*
 




*
Royal Ontario Museum by Jennifer Tran


Trong khi chờ Gogol

Was Hitler a bookworm?
He owned some 16,000 books, but did Hitler bother to read any of them?
Ritchie Robertson
Hitler, con mọt sách?
Thua NTV [18.200 cuốn, chỉ riêng con số tặng thư viện nhà nước!]
*

Author claims political pressure behind cancellation of Stalin book

Historian Orlando Figes: claims publisher of book about life in Russia under Stalin has bowed to 'political pressure'

Russian revelations
Sách viết về Nga dưới thời Stalin, bản dịch qua tiếng Nga bị nhà xb huỷ giao kèo
*

Stalin no better than Hitler?
Well, at least Stalin wasn't as bad as Hitler." How many times have we all heard that said – or said it ourselves? For a variety of complicated reasons I still half-believe it. "At least he didn't butcher the Jews." Hey, no, Joe butchered or enslaved everyone, Jews included. Read The Whisperers, now that Russians can't.
Remember, it's nationalism, not nationalization, that we have to worry about in the economic crisis.
*


*

Một thứ ăn mày ăn xin, quần áo rách rưới, trải qua thời giờ bằng cách xây dựng màng lưới cớm chìm, và, đọc sách.

*
Hình chính thức của Nhà nước
Bóng Ma Stalin


Le «NY Times» n'aime pas Littell
Les Bienveillantes



Trò chuyện với dòng sông
Thanh Thảo viết về Tế Hanh
*
Những ngày nghỉ học
Tế Hanh

(Tặng Nguyễn Văn Bổng)
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tầu đi đến những ga…
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa.

Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu (1)
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề!
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
Lòng của người đi réo kẻ về.

Kẻ về không nói bước vương vương
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường.
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
Nguồn net
(1) Tôi thấy tôi thương... ?

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt.
Tuyệt cú. Thần cú!
Ui chao, Gấu lại nhớ đến cảnh Gấu đứng bơ vơ, xem Gấu tiễn biệt: Tiễn biệt cô bạn đi lấy chồng!
Cái gì gì:
"Em đi áo mỏng mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường”!
Ui chao, lại nhớ lần tỏ tình với một nữ thi sĩ, "cũng mới đây thôi", anh nhớ em đến vãi lệ.
Em mắng, già rồi vãi lệ hoài, con nít nó cười cho!
*
Cô bạn của Gấu, là tác giả câu thơ thần sầu:
Hồn Đông phương thất lạc, buồn Tây phương. (1)
Ui chao, chỉ cần một câu thơ, đủ là thi sĩ, đủ chứng minh câu của Borges:
Thơ, là để trao cho thi sĩ.
Cái đám thi sĩ dởm, hay cả một trường phái thơ dởm Tân Hình Thức, liệu có nổi, chỉ một câu thơ?
(1) Ai cho phép mi là thi sĩ ?
*
Lại nói chuyện thơ được trao cho thi sĩ, thi sĩ dởm chớ làm thơ!
Lần Gấu qua Cali, mới đây, gặp một thi sĩ, cũng đã từng văn kỳ thanh, lần này nhất kiến kỳ hình. Ông nói, tôi thích mấy bài ông viết về thơ, có in từ net ra, treo ở bàn làm việc, lâu lâu bí thơ, đọc đỡ nhớ.
Ui chao, Gấu cả đời không dám liều mạng làm thơ, bèn lèm bèm viết về thơ, theo kiểu ăn đồ chay thay đồ mặn, vậy mà được bạn thơ khen, sướng nào bằng!


 Quê hương tưởng tượng

Văn chương không phải là thứ công chuyện sao chép một số đề tài nào đó, cho một vài nhóm nào đó. Về phẩn rủi ro: những rủi ro thực sự mà bất cứ một nghệ sĩ gặp phải trong tác phẩm mình, là khi người đó đẩy tác phẩm của mình tới những giới hạn của sự khả thể, trong toan tính có được tối đa, điều gợi suy nghĩ. Những cuốn sách trở nên tốt, khi chúng cheo leo ở mỏm, đỉnh, mép, bờ, và chỉ cần xém một tí, là tiêu táng thòng, và kẻ đẻ ra nó, tẩu hoả nhập ma, do cái điều anh ta dám, hay không dám, trên bình diện ‘nghệ thuật’.
Bởi vậy, nếu tôi phải nói thay cho những nhà văn Ấn độ, tại Anh, thí dụ, tôi sẽ nói điều này, lấy ra từ  H. Harter, của G.V. Desani: Những cuộc di dân thập niên 1950 và 1960 đã xẩy ra. ‘Chúng tôi hiện hữu. Chúng tôi hiện hữu, tại đây’. Và chúng tôi không muốn bị tống ra khỏi bất cứ một phần nào gia tài của chúng tôi; thứ gia tài bao gồm cả hai thứ quyền lợi, thứ nhất, quyền lợi của một đứa bé Ấn độ sinh ra tại Bradfort, được đối xử như là một thành viên đầy đủ, hoàn toàn, của xã hội Anh, và quyền lợi, như của bất cứ một thành viên nào trong cộng đồng hậu lưu vong, post-diaspora community, khư khư ôm chặt lấy những cội nguồn nghệ thuật của nó, y hệt như mọi cộng đồng trên toàn thế giới, của những nhà văn mất mẹ nó quê hương, những nhà văn dời đổi, bán xới. (Tôi đang nghĩ tới, thí dụ, về một Danzig-trở thành-Gdansk của Grass, về một Dublin bỏ chạy của Joyce, Isaac Bashevis Singer, Maxime Hong Kingston, và Milan Kundera và nhiều người khác nữa. Một danh sách dài).
Cho phép tôi lập tức vượt quá cái giọng nỉ non, chống đỡ, bảo vệ, bào chữa… mà đọc mấy nhận xét mới rồi có thể độc giả nhận ra. Những nhà văn Ấn độ, khi phải ngoái nhìn lại xứ sở Ấn độ, đều cảm thấy hình như mình có tội. (Lẽ dĩ nhiên, ở đây là, suy bụng ta ra bụng người, tôi nói theo cái bụng của riêng tôi). Tôi đang nói về những nhà văn trong số chúng tôi phải di cư, phải dời đổi… và tôi nghi rằng, đôi khi, tất cả lũ chúng tôi cảm thấy, hình như có gì lầm lạc khi dời đổi như thế, khi chúng tôi cảm nhận có vẻ như chúng tôi là những thứ đàn ông đàn bà đã trải qua kinh nghiệm té ngã, thất bại. Chúng tôi là những tên Ấn giáo đã vượt qua vùng nước đen; chúng tôi là những tên Hồi giáo đã ăn thịt heo, thịt lợn. Và như là một hậu quả - như tôi vừa sử dụng hình ảnh về sự Sa Ngã của tín hữu Ky Tô – chúng tôi cảm thấy có tí cứt Tây phương ở trong cả đống cứt Đông phương mà chúng tôi ị ra! [Hồn Đông phương thất lạc buồn Tây phương, là cũng ý này!] Cái căn cước của chúng tôi liền lập tức vừa có tính số nhiều, vừa có tính số ít, số lẻ.


Kỷ niệm đẹp trong đời viết văn

Khi tới được trại tị nạn Thái Lan, vào năm 1989, nhìn tờ báo của nhóm kháng chiến thấy tên nữ văn sĩ TD trên măng sét, Gấu vội vàng viết ngay lá thư cầu cứu. Khi đó, bà đang được một cái học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa, và trong thư trả lời, bà cho biết cái thư của Gấu đã phải đi hơn một nửa vòng trái đất mới tới bà. Bà than giùm Gấu, sao đi muộn thế? Hết mùa vượt biển từ đời nảo đời nào rồi.
May mà bà không rủa, sao không ở lại với VC luôn cho được việc?
Nhưng rủa thì rủa, bà cũng viết thư cho ông chủ PEN Mít hải ngoại, và sau đó, Gấu nhận được cái thư của ông Trùm PEN Mít hải ngoại, thư gửi cho bà TD, đại ý, bà yêu cầu tôi can thiệp cho một nhà văn nào đó [chữ này của ông Trùm PEN, Gấu còn nhớ rõ], nhưng lại không cho biết địa chỉ, làm sao tôi can thiệp. Thế là Gấu theo địa chỉ, gửi thư cho ông Trùm. Ông trả lời sau đó ít lâu, kèm cuốn sách của ông, viết bằng tiếng Anh, và kèm lá thư can thiệp của ông, với Cao Uỷ và nhà nước Thái Lan.
Chẳng ai gửi cho một đồng nào.
Giá có tí tiền còm kèm tin vui thì thật là tuyệt, Gấu nghĩ thầm!
Người gửi tiền đầu tiên cho Gấu, là Nguyễn Đông Ngạc. Gấu đoán là, nhờ NDN mà ông Trùm đã sốt sắng giúp Gấu. NDN gọi phôn đi tứ lung tung, nào DN, nào VL, nào…. Tất cả những bè bạn được gọi đó bèn phôn tiếp cho ông Trùm PEN, nhờ can thiệp cho Gấu.
Cái sự Gấu có được địa chỉ của NDN thì thật là tuyệt vời. Nếu không, chắc thua nặng.

*

"Je serai ta femme". LH [sinh nhật Gấu 16.8.1967]

... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó. Thời gian

Hình Gấu, chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc Tình Bỏ Đi  kết thúc không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em phải quên anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người đã chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn Tế
"C'est l'âge où tout le monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời mà đứa nào cũng 26 tuổi"], Gertrude Stein diễn tả những năm tháng tuyệt vời băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở Paris.
Gấu cũng thể nói như vậy, về thưở mới lớn của mình, thập niên 1960, và của băng đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là 'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp bị cuộc chiến làm thịt.
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình bỏ đi.
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein thường sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay này mắng thằng nhóc.
Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị thương tổn, không còn hoạt động được nữa.
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn hai trái mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì thành công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng vì chẳng ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.
*
Happy Birthday. Chúc đại ca viết càng ngày càng bảnh. NLV
Tks. Tiện đây, xin thông báo: Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, đều chỉ để sử dụng với tính cách cá nhân, [for personal use] và đều "free", xài vô tư, thoải mái.
Vì Gấu cũng trên bẩy bó rồi, nếu tính tuổi ta, thành thử cứ coi đây như là, "cho chắc ăn", sau những cú báo động hoảng như vừa rồi. NQT

Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như cú vừa rồi. Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra đi. Một ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali, thương tình, bèn mail cho Gấu biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai tín, khiến Gấu Cái càng thêm bực mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay sau khi Gấu được ai tín, bèn xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà thương cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi, bèn phôn cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó mê BHĐ khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao "iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử... tội nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một lần Gấu nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em cấm cửa. Gấu dặn, vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao biết, rồi có muốn ở lại tới giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên luôn thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc tai dựng đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư gần nhà em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe đạp chờ tới...  chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư cho nó, nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó là lúc đang dọn nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay, khiêng cái giường. Tao vừa sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô, vồ liền cái thư. Bực, vì em của mày coi tao như thằng hầu. Phụ một tay, khiêng cái giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
Gấu nhà văn


Vị trí cực điểm của Kafka trong văn chương, cùng với cuộc đời ngắn ngủi đầy những quằn quại, làm nổi bật thế giá và tính trung tâm những thành tựu của ông. Không thể có một tiếng nói chứng nhân nào thật hơn, về sự tối đen của thời đại chúng ta. Kafka nhận xét, vào năm 1914: "Tôi nhận thấy mẫu tự (letter) K tởm lợm, hầu như phát mửa; tuy nhiên tôi viết nó ra, nó phải có một đặc trưng của tôi." Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.
Steiner: K.



Đỉnh cao chói lọi
*
Đại úy [VC] Phạm Xuân Thệ tay vẫn lăm lăm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu ra xe đi đến đài phát thanh.
DVM chắc không bao giờ nghĩ VC đối xử với ông như thế này?
*

Ảnh chụp trong phòng thu âm, đài phát thanh Sài Gòn 30-4-1975, chuẩn bị phát băng tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Tác giả bức ảnh này là nhà báo Kỳ Nhân - một nhà báo đối lập trước năm 1975, lúc đó đang cộng tác cho Hãng tin AP (Mỹ). Người đứng ngoài cùng bên phải là Đại úy [VC] Phạm Xuân Thệ. Nguồn: Tuổi trẻ

*

Cái ảnh mà Tín đưa ra để cho rằng mình là người tiếp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh là cái ảnh này.
*

Ngay câu nói nổi tiếng: "Các anh không còn gì để bàn giao, phải đầu hàng" là chủ trương chung trong chiến dịch Hồ Chí Minh, không phải câu nói của riêng ai.
…Giây phút mà Dương Văn Minh sau đó còn phải nói với Chính ủy Bùi Văn Tùng là Minh sợ bị bắn khi ra đài phát thanh.
*
V/v  Câu nói nổi tiếng của BT.
Coi là chủ trương chung của chiến dịch HCM chưa chính xác bằng coi đây là dã tâm ăn cướp của Miền Bắc.
DVM khi nói bàn giao, "có thể" ông nghĩ, Mẽo cút rồi, tao đại diện Mìền Nam, bàn giao Miền Nam cho nước Việt Nam, đếch còn Miền Bắc VC, Miền Nam VNCH nữa. Cái chính thể sau đó, là do cả nước quyết định. Cuộc chiến Quốc Cộng đã chấm dứt cùng với tao rồi.
"Từ khi" có Đàng Trong, là "từ khi" có dã tâm ăn cướp Đàng Trong của Đàng Ngoài.
Đỉnh cao của nó là cuộc chiến Trịnh Nguyễn. Và sau đó, cuộc chiến Bắc VC và Nam VNCH, mà đỉnh cao của nó là chiến dịch HCM.
V/v  DVM sợ bị bắn.
DVM có thể nghĩ tới vụ ông đã từng sai đệ tử làm thịt Diệm, trong xe tăng, trên đường từ nhà thờ Cha Tâm Chợ Lớn ra Sài Gòn ?
Nhưng đây chỉ là nghi án lịch sử, cũng như DVM đã từng bị nghi là sai người bắn sau lưng TMT trong chiến dịch Rừng Sát.
*
Cái sự bành trướng về phía Nam là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng nơm nớp hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông Hồng nhỏ quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng co lại vì bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê Sông Hồng chặn hết mọi phù sa mầu mỡ, ngày càng đục ngầu, kể từ khi có Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất Hứa. Thành ra giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc Kít.
Nhưng không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái Độc, Cái Ác của một miền đất.
Chỉ đến khi lấy được Miền Nam thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Thảm thế!


Dọn
NVT vs Gấu Nhà Văn

Những tác phẩm của Sartre lão hoá một cách khủng khiếp. Llosa viết về Sartre.
Chúng ta cũng có thể nói như vậy, về những tác phẩm của NVT, một thứ phó sản, từ Sartre mà ra.
*
They have aged terribly; today we can see that there was little originality in these works. Incommunication, the absurd, had been expressed in Kafka in a more tremulous and disturbing way; the technique of fragmentation came from John Dos Passos, and Malraux had written about political topics with a vitality that one never feels, even in the best story of that sort that Sartre wrote: 'The Childhood of a leader".
Mario Vargas Llosa: The Mandarin
Chúng có tuổi một cách khủng khiếp; ngày này, chúng ta có thể nhìn thấy, chẳng có mấy tí uyên nguyên, đồ zin, đồ xịn nào ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể cảm thông, sự phi lý, đã được Kafka diễn tả bảnh hơn nhiều, nhức nhối hơn nhiểu, kỹ thuật viết từng mảnh vụn, thuổng Dos Passos, và Malraux viết về những đề tài chính trị sống động, như thể trước ông chưa từng có người nào viết được như thế, thứ số một của Sartre, thí dụ như truyện ngắn Thời thơ ấu của tay trùm, cũng chỉ đáng xách dép.
Những tác phẩm như thế đem đến cho tuổi mới lớn Mỹ Châu La Tinh cái gì?
Chúng kéo nó ra khỏi mùi vị tỉnh lẻ, cái vẻ mục nát, gỉ sét, khiến nó bất bình với cái mầu mè địa phương...
Gấu nghĩ, NVT, như là một thứ phó sản của Sartre, đã đem đến cho tuổi trẻ Miền Nam cùng một thứ như vậy.
Gấu đọc ông, khi đã đi làm, vì Gấu ra trường sớm, và nhận ngay ra, những tác phẩm của ông, nhất là những bài viết Nhận Định, đều từ Sartre mà ra. Ông giản dị hóa Sartre, theo cái kiểu phóng tác Sartre ra tiếng Việt, để cho đám học sinh, sinh viên không biết tiếng Pháp đọc. Và ông thật sự nổi tiếng trong đám họ.Với một người có thể đọc thẳng nguyên tác, họ sẽ không đọc ông. Gấu không đọc những bài viết có tính chính trị, hay tôn giáo của NVT nên miễn bàn về khoản này. Riêng về mặt văn chương, phê bình văn học, và luôn cả triết học hiện sinh, NVT chỉ lập lại Sartre. Một cách đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, gạt bỏ tất cả những gì khó hiểu ở Sartre.
Thành thử, bây giờ, sau bao nhiêu năm, sau một cuộc chiến tàn khốc như thế, mà vẫn nhắc tới những vinh quang dởm hão như vậy, thì thật khó hiểu. Ngay cả những chuyện đụng độ giữa NVT và PCT, cũng chẳng nên nhắc lại. VC đã làm được một việc tốt, là chặn đứng những chuyện đó, bằng cú phần thư, bằng cách đưa đi cải tạo, đi tù... tại sao khi có dịp ra hải ngoại, lại lôi ra? Uổng cả công lao cách mạng!
*
Tôi đọc ông [Sartre] lần đầu, vào mùa hè năm 1952, khi làm phụ biên tập, a copy editor, cho một tờ nhật báo, Đó là thời gian độc nhất, tôi đóng vai nhà văn nhà báo, theo cái kiểu mà nhiều người vẫn còn nghĩ về họ: một cuộc đời lãng du. Khi công việc tòa báo xong xuôi, thường là muộn, trời đã khuya, tay ký giả là tôi bèn chạy vội đến những quán, những ba, ánh đèn mờ, hay những ổ nhện, những xóm đêm, và, với một đứa trẻ 15 tuổi, thì đúng là một cuộc phiêu lưu lớn.
Và tôi đã gặp cuộc phiêu lưu thực sự, vào một buổi sáng, khi anh bạn, Carlos Ney Barrionuevo, giúi vào tay tôi cuốn Bức Tường. Những truyện ngắn ở trong đó, cùng với Buồn Nôn, và những vở kịch - Những con ruồi, Huis Clos, Một bướm đáng kính trọng, Những bàn tay bẩn - những tập đầu của bộ Những Con đường của sự tự do, và những tiểu luận của Satre đã làm cho rất nhiều người trong đám chúng tôi khám phá ra văn chương hiện đại của đầu thập niên 1950.
Chúng già đi, lão hoá, một cách thật là khủng khiếp. Ngày nay, chúng ta tìm thấy, chỉ một tí ti, cái gọi là hàng nguyên, hàng xịn, the originality, ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể bắt nối, incommunication, sự phi lý, the absurd, được diễn tả bởi Kafka, bằng một đường hướng dữ dằn hơn, nhức nhối hơn, kỹ thuật viết từng mảng, the technique of fragmentation, thuổng của John Dos Passos, và Malraux viết những đề tài chính trị sống động như chưa bao giờ sống động đến như thế. Ngay cả thứ bảnh nhất của Sartre, là Tuổi thơ của một ông Sếp, cũng không bén gót.
Llosa: The Mandarin
*
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường. Gấu nhớ là, tay giáo sư triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư khoa bảng ĐTĐ, có một truyện ngắn mang hơi hướng Bức Tường. (1)
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!
Gấu nhà văn
(1) Truyện ngắn này, đã từng đăng trên báo Văn Học, và một văn hữu của báo, Gấu không tiện nêu tên, báo động NMG, "không đăng được", vì quá giống truyện Bức Tường của Sartre. Gấu mới đây hỏi lại, ông bạn nhà văn còn quả quyết, đúng như trên. NQT


NOTES GERMANY & ON THE WAR
A Pedagogy of Hatred

Displays of hatred are even more obscene and denigrating than exhibitionism. I defy pornographers to show me a picture more vile than any of the twenty-two illustrations that comprise the children's book Trau keinem Fuchs auf gruener Heid und keinem Jud bei seinem Bid [Don't Trust Any Fox from a Heath or Any Jew on his Oath] whose fourth edition now infests Bavaria. It was first published a year ago, in 1936, and has already sold 51,000 copies. Its goal is to instill in the children of the Third Reich a distrust and animosity toward Jews. Verse (we know the mnemonic virtues of rhyme) and color engravings (we know how effective images are) collaborate in this veritable textbook of hatred.
Take any page: for example, page 5. Here I find, not without justifiable bewilderment, this didactic poem-"The German is a proud man who knows how to work and struggle. Jews detest him because he is so handsome and enterprising" -followed by an equally informative and explicit quatrain: "Here's the Jew, recognizable to all, the biggest scoundrel in the whole kingdom. He thinks he's wonderful, and he's horrible." The engravings are more astute: the German is a Scandinavian, eighteen-year-old athlete, plainly portrayed as a worker; the Jew is a dark Turk, obese and middle-aged. Another sophistic feature is that the German is clean-shaven and the Jew, while bald, is very hairy. (It is well known that German Jews are Ashkenazim, copper-haired Slavs. In this book they are presented as dark half-breeds so that they'll appear to be the exact opposite of the blond beasts. Their attributes also include the permanent use of a fez, a rolled cigar, and ruby rings.)
Another engraving shows a lecherous dwarf trying to seduce a young German lady with a necklace. In another, the father reprimands his daughter for accepting the gifts and promises of Solly Rosenfeld, who certainly will not make her his wife. Another depicts the foul body odor and shoddy negligence of Jewish butchers. (How could this be, with all the precautions they take to make meat kosher?) Another, the disadvantages of being swindled by a lawyer, who solicits from his clients a constant flow of flour, fresh eggs, and veal cutlets. After a year of this, the clients have lost their case but the Jewish lawyer "weighs two hundred and forty pounds." Yet another depicts the opportune expulsion of Jewish professors as a relief for the children: "We want a German teacher;' shout the enthusiastic pupils, "a joyful teacher who knows how to play with us and maintain order and discipline. We want a German teacher who will teach us common sense." It is difficult not to share such aspirations.
What can one say about such a book? Personally I am outraged, less for Israel's sake than for Germany's, less for the offended community than for the offensive nation. I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
[1937]

Jorge Luis Borges: Selected Non-Fictions, Penguin Books
Người dịch: Suzanne Jill Levine
*
Note: Tình cờ vớ được bài trên, Sư Phạm của Hận Thù, đọc, Gấu bỗng nhớ đến bài viết Còn Lại Gì? của PTH, thí dụ, những đoạn dậy toán bằng đếm xác Mỹ Ngụy...
I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
Cái việc dậy con nít hận thù là một tội ác. Cái sự thắng trận và băng hoại sau đó, chính là cái tội ác vì dậy con nít thù hận.



Một trang Tin Văn cũ
17.8.2005
Người ghi chú cô đơn: The Solitary Notetaker.
*
Sebald by David Levine, NYRB, số đề ngày 11 Tháng Tám, 2005

Charles Simic, trên NYRB điểm hai cuốn mới nhất của ông, Campo Santo, một thứ tiểu luận, và Unrecounted, gồm 33 bài thơ nho nhỏ, của ông, và 33 bức họa, của Jan Peter Tripp.
Họa: Mỗi bức là một đôi mắt, với sự chính xác, của hình chụp: Proust, Rembrandt, Beckett, Borges... Chủ đề của họa: Miệng thì tốt, để nói dối, trong khi mắt, khó nói dối. Bất cứ mắt đang mơ mộng, hay suy tư, chúng đều vọng một tí ti sự thực, nào đó. Dưới mỗi đôi mắt, là một bài thơ mini. Thí dụ, dưới cặp mắt của Maurice, chú chó của Sebald, là:
Please send me
the brown overcoat
from the Rhine valley
in which at one time
I used to ramble the night.
[Hãy gửi cho tôi
cái áo choàng mầu nâu
từ thung lũng sông Rhine
mà có lần tôi mặc dạo đêm].
Thơ của ông thực sự cũng khó mà gọi là thơ. Như nhà phê bình Andrea Kohler chỉ ra, đó không phải là ngụ ngôn, mà cũng chẳng phải thơ. Chỉ là những cú xổng chuồng, thoáng chốc, của tư tưởng, của hồi nhớ, những khoảnh khắc loé sáng, ở mép bờ của cảm nhận.
Và đây là một bài thơ mini thật thú vị:
Người ta nói,
Nã Phá Luân mù mầu [color-blind]
Máu đối với ông ta,
thì xanh như lá cây.
Tưởng niệm Sebald

Miệng thì tốt, để nói dối, trong khi mắt, khó nói dối. Bất cứ mắt đang mơ mộng, hay suy tư, chúng đều vọng một tí ti sự thực, nào đó. Dưới mỗi đôi mắt, là một bài thơ mini. Thí dụ:

Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?
Hà Nội Của Gấu

The destruction of someone's native land is as one with that person's destruction. Séparation becomes déchirure [a rendingl, and there can be no new homeland. "Home is the land of one's childhood and youth. Whoever has lost it remains lost himself, even if he has learned not to stumble about in the foreign country as if he were drunk." The ‘mal du pays’ to which Améry confesses, although he wants no more to do with that particular pays—in this connection he quotes a dialect maxim, "In a Wirthaus, aus dem ma aussigschmissn worn is, geht ma nimmer eini" ("When you've been thrown out of an inn you never go back")—is, as Cioran commented, one of the most persistent symptoms of our yearning for security. "Toute nostalgie," he writes, "est un dépassement du présent. Même sous la forme du regret, elle prend un caractère dynamique: on veut forcer le passé, agir rétroactivement, protester contre l'irréversible." To that extent, Améry's homesickness was of course in line with a wish to revise history.
Sebald viết về Jean Améry: Chống Bất Phản Hồi: Against The Irreversible.
[Sự huỷ diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó. Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người. Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai đó.... ' Cái gọi là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì, như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết, 'là một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem xét lại lịch sử].
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng. Léon Bloy.
W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức.

-Ai di truoc, nguoi con lai se phai lo trang TV. How?
-Gau chet la Tin Van chet. Amen.