*
 



*
Đẹp
Trong có bài thật tuyệt về Malraux, mở ra bằng một câu gợi nhớ Gide, khi ông này chê Malraux, trong tác phẩm của 'bạn ta', không có đàn bà, không có trẻ thơ, không có tiếng cười của con nít...
Archétypes: Nguyên mẫu
Shanghai Blues
L’amour Pietà aux larmes de chair
La Pietà est la figure emblématique de la condition humaine qui aura le plus fasciné André Malraux,
Elle hante ses essais sur l'art comme ses romans.
*
Pietà aussi la femme d'Hemmelrich, dans La Condition humaine, cette Chinoise achetée douze dollars, agenouillée au-dessus de son enfant malade, promis à la mort, et dont elle partagera le supplice, tuée par la même grenade.



Love, styes and stools
The first volume of Samuel Beckett's letters is a treasure trove, says Nicholas Lezard
Một mỏ vàng, thư gửi bạn ta, của Beckett
"One does one's best to prefer Spring, in vain." [tạm dịch: Cố cách mấy thì cũng vô ích: Thích Mùa Xuân]
One recalls the story about his comment, made many years later, to a friend who was with him watching cricket on a sunny day and who had just said, perhaps forgetting to whom he was talking, that it was the kind of day that made you glad to be alive; "I wouldn't go as far as that" was the (apocryphal) reply. [B. kể về lần ngồi với bạn coi chơi cricket, vào một ngày nắng đẹp, và ông bạn gật gù, đời ơi là đời, đẹp ơi là đẹp, sống ơi là sống: Tôi chằng hề muốn quá cỡ thợ mộc tới mức đó!]

*

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường



100 năm ngày sinh của Simone Weil

"Don't expect friendship. Friendship is a miracle."
Simone Weil
Đừng trông mong tình bạn. Tình bạn là một phép lạ.
Ui chao đọc một cái là lại thấy nhớ ơi là nhớ mấy đấng bạn quí của Gấu!
Mỗi ông là một phép lạ!
*
Chắc chắn một điều, Milosz viết Cầm Tưởng từ những kinh nghiệm ông đã từng trải qua, kể luôn cả cái kinh nghiệm cay đắng của một nhà văn nhà thơ bị rứt ra khỏi tiếng nói mẹ đẻ. Nhưng đây mới là điều tuyệt vời: Cầm Tưởng đã được gợi hứng từ những tư tưởng của một vị thánh, một bậc nữ lưu số một của thế kỷ 20: Simone Weil.

Cầm Tưởng

Cách đây vài năm, tôi trải qua rất nhiều buổi chiều tại căn phòng của gia đình bà, nhìn ra những khu vườn Luxembourg Gardens, tại cái bàn đầy vết mực từ cây viết của bà, nói chuyện với bà mẹ, một người đàn bà tuyệt vời, ở vào tuổi tám mươi.
Albert Camus, cái ngày được Nobel văn chương, đã trốn đám phóng viên, bằng cách trú ẩn trong căn phòng này.
Milosz: Sự quan trọng của Simone Weil

Nhân tưởng niệm 100 năm ngày sinh của Simone Weil, Tin Văn sẽ dịch bài viết của Steiner về bà, Thứ Sáu Xấu, Bad Friday [March 2, 1992]. Trong cuốn Steiner ở tờ Người Nữu Ước.
*
OUR VEXED CENTURY would be much thinner without the witness of Simone de Beauvoir, without the power of that prodigious woman to make her ardent life a critique of gender, of society, of literature and politics. And Hannah Arendt persists as a pivotal figure in political and social theory, and as one of the compelling voices out of the totalitarian dark. But neither woman was a philosopher in any strict sense. Here extreme precision is needed. Philosophic thought is that which bears on questions rather than answers; where answers arise, they turn out to be new questions. The honor of the craft is that of disinterestedness, of an abstention from practical yield. The philosophic stance-notably in its metaphysical reach and in where it touches (as it must, whether in acquiescence or denial) on the theological-is, in the rigorous sense of the word, unworldly. Characteristically, there lodges in the philosophic sensibility a certain indifference to, or even distaste for, the human body. By these harsh lights, there has been in the Western tradition only one woman philosopher of rank: Simone Weil.
Thế kỷ phiền nhiễu của chúng ta sẽ nhạt nhẽo đi nếu thiếu cái nhìn chứng nhân của Simone de Beauvoir, thiếu đi sự dũng mãnh của người đàn bà phi thường này, người đã dùng chính cuộc đời nóng bỏng của mình để phê phán giống đực giống cái, xã hội, văn chương và chính trị. Nó cũng nhạt hẳn đi nếu thiếu Hannah Arendt, kiên trì như một nhân vật trụ cột của một lý thuyết về chính trị và xã hội, một trong những tiếng nói bất khuất, bật ra từ đêm đen toàn trị. Nhưng không một ai trong hai bà này là triết gia theo đúng nghĩa nghiêm ngặt nhất của từ này. Cực kỳ chính xác là điều cần thiết ở đây. Tư tưởng triết học đặt nặng vào câu hỏi hơn là câu trả lời và khi câu trả lời dấy lên thì hóa ra lại là một câu hỏi mới. Vinh danh “nhất nghệ tinh” của “nghề triết”, là ở cái bất vị lợi, điều vô cầu, ở cái không để nhuốm mình vào một trường thực tiễn. Dáng đứng triết học – đáng kể nhất là ở trong cái thế vươn tới, và đụng vào, cõi thần học, như nó bắt buộc phải như vậy, dù muốn dù không - là, vô thường, theo nghĩa chính xác của từ vô thường.
Chi ly, đặc nét mà nói, cảm tính triết học cưu mang ở trong nó một sự dửng dưng, và hơn cả thế, một sự ghê tởm thân xác con người, [cái túi thịt thối tha như nhà Phật nói]. Dưới ánh sáng tàn nhẫn khắc nghiệt như thế, ở truyền thống Tây Phương, chỉ có một triết gia duy nhất xứng đáng với tầm cỡ của nó, và đó là Simone Weil.
*
The price that Simone Weil paid for her eminence came near to being wholly unbearable. She consumed her own health to the point of willed early death. She inhabited her body as if it were a condemned hovel. She declared a detestation of her own rudimentary femininity, and stridently suggested that philosophical and mathematical achievements of lasting force were the prerogative of men - that some disorder or weakness in the very grain of womanhood militated against the examined life as demanded by Socrates, by Descartes, or by Kant. (Simone Weil's brother, Andre, is among the masters of twentieth-century algebraic geometry.) At every possible point and beyond, Simone Weil chose thought against life, logic against the pragmatic, 'the laser of analysis and enforced deduction against the fitful half-light, the compromise, and the muddle that allow the rest of us to carry on our existence. Like Pascal, like Kierkegaard, and like Nietzsche, but lacking the vanities of eloquence which attach even to these purists, Weil experienced her short life (1909-43) as a trial whose meaning - whose sole dignity - lay in defeat.
Cái giá mà Simone Weil trả cho địa vị cao trọng này gần như hoàn toàn không thể chịu đựng được. Bà đốt sức khỏe của mình để làm sao có được một cái chết sớm. Bà xem cơ thể của bà như cái mái che bỏ đi. Bà từng tuyên bố chán ngấy thân phận phụ nữ thấp kém của chính mình và đã kêu lên đến đinh tai nhức óc, là các thành tựu triết lý và toán học toàn là lãnh vực độc quyền của đàn ông (anh của bà, André Weil, là nhà toán học bậc thầy của thế kỷ 20), rằng có một loại mất thăng bằng và yếu kém ngay chính trong thớ thịt của phụ nữ mà các triết gia Socrate, Descartes và Kant đã yêu cầu dò tìm trong chính cuộc sống để chứng minh ngược lại. Ở một thời điểm nào cần lựa chọn, đôi khi bà còn lựa chọn quá: Simone Weil chọn tư tưởng để chống lại sự sống, chọn lô-gíc để chống lại thực tiễn, chọn phân tích nhạy bén, áp dụng điều suy luận để chống lại cái nửa chừng, cái thỏa hiệp và cái lẫn lộn, những cái cho phép tất cả chúng ta tiếp tục cuộc sống.
Giống Pascal, Kierkegaard, và Nietzsche nhưng không có những huênh hoang hùng biện mà ngay các triết gia thuần túy này cũng vướng phải, Weil kinh nghiệm cuộc đời ngắn ngủi của mình (1909-1943) như một thử nghiệm, mà ý nghĩa của nó – mà trọn sự cao cả duy nhất của nó – nằm trong sự thất bại.
*
Her attendant tastes in literature and in theological tonality were concordant. It was in T. E. Lawrence of Arabia that she envisioned the truest type of modern heroism. And it was in ascetic and mendicant Catholicism, which indicted most brutally the alleged materialism and obdurateness of the Jew, that she felt at home. From Paul of Tarsus to today, the history of Jewish self-hatred is a long and perplexing one. It is quite possible to read both Christianity and Marxism as great Judaic heresies sprung from the opaque pathologies of a suicidal self-rejection. The most ingenious, though in some measure deranged, advocate of Jewish inferiority and racial leprosy in modern polemics, Otto Weininger, was a Jew. Whether Simone Weil's contribution to this garbage was a symptom of some even deeper negation of sexuality and of her own gender, whether it enacted elements of deliberate self-humiliation in the face of what she judged to be a botched life, whether it traced the road to a slow suicide, no psychopathology can adequately explain. Such explanation would, moreover, and by Weil's own imperatives of philosophic integrity, be immaterial.
Sở thích văn chương và thần học của bà thì phù hợp với nhau. Chính ở nơi T.E. Lawrence of Arabia mà bà nhìn ra kiểu mẫu thực nhất của chủ nghĩa anh hùng hiện đại. Và chính ở một Ky Tô giáo khổ hạnh, khất thực – nó lên án một cách tàn bạo nhất chủ nghĩa duy vật và tính bướng bỉnh của người Do Thái –
là lối sống bà cảm nhận khi còn ở trong gia đình. Từ Thánh Phao Lồ cho đến ngày hôm nay, lịch sử hận thù chính mình của người Do Thái là một lịch sử dài và phức tạp. Hoàn toàn là chuyện có thể, nếu đọc cả hai Ky tô và Mác xít như là những dị giáo Do Thái lớn, thoát thai từ những bệnh lý học mù mờ của sự tự huỷ. Người mưu trí nhất, và, ở một chừng mức nào đó, loạn trí, Otto Weininger, vị luật sư chuyên về sự thấp kém của người Do Thái, và về sự cùi hủi truyền kiếp của sắc dân này, qua những cuộc bút chiến hiện đại, là người Do Thái. Hoặc là, sự đóng góp của Simone Weil vào đống rác rưởi này là triệu chứng cho thấy ở tầng sâu hơn của nó, là sự từ chối dục tính, hay sự phủ nhận giới tính của riêng bà, hoặc là, nó chỉ ra những yếu tố về sự tự làm nhục mình một cách ý thức, có sự cân nhắc ở trong đó, khi đứng trước điều mà bà đánh giá là một cuộc sống chấp vá, tạm bợ, hoặc là, nó vẽ ra con đường đi tới một cuộc tự tử chậm: Không có một phân tâm bệnh nào có thể giải thích rõ ràng, đầy đủ. Một giải thích như thế, hơn nữa, qua những mệnh lệnh của riêng Simone Weil về sự toàn vẹn triết học, sẽ chẳng là gì cả.
*
Why bother then? Simply because Simone Weil has left us a fragmented but substantial corpus of theological, philosophical, end political insights of rare pressure and illumination. Response is so perplexing because an unsparing honesty meshes the inspired with the pathological. Who else save Kierkegaard would at the moment of
France's surrender to Hitler have found the sentence "This is a great day for Indo-China," in which a hideous insensibility is perfectly balanced by a political and humane clairvoyance of genius? The fall of metropolitan France was indeed glorious news for le subject peoples it had long lorded over in its far-flung colonies. For Weil, the "crimes" of colonialism related immediately, in both religious and political symmetry, to the degradation of the homeland.
Tại sao phải khổ công như vậy? Đơn giản chỉ vì Simone Weil đã để lại cho chúng ta một khối luợng, tuy chỉ là những mẩu đoạn, nhưng thật đáng kể, những phát giác về thần học, triết học, và chính trị; chúng thuộc loại hiếm quí, nếu nói về sức ép, và về sự đốn ngộ. Sự đáp ứng [của chúng ta trước di sản này] thì cũng thật là bối rối, ngỡ ngàng, bởi vì đáp ứng trung thực đến cỡ nào, thì cũng bị mắc bẫy ở giữa đốn ngộ và bệnh lý. Bất cứ ai muốn cứu vớt Kierkegaard, đúng vào lúc mà nước Pháp qui hàng Hitler, đều tìm thấy ngay câu sau đây của Weil, ‘đây là một ngày hội lớn đối với xứ Đông Dương’; trong câu nói đó, có một sự lạnh lùng tàn nhẫn, đến sởn tóc gáy lên được, và phải như thế mới xứng đáng, mới ngang tầm với cái nhìn tiên tri về chính trị, và về tình người, của một thiên tài. Sự gục ngã của nước Đại Pháp quả là một cái tin chiến thắng đối với bao nhiêu con người, tại những xứ sở thuộc địa bao la bấy lâu sống dưới sự cai trị của nó.
Đối với Simone Weil, những “tội ác” của chủ nghĩa thực dân thì liền lập tức mắc míu, ảnh hưởng tới sự băng hoại, mất chất, cả về mặt tôn giáo lẫn chính trị ở nơi quê nhà.
*
[TTT, nhà thơ chẳng đã tiên đoán ra được, trước khi khăn gói quả mướp lên đường đi tù cải tạo, miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này. Câu nói của ông đúng vào những ngày 30 Tháng Tư 1975, khi nhìn VC tiến vào Sài Gòn, thì cũng đâu có khác gì Weil, khi nhìn những đoàn quân Nazi tiến vào
Paris: Her observation, at the very moment of the occupation of Paris by German troops, that this was a great day for Indo-China (for all people under French colonial rule). G. Steiner: Sainte Simone -  Simone Weil]


Một con thỏ ở Patagonie
H
ồi ký của Claude Lanzmann


Sao bac ghet talawas...?
Gấu thực sự quá tởm mấy đấng Yankee mũi tẹt thì đúng hơn. Khi diễn đàn này mới xuất hiện, Gấu là người đầu tiên viết, trong khi những người khác còn nghi ngại, ấy là vì Gấu nghĩ, đây là thời điểm để nối lại mối nối bị đứt với Đất Bắc của Gấu.
Liền sau đó, là thất vọng, nhưng vẫn hy vọng, rồi hoàn toàn tuyệt vọng.
Một khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận về cái chuyện ăn cướp Miền Nam, thì may ra mới có sự thay đổi.

Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Có vẻ như sự kiện chúng chẳng thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như thế, trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài mớ văn học Miền Nam được họ sưu tầm?
Cả một đám làm cho Bi Bi Xèo như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt nát, thì cũng không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao khá cho được?
Cái sự băng hoại đạo đức, ở đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.
Kính. NQT
*
Cái sự băng hoại đạo đức rõ ràng là do sự dối trá ngày nào mà ra, tìm nguồn cơn ở đâu nữa? Arendt đã vạch rõ ra điều này, trong “Từ dối trá đến bạo lực”. (1) Chỉ một khi dám nhìn thẳng vào sự thực, thì mới có được bước khởi đầu, trong cái sự khôi phục lại niềm tin của dân chúng, và từ đó, mới bước tiếp được. Phải đem đến cho chủ nghĩa xã hội Mít một cái bộ mặt con người, thì lúc đó mới bắt đầu được.

[Chủ nghĩa xã hội với bộ mặt nguời, le ‘socialisme à visage humain’ là một thuật ngữ dùng để chỉ những toan tính huỷ diệt tính phi nhân mà chủ nghĩa xã hội mang tới cho nhân loại].
Que justice soit faite, même si le monde doit périr.
Phải có công lý đã, cho dù thế giới phải tiêu táng thòng!
Không lẽ cứ để cái thế giới băng hoại đó còn mãi?
(1) Du mensonge à la violence [nguyên tác tiếng Anh: Crises of the republic, Guy Durand dịch, nhà xb Calmann-Lévy, 1972, tủ sách Agora]
*
It will not, I believe, be possible for European culture to regain its inward energies, its self-respect, so long as Christendom is not made
answerable to its own seminal role in the preparation of the Shoah [the Holocaust]; so long as it does not hold itself to account for its cant and impotence when European history stood at midnight.

G. Steiner. The Passion Spent. Introduction. 


The Lost Domain

Cuộc vạn lý trường chinh của Kadaré

 Quê hương tưởng tượng


Kỷ niệm đẹp trong đời viết văn

Cái câu chuyện Simenon nhờ nữ sư phụ Colette phán cho một câu, mà trở thành nhà văn, Gấu đọc, như một giai thoại, vào thời mới lớn, mới tập tành viết, và cứ gật gù mãi, ấy là vì, Simenon học chỉ một chiêu mà thành đạt ghê gớm như vậy, trong khi Gấu được ông anh, thay mặt Trình Giảo Kim trong Thuyết Đường truyền cho tới ba chiêu búa thần, chẳng lẽ không nên cơm cháo gì sao! Bây giờ, vớ được bài phỏng vấn, thì mới thủng chuyện.
Georges Simenon.
Chỉ một mẩu khuyên, a piece of advice, từ một nhà văn mà thật quá có ích cho tôi. Đó là từ Colette. Tôi đang viết truyện ngắn cho tờ Matin, Buổi sáng, và Colette thì là nhà biên tập văn học vào lúc đó. Tôi nhớ là tôi đưa cho bà hai truyện ngắn, và bà quẳng lại, và tôi lại thử nữa, nữa, và cứ thế, cứ thế. Sau cùng, bà nói, Coi nè, nó quá văn chương, luôn luôn quá văn chương. [Look, it is too literary, always too literary]. Vậy là tôi theo lời khuyên của bà. Và đó là điều tôi làm khi viết, và là công việc chính của tôi, khi tôi viết lại, the main job when I rewrite.
Ông muốn nói gì với từ ‘too literary’? Những gì ông cắt bỏ, một số từ này, từ nọ?
Tính từ, trạng từ, bất cứ một từ có đó để tạo hiệu ứng, effect. Mọi câu có đó chỉ như là câu. Every sentence which is there just for the sentence. Bạn biết không, bạn có một câu đẹp, cắt! Mỗi khi tôi thấy một câu như thế ở trong một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi, là cắt.
Ông đọc lại theo kiểu đó?
Hầu hết là như vậy.
Chứ không phải chuyện coi lại, chỉnh lại tình tiết [revising the plot pattern]?
Ô, chẳng bao giờ tôi làm chuyện đó. Đôi khi tôi thay đổi tên nhân vật…
Ông phóng viên cho biết, trong phòng ông, có đủ thứ niên giám điện thoại, chỉ để ông tìm tên cho nhân vật của ông!
*
Colette ban cho Simenon một lời khuyên, nhưng thầy của Simenon là Gogol, như trong bài phỏng vấn cho biết.
Ông có điều gì truyền cho đám nhóc tập tành viết?
Simenon: Viết được coi như là một nghề, a profession, và tôi không nghĩ, nó là một nghề. Tôi nghĩ, đừng cần là nhà văn; khi có thể làm một điều gì đó, thì nên làm [I think that everyone who does not need to be a writer, who thinks he can do something else, ought to do something else]. Viết không phải là một nghề nhưng là một thiên hướng của sự bất hạnh, writing is not a profession but a vocation of unhappiness. Tôi không hề tin có một thằng cha nghệ sĩ nào mà lại hạnh phúc.
Tuyệt! Đúng giọng Gogol. Mà còn hơn thế nữa: Giọng Kafka!
*
Tại sao?
Bởi vì, thứ nhất, tôi nghĩ, nếu một người đàn ông có cái sự cần thiết, bức xức, để là một nghệ sĩ, if a man has the urge to be an artist, ấy là bởi vì hắn ta cần tìm chính hắn ta, it is because he needs to find himself. Mọi nhà văn cố tìm hắn ta qua những nhân vật của hắn, qua tất cả những gì hắn viết ra.
Hắn ta viết cho hắn ta?
Đúng. Chắc chắn là như thế.
Nói như thế thì ông có ý thức được chuyện, có những độc giả của tiểu thuyết?
Tôi biết, có rất nhiều người đàn ông, có cùng vấn đề như là tôi có, nhiều hoặc ít, cũng căng thẳng như tôi có, nhiều hoặc ít, và những người này sẽ hạnh phúc đọc sách để tìm ra câu trả lời - nếu câu trả lời có thể, biết đâu, tìm thấy được, ở trong sách.
Ngay cả khi tác giả không thể tìm thấy câu trả lời, thì liệu độc giả có hưởng được tí xái, trong khi đọc, và cảm thấy, chính tác giả cũng đang sờ soạng, mò mẫm, tìm tí xái?
Đúng y chang! Hẳn nhiên là như thế! Tôi không nhớ đã từng nói cho ông hay...


Dọn

"Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu", như lời Xuân Tóc Đỏ, nhân vật chính trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 tại Hà nội, trong một gia đình nghèo. Cha là Vũ Văn Lân, làm thợ điện, mất khi Phụng mới được 7 tháng. Mẹ là Phạm Thị Khách, goá chồng mới 24 tuổi, ở vậy nuôi con và mẹ chồng.
Thuỵ Khuê RFI
Câu này, hình như trong Giông Tố, không phải Số Đỏ, nếu như trí nhớ về những năm còn đi học của Gấu không sai lầm. Câu nói của một đứa con trai bị bố mẹ bỏ, sống nhờ viện mồ côi? Của Long, đứa con trai của Nghị Hách, nhưng ông ta không hề biết, sau lấy lầm đúng đứa em gái của mình? Trong khi người yêu của Long, là Thị Mịch bị Nghị Hách hãm hiếp?
Số Đỏ là câu chuyện Xuân Tóc Đỏ, một đời hạnh phúc, làm sao sinh dưới một ngôi sao xấu được? Chắc có gì lầm lẫn ở đây.


Sách nhiễu thị giác 

Đọc bài của “bạn” (1), tôi bỗng nhớ tới một nhân vật trong Mặt Tròi Vẫn Mọc, của Hemingway, anh chàng nhà văn-võ sĩ tôi quên không còn nhớ tên, hơi một chút là lôi quả đấm ra nện người khác. Anh này mê người đẹp Lady Ashley, người đẹp lại mê anh chàng đấu bò. Anh nhà văn võ sĩ bèn đi thọi anh chàng đấu bò. Anh chàng matador mỗi lần bị đấm, té xuống, lại đứng dậy, giơ mặt ra cho anh võ sĩ quại tiếp, cứ thế hàng chục lần. Sau cùng anh võ sĩ năn nỉ, thôi tôi xin thua, không dám thọi nữa. Tới lúc đó, anh đấu bò mới phều phào ra lệnh: Tối nay, lập tức rời bỏ thành phố. Nếu sáng mai còn thấy, là thịt!
Lá thư của bạn theo tôi, tương tự nhận xét của một nhân vật trong Mặt Trời Vẫn Mọc [Đây là câu chuyện cuộc tình giữa một anh mất chim và một người đàn bà tràn trề nhựa sống, ở vào một thời đại mà Hemingway gọi là “lost generation”, thời đại bỏ đi], về anh chàng nhà văn-võ sĩ: “Từ bây giờ trở đi, hắn ta hết còn dám đem quả đấm ra dọa ai nữa rồi!”
Bài viết còn làm tôi nhớ tới bài viết của nhà văn Peru, Mario Vargas Llosa, “Của quí hay là Cuộc đời: Vụ Bobbitt” [The Penis or Life: The Bobbitt affair] (2)
Ông nhà văn đã từng tranh cử tổng thống nhưng thất bại này nhắc tới luận điểm của Uva de Aragón Clavijo, tác giả cuốn “Cá sấu trước gương” [bản tiếng Anh, The Alligator in Front of the Mirror, nhà xb Ediciones Universal, Miami, Florida, 1993], theo đó, bạo động gây đổ máu tràn lan trong lịch sử Nam Mỹ, trong đó có Cuba, là một biểu hiện và sản phẩm của văn hóa “bạ đâu, bất cứ chỗ nào cũng trưng của quí” [machismo: niềm kiêu hãnh quá đáng, hoặc hung hăng vì mình là đàn ông] vốn ăn sâu, ăn suốt vào lục địa này từ đời thuở nào.
“Chủ nghĩa trọng binh, những tà ma ác quỉ gây họa dịch ở Mỹ Châu chúng ta”, nữ tác giả Uva de Aragón Clavijo khẳng định, “có những nguồn gốc của chúng ở trong sự thờ phụng của quí” [chữ của bà, the cult of virility].
Trong một buổi ra mắt cuốn sách trên, có Llosa tham dự, tay MC bữa đó đã đưa ra một đề nghị “hóm hỉnh” là, nếu theo như quan điểm của nữ tác giả, thì có lẽ, văn hóa tương lai của Mỹ Châu La Tinh nên “thiến” đi, như vậy tốt cho nó.
Người viết không hiểu đây có phải là ẩn dụ trong những tác phẩm, thí dụ như cuốn
Marie Sến của Phạm Thị Hoài theo nghĩa, những cô Marie Sến của chúng ta thèm khát một của quí đã mất trong cuộc chiến, missing in action, và thanh niên Việt Nam sau đó đều là đồ bỏ đi. Cụm từ mà Hemingway dùng làm đề từ, của Gertrude Stein, như ông cho biết, "Lũ chúng ta là một thời đại bỏ đi", thực sự muốn nói tới  những anh chàng không còn của quí nữa?
Thú vị hơn nữa là, tay MC sau đó kể lại cho Llosa nghe, sau khi ông đưa đề nghị “thiến”, lập tức một cơn rùng mình chạy suốt lớp thính giả phái nam, và người nào người nấy theo phản xạ, lập tức khép hai đầu gối lại!
Nói đến việc hay khoe của quí, mấy ông cụ bà cụ ta ngày xưa sành điệu hơn nhiều: khoe thì có khoe nhưng khoe thật khéo. Thí dụ như ở miền bắc, mấy ông bà có con gái quí, thương con, sợ con sau này lấy phải thằng chồng “chẳng ra gì”, nhân những ngày đông lạnh giá, đề nghị anh chàng rể tương lai đóng khố, xuống ao nơm cá. Quí hay không quí, cương hay không cương, là biết liền!
Cũng trong bài viết, Llosa đề nghị một từ, cho cái việc văng của quí tùm lum tà la trên khắp trang giấy, hay trên không gian ảo, thí dụ như trên talawas, là “sách nhiễu thị giác” [visual harassment].
Ông dùng từ này, để chỉ tình trạng của ông, trong giờ giảng bài, mắt cứ phải nhìn lên trần nhà, không dám đậu lại trên ngực nữ sinh viên!
[Nhà thơ TTT, qua QD, một học trò cũ của ông, trong bài tưởng niệm thầy, có nick là Ông Ngưỡng Thiên. Nhân vật Kiệt trong Một Chủ Nhật Khác, cũng được cô học trò Oanh ban cho nick này.]

NQT
Ghi chú:

(1) Bạn, ở đây, là NT, một tác giả hay đăng bài trên talawas. Bài này viết đã lâu, không biết sao, bị lạc, mới tìm lại được. “Bài của bạn”, bây giờ không biết là bài nào, nhưng hình như là một trong những bài nói về của quí của đàn ông, và cái thói, hơi một chút là mang ra khoe!
(2)  Bài viết của LLosa in trong Making Waves, do John King biên tập và dịch thuật [nhà xb Penguin Books].
Note: Nhân đọc Lê Thị Thấm Vân, và những ý kiến dấy lên từ tác phẩm của bà, trên Da Mầu, cùng lúc, vớ được bài này, trên Tin Văn!


Đỉnh cao chói lọi

V/v Lời dối trá đỉnh cao thời đại
Phim The Holcroft Covenant, phỏng theo tiểu thuyết của Robert Ludium, cha đẻ điệp viên Bourne, là cũng về một lời dối trá tàn khốc. Phim bắt đầu bằng cảnh Bá Linh sắp sửa lọt vào tay Đồng Minh, và đám sĩ quan Nazi đánh canh bạc chót, nhắm vào đám con nít đã được tung đi khắp thế giới, nằm vùng, chờ khi lớn lên, sẽ tụ tập lại, dưới cờ Nazi, dưới sự lãnh đạo của một Tân Hitler, có trong tay một số tiền bạc khổng lồ, từ một account chờ sẵn ở Thụy Sĩ.
Đâu có khác gì đám con nít Miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc, chờ lớn lên trở về chiến đấu tiếp, đời này qua đời khác, 20 năm, 100 năm cũng đánh, bất kể tổn thất [lời Võ tướng quân].
Tay Trùm Nazi mastermind của chiến dịch này, có bà vợ do không chịu nổi anh chồng Nazi khùng, đã bỏ đi Mẽo cùng đứa con trai, và lấy một anh chồng Mẽo. Đứa con trai trở thành Mẽo chính cống, không hề biết bố ruột, cho tới khi được tay chủ ngân hàng Thụy Sĩ cho biết, về số tiền khổng lồ, và cái thư tuyệt mệnh của ông bố Nazi.
Ông bố viết thư cho con trai, trước khi bắn hai bộ hạ thân tín, và bắn vô đầu mình, tỏ ra rất đau lòng, vì đã lầm đường lạc lối, và hy vọng ông con trai sẽ thay bố tạ tội với nhân loại, dùng số tiền khổng lồ giúp đỡ những nạn nhân Do Thái, vv và vv. Ông con nói với mẹ. Bà mẹ ngạc nhiên quá, thằng bố mày khùng điên, cứt Nazi lên tới tận óc, sao lại có chuyện quái đản này. Ông con nói, tỉ tỉ bạc đâu phải chuyện đùa. Chỉ cần con đi Thụy Sĩ, ký tên cái rẹt, là xong.
Ui chao, quả lừa này, chẳng khác gì lời dối trá vĩ đại của Bác, thắng trận này, ta sẽ đưa đám Ngụy đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, ấy chết xin lỗi, Bác nói, sẽ xây cái nhà Mít to lớn đàng hoàng hơn trước!
Applebaum trong Gulag một lịch sử, cho rằng, cái vụ đưa tù cải tạo Liên Xô đi Siberie, không phải là ý tưởng do Stalin sáng tạo ra, mà đã có từ đởi nào đời nào, qua những triều đại Nga Hoàng. Gấu này thực sự không hiểu, và không dám đoán ẩu, ông VC nào trong Bắc Bộ Phủ nghĩ ra cú lừa 10 ngày cải tạo, và quyết định đưa đám tù VNCH lên mạn Cực Bắc. Liệu cái giấc mơ ăn cướp xong, là tống tụi mày đi Siberie Bắc Việt Bắc, là cũng nằm trong tim trong hồn bất cứ một Yankee mũi tẹt?