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, "Bạn nhờ tôi can thiệp cho một ông bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…". Tôi liên lạc. Anh trả lời, gửi tặng sách (The Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học tiếng Anh!).
Kèm giấy xác nhận. Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một tờ báo địa phương in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật "hách xì xằng". Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó đang ở trại tị nạn. Ở Thái Lan, có Hồ Ông và tôi. Có thể, việc xác nhận là "bổn phận" của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn bút, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh loay hoay nhờ cậy người này người nọ "vẽ" giùm cho một "tác phẩm" hách xì xằng như trên, thật đáng quí.
Tôi gặp Hồ Ông tại trại cấm Sikiew, do anh tới trại trước, và đã trải qua thanh lọc. Anh dặn tôi, khi đi thanh lọc, phải "nổ", đừng quá "khiêm tốn". Ngoài tờ giấy xác nhận củaVăn bút, tôi có thêm được một tài liệu quí giá cũng chẳng kém: cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam , còn có tên thật "nổ" là Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, do Nguyễn Đông Ngạc xuất bản. Trong có hình tôi, và vài dòng tiểu sử. Cuốn này tôi cũng tình cờ vớ được ở trong trại. Chủ nhân cuốn sách, một học trò tiếng Anh của tôi, đã tặng luôn cho thầy, làm tài liệu thanh lọc.
Phỏng vấn thanh lọc, thường do một sinh viên luật Thái Lan đảm trách, với một thông dịch viên, một người Việt ở Thái Lan. Như đa số ở đây, họ có cảm tình với Miền Bắc. Nhà thường có treo hình ông Hồ. Nhưng cảm tình hay không cảm tình, nói chung, họ cố dịch trung thực những gì họ nghe và hiểu được.
Trong cuộc phỏng vấn, có mấy chi tiết thật lý thú liên quan tới "văn chương" có lẽ cũng nên viết ra ở đây, để bạn đọc cùng thưởng thức.
Nói chung, thường rất khó mà hiểu được, người phỏng vấn tin hay không tin, những câu trả lời. Và thường ra, họ giữ một bộ mặt hết sức khách quan, phải nói là dửng dưng, lạnh lẽo, suốt buổi hỏi cung. Riêng trường hợp của tôi, khi nghe tôi nói là nhà văn, anh sinh viên luật nhìn phần lý lịch ghi trên tờ phiếu cá nhân trong hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, và không qua thông dịch viên, hỏi thẳng bằng tiếng Anh:
-Anh nói anh là nhà văn, nhưng anh viết thứ gì?
Nhớ lời dặn của Hồ Ông, tôi cho tới luôn:
-Tôi viết truyện ngắn, và phê bình văn học.
Anh nhìn lại tờ lý lịch và nói:
-Tôi cho anh nói lại. Ở đây, thấy ghi anh học hết trung học, có một văn bằng đại học. Anh nói anh làm thơ, viết truyện ngắn, tôi tin. Nhưng phê bình văn học, tôi không tin. Tôi cho anh nói lại.
-Tôi mê văn chương từ hồi nhỏ, lại may mắn biết chút ngoại ngữ, nên có đọc văn chương thế giới, và có chút khiếu về phê bình văn học.
-Anh học tiếng Anh ở đâu, bao nhiêu năm?
-Tôi học hồi trung học, và sau đó có làm cho một cơ quan thông tấn nước ngoài.
-Anh nói, anh có chút hiểu biết về ngoại ngữ, anh biết mấy thứ tiếng?
-Tôi biết ba thứ tiếng.
-Trong này chỉ ghi tiếng Anh?
-Tôi biết tiếng Pháp nữa.
-Như vậy mới có hai, làm sao anh nói ba?
Tới lúc đó, tôi cũng hết còn bình tĩnh, và hỏi lại:
-Ông quên tiếng mẹ đẻ của tôi ư?
Anh ta chợt mỉm cười.
Tôi nghĩ, trong số những người bị phỏng vấn, có lẽ tôi là người độc nhất được hưởng một nụ cười như vậy.

Note: Cuộc phỏng vấn xẩy ra đúng như thế. Không chỉ tụi mũi lõ nghĩ, viết phê bình là phải có bằng cấp, mà Mít cũng hằng tin như vậy. Chúng cứ nghĩ có cái bằng, là thành nhà phê bình. GCC bị mấy đấng có bằng nắn gân hoài, mi đâu phải dân khoa bảng, mi đâu học trường Tây, mi đâu có…  cử nhân văn khoa, cử nhân triết, tiến sĩ… như chúng ông!

Tay sinh viên Luật tin tưởng Gấu quả có viết phê bình, là nhờ tí tiểu sử ghi trong cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, Gấu may mắn có được ở Trại, qua 1 người học trò học tiếng Anh.

Không có cuốn đó, không hiểu kết quả ra sao.

Bữa đó, anh học trò cầm cuốn sách tới, bịt hết trang sách, rồi chỉ cái hình hỏi, Thầy có biết ai đây không?
Ui chao, Gấu mừng quá, nói, hình tao chứ hình ai nữa!
Thế là anh ta bèn cười, và nói, biếu Thầy đấy, làm tài liệu thanh lọc!

  Gấu, nhà văn
Nhiều khi tí tiểu sử trở thành bùa cứu mạng!
Trước 1975, Gấu có một cái hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau đây. Không thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh lọc, được nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân kinh tế. Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.

**

Trích Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam,do Nguyễn Đông Ngạc biên tập, xb trước 1975. Năm sinh của Gấu, trên ghi 1938, theo thế vì khai sinh; sự thực, sinh 16.8.1937


*  


Gấu biết đến thiên đường Thủ Thiêm năm học Đệ Nhị, khi là 1 học sinh "thực thụ", sau khi đậu cái bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, bà cô ở bên Tây mừng quá, bèn ra lệnh đi học tiếp, tháng tháng tao gửi tiền về, khỏi phải làm bồi bàn nữa, hà hà!
Nó trở thành thiên đường, khi Gấu được hân hạnh làm đệ tử của Cô Ba, thời gian sau 1975.


*

Y chang Bến Tầu Sài Gòn.

Chỗ có cái xà lan, là bến phà đi nông trường cải tạo Ðỗ Hòa, Cần Giờ. Mỗi tháng, bà cụ Gấu, chừng 8 giờ sáng, một bữa chủ nhật nào đó, lụi cụi xách giỏ đồ thăm nuôi xuống phà, chừng trưa thì tới, vội vàng thăm thằng con, là về, cho kịp chuyến.
Lùi về phía bên tay phải của bạn, là nhìn thấy nơi nhà thơ TTT ném mẩu thuốc xuống lòng sông, rồi phơi lòng mình lên kè đá!

Hà, hà!

Nhớ quá!


*

*

manhhai
ARVN decorations for Christmas 1967 - Mừng lễ Giáng Sinh tại doanh trại của SĐ5 BB, tại Phú Lợi, Bình Dương

*

1969

8

1970

“Chiều nay Sàigòn đổ trận mưa đầu mùa. Trên ấy đã mưa chưa? Anh vẫn ngồi quán cà phê buổi chiều? Anh có lên uống rượu ở P ? Anh có trở lại quán S, với ai lần nào không? Sắp đến kỳ thi. Năm nay em không có mặt để nhìn trộm anh đi đi lại lại trong phòng, mặc quân phục, đeo súng một cách kỳ cục. Anh có đội thêm nón sắt không? Năm đầu tiên em gọi anh là con Gấu. Hỗn như Gấu, đối với bọn nữ sinh viên. Em đâu có ngờ anh là Yêu Râu Xanh.

Một Chủ Nhật Khác

Note: P không biết có phải là Dalat Palace?
Lần đầu tiên, độc giả được nghe tiếng harmonica của Kiệt, khi anh là một thằng con nít Bắc Kỳ, sợ ông bố như sợ hung thần. Mỗi lần bố đi vắng, thằng bé mới dám lôi cây kèn ra để thổi cho mẹ nghe.
Chúng ta gặp lại cây kèn, Oanh chạy vội đi mua cho ông Thầy, lần gặp cuối cùng giữa Thầy và Em, thay vì ở Đà lạt, thì là ở Sài Gòn, một nơi chốn "giả tuởng nào đó" bên ngoài rạp Rex.

Bị vợ tống ra khỏi nhà, ôm theo hộp đàn Em tặng Thầy, Kiệt trở lên lại Đà Lạt, như con voi già biết trước những giờ phút cuối cùng của mình đã điểm.
Tới lúc đó, chúng ta mới lại được nghe tiếng kèn, chàng thổi cho bạn nghe, trước khi tuyệt tích giang hồ.

Đây vẫn là đòn "sóng sau đè sóng trước", "ngoài trời có trời" của Đông Phương, và Kim Dung là một bậc thầy: Hân Tố Tố-Trương Thuý Sơn vừa nằm xuống là Triệu Minh-Vô Kỵ nổi lên. Tiếng kèn buồn bã của những buổi chiều của miền bắc ngày nào, giữa hai mẹ con, bỗng trở nên thật thê lương giữa vùng đồi núi Đà Lạt, thay cho lời chào vĩnh biệt của trung uý Kiệt, với thế gian này.

Bạn nào còn nhớ tiếng kèn của anh chàng lính Mẽo Frank Sinatra, trong Khi còn người đàn ông trên trái đất này, Tant qu'il y aura des hommes?

Về già, nhớ, những lần muốn đi chơi với BHD là phải lấy 1 cái tắc xi vô Chợ Lớn, rồi lẩn thẩn tự hỏi, có cặp tình nhân nào làm như thế, hoặc hơn thế, mỗi lần gặp là phải từ Sài Gòn bò lên Đà Lạt?
Khi lấy vợ, bèn lôi những bức hình Đà Lạt đốt bỏ, vì không muốn vợ buồn, đâu có khốn nạn như những đảo xa, hay cái em gì người yêu của họ Trịnh, lấy chồng rồi mà còn khư khư giữ những lá thư tình ngày nào.

Đúng là Gấu Cù Lần, Gấu Cà Chớn.

Tiếc.
Tiếc chứ.
Làm sao không tiếc.

Hà, hà!


*

manhhai
SAIGON 1968 by William Ruzin - Saigon Coca Cola Delivery - Đường Đề Thám - Ngã Tư Đề Thám-Bùi Viện, còn có tên là Ngã Tư Quốc Tế

Saigon Street around Christmas 1968 - by William Ruzin

*

Noel 1968, Mậu Thân, @ Thương Xá Saigon

  *

*

*

Hình manhhai