*


 




Happy Birthday to U, Richie, 5.7.09
*
&
Nhà mới, vườn mới
*
By Richie

*
*
Bưu điện Sài Gòn, cc 1904
Có thể nói, sau 1975, vỉa hè Bưu Điện Sài Gòn là thiên đường của Gấu, và toàn gia đình Gấu. Gấu đã lèm bèm nhiều lần về nó, nhưng vẫn còn khối kỷ niệm, đau thương có, hạnh phúc có, chưa khui ra hết! Chuyến này, sắp lên chuyến tầu suốt, giữ làm khỉ gì nữa.

SÁCH MỚI TRẦN MỘNG TÚ

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
TMT: Tôi là Thi Sĩ.
Cái vụ nằm mơ thấy biết chắc mình là người Việt này, theo tôi nghĩ, nó nhiêu khê lắm, chứ không đơn giản. Nhưng tựu chung, nó liên quan không phải tới người, mà tới tiếng. Mấy anh Mít, lưu vong xứ người, hơi một tí là 'fắc dzu', chỉ khi nào nhớ quê hương quá, cô đơn quá, say xỉn quá, thì mới được cái hạnh phúc, là văng tục bằng tiếng Mít.
Nabokov, và Brodsky nữa, mỗi người khi được hỏi, thì đều trả lời, khác nhau, nhưng cùng đồng ý, là, khi cả hai nằm mơ, thì đều bằng tiếng Nga. Suy nghĩ, viết lách, yêu đương…. gì gì đó, có thể bằng các thứ tiếng khác, mà cả hai đều rành, nhất là Nabokov, nhưng nằm mơ, là xài tiếng Nga, tiếng mẹ đẻ, của cả hai.
Cái vụ một người đàn bà, nhất là Bắc Kít, về thăm lại quê hương ngày nào trước 1954, mà bị quê hương mắng mỏ, mi không còn là Bắc Kít nữa, cũng lại nhiêu khê hơn, và nó liên quan tới Cái Ác Bắc Kít đích thị, chính y.
Yankee mũi tẹt rất coi thường đàn bà, và nhất là đàn bà lấy chồng nước ngoài. Chúng gọi là me Tây, me Mẽo. Đàn bà, thiếu nữ.. đẹp, dân Nam gọi là người đẹp, chúng gọi là gái đẹp. Đàn bà chúng gọi Cái Thanh, Cái Hà… thí dụ. Lẽ dĩ nhiên, đây là tiếng địa phương, phương ngữ, nhưng tiềm ẩn ở trong đó, là sự miệt thị phái nữ, chắc chắn như vậy.
"Tôi là thi sĩ". Hình như có một người nữa, cũng phán, hách, như vậy, là Brodsky, nếu Gấu nhớ không lầm. (1)
Bảnh thật!
(1)
Cách đây vài năm, tôi có vinh dự được gặp nhà thơ Brodsky, bằng xương bằng thịt, trước mắt tôi. Và tôi  nhận ra là, trong số tất cả những nhà thơ mà tôi được biết, ông là người độc nhất rất khoái “tớ tự coi tớ là một thi sĩ”. Ông nói lên từ này một cách rất ư là vô tư, thoải mái, không tỏ ra bị ức chế, mà đúng ra, ngược hẳn lại: Ông nói tớ là thi sĩ theo cái kiểu tự do mà thách đố. Như thể, sự thể nó phải như vậy, bởi vì ông nhớ lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đã từng trải qua khi còn trẻ.
Thi Sĩ và Thế Giới
Diễn văn Nobel 1996
Wislawa Szymborska
"Như thể, sự thể nó phải như vậy, bởi vì ông nhớ lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đã từng trải qua khi còn trẻ".
Thành thử, phải hách như thế, nào, hoặc phải kết hôn với nó [ngôn ngữ], thì mói dám coi mình là thi sĩ.
*
Tớ đếch phải người Đức!
Gấu cũng đã từng có cái hạnh phúc như vậy, khi về lại xứ Bắc, đi thăm em, và trong khi vừa làm việc vừa thủ thỉ, em bực mình mắng mỏ, mi nói cái thứ tiếng gì thế, mi là thằng Nam Kỳ tại sao lại tập tành nói tiếng Bắc Kỳ. Hay gì tiếng Bắc Kỳ mà cũng cố mà học.
Ý là em muốn nói, anh thử nói ‘anh thươn em’ bằng tiếng Nam Bộ, nghe thử coi, coi có sướng thêm lên chút nào chăng!
*
“At heart Joseph was a pagan”, một tác giả [Mark Strand] nhận xét về Brodsky, khi phải bàn về chất Ky tô của thơ ông [‘Brodsky’s every poetic breath praises God’].

Gấu bỗng nhớ tới nhà thơ Nga, bị kết án đi, nhớ đừng trở về nhé!
"Ở trái tim của ông, Joseph là một tên vô đạo". Một anh Mít, văng tục bằng tiếng Mít, và phải bằng cái tiếng địa phương của hắn, Địt mẹ, thí dụ, thì, chỉ khi đó, mới là một thi sĩ, vô đạo "như" Brodsky, chăng?

*
"Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn ấy
[To U. Co Tu. NQT]
*
Nhưng hách nhất, phách lối nhất, thì phải là câu phán của chính Brodsky, về mình:

I was only too glad to be the handmaid of genius, and to be taken for granted.
Tớ thật khoái tỉ khi được coi là tên tà lọt của thiên tài, và được bảo đảm như vậy.
Những câu xêm xêm:
Là tương tâm tự vấn của một thời đại, là cũng đủ sướng cả một đời rồi.
Thus it is enough for the poet to be the bad conscience of his age. Saint-John Perse, Diễn văn Nobel 1960
Được xách dép cả đời cho BHD thì cũng xứng đáng một đời rồi, cần chó gì nữa! [Gấu nhà văn]
Rushdie, khi được hỏi, khi ông đang viết, ông có lúc nào nghĩ tới ai sẽ đọc ông, trả lời, tôi thực sự không biết, nhưng khi còn trẻ, tôi thường nói, Không, mình chỉ đầy tớ cho tác phẩm. [No, I’m just the servant of the work], và tay phóng viên thú quá, gật gù, Bảnh thật! [That’s noble]
George Steiner trả lời phỏng vấn của Nhật báo Nam Đức:
Ta là bọ chét trong lông sư tử mà thôi.
Phỏng Vấn Steiner
[Phạm Thị Hoài dịch]

Nhưng tất cả đều thua anh thi sĩ Mít VC:
Tớ làm thơ dưới ánh sáng của Đảng, tớ là nhà thơ của Nhân Dân!
Đúng là Xạo Hết Chỗ Nói!
*
Nhiều người Quốc gia tốt lành đã được tặng không cho Cộng sản. Thật đáng buồn!

TMT.
Tuyệt!
Đăng ở Chợ Cá lại càng tuyệt!
Nhưng, thứ 'không tốt lành', liệu có nên 'tặng không'? NQT

Tà lọt của nhà thơ

Alongside the awe, the respect, and the genuine love, these books contain some of the most penetrating observations ever made about Brodsky, both the poet and the man. About the former, Pyotr Vail observes: "Pushkin was all about how we wanted to be; Brodsky was all about how we really are". About the man, Annelisa Allleva makes some cutting remarks, notably: "He stole other people's love in order to hide his insecurity". Derek Walcott puts the two together: "Joseph didn't make a distinction between his calling and his life. He was the best example I know of someone being a poet in the professional sense".
Joseph [HV] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"Joseph was a man who realized himself. That for me is the main lesson of his life. What more does a man need?".
Ui chao xin được xách dép cho nữ thi sĩ, mà chẳng... đặng, sao?


Cô độc như Celan

Sau trận động đất
Silone vs Silone
After the Earthquake
Tim Parks
BITTER SPRING: A LIFE OF IGNAZIO SILONE by Stanislao Pugliese.
Farrar, Straus, 426 pp., $35, June, 9780374 II348 3

THE LIFE STORY of the Italian writer and political activist Secondino Trannquilli, alias Ignazio Silone, is both disquieting in itself and a serious challenge for anyone who believes that the value of a work of literature can be entirely separated in our minds from the character and behavior of the person who produced it. Essentially, there are two versions of the Silone story. In the first he is an Orwell-like figure, a man who, following an idealistic commitment to Communism during the 1920S, reacted against its totalitarian inclinations and used his writing to promote freedom and democracy. In the second version, he was a police spy throughout his ten-year involvement with the Communist Party. In this account his repudiation of Communism was not, or not only, a matter of conviction but arose from his need to end a double life that had become too exhausting and too dangerous. The writing that followed allowed him to reconstruct his past and create an impression of courageous moral integrity.


Thời gian Gấu vừa giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học, lập tức có phản hồi, NMG gật gù, trường hợp ông là số 1 ở hải ngoại, trước ông, cứ như viết vào hư vô! Báo Văn Học tăng số bán, nhờ NQT!
Nghe lén qua một bạn văn thuộc loại đàn em của ông, tuy viết trước ông nhiều, tếu thế, ông Gấu bây giờ chân mới chạm đất.
Quả có như thế thật!
Nhìn lại, và, so sánh, thứ ‘văn chương vì văn chương, và, vì BHD', của Gấu trước 1975, có gì tương tự văn chương trong nước bây giờ, lại, tếu thế!
Nó vô hại, do chạy trốn thực tại, không dám ký tên vô bản khế ước xã hội, thí dụ bản khế ước bô xịt, bản khế ước LCD, bản khế ước NTT, khế ước Hoàng Sa, khế ước bán đàn bà con nít... nhiều khế ước lắm!
Chẳng thế mà tay VC nằm vùng LP chửi, văn chương của nhóm của Gấu, văn chương viễn mơ.
Tay đàn em của y, ngay sau 30 Tháng Tư, bệ ngay tên của Gấu vào bản danh sách những nhà văn Miền Nam phản động đồi trụy, là cũng đã đón ý đàn anh, từ cái hồi viễn mơ.
Ngoài ra, hắn rất quê Gấu, vì cái trò... bầy đặt trí thức, chữ của hắn!
Làm trí thức mệt lắm, hắn có lần than thở!


Mất bố nó cái thang!

Cuộc thi nước nào chịu đói được lâu nhất !?
Ba người đại diện cho 3 quốc gia Afganistan, Cuba và Việt Nam lọt vào vòng chung kết:
Osama bin Lađen, Fidel Castro và Bác H.
Người ta nhốt ba người trong ba cái nhà lao có một cái chuông điện và bỏ đói họ. Ai chịu không chịu nổi thì bấm chuông, chuông sẽ reo lên.
Trong ba ngày, Osama Bin Lađen đã chịu thua. Một tuần sau, Fidel Castro cũng đầu hàng. Còn Bác H, hơn 8 ngày trôi qua vẫn không ai nghe động tĩnh gì. Ngạc nhiên, người ta mở cửa vào xem thì thấy Bác H. đang bò lăn ở dưới nút bấm chuông, trông rất tội.
Bác rên rỉ: “Thằng nào chơi đểu cắt điện của cái chuông rồi!. Tao réo khan cả giọng, đứt cả hơi mà không ai nghe hết !!!! "
*
Câu chuyện trên, đã được ông nhà văn Trùm VC nằm vùng, là Vũ Hạnh [Đào Hiếu gọi là Vô Hạnh], viết ra rồi. Nhưng không có thằng cha nào chơi đểu cả, mà là chính đương sự, Bác H. tự nguyện dứt dây chuông.
Thế mới ghê!
Hình như DTH cũng kể chuyện này, trong Đỉnh Cao Chói Lọi?
Câu chuyện của Vũ Hạnh,xẩy ra tại một làng bản thượng du, và là cuộc so tài lặn, nín thở, giữa một anh cán bộ VC và một tay ác ôn côn đồ trong bản. Hắn tác oai tác quái, và nếu có ai dám chống lại, thì thách đấu, bằng cách cùng lặn xuống nước, nín thở, ai không chịu đựng nổi, trồi đầu lên trước, thì bị coi như là kẻ nói dối, kẻ thua cuộc, và bị dân bản phóng lao trúng tim liền lập tức!
Để cứu dân bản, anh VC bèn thách đấu, và, khi lặn xuống nước, lấy rễ cây cuốn chặt người cho hết trồi lên.
Tay Trùm VC nằm vùng Vô Hạnh này, là một tay hận thù giai cấp cùng cực. Gấu, ngay khi còn trẻ, đọc, chịu không thấu. Trên Tin Văn đã từng kể về một truyện ngắn của hắn.

Note: Gấu có một kỷ niệm thật thú vị về người em trai của Vũ Hạnh. Bữa nào rảnh, hầu chuyện quí độc giả.
*

Vườn Thú Tuổi Thơ

Ông Hồ muốn trong thơ phải có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong. Sau khi lấy được Miền Nam, những người Cộng Sản đã từng lên lớp về thái độ an phận thủ thường, chỉ muốn làm một phó thường dân của những nhà văn Miền Nam. Bây giờ trong số người viết ở trong nước, có người đã bằng lòng với vai trò khiêm tốn, làm một nhà văn bình thường.
Những bài viết ngắn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, trên tuần báo Thanh Niên, cho thấy một văn tài, nhất là khi ông trở lại với tuổi thơ của ông.
Bài viết ngắn, về những đồ chơi con nít bằng tre, bằng đất; dưới con mắt trẻ thơ của ông, chúng thật tuyệt vời, chúng đẩy trí tưởng tượng non nớt tới những vùng trời xa lạ. Miền của những giấc mơ mà loài người có lẽ còn lâu lắm mới thực hiện nổi. Nhưng buồn thay, chỉ chơi được một chốc một lát là chúng bị gẫy, bể. Tôi không hiểu khi viết như vậy, ông có muốn ám chỉ những giấc mộng lớn mà những người như ông đã từng theo đuổi, cuối cùng vỡ ra như những thứ đồ chơi con nít. Những giấc mộng càng lớn lao bao nhiêu, càng phù du bấy nhiêu. Chúng bắt buộc phải như thế, để cho nhân loại cứ trẻ thơ mãi, về những giấc mơ chẳng bao giờ đạt được.
Hay là ông tự trách móc những con người như ông đã không đủ khả năng tạo ra được một thiên đường bền vững ở trên trái đất này. Tôi vẫn nghĩ, nếu có một thành quả nào đó, của việc "giải phóng" Miền Nam, đó là nó đã cho chúng ta được đọc những trang sách như của Hoàng Phủ Ngọc Tường, về vườn thú tuổi thơ của ông. Hoặc của một số người viết ra đi từ Miền Bắc, về một Hà-nội giấu kín tận đáy sâu tâm hồn những đứa con của nó, không phải chiến thắng Miền Nam, mà chính những đợt bom B. 52 đã khui quật lên.
Tôi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường rất ít, trước và sau 1975. Cũng lại do thành kiến. Hoặc do kỷ niệm một lần đọc Vũ Hạnh. Một truyện ngắn đăng trên Bách Khoa, kể chuyện một người làm công cho một ông chủ ở thành phố. Nhân dịp nhà nước phát hành giấy bạc mới, người làm công xin phép ông chủ về quê chơi, thăm bà con họ hàng, và xin chủ cho mượn tờ giấy bạc mới đó. Về nhà, ông cho con chơi, như một bức tranh con gà con chó, cho phép con mang khoe với con ông địa chủ kế bên, nhưng không được đổi lấy bất cứ một thứ gì. Đến đây, chắc độc giả nhận ra ẩn dụ độc địa của câu chuyện: ông địa chủ, do biết giá trị của tờ giấy bạc, xúi con đổi đủ loại đồ chơi cho thằng nhỏ hàng xóm nghèo. Trở lại thành phố, ông làm công trả lại chủ, kèm theo lời kết luận: giấy bạc mới ra, ở nhà quê chẳng ai biết, cứ tưởng là đồ chơi con nít; ông chủ đất kế nhà tôi cũng lầm.
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ qua bài viết kể trên, tôi nhớ đến tuổi thơ của tôi và những món đồ chơi đầu đời của một đứa con nít nghèo nhà quê. Trong đó, có cây viết chì mầu. Ôi chao, lần đầu tiên, tôi thấy được cây chì mầu, vẽ hình con gà, con chó lên giấy, nó khác hẳn cái mầu đen của cây viết chì tôi vẫn có. Bởi vì cây viết chì mầu là của một ông cậu tôi, bà ngoại tôi đi tận Hà Nội mua về. Thấy tôi năn nỉ mãi, nhìn cặp mắt thèm thuồng của thằng cháu, rốt cuộc ông cậu nói, thôi tao cho mày, nhưng giấu kỹ đi, kẻo mẹ tao nhìn thấy.
Kỷ niệm về cây viết chì mầu, tôi nhớ lại, khi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đọc Rushdie, và giấc mơ về một quê hương, một thành phố Bombay mầu Cinémascope, Technicolor của ông.
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường tôi còn nhớ đến Vũ Hạnh. Và André Gide.
Nhà văn Pháp này, sau khi đi Liên-xô về phang một câu: Tất cả những tình cảm tốt đẹp chỉ đẻ ra một thứ văn chương tồi. (C’est avec les plus beaux sentiments qu’on fait de la mauvaise littérature).
Đúng là một lời trù ẻo văn chương hiện thực xã hội. Có một thời gian dài, tôi tâm đắc với câu văn, nhưng dần dần, theo tuổi đời, sau bao giấc mộng, bao tình cảm đẹp hao hụt dần, tôi nhận ra một sự thực cay đắng: câu của Gide không phải trù ẻo văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa không thôi, mà là tất cả những tình cảm tốt đẹp của con người. Đặt ngược lại vấn đề, với câu chuyện của Vũ Hạnh làm một cái cớ, chúng ta có thể hỏi: ai cho phép anh nhân danh những tình cảm đẹp để quyết định số phần của cả một đất nước? Và liệu có phải đó là những beaux sentiments thực sự không?
Ai cho phép anh... Solzhenitsyn cũng đã từng đặt câu hỏi như vậy, trong Khu Ung Thư. Nhân vật của ông được một bác sĩ hết lòng chữa trị, nhưng anh ta cứ lắc đầu bai bải, không được, không được. Con người tôi có đây, là nhờ một tí bịnh, một tí xấu đó. Nó là một phần thân thể của tôi. Chữa hết bịnh rồi, tôi làm sao sống, tôi ở với ai.
Đọc những tác phẩm hậu-Solzhenitsyn, từ một nước Nga rã rời sau Cách Mạng, chúng ta mới cảm thấy sự trớ trêu, mà chủ nghĩa Cộng Sản bầy ra cho toàn thể loài người: Chưa có một chế độ nào lại đẩy con người tới một mức thoái hóa thê thảm như chế độ toàn trị.
Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người. (Tzvetan Todorov).



Ceux qui ne tirent pas les leçons du passé sont condamnés à le revivre.
Kẻ nào không rút ra được những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án phải sống lại nó.
Hannah Arendt.

DTH: Nobel văn chương?


Gấu đọc Marx qua Trần Văn Toàn, khi mới lớn, và chỉ còn nhớ một câu của ông, một hình ảnh đúng hơn:
Cái bóng của Hegel phủ lên Marx, và còn kéo dài ra mãi.
Già, đọc Hannah Arendt, bà cũng phán y chang:
La cruauté du capitalisme aux XVIIe, XVIIIe et XIXe siècles a aussi été, à l'évidence, écrasante. Il ne faut pas le perdre de vue quand on lit le formidable éloge que Marx fait du capitalisme. Alors qu'il baignait au milieu des conséquences les plus abominables de ce système, il n'en a pas moins cru que c'était une grande affaire. Bien entendu, il était aussi hégélien et croyait à la force du négatif. Eh bien, pour ma part, je n’y crois pas, à la force du négatif, de la négation, si elle fait le malheur terrible des autres .
Sư độc ác của chủ nghĩa tư bản ở những thế kỷ 17, 18, 19 thì thật là lớn lao. Đừng bao giờ quên điều này, khi đọc Marx hùng hổ vinh danh chủ nghĩa tư bản, như trong Tuyên Ngôn. Một khi ngập ngụa trong những hậu quả ghê rợn của nó, ông tưởng đây là chuyện nhỏ. Lẽ dĩ nhiên, ông ta còn là một Hégelien, và tin vào sức mạnh của cái phủ định. Về phần tôi, tôi không tin vào sức mạnh của tiêu cực, của phủ định, nếu nó làm điều bất hạnh khủng khiếp cho những người khác.
Có vẻ như mấy anh Mít Đỏ - Yankee mũi tẹt, khỏi nói, vì chẳng có cơ hội, nhưng đám VC nằm vùng Miền Nam- chẳng hề biết đến Hannah Arendt.
Cũng là điều bất hạnh khủng khiếp. NQT
*
Người CSVN bao giờ cũng biện minh cho mục tiêu làm cách mạng của mình là “giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước”, mình có “chính nghĩa sáng ngời”, dẫu họ thừa biết không hoàn toàn đúng vậy. Có lần đài BBC mở chương trình phỏng vấn 7 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu thời hậu chiến. Bà Nguyễn Thị Bình là người được phỏng vấn đầu tiên. Bà cũng nói vậy.
Sau khi nghe bà nói, tôi có gửi phản hồi (mà đài BBC không đăng), đại để rằng: Bà nói dối.
Mục tiêu cách mạng của người CSVN thực ra là thực hiện chủ nghĩa cộng sản theo mệnh lệnh của siêu cường cộng sản.

Dũng Vũ, talawas
Gấu này, hồi mới lớn, cũng ti toe đọc Marx, vì nghĩ phải tìm đến tận nguồn, nếu muốn hiểu được tại sao có "cuộc chiến ngu xuẩn". Nhưng chỉ đến khi ra được ngoài này, được đọc về Lò Thiêu, Kafka.. nhớ lại những ngày sau 30 Tháng Tư, rồi đối chiếu với những gì đã đọc, thì mới ngã ngửa ra rằng thì là, làm đếch gì có CS Mít, làm đếch gì có giải phóng, độc lập thống nhất, mà chỉ có ông anh khốn nạn làm thịt thằng em, chỉ vì muốn ăn cướp tất cả những gì thằng em may mắn có được.
Có thể nói, nếu Lò Thiêu là kết quả của Thời Ánh Sáng, ở Âu Châu, thì Cuộc Chiến Ngu Xuẩn, và hậu quả của nó, Lò Cải Tạo, là đỉnh cao của nền văn minh sông Hồng, của giống dân Yankee mũi tẹt!
Arendt phân biệt hai chủ nghĩa Nazi và toàn trị..
*

Trên một số báo của hội cựu chiến binh Mẽo, một tay ký giả mở ra bài viết của mình, bằng một câu than thở, giá mà Mẽo học một tị về lịch sửViệt Nam, thì đã ngộ ra, là, trận Mậu Thân lập lại trận đánh Thăng Long của vua Quang Trung. Trước đó, Bắc Bộ Phủ đã cho học tập nghị quyết "Quang Trung", lấy ngay cái tên QT [Cu Tê] làm "mật mã" của trận đánh, và Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, phe VC, cũng đã ăn tết Mậu Thân trước, đúng như Nguyễn Huệ đã cho binh sĩ của ông ăn tết trước, và khi vô Thăng Long thì sẽ ăn mừng thêm, một lần nữa! (1)
Nếu nhân loại đã từng mơ, sáng ngủ dậy, biến thành Yankee mũi tẹt, thì mấy anh Yankee mũi tẹt, con cháu của họ Trịnh ngày nào, cũng đời đời truyền cho nhau giấc mộng, sáng ngủ dậy, thấy Đàng Trong là cái nhà của mình!
Đừng có nghĩ là Gấu này hoang tưởng!
Ngay từ khi còn bé, thằng cu Gấu nhà quê Bắc Kít, mắt lác, đọc Tô Hoài rất sớm, khi đọc đến những đoạn ông tả cảnh nước Nam Kỳ, đã thèm rỏ rãi, nhỏ nước miếng, sao lại có cái xứ sở đẹp đến như thế, đếch có lạnh, đếch có đói, TV chạy đầy đường!

Không phải một mình thằng Gấu mắt lác, mà chính Tô Hoài, cũng có nỗi khát khao thèm thuồng đó. Đọc ông, Gấu có cảm tưởng, chính ông đã truyền lại cho Gấu giấc mơ ăn cướp nước Nam Kỳ, của ông!
Của tất cả những tên Yankee mũi tẹt!
(1) Do dọn nhà, Gấu chưa kiếm ra, trong đống sách báo bề bộn.
Cái cú ăn mừng của vua Quang Trung, đất nước sạch bóng Mãn Thanh, chẳng y chang cú ăn mừng của VC, đất nước sạch bóng Yankee mũi lõ, ư?
*
Mục tiêu cách mạng của người CSVN thực ra là thực hiện chủ nghĩa cộng sản theo mệnh lệnh của siêu cường cộng sản.
DV
Câu này phải lật ngược lại, như Marx đè ngược Hegel, đẻ ra chủ nghĩa duy vật!
Chính CSVN "ra lệnh" cho siêu cường, mấy đàn anh đừng có lo, để đàn em nhử Mẽo vô Miền Nam, đánh cho nó bỏ mẹ, cho đàn anh rảnh rang nhuộm đỏ thế giới, thôn tính Âu Châu. Nhưng, đàn anh phải chi viện đầy đủ cho đàn em, súng ống, đạn dược, bột mì, và, thuốc lá Camel, dĩa nhạc Maurice Chevalier, viên gạch Paris... cho Bác Hồ, nữa nhé, đừng có quên!
Cái cú làm thịt Miền Nam, là phải hội đủ điều kiện: Về mặt siêu cường, Yankee mũi tẹt hứa hẹn, sẽ làm nhiệm vụ quốc tế.. Về mặt quốc nội, làm sao cho thằng em miệt vườn tin tưởng, trái tim đen của Miền Bắc để ở Miền Nam, xẻ dọc Trường Sơn, đốt sạch Tây Nguyên nếu cần, giương cao ngọn cờ giải phóng Miền Nam ra khỏi tụi đế quốc thực dân mới, là đámYankee mũi lõ.
Tất cả là để thực hiện giấc mơ ăn cướp Miền Nam, đúng như lời dặn bảo ngày nào của Chúa Trịnh!
Ngay mấy anh siêu cường CS mà còn bị Yankee mũi tẹt xỏ mũi, khi tỏ ra lo ngại, này, đụng vô thằng Mẽo là căng lắm, hay là.. tha cho tụi nó, anh CSMB mừng như mở cờ trong bụng, chuyện con hổ giấy đó, để tụi em lo!
Thành thử cái cú ăn cướp Miền Nam quả là ngàn năm một thuở không dễ gì mà có đầy đủ "nhân hoà, thiên thời, địa lợi" như vậy. Cái cú đầu độc tù Phú Lợi không thể không có, không có không được, không có thì cũng phải làm cho có. Gấu ngu này, phải đến khi anh Mẽo khui ra vụ Maddox là do chúng tao phịa ra đấy, [để dội bom Bắc Việt, bởi vì phải đem bom đến tận đít mấy thằng ở Bắc Bộ Phủ, dọa cho nổ, thì chúng mới rét, và ngồi vô bàn hội nghị, để Mẽo rút ra trong danh dự!] thì mới vỡ ra, là, vụ Phú Lợi, là do đám Yankee mũi tẹt dựng tuồng, soạn vở.
Có thể, cũng có vài anh VC miệt vườn bị trúng độc, cho chắc ăn, bởi vì, chắc chắn, ông thầy tu Diệm không đủ lưu manh nghĩ ra cú thần sầu này. Chứng cớ: Anh em nhà Diệm chẳng đã chui vào bẫy, do chính họ giương ra, là cú đảo chính dởm Bravo I. Đám tướng lãnh đệ tử nhân đó chơi cú Bravo II và làm thịt cả mấy anh em, dâng thủ cấp cho quan thầy Mẽo, đúng ý VC.
Giấc mơ thống nhất, đổi đời, có thực, chính vì thế mới đánh lừa được cả nhân loại.
Nhưng Cái Ác Bắc Kít còn "thật hơn cả sự thật"!
*
Gấu bỗng nhớ tới Ralkolnikov của Dos: Anh chàng sinh viên này, một lòng một dạ với chân lý "phải làm thịt con mụ cầm đồ, nó ác ôn côn đồ như thế, đâu đáng sống", nhưng chỉ đến khi vung búa xả thịt cô người làm, ngu si, câm điếc, thì anh ta mới ngộ ra là, mình đang búa lên chính mình!
Và, liên ttưởng đẻ ra liên tưởng, Gấu bèn nhớ tiếp đến anh chàng Đại, mê Dos, của TTT, trong Bếp Lửa.
Nên nhớ, Đại là sinh viên Hà Nội, sắp sửa ra bưng, chỉ chờ làm thịt xong cô con gái riêng của ông Chính.
*
Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment.
Tôi hỏi:
"Cậu đến trường luôn không?”
“Không.”

“Làm gì ở nhà?”
“Đọc sách và suy nghĩ.”
“Suy nghĩ về phép giết người chăng?”
Bếp Lửa
*
V/v Ba búa Trình Giảo Kim ông anh truyền lại cho Gấu. Búa thứ nhất, vừa đọc, vừa học, vừa dịch, đừng sợ sai, và ông cho biết thêm, đây là kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, khi viết cuốn Triết học nhập môn. Búa thứ nhì, đọc ào ào, đọc bất cứ tác giả nào vớ được, rồi sẽ kiếm ra ông thầy của mình, bởi vì viết văn là phải có thầy. Búa thứ ba, liên quan tới BHD… Hai búa đầu, có thể nói, Gấu áp dụng OK. Búa thứ ba, do ngu quá, tự ái vặt, anh hùng rơm… thành hư, và hư luôn cả cuộc đời theo với nó.
Chỉ mãi đến khi ra được hải ngoại, nhân một bữa kể chuyện trên cho một ông bạn văn nghe, ông tiếc hùi hụi, giá mà thời mới lớn tao gặp ông anh của mày, thì cũng có tí tác phẩm để đời rồi, nhưng khi nói tới cái vụ kiếm ra thầy Faulkner, thì ông bạn lắc đầu, không đơn giản như thế đâu. Trong khi chọn Faulkner, là mày đã chọn cái số phận thất bại của cả một miền đất, bởi vì dù mày không ăn cướp thì cũng là một thằng ăn cướp! Cái này Nguyễn Mạnh Côn cũng đã từng nếm mùi đau khổ, và sau đó viết, Chuyện một người đòi trả nợ cho cả một dân tộc, nhớ không?
NMC khác, Gấu khác. Tất nhiên. Những trang Tin Văn được viết ra, là một cách, "Tôi viết để khu trục Cái Ác Bắc Kít ra khỏi tôi", nói theo Amos Oz, "I write to exorcise evil spirits", có thể nói như vậy.
Nhưng bảnh nhất, và đau nhất, thì phải là Weiss, khi ông phán, tớ đếch phải là người Đức!
Weiss người Đức!
Và một ông người Đức khác, phán về trường hợp của Gấu:
Cuối cùng tôi xin nhắc Nguyễn Quốc Trụ rằng, đừng đưa mình lộn lại cái thời Pháp tấn công Nam Kỳ thì hay hơn. Ông cũng đành bất lực như đồng bào ông mà nhìn quê hương mất dần từng mảnh vào tay kẻ xâm lược mà thôi. Hay ông tin là dấy lên được một phong trào phản kháng? Gần hai mươi năm trôi qua, rồi Trung Kỳ rơi hẳn vào tay Pháp. Hai mươi năm, vì rất nhiều lí do phức hợp mà hàng triệu người Việt không đủ sức ngăn nổi Pháp. Nhưng có lẽ Nguyễn Quốc Trụ không để xảy ra cái cảnh như người Việt thuở ấy, không, chắc ông cứu được ‘địa linh nhân kiệt’. Hẳn là thế.
Đáp Lời NQT


Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường


Quít làm, Cam chịu [Lịch sử]
Kỷ niệm, kỷ niệm