*
 




Author claims political pressure behind cancellation of Stalin book

Historian Orlando Figes: claims publisher of book about life in Russia under Stalin has bowed to 'political pressure'

Russian revelations
Sách viết về Nga dưới thời Stalin, bản dịch qua tiếng Nga bị nhà xb huỷ giao kèo
*

Stalin no better than Hitler?
Well, at least Stalin wasn't as bad as Hitler." How many times have we all heard that said – or said it ourselves? For a variety of complicated reasons I still half-believe it. "At least he didn't butcher the Jews." Hey, no, Joe butchered or enslaved everyone, Jews included. Read The Whisperers, now that Russians can't.
Remember, it's nationalism, not nationalization, that we have to worry about in the economic crisis.
*
Hell

Sự hiểu biết về văn học Nga ở trong nước thật quá tồi tệ, hay dùng chữ của chủ soái Mít về hậu hiện đại, đúng là một “quái trạng". [Còn một ông chủ soái Mít nữa về thơ tân hình thức, và Gấu đương băn khoăn, “hoàn cảnh tân hình thức” có được coi là thuộc hậu hiện đại?]. Họ chỉ đọc thứ nhà nước Xô Viết cho phép, và gần mù tịt về văn hóa dưới hầm, truyền tay, rỉ tai, và nếu bất đắc dĩ phải nhắc tới, thì nhắc theo kiểu huề vốn, thí dụ như khi nhắc tới những Mandelstam, Akhmatova, Brodsky. Những chuyên viên về văn học Nga, ngôn ngữ Nga như bạn Nguyên Đầu Bạc chẳng hạn, đâu có nhận xét nào ghê gớm về Solzhenitsyn, thí dụ. Mấy ông ra được bên ngoài, thí dụ đám Mít làm cho Bi Bì Xèo cũng chẳng chịu bỏ chút thì giờ đọc Solz, hay tìm hiểu về thế giới tù đầy của Gấu Mẹ Vĩ Đại. Cái sự dửng dưng của trong nước đối với văn hóa "Gulag", thì cứ gọi đại như vậy, cũng giống như của Tây phương, trước, và ngay sau khi cuốn Quần Đảo Gulag được xb tại Tây Phương. Trên số NYRB, 12 June, 2003, điểm cuốn Gulag, một lịch sử của Anne Applebaum, được Pulitzer, Orlando Figes viết: Đã ba chục năm kể từ khi Tập I, bộ sách khổng lồ Quần đảo Gulag được xb tại Pháp. Sự xuất hiện của nó vào Tháng Chạp 1973 đã gây nên một chiến dịch bôi nhọ Solz của báo chí Liên xô dẫn tới vụ tống xuất ông.
Đọc "văn hóa Gulag", Gấu có một thắc mắc, nhân một ý tưởng của Solz mà ra: Tại sao tù cải tạo Miền Nam được đưa lên mạn Cực Bắc, và chỉ sau khi xẩy ra cuộc chiến biên giới với TQ, mới được sơ tán xuống miền dưới?
Ý tưởng, sự hiện hữu của Gulag thực ra là có từ hồi còn Nga Hoàng, như Anne Applebaum cho thấy. Liệu cái vụ đưa tù cải tạo lên mạn cực bắc, cũng có từ thời tiền CS Mít, và cũng đã ăn sâu vào tận xương tận tuỷ Yankee mũi tẹt?
Solz nhìn ra, có một sự triển khai nhịp nhàng giữa Khủng Bố và bùng nổ Trại Tù: những vụ bắt bớ tập thể là cách nhanh chóng nhất để cung cấp nguồn nhân lực vô hạn và rẻ như bèo cho nền kỹ nghệ hóa khổng-khổng-khổng lồ của Stalin [super-super-super-industrialization]
Nói một cách khác, thật giản dị, đã có nghị quyết từ trước, càng nhiều trại được sửa soạn theo cùng một nhịp với những vụ bắt bớ tập thể vô tư được lên kế hoạch [In other words, putting it simply, it was proposed that more camps be prepared in anticipation of the abundant arrests planned].
Như vậy, cái vụ đưa tù cải tạo ra Bắc, là cũng đã được lên kế hoạch, từ trước khi cướp được Miền Nam, và những 10 ngày cải tạo là cũng đã được proposed từ khuya?

Top Ten về nước Nga, 10 books of Russia
1. Dead Souls, by Nikolai Gogol, 1842. Những linh hồn chết.
A novel of comedy and shame. [Một cuốn tiểu thuyết về khôi hài và nhục nhã]
2. Fathers And Sons, by Ivan Turgenev, 1862. Cha và Con
A novel of ease versus rebellion. [Một tiểu thuyết về sự thoải mái vs sự nổi loạn]
3. The Brothers Karamazov, by Fyodr Dostoyevsky, 1879. Anh em nhà Karamazov
A pious brother, a wild-living brother, a political brother and their wretched father.
Một thằng con hiếu thảo, một thằng con hoang tàn, một thằng con mê làm chính trị, và ông bố khốn kiếp của chúng.
4. Petersburg, by Andrei Bely, 1916-1922
A symbolist novel of terrorism. Một cuốn tiểu thuyết biểu tượng về khủng bố.
5. The Master And Margarita, by Mikhail Bulgakov, 1940
A novel of magic, hubris and retribution.
6. To The Finland Station, by Edmund Wilson, 1940
How Lenin's mind got to where it was in 1917.
7. Russian Thinkers, by Isaiah Berlin, 1948
A wise, beautiful guide to 19th-century minds.
8. Kolyma Tales, by Varlam Shalamov, 1929
9. A People's Tragedy, by Orlando Figes, 1997
Revolution and civil war as seen from the ground.
10. Chapayev And Pustota, by Viktor Pelevin, 1998
(published in English both as Buddha's Little Finger and The Clay Machine Gun)
A novel of Yeltsin's Russia, with Buddhist-Bolshevik episodes.
Note: Mấy cái tiểu tít, như trên, của Guardian, [làm sao viết ngắn gọn nhất, về một đại tác phẩm], thật tuyệt.

*

&


1. Dead Souls, by Nikolai Gogol, 1842
A novel of comedy and shame.
"Chichikov saw that the old woman was far from grasping the issue, and that he needed to make it clear. In a few words he explained that the transfer, or purchase, would take place only on paper and that the souls would be registered as if they were living.
'And what good are they to you?' asked the old woman, her eyes bulging.
'That's my business.'
'But, really, all the same, they're dead.'
'Who said they were alive? You're losing money because they're dead: you're still paying for them, and I'm offering to rid you of all these bills and bother. Do you understand? Not just rid you, but give you 15 roubles into the bargain. Is that clear?'
'Really, I'm not sure," said the proprietress hesitantly. "I've never sold dead people before, you know.'"

"I've never sold dead people before, you know.'"
"Tôi chưa hề bán những người chết, trước đây".

Gừng càng già càng cay. Những linh hồn chết của Gogol lại sống lại với bản tiếng Anh, mới, của nhà Penguin.
Tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy: đầy người và vật, trong cõi thực mấp mé bờ siêu thực. Nabokov, trong một bài tiểu luận lớn, và độc đoán, coi Những Linh Hồn Chết, một thứ "Văn Đẻ Ra Đời", trong đó, những câu kệ của Gogol, giống như những câu thần chú, kêu gọi ra một thế giới, và thế giới này thì có thể, hoặc phát triển hoặc huỷ diệt, đều theo cùng một cách, là khùng điên ba trợn. Gogol gọi, đây là một "bài thơ", (1) và theo một số đường hướng, tác phẩm tiếng Anh gần gũi nhất với nó, là The Canterbury Tales, trong đó, nhịp điệu văn không những làm tăng thêm, mà còn tạo ra cái bất ngờ khoái tỉ về chi tiết, của người và vật.

(1) Trong lời tựa, bản tiếng Việt, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn viết rõ hơn: Puskin đã từng khuyên Gôgôn sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên 'trường ca' - poema - Chữ "poema" đây không phải có nghĩa là một tập thơ mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gôgôn cho in lên bìa chữ "poema" to hơn tên sách.
A poll tax of souls
Nikolai Gogol was a wildly inventive writer. Robert A Maguire's translation of Dead Souls is a revelation for AS Byatt. Saturday October 30, 2004. The Guardian


 Gậy Ông Đập Lưng Ông

Cuộc chiến vượt biên giới, vào sâu đất liền giết hại đồng bào ta đập phá nước ta năm 1979 của những tên xâm lược TQ được giải thích là một cuộc “đánh nhau”! Nghĩa là không có kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược. “Địch” ở đây chính là Việt Nam, giết Việt Nam tức là giết địch (!) Thứ lý luận lưu manh truyền kiếp và tàn độc đó lại được “anh em ta” ở nhà xuất bản Văn Học dịch ra in thành sách để đồng bào mình đọc(!) Thật không còn gì bỉ ổi hơn, khi những tư tưởng đó được giới thiệu ở bìa sách là : “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng”!
*
Cái đoạn trên đây, Gấu không dám xuyên tạc, nhưng giả sử me-xừ Đào Hiếu đổi đi một tí, là nó biến thành cuộc chiến giữa ta, Miền Bắc, và địch, Miền Nam liền tù tì!
“Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng”!
Tuyệt!
Nào đâu là Nguỵ bị giết, nào đâu là liệt sĩ được nhân dân đời đời nhớ ơn!

*
Hiện nay có đến 40 nghĩa trang
ghi ơn người Trung Quốc như thế này trên đất nước Việt Nam.


Sortie des «Bienveillantes» en Angleterre et aux Etats-Unis
Le «NY Times» n'aime pas Littell
Mẽo [tờ NY Thời Báo, đúng hơn], không khoái Littell.
Nhưng Littell, tuy là Mẽo, đâu khoái Mẽo?
«Le nazisme est une possibilité de l'humain, pas une histoire allemande»
Chủ nghĩa Nazi là một khả thể của con người, đâu phải lịch sử Đức?
« Que reste-t-il de la culture française ? - Le souci de la grandeur »
Văn hóa Tây còn lại gì? Nỗi âu lo về đỉnh cao.
Chẳng phải chờ dịch qua tiếng Anh, tờ Người Kinh Tế đã chê rồi: Một trường hợp tồi về chuyện hơi bị nứng quá!
Nhưng tờ Guardian, Observer đúng hơn, khen:
The evil that ordinary men can do: Cái ác người thường có thể làm

*
*
*

Nguồn tác phẩm: Một thiếu nữ Nga bị Nazi tra tấn và sau đó treo cổ.
Les Bienveillantes


The Lost Domain
Le Grand Maulnes (1913), Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là 'bản gốc' của nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như như John Fowles. Nhà văn Hồng Mao này có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông.
Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:

"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”. [I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
*

Fowles viết, Miền đã mất, The Lost Domain [Le Grand Maulnes], là, về nỗi nhức nhối sâu thẳm, và niềm bí ẩn của tuổi mới lớn [the deepest agony and mystery of adolescence].
Tuổi mới lớn, tuổi vào đời, thời thanh niên… không được giới nghệ sĩ hâm mộ, nhất là nữ nghệ sĩ. Bà nào thì cũng đau đáu đến tận già, tới khi xuống lỗ, về một 'vết thương dậy thì', như Tuý Hồng đã từng miêu tả, chẳc hẳn thế?
Chàng quay ra đóng cửa phòng, và quay vô đóng đinh tôi lên giường!
Tuyệt, tuyệt!
Còn Trần Thị NGH, thì, ôi má ơi, má ơi, nó làm thịt con rồi!
[Dzui thôi mà, đừng giận nhé! NQT]
Sự khôn ngoan, wisdom, trưởng thành, maturity, và vai vế trong cộng đồng, là những điều mà chúng ta tìm kiếm, cả ở trong giới nghệ sĩ lẫn phê bình, như Thomas Hardy chỉ ra trong cuốn tiểu thuyết sau cùng của ông, The Well-Beloved. Tuổi thơ thích đáng, childhood proper, bất hạnh hay không bất hạnh, thì cũng đành chịu. Nhưng tuổi vào đời thì có thể là một tuổi người lớn rất không ư hoàn hảo, a very imperfect adulthood. Nó, tuổi mới lớn, thì lý tưởng, nổi loạn, dữ dằn, mơ hồ, một mầu xanh trải dài, không chín, chưa chín, còn non, unripe – tuổi ‘lãng mạn’ theo đủ nghĩa xấu xa của từ này.
Và, giờ đây, với cuốn này, Miền Đã Mất, Anh Môn: cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất về thời mới lớn của văn chương Âu Châu.
*
Fowler viết:
“Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu, analyze, nó. Tôi nhớ ra là, chính mình đã cảm nhận ra điều trên, khi đọc nó, lúc còn là học trò, nhiều năm trước đây. Đó là một kinh nghiệm về một sức mạnh kỳ lạ, đụng tới rất nhiều vùng bí ẩn ở trong cái cõi thiên nhiên của chính tôi, mà tôi thực tình chẳng muốn bất cứ kẻ nào nói cho tôi biết, như thế nghĩa là gì. [It had been an experience of such strange force, touching so many secret places in my own nature, that I really did not want anyone to tell me what it meant]…. Nếu phải so sánh cuốn sách với bất cứ một cuốn sách nào khác, thì đó là một điều báng bổ."


Trò chuyện với dòng sông

 Quê hương tưởng tượng

Văn chương không phải là thứ công chuyện sao chép một số đề tài nào đó, cho một vài nhóm nào đó. Về phẩn rủi ro: những rủi ro thực sự mà bất cứ một nghệ sĩ gặp phải trong tác phẩm mình, là khi người đó đẩy tác phẩm của mình tới những giới hạn của sự khả thể, trong toan tính có được tối đa, điều gợi suy nghĩ. Những cuốn sách trở nên tốt, khi chúng cheo leo ở mỏm, đỉnh, mép, bờ, và chỉ cần xém một tí, là tiêu táng thòng, và kẻ đẻ ra nó, tẩu hoả nhập ma, do cái điều anh ta dám, hay không dám, trên bình diện ‘nghệ thuật’.
Bởi vậy, nếu tôi phải nói thay cho những nhà văn Ấn độ, tại Anh, thí dụ, tôi sẽ nói điều này, lấy ra từ  H.Harter, của G.V. Desani: Những cuộc di dân thập niên 1950 và 1960 đã xẩy ra. ‘Chúng tôi hiện hữu. Chúng tôi hiện hữu, tại đây’. Và chúng tôi không muốn bị tống ra khỏi bất cứ một phần nào gia tài của chúng tôi; thứ gia tài bao gồm cả hai thứ quyền lợi, thứ nhất, quyền lợi của một đứa bé Ấn độ sinh ra tại Bradfort, được đối xử như là một thành viên đầy đủ, hoàn toàn, của xã hội Anh, và quyền lợi, như của bất cứ một thành viên nào trong cộng đồng hậu lưu vong, post-diaspora community, khư khư ôm chặt lấy những cội nguồn nghệ thuật của nó, y hệt như mọi cộng đồng trên toàn thế giới, của những nhà văn mất mẹ nó quê hương, những nhà văn dời đổi, bán xới. (Tôi đang nghĩ tới, thí dụ, về một Danzig-trở thành-Gdansk của Grass, về một Dublin bỏ chạy của Joyce, Isaac Bashevis Singer, Maxime Hong Kingston, và Milan Kundera và nhiều người khác nữa. Một danh sách dài).


Kỷ niệm đẹp trong đời viết văn
Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:
Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)
Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, sau này Gấu lại sử dụng, để viết về một… cô gái khác, khiến "cô khác" này hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!
(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.
Tuy nhiên, đọc kỹ, ngửi ra mùi hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.
Tôi xa người xa môi rất tham
Em như gió núi, như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết
Tôi âm thầm như cơn mê hoang
Tôi xa người xa không hờn oán
Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...

Ui chao, già rồi mới thèm ơi là thèm, giá có tí kỷ niệm như trên với Thánh Nữ:
Tôi xa người xa môi rất tham!
Quê Nhà chắc là cõi Môi Người đã mất kia?
*
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...
DTL
Tuyệt cú! Thần cú!
Nhưng, tuyệt ở đâu, thần ở đâu?
Gấu tưởng tượng ngày nào em gục đầu trên vai anh mà khóc, mà mếu, mà nũng nịu, mà, mà, mà..
Thành ra mới ra cái cảnh buồn ngất trên vai áo.
Và những giọt mưa ở đâu về vào lúc này, làm tấy lên những giọt nước mắt trên vai ngày nào!
Thì cứ tàm tạm như vậy!
*
Khi tới được trại tị nạn Thái Lan, vào năm 1989, nhìn tờ báo của nhóm kháng chiến thấy tên nữ văn sĩ TD trên măng sét, Gấu vội vàng viết ngay lá thư cầu cứu. Khi đó, bà đang được một cái học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa, và trong thư trả lời, bà cho biết cái thư của Gấu đã phải đi hơn một nửa vòng trái đất mới tới bà. Bà than giùm Gấu, sao đi muộn thế? Hết mùa vượt biển từ đời nảo đời nào rồi.
May mà bà không rủa, sao không ở lại với VC luôn cho được việc?
Nhưng rủa thì rủa, bà cũng viết thư cho ông chủ PEN Mít hải ngoại, và sau đó, Gấu nhận được cái thư của ông Trùm PEN Mít hải ngoại, thư gửi cho bà TD, đại ý, bà yêu cầu tôi can thiệp cho một nhà văn nào đó [chữ này của ông Trùm PEN, Gấu còn nhớ rõ], nhưng lại không cho biết địa chỉ, làm sao tôi can thiệp. Thế là Gấu theo địa chỉ, gửi thư cho ông Trùm. Ông trả lời sau đó ít lâu, kèm cuốn sách của ông, viết bằng tiếng Anh, và kèm lá thư can thiệp của ông, với Cao Uỷ và nhà nước Thái Lan.
Chẳng ai gửi cho một đồng nào.
Giá có tí tiền còm kèm tin vui thì thật là tuyệt, Gấu nghĩ thầm!
Người gửi tiền đầu tiên cho Gấu, là Nguyễn Đông Ngạc. Gấu đoán là, nhờ NDN mà ông Trùm đã sốt sắng giúp Gấu. NDN gọi phôn đi tứ lung tung, nào DN, nào VL, nào…. Tất cả những bè bạn được gọi đó bèn phôn tiếp cho ông Trùm PEN, nhờ can thiệp cho Gấu.
Cái sự Gấu có được địa chỉ của NDN thì thật là tuyệt vời. Nếu không, chắc thua nặng.


NQT & VHNT          


Tổ Quỉ

Đỉnh cao chói lọi
V/v Lời dối trá đỉnh cao thời đại
Phim The Holcroft Covenant, phỏng theo tiểu thuyết của Robert Ludium, cha đẻ điệp viên Bourne, là cũng về một lời dối trá tàn khốc. Phim bắt đầu bằng cảnh Bá Linh sắp sửa lọt vào tay Đồng Minh, và đám sĩ quan Nazi đánh canh bạc chót, nhắm vào đám con nít đã được tung đi khắp thế giới, nằm vùng, chờ khi lớn lên, sẽ tụ tập lại, dưới cờ Nazi, dưới sự lãnh đạo của một Tân Hitler, có trong tay một số tiền bạc khổng lồ, từ một account chờ sẵn ở Thụy Sĩ.
Đâu có khác gì đám con nít Miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc, chờ lớn lên trở về chiến đấu tiếp, đời này qua đời khác, 20 năm, 100 năm cũng đánh, bất kể tổn thất [lời Võ tướng quân].
Tay Trùm Nazi mastermind của chiến dịch này, có bà vợ do không chịu nổi anh chồng Nazi khùng, đã bỏ đi Mẽo cùng đứa con trai, và lấy một anh chồng Mẽo. Đứa con trai trở thành Mẽo chính cống, không hề biết bố ruột, cho tới khi được tay chủ ngân hàng Thụy Sĩ cho biết, về số tiền khổng lồ, và cái thư tuyệt mệnh của ông bố Nazi.
Ông bố viết thư cho con trai, trước khi bắn hai bộ hạ thân tín, và bắn vô đầu mình, tỏ ra rất đau lòng, vì đã lầm đường lạc lối, và hy vọng ông con trai sẽ thay bố tạ tội với nhân loại, dùng số tiền khổng lồ giúp đỡ những nạn nhân Do Thái, vv và vv. Ông con nói với mẹ. Bà mẹ ngạc nhiên quá, thằng bố mày khùng điên, cứt Nazi lên tới tận óc, sao lại có chuyện quái đản này. Ông con nói, tỉ tỉ bạc đâu phải chuyện đùa. Chỉ cần con đi Thụy Sĩ, ký tên cái rẹt, là xong.
Ui chao, quả lừa này, chẳng khác gì lời dối trá vĩ đại của Bác, thắng trận này, ta sẽ đưa đám Ngụy đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, ấy chết xin lỗi, Bác nói, sẽ xây cái nhà Mít to lớn đàng hoàng hơn trước!
*

US Ranger Capt. Jeff Tuten advisor to Vietnamese battalion on mission against Viet Cong unit in
Kien Giang Province.
Location: Vietnam
Date taken: 1963
Photographer: Larry Burrows
Hình ảnh chiến tranh Việt Nam của tờ Life

Note: Cái máy đeo sau lưng tay cố vấn Mẽo, là máy truyền tin MK2 hay MK3, do Tây để lại. Sau phế thải, được Bưu Điện sử dụng. Gấu đã từng sửa những cái máy như thế, hồi mới ra trường Bưu Điện, đi công tác mấy đài VTD địa phương.
Bây giờ, nó là cái Cell phone.
1963. Chỉ có mấy anh Mẽo Cố Vấn quèn. Vào năm 1967, khi thằng em Gấu tử trận, nhờ một tay cố vấn như vậy giúp đỡ, mà Gấu đưa được xác thằng em lên chiếc C.130, tại phi trường Sóc Trăng, mang về nghĩa trang Gò Vấp mai táng. Vào lúc đó, xác thằng em, dù được bọc quan tài kép [trong kẽm, ngoài gỗ], nhưng khi Gấu xuống tới Sóc Trang thì đã cả tuần lễ, xác bắt đầu bốc mùi, nếu không có tay cố vấn, có khi phải chôn tại Sóc Trăng cũng nên.
Thằng em chết, khi chưa kịp thông báo địa chỉ cấp báo thân nhân!
Sau cú ngụy tạo, Diệm đầu độc tù VC ở trại tù Phú Lợi, đám VC miệt vườn nằm vùng, theo lệnh Bắc Bộ Phủ, phịa ra MTGPMN, làm mồi nhử Mẽo nhẩy vô Miền Nam, phát động cuộc chiến ăn cướp.
Đây là một quả lừa vĩ đại. Một "đại gia Quả Lừa", thuổng chữ của đại gia Trịnh Lữ.
Đúng ra, từ "đại gia" là của Gấu. Gấu là người đầu tiên sử dụng nó, trong bài viết về tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên, khi Gấu dùng, là để chỉ những trưởng môn nhân của một trường phái văn học. Sau này, trong nước chôm của Gấu, và dùng để chỉ mấy đấng có tiền, ăn chơi phè phỡn, làm băng hoại, tha hóa [chữ của Vương viên ngoại, VTN] từ 'đại gia' này. Chán thế đấy.
Giả như Mẽo không đem quân vô Miền Nam, và có trưng cầu dân ý hai miền thống nhất đất nước, theo hiệp định Genève, thì Miền Nam vẫn là Miền Nam, không lâm cảnh đầu hàng. Chính vì thế mà khi DVM đuổi Mẽo, ra lệnh VNCH hạ khí giới, ông ta mới nói, chờ bàn giao, xong là ông về vườn đuổi gà cho vợ, còn anh VC Miền Bắc thì nói, mày còn cái gì nữa mà bàn giao?
*
*

Đại úy [VC] Phạm Xuân Thệ tay vẫn lăm lăm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu ra xe đi đến đài phát thanh.
[Hình trên net, diễn đàn X-Cafe]
DVM chắc không bao giờ nghĩ VC đối xử với ông như thế này?
*

Lịch sử càng ngày càng rõ, nhưng mấy anh VC nằm vùng đâu có chịu như vậy? VC Miền Bắc khỏi nói, vì họ quá rành cái dã tâm của họ, không lẽ đám Miền Nam không bao giờ dám nhìn thẳng vào sự thực?
Không có MTGP Mẽo chẳng có cớ gì để nhẩy vô Miền Nam.
Trong chiến tranh VN có mấy quả lừa. Cú Phú Lợi, cú Maddox. Cú Phú Lợi, là để nhử Mẽo vô. Cú Maddox, do Mẽo ngụy tạo, lấy cớ ném bom Miền Bắc, không phải để leo thang chiến tranh, mà là để chuồn.
*
Không hiểu có giống bức hình của nhà nước ta hay không?
Chiếc tăng này mang số 843? (1)
(1) Nayan Chanda, làm cho Reuters và Far Eastern Economic Review, nhớ lại cảnh, nhìn Ẩn đứng ngay trước Dinh Độc Lập vào ngày cuối của cuộc chiến, khi chiếc xe tăng Cộng Sản số 843 xô tung cổng sắt tiến vô.
"Có một nụ cười là lạ, diêu diễu nở ra trên khuôn mặt anh ta. Có vẻ như anh ta hài lòng và cảm thấy hòa bường với chính anh ta. Tôi thấy kỳ kỳ," Chan nói.
Sau đó, Chan hiểu ra rằng, anh ta đang ăn mừng chiến thắng của Cộng Sản, mà trong chiến thắng đó, có công lao nằm gai nếm mật ròng rã ba mươi năm của chàng.
Bass: Ẩn hả, nhớ chứ? The Spy who loves US
 
Người viết nghe nói bức hình lịch sử chụp cảnh xe tăng CS san bằng cổng dinh Độc Lập cũng đã phải chụp tới hai lần. Ủi sập rồi, lại phải ra lệnh dựng lên, chụp lại. Nguồn tin rất đáng tin, nhưng vì không tận mắt chứng kiến (lịch sử), cho nên đành ngưng tại đây (1)
(1) Người viết sau đó được biết, Bùi Tín đã xác nhận chuyện này. Ông cho biết thêm, cả tấm hình lịch sử cờ CS phấp phới trên đỉnh Điện Biên Phủ, cũng được "làm lại".
*
Không có sự hỗ trợ của dân Đức, không thể xẩy ra vụ Lò Thiêu
Cũng thế, nếu không có sự hỗ trợ của dân Miền Bắc, không thể nào có chiến thắng Miền Nam, và sau đó xẩy ra Lò Cải Tạo.
Không lẽ, dân Bắc thù dân Nam, như dân Đức thù Do Thái?
Đây là một thai đố thật là thú vị. Từ từ Gấu sẽ giải ra sự bí mật!
*
Đọc "văn hóa Gulag", Gấu có một thắc mắc, nhân một ý tưởng của Solz mà ra: Tại sao tù cải tạo Miền Nam được đưa lên mạn Cực Bắc, và chỉ sau khi xẩy ra cuộc chiến biên giới với TQ, mới được sơ tán xuống miền dưới?
Ý tưởng, sự hiện hũu của Gulag thực ra là có từ hồi còn Nga Hoàng, như Anne Applebaum cho thấy. Liệu cái vụ đưa tù cải tạo lên mạn cực bắc, cũng có từ thời tiền CS Mít, và cũng đã ăn sâu vào tận xương tận tuỷ Yankee mũi tẹt?
Solz nhìn ra, có một sự triển khai nhịp nhàng giữa Khủng Bố và bùng nổ Trại Tù: những vụ bắt bớ tập thể là cách nhanh chóng nhất để cung cấp nguồn nhân lực vô hạn và rẻ như bèo cho nền kỹ nghệ hóa khổng-khổng-khổng lồ của Stalin [super-super-super-industrialization]
Nói một cách khác, thật giản dị, đã có nghị quyết từ trước, càng nhiều trại được sửa soạn theo cùng một nhịp với những vụ bắt bớ tập thể vô tư được lên kế hoạch [In other words, putting it simply, it was proposed that more camps be prepared in anticipation of the abundant arrests planned].
Như vậy, cái vụ đưa tù cải tạo ra Bắc, là cũng đã được lên kế hoạch, từ trước khi cướp được Miền Nam, và những 10 ngày cải tạo là cũng đã được proposed từ khuya?
Hell
*
Validimir Fédorovski là nhà văn, cựu nhân viên ngoại giao, tác giả cuốn Bóng Ma Staline, nhà xb du Rocher. Ông đưa ra một cái nhìn mới về nhà độc tài. Và những người kế thừa.
-Tại sao Staline trong cuốn mới nhất này?
Staline là nhân vật chính của chính trị Nga, một trong những tên sát nhân lớn lao nhất của thế kỷ 20, những cũng còn là một nhà chính trị lớn lao nhất. Ngay cả Lénine cũng không để dấu ấn đậm như ông ta trong cái gọi là tâm tính của Nga, la mentalité russe, cũng như trong hồi ức của thế giới. Nhưng đã có một trò ma nớp lịch sử lớn lao, nhằm chống lại ông ta, phần lớn là do Trotski. Ông này đã định nghĩa Staline, như một sự tầm thường lớn lao của Đảng [la plus grande médiocrité du Party].
-Ông phục hồi danh dự cho ông ta? [Vous le réhabilitez?].
Không, làm gì có chuyện đó. Tôi nói, những sự kiện thật là phức tạp, không như bề ngoài chúng có vẻ, chỉ có vậy. Khi viếng thăm căn nhà của Staline, tôi thực sự kinh ngạc, về cái sự đọc của ông ta. Và nếu như thế, trình bầy ông ta như là một "inculte", một tên vô văn hóa, vô học, thì đúng là làm sai lạc thông tin, désinformation. Staline ít dành thì giờ cho những tác phẩm Mác xít, nhưng ông ta rành rẽ Platon, huyền học, l'ésotérisme, thần học, và nhất là, Lịch Sử.
-Để đem ra ứng dụng vào chính trị?
Ông ta chú ý đến cái gọi là "mã tâm tư" của xứ sở, le code mental du pays. Tới một nước Nga muôn đời, vĩnh hằng, điều Poutine đang toan tính. Fernand Braudel đã nói tới "một lịch sử dài" của một xứ sở. Chính trong cung cách đó, trong niên biểu lịch sử dài đó, mà Staline được đưa vô đăng ký, qua hai danh hiệu: như là một kẻ kế thừa của Lénine, và như là một kế thừa của những Nga Hoàng. Nhưng chính trong cái dòng đăng ký thứ nhì đó, mới thật là thiết yếu, đối với ông ta: Như một trong những vì vua của nước Nga ngàn đời, cách ông ta ứng xử, hành động, những sự can thiệp của ông ta, ngay từ năm 1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến tranh, khi ông ta nói với dân Nga, khi gọi họ là những anh em, những chị em [frères et soeurs], khi nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky Tô. Chính là bằng cách đó, mà ông ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối, liên tục mang tính lịch sử. Không nhận ra điều này, là không thể hiểu tại sao ông ta được lòng nhân dân đến như vậy, và sống dai đến như thế. Và cũng chính vì thế mà ông ta còn là một trong những tên giật dây, dàn dựng, lớn lao nhất, un très grand manipulateur, và điều này là được gợi hứng từ mật vụ Nga Hoàng.
Đọc, mới ngộ ra, tại nàm sao Bác Hồ vỗ vai Lịch Sử, bác bác tôi tôi với Đức Thánh Trần... Các Vua Hùng dựng nước, Bác Cháu ta giữ nước. Lịch sử VC kéo dài tới bốn ngàn năm văn hiến, tới thời Hùng Vương, Âu Lạc. Và nếu như thế dân Mít còn khốn khổ dài dài!
*
Nhưng, những điều trên, về "lịch sử dài", Tolstaya đã từng phán y chang: Tội nghiệp cái giống dân Á Châu, chúng sống bằng Lịch Sử, trong khi dân Âu Châu, sống bằng Văn Minh.
Thành thử, trong mỗi một anh Yankee mũi tẹt, đều còn nguyên những nỗi kinh hoàng, của trận đói năm Ất Dậu, thí dụ vậy, và khi chiếm được Miền Nam, chúng ních cho thật chặt, thật đầy, túi tham, hy vọng triệt tiêu nỗi sợ đói, sợ khổ, chẳng bao giờ giống Yankee mũi tẹt còn phải lo đói nữa.
Đây là một kinh nghiệm có tính cá nhân. Suy bụng một thằng Yankee mũi tẹt, ra mọi thằng Yankee mũi tẹt khác.

Bà chị họ Gấu, vợ ông Hiếu Chân, kể, mỗi lần bà đi buôn bán xa nhà chừng năm bữa, nửa tháng, khi nói với đứa con gái lớn, [thực ra là con ông anh ruột của Hiếu Chân, cả hai vợ chồng ông anh này đều chết trẻ], chừng năm hoặc sáu tuổi [thời gian 1950], cô bé bèn chạy ngay tới cái lu đựng gạo, thấy còn đầy, là yên chí bé, quay ra chơi nhẩy dây tiếp.
Bóng Ma Stalin


Dọn