*

Tribute

1
























Tin Buồn

Theo tin của Da Màu, nhà văn Phạm Chi Lan,
 người sáng lập và chủ biên trang Văn Học Nghệ Thuật trên mạng,
tạp chí văn học điện tử đầu tiên của Việt Nam,
 qua đời vào lúc 5 giờ sáng nay 21 tháng 9, 2009 tại Dallas Texas,
hưởng dương 47 tuổi.

*
Trong bài ‘tạp ghi đầu tay’ mở ra sự  nghiệp‘Gấu nhà văn tạp ghi’ ở hải ngoại (1), Nước Cờ Của Hư Trúc , Gấu đưa ra nhận xét, những nhân vật của Kim Dung đều bước ra từ cái bóng của Oliver Twist của Dickens. Những đứa trẻ bất hạnh.
Bài viết gây một trận sóng gió trên diễn đàn VHNT của Phạm Chi Lan, chỉ mãi sau này Gấu mới biết, khi tình cờ ghé mục lưu trữ của báo. Và đây có thể coi là bài đầu tiên Gấu viết cho báo này, không phải bài  Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân bị PCL từ chối, kèm cái note thật là lịch sự, … đây là một nhân vật gây tranh cãi, tốt nhất, anh đưa bài khác, cho khỏi xui cái duyên văn tự giữa anh và VHNT.

(1) “Nick’ này, Gấu nhờ nhà thơ Luân Hoán mà có được. Trong đại tác phẩm hàng ngàn trang Nhà văn Việt Nam của ông, hân hạnh có Gấu ở trong đó, phần tiểu sử, ông ghi nhà văn, nhưng phần tác phẩm, thấy toàn tạp ghi, thành thử ‘chết tên’: Gấu nhà văn tạp ghi.
Bài viết NCHT, đăng trên tờ Văn Học, trước khi Gấu giữ mục Tạp Ghi, vài tháng, hoặc một niên sau đó. Một ông nhà văn ở tòa soạn báo này [hình như là PN] bèn gửi cho VHNT. Thời gian đó, Gấu chưa biết net, chưa biết không gian ảo là cái gì, tuy có tậu được một cái PC, nhưng chỉ sử dụng được trên Dos, không có Window.

Thế là một bàn tròn văn học được mở ra, đây chắc là mục thường trực cuối tuần của báo này. Gấu còn nhớ trong đó có nhà văn THT. Ông này thì chán Gấu như chán cơm nếp nát, từ trước 1975, bèn lắc đầu, đọc văn đọc thơ là "cảm nhận", chứ đâu có phân tích phân tiếc nhức đầu như thế này. Một ông, trẻ, Gấu chưa từng nghe danh, ở trong ban biên tập, thì rất ư bực mình, Kim Dung thì có liên can gì tới Dickens, đến những đứa trẻ bất hạnh? Đến cái đoạn Gấu tán phó mát về nước cờ của Hư Trúc, ông càng bực, đây là nước cờ ăn may, là vô chiêu thắng hữu chiêu, là buồn ngủ gặp chiếu manh, tình cờ may mắn mà có được, liên quan gì tâm hư tâm trúc ?
*
Sau này, khi viết thường trực cho VHNT, Gấu cũng hân hạnh, thường xuyên được là đề tài của bàn tròn văn học, và những lần như thế, đều được PCL gửi cho một bản sao. Một lần, một ông tỏ ra hết sức bực mình về chuyện Gấu rất ư là nhập nhằng giữa những gì viết ra, và những gì được coi là trích dẫn, dịch thuật, "his own style", như ông viết.
Quả có chuyện đó, thành thử sau này, Gấu cố gắng, mỗi lần trích dẫn, là mở ngoặc, đóng ngoặc thật là đàng hoàng. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cứ coi như chẳng có Gấu ở trong đó.
Toàn là của người, cả.
Đây là giấc đại mộng của Walter Benjamin, làm sao viết tác phẩm, chỉ gồm toàn trích dẫn, và phần của ông, giống như những giàn dựng, khi tác phẩm hoàn thành, được rút ra, dẹp bỏ.
Đây còn là giấc đại mộng của Roland Barthes: Tác giả, mi hãy chết đi, để cho độc giả xuất hiện.
*
Hi anh Tru.
Lan nghi~ voi ca'ch tra? lo+`i nha~ nha(.n cu?a anh Tru. the^' la` to^'t la('m, hy vo.ng o^ng ta se~ kho^ng question nu+~a. Tha^.t la` phie^`n vo+'i nhu+~ng ke? "di. u+'ng", cu+.c ddoan, va` vo^ hi`nh chung dda^?y nhu+~ng ngu+o+`i "phe ta" ve^` phe be^n kia...
----- Original Message -----
From:
To: Sent: Thursday, August 23, 2001 4:51 PM
Subject: Re: Nguye^~n Quo^'c Tru
Cam on ban da quan tam den chuyen di VN cua toi; nhu ban da doc bai phong van, toi roi dat Bac tu nam 1954, khong biet dich xac ong than sinh mat ngay nao, va xa cach mot nguoi chi va mot nguoi em trai tu nam 1946, sau khi ong cu mat gia dinh moi nguoi mot noi; chuyen ve la de thap huong cho ong cu, va gap lai chi va em; ngoai ra , neu chuyen di gay mot anh huong nao khac, la ngoai y nghi cua toi, Kinh, nqt
----- Original Message -----
From:
To:
Cc:
Sent: Thursday, August 23, 2001 5:30 PM
Subject: Fw: Nguye^~n Quo^'c Tru.
Chao anh Tru
Them mot doc gia "sensitive" ve chuyen ve VN
Anh Tru co muon viet tra loi doc gia nay?
pcl
 ----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Thursday, August 23, 2001 2:07 PM
Subject: Nguye^~n Quo^'c Tru.
Xin cha`o ca'c ba.n,
Ma^'y tua^`n na`y ddo.c ba'o chi' ha?i ngoa.i cu~ng nhu+ trong nu+o+'c tha^'y dda(ng ba`i pho?ng va^'n Nguye^~n Quo^'c Tru.- mo^.t ngu+o+`i co^ng ta'c vo+'i qui' ba'o- ve^` chuye^'n vie^'ng tha(m Vn cu?a o^ng ta.
Xin qui' ba'o cho bie^'t y' kie^'n ve^` chuye^.n na`y. DDa^y co' pha?i la` ha`nh ddo^ng tro+? ma(.t ba('t tay vo+'i Cs cu?a NQT hay kho^ng?
To^i i't khi le^n tie^'ng ve^` chuye^.n chi'nh tri. nhu+ng vi` to^i la` ddo^.c gi?a thu+o+`ng xuye^ng cu?a VHNT online va` ra^'t ye^u me^'n ta.p chi' na`y ne^n to^i mo+'i le^n tie^'ng.
Xin tha`nh tha^.t ca'm o+n.*
*

Cái cú Gấu về VN, được nhà nước ưu ái cho phóng viên đến tận nhà ông cậu ở khu Phố Cổ phỏng vấn, rồi đưa lên mạng, quả là chấn động giang hồ, trong lẫn ngoài nước. Gấu không hề biết, chỉ đến khi NTV gọi điện thoại, vẫn bán tín bán nghi, vì không biết nó nằm ở đâu, trên 'lưới trời lồng lộng'!
Hà, hà!
Mất hết "bằng hữu" vì nó!
Có một ông bạn bác sĩ, nghe vụ này, cạch mặt tới tận giờ!
*
Phỏng vấn Nguyễn Quốc Trụ
Lên mạng lúc 15:22:43 ngày 02.08.2001
Lê Tự.

Với trên 100 truyện ngắn, bút ký, tiểu luận phê bình, truyện dịch… đã khẳng định một phong cách văn chương Nguyễn Quốc Trụ qua mấy chục năm cầm bút. "Lần cuối, Sài Gòn" và "Nơi người chết mỉm cười" là hai tập sách khá hấp dẫn của nhà văn Việt kiều này vừa được in ở Mỹ. Nhân dịp trở lại cố hương sau nhiều năm xa cách, nhà văn đã dành nhiều thời gian tâm sự với bạn đọc.
Hơn 40 năm, nay tôi trở về nơi chôn rau cắt rốn – một làng quê yên ả thuộc xã Phú Cường, huyện Ba Vì, vùng "Xứ Đoài mây trắng". Gần nửa thế kỷ phiêu diêu từ Bắc vô Nam rồi dạt qua vùng Bắc Mỹ. Số phận con người như cánh bèo trôi theo dòng người cuồn cuộn, khi lênh đênh giữa phẳng lặng, lúc vần vũ quanh vòng xoáy ngã ba sông. Dù đi đâu, ở đâu thì trong tôi không hề mờ đi hình bóng thân thương quê nhà, một cây sấu, một ngôi nhà cổ liệu xây bằng đá tổ ong và dãy núi Ba Vì huyền thoại.
Tôi về thắp hương cho cha. Ông hy sinh vì họa đảng phái những ngày 1945. [NQT mạn phép anh Lê Tự sửa một câu văn ở đây]. Quê hương tôi thay đổi nhiều quá, cảnh đói cơm rách áo hồi tôi còn nhỏ đã không còn. hiều người quen giờ đã mất. Mỗi khi biết tin ai đó cùng thời đã về nơi vĩnh hằng lòng tôi lại chợt buồn. Nỗi buồn đọng dần thành trống trải. Một thế hệ sắp qua đi.
Chuyến này tôi dành nhiều thời gian ở Hà Nội. Tuổi thơ của tôi đã trải qua mấy năm học ở trường Nguyễn Trãi, phố Huế. Những ký ức tuổi học trò: bạn bè tụ nhau đi nhặt sấu rụng, nhảy tầu điện leng keng, ăn lạc rang (phá sa) của một ông Tầu già bên bờ Hồ đã khắc vào bộ nhớ. Chính vì thế năm 1965 khi sống ở phía Nam tôi đã viết truyện ngắn đầu tay "Những ngày ở Sài Gòn" để kỷ niệm tuổi thơ ở Hà Nội. Những người từng sống ở miền Bắc đọc truyện ngắn này đã rưng rưng thương nhớ. Ngày ấy đất nước còn chia cắt, cuộc sống thấp thỏm lo âu vì chiến tranh, người dân đất Bắc sống ở miền Nam khao khát đất nước chóng thống nhất để được trở về quê mẹ. Thế rồi thời gian cứ trôi đi, số phận con người bị đẩy đưa theo thời cuộc.
Ở phía Nam tôi làm công nhân tại Sở Bưu Điện. Vừa làm vừa viết văn. Tôi là người cầm bút nghiệp dư, vừa viết vừa tự hoàn thiện mình. Năm 1970 tôi ra tập đầu tiên với 10 truyện ngắn viết về đất Bắc, về Hà Nội, về xứ Đoài quê tôi và ước vọng hoà bình.
Đam mê văn chương đồng nghĩa với nhọc nhằn vất vả. Chiêm nghiệm lại điều ấy thật chẳng sai chút nào. Đọc rất nhiều, viết rất nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Đã có lúc tôi có ý định tạo cho mình một phong cách, một lối đi riêng rẽ nhưng rồi rốt cuộc cũng chẳng tìm thấy gì. Văn chương là khu rừng rậm rạp đầy bí hiểm, mỗi người tự chui vào và tự tìm đường bò đi. Ở đấy chẳng biết dựa vào ai, chẳng có ai giúp đỡ. Và may thay tôi đã tìm được cho mình một cây gậy chống cho đỡ vấp ngã mỗi khi bị say chếnh choáng trên cõi đời này. Cây gậy ấy chính là quê hương, Tổ quốc, là hướng tâm về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Lá bùa hộ mệnh đó là kim chỉ nam xuyên suốt qua những sáng tác của tôi.
Sống giữa thế giới mênh mông của trời đất và lòng người, thênh thang thế mà nhiều khi vẫn thấy cô quạnh. Nơi đất khách quê người ngồi nhâm nhi ly cà phê, thả hồn qua làn thuốc để cố tình kéo quá khứ về hiện tại và tôi bỗng thấy thương quá chính mình và những số phận trần gian. Những lúc như thế tôi lại ngồi vào bàn viết, viết tất cả những gì chợt đến, đuổi theo những gì đột ngột trôi đi. Những khuôn mặt thân thương bạn bè, người thân trở thành nhân vật, bờ tre gốc lúa, cánh diều hóa thành những vần thơ. Hình như thời gian càng trôi đi bao nhiêu thì ký ức của người xa xứ càng khắc khoải. Từ nửa vòng trái đất tôi cảm thấy mình công bằng hơn khi đánh giá một vấn đề.
Trở về cố hương lần này tôi ngợp mình vào nhịp điệu hối hả cuộc sống thời mở cửa. Người Việt Nam bây giờ hoạt bát, năng động lên rất nhiều nhưng vẫn nhân hậu bao dung. Mỗi người tôi gặp dù quen hay lạ, mỗi nơi tôi qua dù có danh hay vô danh đều khắc vào ký ức và nhất định sẽ đi vào trang viết của tôi.
Dọc đường từ Nam ra Bắc tôi ngỡ ngàng ngắm cảnh đất nước mình. Đẹp quá, vĩ đại quá! Nhưng nỗi đau của chiến tranh vẫn còn nguyên đó – những nấm mồ chiến sĩ vô danh.
Những ngày ở Hà Nội tôi tranh thủ tìm đọc những tác phẩm văn chương của một số nhà văn trẻ. Sách nhiều quá, đủ các thể loại được bầy bán trong cửa hàng. Truyện ngắn hiện đại nước ta khá hay, mang đậm tính nhân bản cao, thể loại phê bình cũng khởi sắc, góc cạnh hơn. Người viết đã dám nhìn thẳng vào sự kém cỏi, cầu toàn trong văn chương.
Một tác phẩm hay thường được đánh giá qua số lượng được mua bằng tiền túi của tác giả [?], tuy nhiên điều này đôi khi còn chưa được thừa nhận ở nơi này, nơi kia.
Một trong những hoạt động văn chương mà tôi yêu thích là dịch các tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt. Tôi thường chọn những tác giả viết theo xu hướng đề cao giá trị nhân bản của con người, hướng thiện để giới thiệu như [nhà thơ người Nga] Akhmatova, Joseph Brodsky, [học giả gốc Do Thái] George Steiner. Dạo quanh mấy cửa hàng sách trung tâm Hà Nội tôi thấy văn học nước ngoài còn ít quá. Đây là điều rất thiệt thòi vì trên thế giới có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng, nhiều dòng văn học rất hay. Thiết nghĩ Nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào công tác biên dịch.
Lần này về nước tôi đem theo hai cuốn bản thảo dịch tác phẩm tiêu biểu của một số nhà văn nước ngoài để xin phép xuất bản tại Việt Nam [Ở đây cần nói rõ thêm: ý định in tác phẩm ở Việt Nam là hoàn toàn bất ngờ, và do một số bạn mới quen ở Hà Nội đưa ra đề nghị, khi gặp nhau lần đầu. NQT] Hai cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn đọc những truyện ngắn, tiểu luận khá đặc sắc của khuynh hướng sáng tác mang đậm bản tính dân tộc.
Vấn đề anh hỏi, những người viết văn Việt kiều có sống được bằng văn không? Xin thưa là không. Tôi biết một số nhà văn Việt kiều nổi tiếng như Miêng, Mai Ninh ở Pháp, Thảo An ở Mỹ, Lê Minh Hà ở Đức… cũng khó sống lắm bằng thơ văn.
Canada thời gian đầu tôi đi làm công nhân. Mấy năm gần đây do đau ốm thường xuyên nên sống bằng tiền bảo trợ của Chính phủ. Người Việt ở Canada sống rải rác, số người đọc văn cũng ít nên in sách thường lỗ vốn. Các nhà thơ văn bản xứ cũng phải bỏ tiền ra in tác phẩm của mình, trừ những người đã thực sự nổi tiếng. Văn xuôi còn nhúc nhắc bán được chứ thơ thì ế lắm. Ở Châu Mỹ cũng đang có phong trào sáng tác thơ, nhiều người có danh bởi có tiền in thơ để biếu. Nhìn một cách lạc quan, đây là một nét đẹp của thơ, của một xã hội con người không quá chật vật về kinh tế.
Sau chuyến đi này trở lại Canada ông sẽ viết những gì? Tôi sẽ viết tập bút ký chuyến về quê hương, viết về cuộc sống đổi mới trên khắp mọi miền Tổ quốc ta, viết về những người chân chính. Và nếu còn sức khỏe tôi sẽ viết một bản trường ca về đất nước.
(Đại Đoàn Kết số 258, ngày 5 tháng 8, 2001, Lao Động điện tử trích đăng).
Ghi chú:
Nhân chuyến trở về Hà Nội, Nguyễn Quốc Trụ, một thân hữu và cũng là người cộng tác thường xuyên của VHNT, đã gặp gỡ thân mật với anh Lê Tự và một nhiếp ảnh viên báo Đại Đoàn Kết, tại tư gia người cậu, một căn phòng ở lầu hai một căn nhà tại khu Phố Cổ, Hà Nội. Anh Lê Tự đã biết về chuyến đi qua Hội Việt Kiều, và hẹn gặp, chỉ để hỏi thăm về xứ lạnh (Canada) và đồng bào mình ở đó.
Cả ba ngồi dưới sàn nhà nói chuyện, cho tới lúc anh nhiếp ảnh viên nói, cần một tấm hình "đàng hoàng" trước khi tạm biệt. Cuộc nói chuyện không dùng máy ghi âm; thỉnh thoảng anh Lê Tự mới ghi chú một vài chi tiết mà anh nghĩ cần thiết. Thành thử, câu nói, "Tôi sẽ viết một bản trường ca về đất nước" có lẽ là giấc mơ của cả hai, và chắc chắn của nhiều người viết khác nữa, nhưng khi nói ra, nó khiêm nhường, và "thực" hơn, "tôi mong viết được một điều gì đó về quê hương."
Ngoài ra, bài viết còn một chi tiết thật là lạ thường đối với riêng tôi, đó là con số 10 truyện ngắn, của tập truyện Những Ngày Ở Sài Gòn.
Tôi chưa bao giờ để ý đến con số 10 này. Như vậy, có thể anh Lê Tự đã đọc nó.
Trên đầu cuốn sách có một câu trích dẫn nhà văn Pháp, Topffer:
Va, petit livre, et choisis ton monde. (Lên đường đi, hỡi cuốn sách nhỏ bé, và hãy chọn lựa cái thế giới của mày).
Tôi rất mừng, vì cuốn sách nhỏ bé của tôi, một thời bị coi là phản động đồi trụy, đã sống sót, và tìm được cái thế giới của nó.
NQT

 Tribute to PCL & VHNT

banner

stone face

new issue
VHNT #559 - October 24, 2003:
đối thoại

(VNI version)





V A N  H O C  N G H E  T H U A T
P.O. Box 452512
Garland, Texas
75045-2512  USA
Website:  http://demthu.lonestar.org/
Email:  vhnt@sevcom.com


VHNT đón nhận những sáng tác mới, lạ, độc đáo của
tất cả các bộ môn nghệ thuật: thơ, văn, nhạc, họa, kịch,
tùy bút, ký, biên khảo, lý luận, điểm sách...
Xin xem thể lệ gửi bài cho VHNT

 

Mục Thường Xuyên:  Tin Văn
do Nguyễn Quốc Trụ và Jennifer Trần phụ trách

 

Phụ trương vhnt #4

 


LINKS:

TẠP CHÍ VĂN CHƯƠNG
Hợp Lưu
Văn
Văn Học
Tạp chí Thơ



DIỄN ĐÀN VĂN HỌC
Nhân Văn
Talawas
Tiền Vệ


How to read Unicode
This website uses Tahoma and Times New Roman UNICODE fonts


Nổi chìm một thị xã
Note: Gấu đọc tay “khẩu văn” (viết văn bằng m[l] ồm[n] này), lần đầu, là bài này. Bệ về Tin Văn, thêm cái tít mới, là Cục Uất, cũng một từ của tác giả. Suy rộng ra, Cục Uất, hay Ung Thư [tên một tác phẩm của TTT], quả là đại nạn hậu chiến của cả xứ Mít. Thành Cổ thành Thành Cỏ cả.
Thì cũng CHUYỆN NHỎ
*
Một kỳ Tin Văn @ VHNT

PCL mất, Gấu lần hồi lục lọi những số VHNT cũ, trình ra ở đây, một kỳ TinVăn. Đọc, sửng sốt, không thể ngờ thằng cha Gấu viết khủng khiếp đến như thế! Cả một kho tàng! Bài giới thiệu Coetzee khi ông được Nobel mà chẳng bảnh sao!
Mấy số VHNT cũ này, nhờ Archives của Alexa mà Gấu có được. Chỉ vài số.
Tiếc quá!
Chẳng biết anh Nguyên Nhi có còn giữ hay bỏ hết cả. NQT

Trong bài giới thiệu Vô Kỵ giữa chúng ta, của Đỗ Long Vân, NQT đã áp dụng cách Coetzee đọc văn chương trắng của một số nhà văn Nam Phi, vào nhân vật Kiều Phong của Kim Dung và đề nghị một cách viết về cuộc chiến VN: Bi kịch về máu:
"There is therefore a poetics of blood. It is a poetics of tragedy and pain, for blood is never happy"
"Từ đó, có một thi học về máu. Đó là một thi học về bi thảm và đau đớn, bởi máu là chẳng thể nào hạnh phúc." Gaston Bachelard. [Về Tưởng tượng Thi ca và Mơ mộng, On Poetic Imagination and Reverie; Colette Gaudin biên tập, nhà xb Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1971. Coetzee trích dẫn, trong "White Writing: On the Culture of Letters in South Africa", nhà xuất bản Yale University Press].
Người hùng Kiều Phong là một sáng tạo tuyệt vời, "đỉnh cao trí tuệ" của Kim Dung, theo nghĩa: đây là người hùng mang tính chủng tộc thay thế người hùng mang tính giai cấp, tức những A Q, Chí Phèo. Theo nghĩa đó, W. Faulkner, qua một bài điểm sách trên tờ Người Kinh Tế, được coi là nhà văn "hậu hiện đại", trước khi có thuật ngữ này.
Nhân tiện, đề nghị một đề tài tiểu thuyết ở đây: Trái Tim của Bóng Đen, viết về một anh chàng Bắc Kỳ theo chân đoàn quân viễn chinh vượt Trường Sơn, tới trái tim của bóng đen: Sài Gòn: đỉnh cao của sa đọa... cuối cùng khám phá ra... Hà Nội!
Đừng tưởng đùa, bởi vì đã có tới hai tiểu thuyết gia ở hải ngoại sử dụng " ẩn dụ" này rồi, một coi cuộc Nam Tiến của Miền Bắc tương tự như những cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Hoa, một coi đây là do cái ác muôn đời của người dân một miền đất, và muốn cải tạo, tổ quốc phải ăn năn...
Coetzee, trong bài viết (Máu, Hôi, Hư, Rữa: Những cuốn tiểu thuyết của) Blood, Taint, Flaw, Degeneration: The Novels of Sarah Gertrude Millin (trong White Writing), đã coi "máu" (blood) là từ-chìa khóa trong những tiểu thuyết đề cập tới xã hội Nam Phi của nhà văn nữ Nam Phi viết văn bằng tiếng Anh này. Máu phân biệt dân Phi châu với dân Âu Châu, Englishman khác Afrikaner, Hottentot khác Xhosa, Gentile khác Jew. Nói tới máu là nói tới sắc dân. Nhưng "máu" ở trong những tác phẩm của Millin không giản dị chỉ là một hình dung từ để chỉ sắc dân, mà đây là một "thực thể", một dòng nước nhờn đỏ, có thể dầy hoặc mỏng, nóng hoặc lạnh, sạch hoặc dơ, chảy từ đàn ông qua đàn bà, từ bà mẹ qua đứa con... Một thi học về máu hơn là một chính trị học về sắc dân, đã khêu dậy trí tưởng tượng của bà...
Tờ báo Anh, The Guardian coi Coetzee, như là một tác giả đã chọn kẻ xa lạ, người ngoài hành tinh, kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề (the outsider), như là một thể loại nghệ thuật, hay nói một cách khác, đây là nghệ thuật của kẻ ngoài lề, với những suy tư thật là u ám của kẻ đó, về chế độ hậu-phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

Viện Hàn Lâm Thụy Điển ca ngợi tác giả, với những cuốn như Tủi Nhục, Chờ Những Dân Rợ, như là "một người hồ nghi một cách thận trọng, và thật là tàn nhẫn, không một chút xót thương, khi phải phê bình tính duy lý độc ác, và cái thứ làm ra vẻ đạo đức của văn minh Tây Phương".
Từ chối phỏng vấn, qua thông báo của Đại Học Chicago, nơi ông hiện là một "visiting professor", [giáo sư được mời tới, còn được dịch là giáo sư thỉnh giảng], nhà văn 63 tuổi này nói, tin ông được giải là một sự ngạc nhiên hoàn toàn.
Bạn bè, đồng sự chào mừng ông, coi đây như là một sự nhìn nhận một tài năng văn học lớn lao, mà những cuốn tiểu thuyết xoáy vào nỗi đau nhức của cá nhân con người trong cuộc sống riêng tư của họ, trước thay đổi trật tự xã hội.
Lời khen ngợi của Viện Hàn Lâm, [Coetzee] người mà "trong nhiều cung cách, miêu tả sự liên can lạ thường của kẻ ngoài lề", một lời khen như thế nhắm vào tác giả hơn là những nhân vật của ông, theo ký giả Rory Carroll của tờ The Guardian, Friday October 3, 2003 trong một bài viết từ thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Coetzee rời Nam Phi Coetzee vài năm trước đây, như một cách tự đặt mình vào hoàn cảnh lưu vong, sau khi đụng độ với nhà cầm quyền ở đây [the ruling African National Congress] do cuốn tiểu thuyết của ông. Trong cuốn Tủi Nhục, con gái của nhân vật chính bị ba người da đen hãm hiếp, nhưng từ chối không chịu thưa gửi, một phần là do mặc cảm tội lỗi thực dân thuộc địa. Văn phòng bộ trưởng cho rằng câu chuyện mang tính kỳ thị mầu da (racist) và đánh thẳng vào vấn đề nhân quyền ở mức tối nguy hiểm của nó.
Coetzee chẳng bao giờ nói, chuyện ông rời bỏ Nam Phi tới Úc châu liên can tới vụ nói trên, nhưng nhiều người Nam Phi tin rằng ông cảm thấy bị săn đuổi, quấy rầy (hounded). Cũng có dư luận cho rằng, ông bực mình vì một vụ trộm viếng nhà.
Nếu nhà cầm quyền ở Nam Phi cảm thấy "lúng túng như ngậm hột thị", họ cũng đủ khôn khéo không để lộ ra, vào ngày hôm qua [2, tháng Mười], và đã ca ngợi việc Coetzee được giải như là một bước tiếp nối nữ văn sĩ Nam Phi Nadine Gordimer, Nobel văn chương 1991. "Nhân danh quốc gia Nam Phi và thực sự ra là cả một lục địa Phi Châu, chúng tôi chào mừng nhà văn đoạt giải Nobel mới mẻ nhất, 2003 và chia sẻ cùng với ông vinh quang tỏa ra từ sự nhìn nhận này." Tổng thống Thabo Mbeki tuyên bố.
Dư luận báo chí quốc tế cho rằng, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã chọn đúng người và qua tin hành lang, việc chọn Coetzee.. dễ dàng, đối với mấy ông hàn. Đây là một vinh danh tối hậu cho một tiểu thuyết gia luôn luôn hỏi những câu thật khó chịu (the ultimate honour for a novelist who always asks the uncomfortable questions). Một trong những nhà văn lịch lãm, can đảm nhất của thời đại chúng ta. Chuyện chọn ông không có gì là bất ngờ, nhưng việc chọn thời điểm để tung ra thông báo quả là một sự ngạc nhiên. Hàn Lâm Viện đã có ý muốn, việc trao giải thưởng Nobel sẽ giống như Oscar, và đây là cho một sự nghiệp một đời người cống hiến, khác hẳn những trường hợp trước đó, thí dụ như với Gabriel Garcia Marquez, sau khi được giải thưởng, ông còn viết dữ, và viết hay hơn trước đó!
Vài hàng về tiểu sử, và giai thoại về ông:
John Maxwell Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học Cape Town và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi năm 1972, dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch giả; những cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa, "Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử 31 năm của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt giải, lần thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of) Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Nhục nhã). Và bây giờ, là Nobel văn học 2003.
"Cũng không mệt lắm đâu."
Coetzee là một con người ít nói, lạnh lùng, theo một số sinh viên của ông. Giles Foden, deputy literary editor của tờ Guardian kể, tuy không quen, nhưng có gặp Coetzee vài lần trong năm. Một lần gặp tại ghế sau một chiếc taxi, vào năm 1955, khi ông vừa nhận giải The Irish Times's international fiction prize. Trước đó, ông đã lãnh bộn rồi.
"Ông chắc thấy mệt với chuyện lãnh giải?", Giles Foden (1) lầu bầu nói. Lúc đó cũng quá khuya rồi.
Ông chỉ mỉm cười. Đâu một lát sau, 'cóc' mới mở miệng:
"Cũng không mệt lắm đâu."
Nhưng có một lần, Giles Foden nghĩ là đã nhận ra một tí, của cái gọi là 'thép trong tâm hồn', của ông. Đó là lần gặp trong một buổi đọc văn tại Waterstone's. Một thính giả đứng lên hỏi:
-Ông có nghĩ, như vậy là đúng không, cái việc chúng ta đang ngồi đây bàn về văn chương trong khi người Mẽo oanh tạc Serbs?
Coetzee không nói gì. Người đó hạch tiếp:
-Liệu có một mối liên hệ nào giữa hai chuyện đó không?"
"Thẳng thừng mà nói, không!" Coetzee trả lời.
Tay tra hỏi kia bèn ngồi xuống.
NQT giới thiệu
(1) Tay giới thiệu A Burnt-out Case của Greene


Thi sĩ phải thôi đi sao?
Lâu rồi, Gấu tôi coi băng nhạc video Thuý Nga về nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ông cho biết, câu hát mở đầu bài Chiếc Lá Cuối Cùng của ông thường bị hát sai. Và cứ mỗi lần có ai hát bài này, là một lần ông hồi hộp, không hiểu người đó có diễn tả đúng ý của ông hay là không.
Thú thực, cho tới bây giờ, Gấu tôi vẫn không hiểu được, đâu là phần thuận, đâu là phần đảo, của cái định lý nói lên bước đi của thời gian, hết đêm là tới ngày, đó, nghĩa là, không hiểu câu hát của nhạc sĩ, nó như thế này:
Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng?
Hay là như thế này:
Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng?
Bài Tình Khúc Thứ Nhất, theo Nguyễn Đình Toàn, người viết lời,
"Gió lú đưa đường mây", bị, hay được, hát là:
"Gió hú đưa đường mây".
Bài thơ phổ nhạc Đêm Mầu Hồng, của Thanh Tâm Tuyền, câu:
Sớm mai "khuya" thức nhiều nhớ thương,
theo thi sĩ, là:
Sớm mai "khua" thức nhiều nhớ thương.
[Câu này, sự thực, đã bị in sai lần xuất bản đầu].
Đồng ý, chúng ta phải tôn trọng ý muốn tác giả. Nhưng như thế đâu có nghĩa, "lời đảo" kia, không có nghĩa? Và có khi nào, chính cái sự hiểu sai lại có những "hiệu ứng" rất thơ, rất nhạc, như một giai thoại tuyệt vời về câu thơ Huy Cận:
"Củi một cành khô lạc giữa dòng",
được một ông thợ sắp chữ sửa là:
"Củi một cành khô lạc mấy dòng"
[Viết theo trí nhớ]
Chuyện "thôi xao".
Theo một giai thoại, Trần Trọng San kể lại, thi sĩ Trung Hoa, Giả Đảo (793-865), một lần cưỡi lừa, ngâm thơ, làm được hai câu:
Điểu túc trì biên thụ,
Tăng xao nguyệt hạ môn"
[Chim ngủ cây bên ao
Sư gõ cửa dưới trăng],
đang do dự không biết nên dùng chữ "thôi" [đẩy] hay "xao" [gõ], vừa đi vừa đưa tay làm điệu bộ, không để ý đến xe quan Kinh Triệu doãn đi qua.
Ông này là Hàn Dũ, cũng một nhà thơ, bèn khuyên nên dùng chữ "xao"
[Giai thoại không cho biết tại sao lại "xao"..]
Hay, như là một phụ nghĩa, hoặc gia nghĩa [connotation], một thứ "giai thoại của giai thoại", qua đó, câu của Steiner:
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)
đã được [NQT] dịch:
Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
Thi sĩ phải "thôi đi sao"...
Chúng ta tự hỏi, bỏ qua trường hợp người hát, người đọc, nhà phê bình... cố tình hiểu khác đi, liệu có thể xẩy ra, cái việc hát sai, đọc lầm, cắt nghĩa lộn... đó, thuộc vô thức, nghĩa là, ca sĩ, độc giả, một cách nào đó, muốn tham dự vào việc sáng tạo?
Gấu tôi đã hơn một lần bị mắng vốn là "viết" tản mạn quá, (có), "dịch" ẩu quá (có), dốt, (có) hiểu sai, tự tung tự tác, nguyên bản không hề có, cứ khơi khơi thêm vào, có ông/bà biểu thẳng, tôi rất ư là không chịu cái kiểu mô phỏng, phóng tác, Việt Nam hoá... của ông! Dịch là phải bám sát từ, bám sát ý, bám sát nghĩa, trường hợp không thể, hãy phóng, phỏng, tản, mác, mạn, hóa...
Nhưng biết đâu, với những người này, không thể nào có chuyện "không thể bám sát"...
Khổ một nỗi, bản văn, bất cứ một bản văn, không hề chỉ có một nghĩa duy nhất, không được hiểu sai đi. Giả sử có, làm sao nắm được nó, cũng cả một vấn đề. Ở một bản văn cổ điển, thí dụ, làm sao biết được, nó là như vậy, hay là khác? Giả sử như nhạc sĩ Tuấn Khanh không có dịp lên Paris by night, nói cho mọi người biết câu ca của tôi là như thế đó, làm sao chúng ta biết, nó là như thế đó? Ông nói ra rồi, mà Gấu tôi vẫn còn ngu si, vẫn còn tham lam, muốn ôm cả hai, cả ba, cả bốn....qua chưa, chưa qua, còn lâu mới qua, còn dài dài....
Nữa, một người một lòng một dạ với nguyên tác, có bao giờ tự hỏi, tại sao mình không thể ưa cả hai, dịch và phóng tác?
Theo tôi, có những bản văn, cho dù bạn muốn phóng tác, cũng không thể được. Nhưng có những bản văn, khi viết, tác giả của nó hình như đã ngầm "xúi", mày hãy "phóng tác" nó, để nó trở thành một bản văn 100 phần dầu của cái tiếng nói, chữ viết, của xứ sở của mày!
Có những bản văn...
Vâng, quả là có những bản văn, không những bạn không thể phóng tác, mà bắt buộc phải dịch, từng chữ từng chữ, không được thay đổi vị trí của bất cứ một từ, trong câu văn. Không được cắt một câu văn trong nguyên tác, thành nhiều câu văn. Dấu phẩy, dấu chấm sao, cứ giữ y nguyên như vậy.
Gấu tôi đã gặp một vài trường hợp.
Như trong khi dịch truyện cực ngắn của Kafka, Làng Kế Bên. Theo bản tiếng Anh:
The next village.
My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshortened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that - not to mention accidents - even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".
Làng kế bên.
Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy.
Không hiểu bản tiếng Anh có tôn trọng nguyên bản tiếng Đức hay không, nhưng, bản tiếng Việt, khi Gấu tôi chuyển cụm từ "bỏ qua chuyện tai nạn" ở giữa câu, lên đầu câu, một độc giả, và cũng là một bạn văn, nhận xét: Không được!
Theo ý, Kafka không hề nhấn mạnh cái chuyện "bỏ qua tai nạn", ở trong cái cõi nhân sinh ngắn ngủi đến nỗi con người không có đủ thì giờ, để làm một chuyến đi nho nhỏ tới làng kế bên.
NQT



13.

Nguyễn Quốc Trụ      05.08.2002

Những chi tiết thơ trong một cõi không thơ *


Sự thành công của những nhà thơ trẻ như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, ... liệu có thể giải thích như là "sự thất bại của thành công", của lớp nhà thơ đàn anh, hay nói một cách khác: Ở nơi nào có người chết, ở đó có hy vọng?
Chúng ta sẽ cùng nhìn vào cõi "Tôi Âu Cơ một mình" của họ...


1. Đọc Thơ Trẻ, ở trong nước

Con đường đê mang tên Âu Cơ đổ xuống đường Lạc Long Quân giấc mơ trăm trứng,
Em Âu Cơ một mình.
.....
Em một mình Âu Cơ.

Sống đồng nghĩa với sáng tạo. Và thơ, là sự thăng hoa của ngôn ngữ và cảm xúc để cứu rỗi và tôn vinh Con Người, bắt đầu từ bản năng thuần khiết".
(Vi Thùy Linh)

Thơ sống ở những miền sâu thẳm nhất của hữu thể, trong khi những ý thức hệ, và tất cả những gì mà chúng ta gọi là tư tưởng và quan điểm tạo thành những tầng hết sức mỏng manh hời hợt của ý thức.
(Octavio Paz) (1)

Thế giới bao la,
nhưng trong em, ôi sao sâu thẳm (2)

Ôi, phải già cỡ nào mới chinh phục được tuổi trẻ?
Mới sống nhịp đời hối hả, như em? (3)

Đàn ông những năm bốn mươi,
không còn yêu mình nữa.

Lũ con gái mười lăm
đêm nằm
khóc.

Mỗi sáng
yêu
một thất vọng tạm thời.

Em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ

buồn tập tễnh
về ăn giỗ mình
(Phan Huyền Thư)

Hoàng Hưng có thể là người đầu tiên nhận ra hiện tượng thơ trẻ, nhưng hai câu hỏi của ông, (Bạn vẫn làm thơ, có điên không đấy? và Bao giờ thì Thơ chết?), thật sự không trực tiếp liên can tới Thơ Trẻ. Theo tôi, nó bắt nguồn từ câu thơ nổi tiếng của Hölderlin: Tại sao thi sĩ trong một thời khốn kiếp như thế này? (bản dịch tiếng Pháp: Pourquoi des poètes en temps de détresse?: Tại sao thi sĩ trong thời khốn khổ đọa đầy?), và "Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thực là dã man", của triết gia Adorno.
Hơn thế nữa, cái khoảng cách giữa Chế Lan Viên tiền-cách mạng và những nhà thơ được Hoàng Hưng nhắc tới, và cõi thơ "Tôi Âu Cơ một mình", là một khoảng cách khá dài, và cần rất nhiều giả dụ, đề xuất...

Trong bài viết "Thơ của tôi không dành cho bạn", Phan Huyền Thư hình như đã nhìn ra khoảng cách đó, nghĩa là khoảng cách mà tôi gọi là không có thơ - cái thời đại khốn kiếp - khi đưa ra thách đố cho Thơ Trẻ: nó có lẽ sẽ làm cái phần còn lại, tức cái phần mà lớp thơ đàn anh bỏ lỡ, khi cố tình đẩy thơ về với đám đông, với cách mạng. Bởi vì, nên nhớ một điều, và điều này thật quan trọng: Trong bài viết của Hoàng Hưng, ông không hề nhắc đến những dòng thơ của một Chế Lan Viên, khi đã về với cách mạng, hoặc một dòng thơ của chính ông, cho dù tự hào "Hèn" [tôi thích từ "Mèng"] hơn nhiều, như... Và khi ông trích dẫn câu thơ "Nhưng tôi không thấu hiểu/Cái gì mạnh, cái gì đáng sợ treo ngược con người..." ông đã hiểu, như chính tác giả những câu thơ đã hiểu: Hơn cả một chế độ, cho dù toàn trị, là một cõi người không có thơ: Cái thời đại khốn kiếp!
Cũng theo một cung cách như vậy, Kundera đọc Kafka, và tìm ra bao nhiêu chi tiết thơ, trong một cõi không thơ...

Nhìn vào cõi "Âu Cơ một mình" của họ, liệu chúng ta có thể cảm nhận, điều này: Thay vì một chủ nghĩa anh hùng đầy thi vị chết người "đường ra trận mùa này đẹp lắm", là một chủ nghĩa anh hùng của điêu đứng và tiều tụy ("un héroisme de la détresse et de la souffrance", chữ của Walter Benjamin, khi viết về nhà thơ Baudelaire), và từ đó, là tuyên ngôn về một "thơ của tôi không dành cho bạn": bởi vì thơ của tôi chỉ là tiếng kinh cầu của cơ thể, của thân xác, của trái tim của tôi, theo nhịp điệu của bản năng thuần khiết....?
Có thể có người "ôi dào", vẫn chỉ là ca tụng thân xác! Nhưng, thay vì "dolce vita", "buồn ơi chào mi" của một Âu Châu hậu chiến, ở đây là một chán ngán, và khổ đau, và người đọc chắc có thể đã mường tượng ra, sợi dây dẫn từ những dòng thơ mở đầu thơ trẻ, từ con bọ, con gián rờ mò tôi... tới bữa tiệc nhân sinh: về ăn giỗ mình.
Bài viết của Hoàng Hưng, theo tôi, "hỏng" ở cái tựa đề, và ở câu kết luận. Phiên gác: Gác cái gì? Tại sao gác? Nếu thơ vẫn cần phải có người gác, thì thà đừng sống sót qua thiên niên kỷ: Hãy chết đi, mục nát ra, và trở thành phân bón cho tân thiên niên kỷ, như một nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Quốc, Ngụy Kinh Sinh, đã từng cầu mong cho thế hệ của mình.
Thơ trẻ chiều nay chưa tới, nhưng ngày mai sẽ tới (PHT). Tôi sợ rằng, ngày mai cũng vẫn còn anh lính gác ở trước bữa tiệc nhân gian, bữa tiệc thơ,
hay bữa giỗ của mình...


2. Tản mạn về Thơ, nhân một chuyến đi

Car le fascisme, ce n'est pas d'empêcher de dire, c'est d'obliger à dire.
(Bởi vì phát xít không cấm nói, mà bắt phải nói.)
Roland Barthes

Cho phép tôi mở đầu bài viết này bằng một kỷ niệm khá thú vị, liên quan tới tập thơ của một nhà thơ ở trong nước.
Trong chuyến trở về Hà Nội mới đây, trong khi lang thang bên những tiệm sách tại một con phố có nhiều tiệm sách, cũng kế bên Bờ Hồ, chợt nhớ lời một người bạn hỏi thăm về chuyến đi lần trước (về có kiếm được tập thơ của Vi Thùy Linh hay không), tôi hỏi người bán sách, một cô gái. Cô trả lời, không biết, không nghe tên, và nói thêm, ở đây không bán sách những tác giả không nổi tiếng.
Mặc dù còn có những lý do khác nữa, hẳn là thế, nhưng tôi tự hỏi chính mình, liệu chuyến đi, chỉ là để tìm một cuốn sách?...

Chuyến trước, là bản văn Vô Kỵ giữa chúng ta, nằm kế bên Bờ Hồ, trong khi tác giả của nó, Đỗ Long Vân, một người Hà Nội, sau những ngày viễn du phươngTây [Hãy cho anh một tí Paris, để anh làm thi sĩ, mô phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền), đại học Huế, đài phát tin Phú Lâm, sau cùng - nghĩa là sau 1975 - hẻm Hồ Biểu Chánh (Phú Nhuận), rồi nằm luôn tại đó. (Tôi tự hỏi, có lần nào anh thăm lại căn nhà bên Bờ Hồ. Chắc là có, nhưng ở lại luôn, khó: như người hùng phản-anh hùng Kiều Phong, anh cũng chẳng còn biết mình là người Khiết Đan, hay là Hán...)

Thế rồi tôi được gặp tác giả. Qua điện thoại. Cô cho biết, tập thơ đã tuyệt bản, ở nhà cháu còn một hai cuốn, bị gián nhấm, cháu sẽ đem đến cho chú.

Và ngay tối đó, cô đem đến, tiếc quá, tôi không được gặp, vì lúc đó đang ngồi với một số người bạn tại nhà tác giả của một nỗi buồn...

Lẽ dĩ nhiên, không thể lấy một trường hợp cá biệt như trên, để suy ra rằng, "độc giả" ở trong nước đã "mù", không đọc ra được thơ Vi Thùy Linh, nhưng quả là đã có "hơn một độc giả", theo nghĩa, giới phê bình thưởng ngoạn, đã không chịu nổi thơ Vi Thùy Linh. Không phải một ông, mà nhiều ông khác nữa, trong đó có cả một ông bạn tuy mới quen nhưng khá thân - phải nói rất thân, tuy không cùng tuổi tác.

Tôi nhớ tới câu của Barthes, khi đọc những bài viết về thơ Vi Thuỳ Linh trên báo chí, qua một diễn đàn trên lưới, và "Thơ và Thơ Trẻ" hiện đang là chủ đề nóng (hot) tại đây; thành thử, để tránh trùng lập, tôi xin tản mạn chung quanh một chuyến đi, và về một hai tác giả mà tôi hân hạnh được gặp.

Đọc trong nước, tôi vẫn thường "băn khoăn" về một hiện tượng: họ rất tự hào về một thời văn chương lẫm liệt, về chủ nghĩa anh hùng trong thơ ca, về những đóng góp của, thí dụ như một thần đồng Trần Đăng Khoa. Sau này, tôi đọc được một hai lời giải thích (cứ tạm cho là như vậy). Một của nhà thơ Joseph Brodsky, khi nhắc tới một số thi sĩ Nga (trong Chuyện Trò Với Joseph Brodsky, tác giả Solomon Volkov, chương về nữ thi sĩ Marina Tsvetaeva). Theo ông, đây là nỗi bất hạnh mà xã hội, nhất là xã hội quyền thế [thí dụ như xã hội toàn trị] đem ra tròng vào cổ những nhà thơ, bắt phải lọc ra một đầu đàn. Áp dụng vào thực tế Việt Nam, chúng ta có thể nói: bởi vì có một chủ nghĩa thơ ca thần thánh chống Mỹ cứu nước, cho nên bắt buộc phải có nhà thơ tiên phong, nhà thơ-cung đình (tạm dịch từ poet-tsar của Brodsky) tương xứng. Và ông cho rằng, thơ ca đòi hỏi "nhiều hơn thế, không chỉ một cái đầu của một chủ soái". Trong khi lọc ra một vị chủ soái - thí dụ như Tố Hữu - xã hội tự kết án nó, tự trói nó vào hình thức này, hoặc khác, của chuyên quyền, độc đoán.

Nhìn theo quan điểm này, người ta sẽ hiểu tại sao trong nước đả phá những nhà thơ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư [cho phép tôi chỉ nhắc tới hai nữ thi sĩ này, do chỉ đọc và có tác phẩm của họ, như là tài liệu dẫn chứng, khi viết]. Trên tờ Tia Sáng, số tháng Năm 2002, Ánh Sáng, tác giả bài viết "Thơ: nỗi buồn ai hiểu?", đã "xác nhận" ý của Brodsky, khi cho rằng, "Thi ca cũng có bảng A, bảng B... giành nhau một quả bóng trên sân và hào hứng nhất là cái danh chức chụp giựt giữa: a) các nhà thơ, và, b) các nhà thơ trẻ... Phan Huyền Thư nóng nảy đứng ngoài, chúng tôi đã thôi lem luốc, không còn thò lò mũi, chừng nào mới được vào cúng bái?" Khi viết như vậy, liệu tác giả đã có ý nghĩ, những nhà thơ trẻ đang manh nha " nổi loạn ", mong được " tròng vào cổ " cái chức vị nhà thơ đầu đàn?

Octavio Paz, trong "Thơ ca, Xã hội, Nhà nước" cho rằng, thật "khẩn trương" (urgent), yêu cầu đánh tan mọi mập mờ đánh lận con đen, giữa cái gọi là nghệ thuật của quần chúng, của tập thể, với cái gọi là nghệ thuật "quan phương" (official art). Một bên, là nghệ thuật được gợi hứng từ niềm tin, lý tưởng của xã hội, một bên là nghệ thuật được viết dưới ánh sáng của Đảng (art subjected to the rules of a tyrannical power). Tư tưởng Ky Tô giáo đã nhập thân vào những đế quốc quyền uy, nhưng thật lầm lẫn khi coi nghệ thuật Gothic hoặc Phục Hưng là do quyền lực giáo hoàng sáng tạo ra. Quyền lực chính trị có thể sử dụng, và còn có thể thúc đẩy một dòng nghệ thuật, nhưng nó chẳng bao giờ sáng tạo ra nổi nghệ thuật. Còn điều này nữa: về lâu về dài, nó tạo ra phản ứng phụ, làm cho nghệ thuật "thất kinh" (mãn kinh đúng hơn, nhưng cái từ " thất kinh " này lại có được cái bóng chữ của nó !) bất lực, nghĩa là hết còn đẻ đái gì nữa.
Áp dụng nhận xét của Paz vào trường hợp thơ ca Việt Nam trước và sau, cứ lấy thời điểm 1975 làm một cái mốc, liệu chúng ta có được "niềm tin" sau đây: thơ trẻ trong nước là một phản ứng nhằm chống lại một thời kỳ thi ca lẫm liệt, và chống lại phản ứng phụ của nó.
Có lẽ chúng ta "bắt buộc" phải hiểu dòng thơ của Vi Thuỳ Linh theo nghĩa như vậy:

Khoả thân trong chăn,
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên.

Cũng như nỗi sợ của thi sĩ:

Thiếu phụ
Hai mươi tuổi.

Một độc giả vội vã sẽ cự: Thiếu nữ chứ, tại sao lại thiếu phụ?

Ba trăm năm rồi, tác phẩm Chinh Phụ Ngâm khúc của Đặng Trần Côn qua bản dịch nôm của Đoàn Thị Điểm bị cấm giảng dậy trong các nhà trường của xã hội miền bắc trong suốt thời kỳ chiến tranh cho tới sau thời đổi mới, chỉ vì nội dung phản chiến của nó. Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nho sĩ Đặng Trần Côn đã phải đào hầm, đọc sách dưới địa đạo, và viết về tâm tình của người đàn bà Việt Nam nhớ chồng đi lính. Từ Lạng Sơn cho đến Cà Mâu, hình bóng in dấu trong tâm khảm của người Việt là hòn đá vọng phu của người đàn bà chờ chồng. Ngay cả văn bản giới thiệu và chú giải về Chinh Phụ Ngâm khúc của một người có vai vế trong Đảng, và trong giới trí thức là Đặng Thai Mai cũng phải sau thời đổi mới, mới được xuất hiện.

Ở đây chúng ta nên mở một dấu ngoặc, về hiện tượng kỳ quái ở Nam Kỳ, là năm 1945, chính phủ Nam Kỳ đã chọn ngay đoạn mở đầu của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm khúc làm quốc ca. Đây là trường hợp đặc biệt nhất thế giới về một quốc ca mà nét chính không phải là hiếu chiến mà là phản chiến. Chính giấc mơ thanh bình của người dân Nam Bộ đã bị những thế lực ngoại dân tộc chi phối, và cản trở cho đến nay:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Bài hát Dạ Cổ Hoài Lang (Nhớ chồng khi nghe tiếng trống ban đêm) của ông Sáu Lầu ở Bạc Liêu năm 1916 đã mở đầu cho điệu vọng cổ, sau này là nền tảng âm nhạc của sân khấu cải lương, giống như giấc mơ Thiên Thai của miền bắc, qua ca khúc của Văn Cao. (Người ta đã chẳng từng coi chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân vĩnh viễn của nhân loại, như một mùa đào chưa từng phai một lần cùa Văn Cao?) Hoài vọng kia cũng như giấc mơ nọ còn là ám ảnh của cả dân tộc suốt thế kỷ 20.

Trần Mạnh Hảo, qua một bài viết đăng lại trên diễn đàn Talawas, có lẽ đã chỉ bám chặt vào "nghĩa đen" của những từ như "thèm chồng", khi lên tiếng đả kích thơ trẻ. Ông tiện tay phạng luôn cả những người lên tiếng ca ngợi thơ trẻ, và lên tiếng thách thức, ca ngợi cho lắm vào, hãy thử chứng minh, hay ở chỗ nào? Bài viết này, một phần, là toan tính tìm ra cái hay của thơ trẻ ở trong nước, qua hai "đại diện" của họ.

Trong bài viết "Hình Tượng" (Figures, trong Figures I, tủ sách Points, bộ môn Tiểu luận, nhà xb Seuil, 1966), Gérard Genette [tôi tin rằng ông đã từng đọc hơn một bài viết theo kiểu TMH, nên đành bỏ công] giải thích, thế nào là một hình tượng, như nó được sử dụng trong thơ văn.
Trích dẫn câu của Racine, "Tôi không suy nghĩ hay hơn Pradon và Coras, tôi viết hay hơn họ", tác giả lập luận: có một "tư tưởng" - hiểu như một nghĩa, vốn được coi như là "của chung", giữa những nhà thơ hay và dở; và có thể được diễn tả theo kiểu "thường thường bậc trung" (nguyên văn: được diễn tả bằng một câu nhỏ, khô, và trần trụi). Và có một "cách" để diễn tả nó.
Từ đó suy ra: giữa chữ (la lettre) và nghĩa, giữa cái điều nhà thơ "viết" và "nghĩ", có một khoảng cách (un écart), một không gian, và như mọi không gian, nó sở hữu (posséder) một hình dáng (forme). Người ta gọi hình dáng này là một hình tượng (figure). Có hình tượng tới đâu, là kiếm ra được hình dáng của nó trong không gian tới đấy, chừng nào nhà thơ còn quẩn quanh trong cõi vô thường, nghĩa là còn lao đao giữa đôi bờ, giữa lằn ranh của cái tạo ra nghĩa (la ligne du signifiant), và nghĩa của nó (la ligne du signifié). Ông đưa ra thí dụ:

Trên đôi cánh thời gian, nỗi buồn bay cao.

Câu thơ này có nghĩa:
Khổ đau không thể kéo dài mãi mãi.
Ở một chỗ khác, người viết sẽ xin trở lại, với những "hình tượng thi ca", mà chỉ nội một từ "chồng" đã dấy lên, từ thơ Vi Thùy Linh.

Khi tắm tôi
thường ngắm mình
(như có một người, cùng tấm gương ngắm tôi)
Mảnh mai, lóng lánh ướt...
(Vi Thùy Linh- Bóng Người)

"Mình ngắm mình" là một trong những "thói xấu" thiết yếu của thơ văn, nếu coi mọi cái viết ra đều mang tính tự thuật, mặc dù "bản năng" mách bảo, càng giấu đi cái tôi chừng nào, bản văn càng mang tính khái quát, càng vươn tới cõi người rộng lớn chừng đó. Nhà văn gốc Do Thái Isaac Bashevis Singer nhớ lại một kỷ niệm khi còn nhỏ ở Warsaw, lần đầu đọc bản dịch cuốn Tội Ác và Trừng Phạt của [nhà văn Nga] Dostoyevsky, đã đi tới kết luận, Dostoyevsky: một nhà văn Do Thái, là vậy. Dos. đã vượt mức "khái quát" (tính nhân loại đời đời, theo một vài ông nhà văn, nhà phê bình) đến nỗi, bất cứ độc giả nào cũng nghĩ, tay này đúng là người "nước mình"! Hãy biết mình, phương ngôn đã dạy. Càng ngắm mình cỡ nào, càng thấy người (ta, người khác) cỡ đó.

[Lại có ông cứ nhìn mình tới đâu là lòi ra cái thân phận nhược tiểu, vừa đẻ ra là đã đau nỗi đau da vàng rồi, khi ra được nước ngoài mới thấy rằng, đây mới thực sự quê hương của mình, thì sao?
Xin hẹn, sẽ bàn tiếp "vấn đề lớn" này ở một chỗ khác].

Trong tiểu luận "Chín Mươi Năm Sau" (in trong "On Grief and Reason"), khi viết về bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" của [nhà thơ Đức] Rilke, Brodsky cho rằng, mọi thực tại đều mong có được cái thân phận, là một bài thơ, ấy chỉ vì lý do tiết kiệm. Tiết kiệm là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và lịch sử nghệ thuật chỉ là lịch sử những phương cách dồn nén, sao cho ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Thơ ca, là ngôn ngữ, nghĩa là thực tại, ở dạng nén cao cấp của nó. Nói ngắn gọn, một bài thơ "cho rất nhiều mà chẳng nhận bao nhiêu" [bài thơ không phản ảnh, mà là sản sinh]. (4)

-Này gương ơi, ta muốn biết trí tuệ của ta?
-Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều so với tuổi.

-Gương ơi, bây giờ trông ta ra sao?
-Cô già hơn nhiều so với tuổi.
(Vi Thùy Linh)

Tôi dài dòng tản mạn, cốt để lọc ra mấy ý này:
-Tính "tiết kiệm" trong thơ của VTL, rõ rệt nhất là ở cái tên: Khát, Linh. Khát là nguyên nhân. Nguyên nhân này khởi đi từ thân xác, từ những nhu cầu cụ thể hàng bao nhiêu năm bị hi sinh cho những chiêu bài trừu tượng và phủ nhận con người tuy mang danh nghĩa là vật chất. Linh là hậu quả, của cái việc nhìn ngắm mình bằng cái gương khuếch đại. Khát không phải chỉ là cái khát của một cá nhân, mà là của cả thế hệ hai mươi tuổi, trưởng thành sau cái kết thúc của chiến tranh Việt Nam. Linh không phải chỉ là một cô gái, một sinh viên, mà là tiếng nói của giới nữ, của một người dân tộc Tày thiểu số khuếch đại thành tiếng nói của cả 56 dân tộc, hợp thành nhân dân Việt Nam.
[Với một độc giả miền nam, thì đây là lịch sử thi ca Việt Nam đang nhìn chính nó, nếu chúng ta liên tưởng tới hai tập thơ "Tôi Không Còn Cô Độc" ("Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ: Thanh Tâm Tuyền"), và "Liên. Đêm. Mặt Trời Tìm Thấy" ; ngắn gọn hơn, đây là con đường thi ca đi từ Liên tới Linh, từ người nữ như một đối tượng đến người nữ như một chủ thể].
-Tính "huyền thoại": Những "ẩn dụ" như " tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ", "tôi nhìn tôi cho đỡ thèm đỡ khát..." liệu có thể coi như chấm dứt huyền thoại "thơ viết dưới ánh sáng của Đảng"?


----------------
Chú thích:
(1) "La poésie vit dans les couches les plus profondes de l'être, alors que les idéologies et tout ce que nous appelons idées et opinions forment les strates les plus superficielles de la conscience." Octavio Paz, L'Arc et la lyre, Gallimard, p. 47. Henri Meschonnic trích dẫn, trong Nói Về Thơ I (Pour la Poétique I, nhà xb Gallimard).
(2) Mô phỏng nhà thơ Rilke, qua bản tiếng Pháp:
Le monde est grand mais en nous il est profond comme la mer.
(3) Mô phỏng nhà thơ Victor-Émile Michelet:
"Hélas! Il faut avancer en âge pour conquérir la jeunesse... pour vivre selon son initial élan"
[Trích "Thơ trong cõi trời" (La poétique de l'espace), của Gaston Bachelard]
(4) Nguyên văn đoạn trích dẫn Brodsky:
The poem has the quality of an uneasy dream, in which you gain something extremely valuable, only to lose it the very next moment. Within the limitation of one's sleeping time, and perhaps precisely because of that, such dreams are excruciatingly convincing in their details; a poem is also limited, by definition. Both imply compression, except that a poem, being a conscious act, is not a paraphrase or a metaphor for reality but a reality itself.
For all the recent popularity of the subconscious, our dependence on the conscious is still greater. If responsibilities begin in dreams, as Delmore Schwartz once put it, poems are where they ultimately articulated and fulfilled. For while it's silly to suggest a hierarchy among various realities, it can be argued that all reality aspires to the condition of a poem: if only for reasons of economy.
This economy is art's ultimate "raison d'être", and all its history is the history of its means of compression and condensation. In poetry, it is language, itself a highly condensed version of reality. In short, a poem generates rather than reflects. So if a poem addresses a mythological subject, this amounts to a reality scrutinizing its own history, or, if you will, to an effect putting a magnifying glass to its cause and getting blinded by it.
"Orpheus. Eurydice. Hermes" is exactly that, as much as it is the author's self-portrait with that glass in hand, and one learns from this poem a lot more about him than any life of him will offer. What he is looking at is what made him, but he who does the looking is far more palpable, for you can look at something only from outside. That´s the difference between a dream and a poem for you. Say, the reality was language's, the economy was his.

[Bài thơ đâu khác chi một giấc mơ khắc khoải, trong đó bạn có được một cái chi cực kỳ quí giá: chỉ để mất tức thì. Trong giấc hoàng lương ngắn ngủi, hoặc có lẽ chính vì ngắn ngủi, cho nên những giấc mơ như thế có tính thuyết phục đến từng chi tiết. Một bài thơ, như định nghĩa, cũng giới hạn như vậy. Cả hai đều là dồn nén, chỉ khác, bài thơ, vốn là một hành vi ý thức, không phải sự phô diễn rông dài hoặc ẩn dụ về thực tại, nhưng nó chính là thực tại.
Cho dù tất cả sự phổ quát gần đây của tiềm thức, sự tuỳ thuộc của chúng ta vào ý thức vẫn lớn hơn. Nếu trách nhiệm bắt đầu (ngay từ) trong giấc mơ, như thi sĩ Delmore Schwartz đã có lần diễn tả, rốt ráo ra, những giấc mơ được thể hiện và hoàn tất ở trong những bài thơ. Bởi thật là ngốc nghếch nếu gợi ý rằng có một đẳng cấp giữa những thực tại phức biệt, người ta có thể lập luận rằng toàn thực tại hướng vọng tới điều kiện của một bài thơ: nếu chỉ vì lý do tiết kiệm.
Sự tiết kiệm này là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và toàn thể lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những phương tiện dồn nén và súc tích. Trong thơ, đó là ngôn ngữ, tự thân nó, là một bản sao của thực tại được cô đọng cao độ. Nói tóm lại, bài thơ sản sinh hơn là phản ánh. Vậy nếu một bài thơ đề cập tới một chủ đề huyền thoại, điều này có nghĩa là một thực tại quan sát chính lịch sử của nó - hoặc nếu bạn muốn - điều này có nghĩa là, một hậu quả đặt tấm gương khuếch đại cạnh nguyên nhân và bị chói loà bởi nó.
Bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" đúng là như thế, bởi nó chính là chân dung tự hoạ của tác giả với cái kính khuếch đại cầm trên tay, và người ta, qua bài thơ này, biết được nhiều về tác giả hơn là bất kỳ cuốn tiểu sử nào về ông có thể cung ứng. Cái tác giả ngắm nhìn chính là cái tạo nên ông, nhưng kẻ ngắm nhìn rõ ràng hơn, bởi vì bạn chỉ có thể ngắm nhìn một cái gì từ bên ngoài. Đó là sự khác biệt giữa một giấc mơ và một bài thơ đối với bạn. Có thể nói, thực tại là của ngôn ngữ, tiết kiệm là của nhà thơ.]

*Toàn văn bài viết của Nguyễn Quốc Trụ đăng trong Tin Văn
http://web.archive.org/web/20031225162031/http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/jndex.html.

Note: Bài viết trên, trên Talawas, [cái tít Những chi tiết thơ trong một cõi không thơ là của bà chủ quán], nguyên gốc VHNT, đọc lại thấy bồi hồi quá đỗi.
Và nhớ.
Cả hai.
VHNT và:
Anh,
Trước hết em phải thành thật xin lỗi anh vì thời gian qua nhận rất nhiều mail của anh mà bất lịch sự không hồi âm nổi một dòng. Em đi làm phim xa nhà hàng tháng trời, nên không tiện liên lạc...
Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em gửi anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng, em vẫn nghĩ tới anh, và nhớ là anh rất hóm và gần gũi.