*












 Andrei Makine

*

Thư độc giả:
Trung thành với Đọc, mua dài hạn từ lâu lắm, ta rất ư ngạc nhiên khi thấy báo chẳng bao giờ nhắc tới những cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine? Trong khi, đây là 1 nhà văn đương thời rất bảnh. Báo cũng chẳng thèm nhắc tới cuốn mới ra lò của ông ta: Cuộc đời 1 gã cà chớn, đếch ai thèm biết đến.
Hãy giải thích cho ta biết, lý do của sự im lặng này!
GNV



**

Andrei Makine

Makine là một trong những tác giả sớm sủa nhất, Gấu tìm đọc, sau khi đọc bài điểm cuốn Di Chúc Pháp của ông, của Tolstaya trên tờ NYRB. Đọc bài điểm không thôi, là bèn nhớ ra liền dòng thơ “Hãy cho anh tí Paris, để anh làm thi sĩ”, của ông anh. Nhớ luôn cả kỷ niệm lần đầu tới Paris, trên đường tái định cư tại Xứ Lạnh, Paris là trạm ghé thứ nhì, sau khi rời Malaysia. Có nhân viên Cao Uỷ chờ sẵn, một em Đầm, để chỉ đường cho chuyến tiếp. Nghe Gấu xì xồ tiếng Tây, và xì xồ cái giấc mộng “cho xin  1 tí Paris”, em bật cười, Paris chẳng đẹp như trong mộng đâu, đường phố toàn kít chó!

Makine là 1 mặt khác, cũng của linh hồn Nga, khác hẳn thứ linh hồn giết người của đám nhà văn nhà thơ vệ quốc. Sau khi giới thiệu tiếp cuốn Sông Tình Một Thưở của ông, lu bu quá, rồi quên luôn, cho tới khi đọc bài giới thiệu mới đây trên tờ TLS.

-Ông viết văn bằng tiếng Pháp, và nói tiếng Pháp từ nhỏ. Cái phần Nga ở trong ông, nó ra sao?

 -Nước Nga rộng lớn đến nỗi, chỉ nội mình nó, đã là cả một vũ trụ, với chừng cả trăm dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa. Ở trái tim của nó, là nơi tụ hội của Âu châu và Á châu, của miền Nam và miền Bắc, nó có thể được coi như là phổ cập (universaliste). Pouchkine viết những bài thơ về Cổ Hy lạp, những khổ thơ nhiều đoạn bằng nhau, về Tây phương và Đông phương, một nửa những lá thư của ông viết bằng một thứ tiếng Pháp trải truốt, nhưng vẫn luôn giữ gốc Éthiopienne của mình. Đây là một người Nga luôn cảm thấy mình rất Nga, một "slave", ngay cả trong tính đa dạng của mình; ông nói: "Trong con người slave khắc khổ, tôi chẳng hề nhỏ một giọt nước mắt, nhưng tôi hiểu những giọt nước mắt." (En slave austère je n’ai jamais versé une larme mais je comprends les larmes). Đây có lẽ cũng là thái độ của nhà văn: hiểu những giọt nước mắt nhưng không hề đổ lệ. Thật trái ngược với thứ văn chương hiện nay, vừa mới gặp bất cứ ai là cứ thế vãi nước mắt, đâu còn thì giờ hiểu những giọt nước mắt của người khác. Nếu tôi là Nga, thì cũng giống như Pouchkine… Muốn hiểu được những phản ứng của tôi, là phải qui chiếu về sự cảm nhận văn chương Pháp tại Nga. Một trong những nhà sáng lập thơ ca Nga, Antioche Kantemir - ông cứ thế mà chôm chĩa, "cọp dê" (copy) Boileau mà chẳng thèm mắc cỡ - một bữa nói: "Những gì tôi mượn đỡ bạn bằng tiếng Gaulois, tôi trả lại bạn bằng tiếng Nga." Dostoievski và Tolstoi đã trả món nợ của Kantemir. Với hai người này, tiểu thuyết Nga trở thành [tiểu thuyết] Âu châu. Và nếu họ đọc những nhà văn lớn Pháp, họ cũng biết phê phán xã hội Pháp. Thí dụ như Tolstoi, ông đọc lại "Tu viện thành Parme" (La Chartreuse de Parme) của Stendhal để viết về trận đánh Moskova. Cùng lúc đó, trong "Bản xô-nát ở Kreutzer", ông chế nhạo xã hội Paris, những lối nói trống rỗng của nó, những quần áo dát kim loại của nó. Sự ngưỡng mộ của tôi là vô cùng, về những gì mà nước Pháp đã mang lại cho văn chương. Cùng lúc đó, sự nhỏ nhen của những môi trường phó-văn chương (paralittéraires) làm cho tôi phải tư lự.

 -Ông đã chịu trận vì thói làm dáng của giới xuất bản Pháp, trước khi biết tới vinh quang của giải Goncourt. Làm sao sống trong một tình trạng nghịch đảo như vậy?

 -Thì cứ tỉnh bơ đi. Thoạt đầu, hoàn cảnh của tôi ở Pháp thật ngược ngạo thành thử tôi cũng chẳng mong được công nhận ngay lập tức. Tôi cứ thế mà tiến tới, tin ở mình, và tự nhủ thầm, rằng mọi công nhận đều chỉ là tương đối. Khi được Goncourt, tôi thấy được choàng hoa. Như vậy là tôi đã sống cả hai thái cực, và tất cả những gì sẽ xẩy ra là ở giữa hai thái cực đó.

 -Trong số những cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, có cuốn nào được ông cưng nhất không?

 -Không, cuốn nào thì cũng có câu chuyện của nó, khí hậu của nó. Hơi giống như những cơ bắp, tùy theo bạn cử tạ hay phóng lao. Điều tôi thích ở trong cuốn "Lời thú tội của người cầm cờ bị thất sủng", là bố cục (composition), bằng cách nào cả một thời đại hiện ra, dưới cái nhìn trẻ thơ của một cậu con trai. Trong "Di chúc Pháp", tôi yêu sự di chuyển giữa hai văn hóa, một mang tính xã hội, một mang tính thơ ca…. Những cuốn sách là một phần của ngã (moi), hoặc của siêu ngã (surmoi). Xớ, sợi của chúng, đó là cái điều những người khác không diễn tả: một cử chỉ tình cờ nào đó trở nên thật thiết yếu đối với tôi, một thoáng chốc, được cắt ra từ cái dòng đều đều của thời gian, trở thành cả một cõi nhân gian nhỏ xíu, với không gian, với bầu trời của nó. Người thai nghén những khoảnh khắc… Là nhà thơ, là như vậy đó… Tôi nhớ, có một bữa trời mưa ở Sables-d’Olonne. Tôi chạy trú mưa ở một hàng hiên. Một cụ già lụ khụ cũng theo tôi trú mưa. Cụ chắc cũng được trăm tuổi, mặt tái nhợt. Ông cụ nói về bệnh tật của mình, về nỗi khó khăn khi đi đứng, về chuyện máu của ông chảy ngược. Tôi chẳng nói gì hết, tôi nhập vào ông cụ, tôi sống khoảnh khắc ông cụ đang sống. Mưa ngưng, ông cụ bỏ đi, nhưng có lẽ ông cụ đã chuyển sang cho tôi cái cốt tủy trong đời cụ, mà cũng chẳng thèm coi đó là quan trọng. Cuộc đời – và cuộc đời nhà văn của tôi – làm bằng những khoảnh khắc này.

 -Cảm nhận cái đẹp, đầu tiên, đầu đời, của ông, là gì?

 -Tôi luôn luôn sững sờ, vì đàn bà. Tôi còn nhớ một trong những người đó, mà tôi yêu như điên như khùng, tại một làng ở Sibérie. Tôi lúc đó mới mười tuổi, nàng cỡ ba mươi lăm, hoặc bốn mươi; nàng đi lấy nước, từ một nhánh sông gần đó. Nàng bước lên những tấm phên trải qua những vũng bùn, còn tôi thì ở trên một mỏm đất ngó xuống. Một chốc, một lát, nàng biến mất, và cứ thế tôi trở đi trở lại khúc sông, chỗ nàng đã từng đặt chân, rồi tôi đăm đăm nhìn dòng nước, thấy bóng nàng phản chiếu, tôi vuốt ve bóng nàng và lên bẩy từng trời. Đó là một tình yêu rất trong trắng, và rất vật thể (physique). Nếu muốn, người ta có thể nhập vào một dòng sông bất cứ lúc nào, mà chẳng làm phiền lòng Héraclite. Yếu tính nghệ thuật ở đó, ở trong dục vọng một lần nữa muốn nhập vào dòng sông.

 -Cậu bé ngày xưa nghĩ sao về người đàn ông bây giờ?

 -Cậu xét đoán thật nghiêm khắc, nhưng cậu nhận ra người đàn ông. Cậu nhận ra sự khó khăn, những mục đích đã đạt được, con đường chưa đi hết. Cậu không đỏ mặt xấu hổ, nhưng cậu cho rằng tôi hơi khinh bạc, nhưng chưa đủ cấp tiến. Nhưng cậu vẫn chấp nhận tôi. Đây là một độc giả trung thành, tôi nghĩ vậy.

Có lẽ cái tay nhà văn viết văn bằng tiếng Tây hơn cả Tây, phải là Andrei Makine. Ông còn viết cả 1 cuốn sách chửi Tây thuộc dòng chính, thế mới ghê: "Nước Pháp mà người quên yêu."

Vốn sống, vốn viết của ông là cuộc chiến Nga, giữa Đỏ và Trắng, chống Nazi, và cuộc lên ngôi của Đế Quốc Đỏ sau đó, củng tất cả những hệ lụy của nó.

Nhưng có lẽ phải gọi ông là nhà văn chuyên viết truyện tình thì mới đúng.

GNV biết tới Makine, qua bài điểm cuốn được Goncourt của Tây, “Di chúc Pháp”. Đọc bài điểm mê quá, mò đi kiến tác phẩm. Sau đọc tiếp cuốn “Sông Tình Một Thuở”, cũng quá tuyệt, và, vẫn truyện tình. Mới đây, thấy TLS khen ông nức nở, với cuốn “Cuộc đời của 1 kẻ vô danh”, Bèn đi kiếm đọc, thay vì nó, thì lại vớ được cuốn mới nhất của ông sau đây:

*

Le destin de Dmitri Ress pourrait être mesuré en longues années de combats, de rêves et de souffrances. Ou bien à l'intensité de l'amour qu'il portait à une femme. Ou encore en blessures, d'âme et de corps, qu'il a reçues, happé par la violence de l'affrontement entre l'Occident et la Russie. Cette pesée du Bien et du Mal serait juste s'il n'y avait pas, dans nos vies hâtives, des instants humbles et essentiels où surviennent les retrouvailles avec le sens, avec le courage d'aimer, avec la grisante intimité de l'être.
Dans un style sobre et puissant, ce livre transcrit la mystérieuse symphonie de ces moments de grâce.
Les héros de Makine les vivent dans la vérité des passions peu loquaces, au cœur même de l'Histoire et si loin des brutales clameurs de notre monde.
Andreï Makine, né en Sibérie, a publié plusieurs romans, parmi lesquels Le Testament français (prix Goncourt et prix Médicis), La Musique d'une vie (prix RTL-Lire), La Femme qui attendait, L'Amour humain et La Vie d'un homme inconnu. Il est aussi l'auteur d'une pièce de théâtre: Le Monde selon Gabriel. Ses livres sont traduits en plus de quarante langues.

*

Chuyện Tình

-Ông là nhà văn hách xì xằng, đứng sau chót, trong dòng những nhà văn - Conrad, Beckett, Nabokov, Kundera - được đời biết đến nhờ những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ thứ nhì. Đâu là lợi, đâu là hại, khi đếch viết văn bằng tiếng mẹ đẻ?

Andrei Makine:
Khi bạn chuyển từ ngôn ngữ thứ nhất qua thứ nhì, bạn bị bắt buộc trở thành lưu vong, và điều này có thể rất ư là hướng thượng [positive]. Thí dụ, bạn có thể quẳng mẹ tất cả những bản kẽm, có từ thuở Hùng Vương dựng nước - thí dụ, quê hương là chùm khế ngọt, nếu ai không có thì đếch có thể lớn lên thành Mít được - ở đằng sau bạn; nói về mặt ngôn ngữ, bạn bèn bước vô một vùng đất trinh nguyên. Đúng là một kiểu tái sinh, sống lại.

Tại sao, bằng cách nào, và như thế nào, mà ông lại chọn anh chàng tài tử mặt ngựa, Jean-Paul Belmondo, như là một mẫu mã Tây Phương cho những cuốn tiểu thuyết của ông?

Một phần, là do cơ may, có thể nói như vậy, nhưng cũng còn vì điều này, những cuốn phim của anh ta được chiếu đại trà ở Nga. Khi tôi vừa mới lớn lên, là lập tức bị nhồi đủ thứ Đến hẹn lại lên, Hãy chết như anh... Anh mặt ngựa Belmondo hớp hồn chúng tôi ấy là vì anh ta có vẻ hoàn toàn tự do, cứ phơi phới mà yêu mà sống mà chết, vượt ra khỏi, vượt lên trên, chính trị. Anh ta rất ư là quyến rũ, rất ư là vô chính trị - với chúng tôi, anh ta chuyển hóa, vượt qua, transcendend, Cuộc Chiến Lạnh.

Nhưng tại sao lại là (tài tử Pháp) Belmondo?

Với cái mũi dèn dẹt, anh ta giống chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi - taiga, vodka, những trại - là từ những hình vóc đó. Những khuôn mặt của một vẻ đẹp man rợ hằn lên những đường nét khắc khổ. Tại sao anh ta?

Bởi vì anh ta chờ đợi chúng tôi. Anh ta không bỏ rơi chúng tôi ở bậc thềm một lâu đài tráng lệ, và những lần tới lui, giữa những giấc mơ và cuộc sống thường ngày của anh, anh ta luôn luôn ở bên cạnh chúng tôi. Người ta theo anh vào tới cái điều không thể tưởng tượng ra nổi.
Chúng tôi còn yêu anh, bởi cái điều vô ích, của những thành quả, những chiến công. Bởi sự phi lý của những chiến thắng, chinh phục. Thế giới mà chúng tôi sống dựa trên tương lai rạng rỡ của một ngày mai ca hát. Đó là luận lý của chúng tôi. Những buổi gắn mề đay nơi điện Cẩm Linh là một biểu tượng cao cả. Ngay cả trại (tù) cũng có chỗ đứng ở trong cái trật tự hài hòa đó.

Rồi Belmondo tới cùng với những thành quả chẳng để làm gì, những trình diễn chẳng cần mục đích, chủ nghĩa anh hùng rẻ tiền, miễn phí (gratuit). Chúng tôi khám phá ra rằng, sự hiện hữu xác thịt của con người tự nó là một cái đẹp. Chẳng cần bất cứ một ngụy tư tưởng mang tính ý thức hệ, hoặc vì tương lai. Kể từ ngày đó, chúng tôi biết, về cái tự tại, tự thân tuyệt vời có tên là Tây-phương.

Lại còn cuộc gặp gỡ tại phi trường. Người nữ điệp viên chờ đón vị anh hùng của chúng tôi phải có một vật gì đó để họ nhận ra nhau. Dữ thần chưa, đó là một... karavai, một mẩu bánh mì đen, được gọi bằng cái tên chính hiệu Nga của nó, trong một phim Pháp! Một tiếng rú vang lên, và cùng với nó là lòng tự hào Nga chạy dài theo suốt những hàng ghế trong rạp Tháng Mười Đỏ... Khi trở lại Svetlaia, chúng tôi chỉ nói về chuyện đó: vậy là, ở nơi chốn Tây-phương xa vời kia, họ cũng biết một tí, rằng chúng tôi hiện hữu!

Sông Tình Một Thuở

**



**

Tôi thức dậy, tôi đã mơ 1 âm nhạc... Nhạc 1 đời... đối với thằng em trai đã tử trận của Gấu, là bản “Tôi đẹp nhất đêm nay”, của “em” Sylvie Vartan, và cùng với bản nhạc của Đầm, là "Đồn anh đóng bên rừng mai", của Mít.
*

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần Cuối Sài Gòn

 

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

 Dispatches from the heart of the revolution
 Andreï Makine confirms his status as a major novelist in this moving tale of an African Marxist
Nguồn

Bản tin từ trái tim của cách mạng chuyển đi:
Tại sao Cách Mạng chết bất đắc kỳ tử ngay sau khi thành công?
Tại sao VC nằm vùng biến thành ruồi?
Tại sao Yankee mũi tẹt biến thành bọ?
*
Hãy tìm đọc Tình Người, tác phẩm thứ 11 của Andrei Makine, nhà văn lưu vong Nga.
Trong bản văn viết về lịch sử của ông, một mẩu được tìm thấy ở trong Sổ Ghi của Che, sau khi ông chết, nhan đề là: Tại sao Cách Mạng chết?
Cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine là để tìm câu trả lời cho quan tâm của Che, và cho câu hỏi, Cách Mạng, “ba cái trò làm xàm giải phóng này là cái quái gì, nếu nó không thay đổi đến tận cơ bản cách mà chúng ta hiểu và yêu những bạn người của chúng ta?”
Trên Tin Văn đã từng giới thiệu Makine.

Tây phương vẫy gọi

Nhưng tại sao lại là (tài tử Pháp) Belmondo?
Với cái mũi dèn dẹt, anh ta giống chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi - taiga, vodka, những trại - là từ những hình vóc đó. Những khuôn mặt của một vẻ đẹp man rợ hằn lên những đường nét khắc khổ. Tại sao anh ta?
Bởi vì anh ta chờ đợi chúng tôi. Anh ta không bỏ rơi chúng tôi ở bậc thềm một lâu đài tráng lệ, và những lần tới lui, giữa những giấc mơ và cuộc sống thường ngày của anh, anh ta luôn luôn ở bên cạnh chúng tôi. Người ta theo anh vào tới cái điều không thể tưởng tượng ra nổi.
Chúng tôi còn yêu anh, bởi cái điều vô ích, của những thành quả, những chiến công. Bởi sự phi lý của những chiến thắng, chinh phục. Thế giới mà chúng tôi sống dựa trên tương lai rạng rỡ của một ngày mai ca hát. Đó là luận lý của chúng tôi. Những buổi gắn mề đay nơi điện Cẩm Linh là một biểu tượng cao cả. Ngay cả trại (tù) cũng có chỗ đứng ở trong cái trật tự hài hòa đó.
Rồi Belmondo tới cùng với những thành quả chẳng để làm gì, những trình diễn chẳng cần mục đích, chủ nghĩa anh hùng rẻ tiền, miễn phí (gratuit).
Chuyện tình

"Làm cho văn chương trở thành điếm đàng là một tội ác chống lại nhân loại


Human Love
Andreï Makine
Sceptre £12.99, pp249

 

In Andreï Makine's version of history, a fragment is found among Che Guevara's notebooks after his death entitled 'Why Revolutions Die'. Makine's 11th novel is an extended answer to Guevara's query, and to the related question of what revolutions are for in the first place. 'For what is the point of such liberating turmoil,' asks Elias Almeida, the African revolutionary whose story is narrated here, 'if it does not radically change the way we understand and love our fellow human beings?' 

Makine is not greatly celebrated in this country but in his adopted homeland of France, where he has lived and written in French since seeking political asylum from Russia in 1987, he is considered one of the leading contemporary European novelists. Much of his fiction has focused on Russian lives lived in the shadow of the Soviet experiment and sustained by dreams of the West. In Human Love he turns his attention to the failure of the Marxist ideal in another context: the Soviet-backed revolutions in Africa and their aftershocks that rumble on into the present.
Nguồn

Bản tin từ trái tim của cách mạng chuyển đi:
Tại sao Cách Mạng chết bất đắc kỳ tử ngay sau khi thành công?
Tại sao VC nằm vùng biến thành ruồi?
Tại sao Yankee mũi tẹt biến thành bọ?
*
Hãy tìm đọc Tình Người, tác phẩm thứ 11 của Andrei Makine, nhà văn lưu vong Nga.
Trong bản văn viết về lịch sử của ông, một mẩu được tìm thấy ở trong Sổ Ghi của Che, sau khi ông chết, nhan đề là: Tại sao Cách Mạng chết?
Cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine là để tìm câu trả lời cho quan tâm của Che, và cho câu hỏi, Cách Mạng, “ba cái trò làm xàm giải phóng này là cái quái gì, nếu nó không thay đổi đến tận cơ bản cách mà chúng ta hiểu và yêu những bạn người của chúng ta?”
Trên Tin Văn đã từng giới thiệu Makine.

In the company of ghosts

DAVID EVANS

Andrei: Makine

THE LIFE OF AN UNKNOWN MAN

Translated by Geoffrey Strachan

256pp. Sceptre. £16.99. 978034099878 6

There is a Chekhov story in which a young woman joins a friend for a ride on a toboggan. As they rush through the snow, she hears him whisper in her ear: "I love you, Nadenka". Did he really say those words? Or did she just imagine it? They grow apart, settle down, have children. Two decades pass. Then one day they meet again, and board a toboggan together. As they pick up speed, the woman hears her old friend confide once more: "I love you, Nadenka".

At least, that is how Shutov, the protagonist of The Life of an Unknown Man, remembers the story. As the novel begins, we find him reciting the tale from memory, recalling with fondness its old-fashioned romance. But the version he tells differs exquisitely from Chekhov's tale. Shutov has forgotten that the story is called "Shutochka" or "A Little Joke"; that whispered declaration of love was a cruel prank, and the happy reconciliation never occurred in the ·original.

It is a beautifully subtle piece of characterization; the mistake reveals Shutov's tendency to fall back on comforting illusions. A middle-aged, moderately successful Russian novelist settled in Paris, he idealizes the country of his birth but hasn't visited it in twenty years. He prefers the company of characters in books ("faithful ghosts . . . the creatures brought into being by writers") to that of his flesh-and-blood girlfriend. When she leaves him, he experiences something like a midlife crisis, and decides to return to Russia to track down Yana, an old flame.

He finds her in St Petersburg, but she shows little interest in him. Disheartened, he wanders Nevsky Prospekt, bewildered by the "frenzied materialism" of the New Russia. He encounters Volsky, an elderly man who reminisces about his wartime experiences. Shutov listens, humbled, as Volsky speaks of the siege of Leningrad and the privations of Stalin's gulags. The man's tale has a luminous, didactic quality, like a fable, and it leads Shutov to an epiphany; he will give up his bourgeois fiction and write a new kind of book, a tribute to the "unvoiced" men and women of his country's past.

Like his finest work, Le Testament Francais (which was awarded the Prix Goncourt in 1995), Andrei' Makine's latest novel is about memory, both personal and historical. Although he lives in exile and writes in French, Makine grew up in the Soviet Union, and his novel examines and dramatizes attitudes towards the Communist period in present-day Russia, He criticizes the blithe "forgetfulness" of the country's youth, who have "turned the page of history" with "vigorous indifference", But he also satirizes the nostalgia of an older generation who cling pathetically to "the wretched vestiges of those days". Is Shutov any different? Or does his decision to write about the Soviet era at the end of the book represent a retreat into a romanticized Russian past? One suspects that his new project may just be another exercise in self-deception, like the bowdlerized Chekhov story.

In any case, this masterful novel resists easy answers. It finds Makine at the height of his powers: in the book's latter stages, he alternates dazzlingly, between the intimate Shutov narrative and the more expansive Vol sky saga, spinning a compelling, Beckettian vision of history as a "whirligig absurdity". Rich, artful, and affecting, The Life of an Unknown Man secures Makine's place in the first rank of European novelists.Giấc mơ Pháp thuộc về truyền thống cổ xưa, của Nga. Một người Pháp lẽ dĩ nhiên chẳng hề mơ mộng như vậy: anh ta sống ở đó. Những người ngoại quốc khác, nếu mơ đi Tây, cũng thường thôi: dành dụm tiền bạc, rồi làm một chuyến ngao du. Người Nga, sau bao thập kỷ bị nhốt phía sau bức màn sắt, họ nghĩ ra những giấc mộng hải hồ chẳng giống ai, chẳng ai có thể nghĩ ra nổi. Không phải ngẫu nhiên, suốt thế kỷ 19, tiếng Pháp được coi là ngôn ngữ học đường tại Nga, dấu hiệu cho thấy thuộc về giai cấp ở trên. Không phải một chọn lựa may rủi, sau cơn động đất đổ nhà đổ cửa, Cách mạng 1917, người Nga đã đổ xô qua Pháp. Sau khi không còn bức màn sắt, đi Mỹ là những kẻ "thực dụng"; những con người "lý tưởng" vẫn chọn Pháp.

"Này, thấy Paris thế nào?", (Well, what is Paris like?), T. Tolstaya đã từng hỏi một ông bạn thi sĩ, vào năm 1987. Ông này mới trải qua một tuần, lần thứ nhất trong đời, ở Paris. "Y chang trong mộng, của tụi mình!" Không chỉ vì nó đúng như tất cả những giấc mơ, nhưng Paris "không thể" làm thất vọng, bất cứ một hoài vọng nào, về nó.

Makine là một trong những tác giả sớm sủa nhất, Gấu tìm đọc, sau khi đọc bài điểm cuốn Di Chúc Pháp của ông, của Tolstaya trên tờ NYRB. Đọc bài điểm không thôi, là bèn nhớ ra liền dòng thơ “Hãy cho anh tí Paris, để anh làm thi sĩ”, của ông anh. Nhớ luôn cả kỷ niệm lần đầu tới Paris, trên đường tái định cư tại Xứ Lạnh, Paris là trạm ghé thứ nhì, sau khi rời Malaysia. Có nhân viên Cao Uỷ chờ sẵn, một em Đầm, để chỉ đường cho chuyến tiếp. Nghe Gấu xì xồ tiếng Tây, và xì xồ cái giấc mộng “cho xin  1 tí Paris”, em bật cười, Paris chẳng đẹp như trong mộng đâu, đường phố toàn kít chó!

Makine là 1 mặt khác, cũng của linh hồn Nga, khác hẳn thứ linh hồn giết người của đám nhà văn nhà thơ vệ quốc. Sau khi giới thiệu tiếp cuốn Sông Tình Một Thưở của ông, lu bu quá, rồi quên luôn, cho tới khi đọc bài giới thiệu mới đây trên tờ TLS.