*
 
Tạp Ghi

Biển Nhớ
2 3 4 5 6
7 8




 


Biển Nhớ
2


Hãy thua, thua nữa, thua cho bảnh. [Beckett].

Biết tòa án Mẽo sẽ phán, tụi mày thua, mà vẫn lao vô.
Biết vụ án, nhìn về mặt pháp lý, là một vụ án có tính cá nhân, mà vẫn không thể bỏ mặc cho một người.
Biết, giả dụ như thắng, cũng chẳng thể nào nhờ đó, mà có được, một tác phẩm văn học ra hồn, về cuộc chiến, về văn học hải ngoại.
Thua, may ra...


Anh viết như thế, đến tôi đây cũng còn thấy đau, nữa là ai.
[Một thi sĩ, ra đi từ miền bắc, nhận định về "cách cắt nghĩa" của Gấu, về những hành động độc ác, thô bỉ, của nhân vật Nguyễn Huệ, của NHT]

Milosz từng nói tới sự độc ác của cõi văn Ba Lan. Trong cuốn Milosz's ABC's, dưới đầu vào "Sự độc ác" [Cruelty, bản tiếng Anh, do Madeline G. Levine dịch từ tiếng Ba Lan], ông viết:
Có thể cái trò đùa đểu, thâm, độc, tàn nhẫn, trò khôi hài đen... là nét đặc biệt của tầng lớp trí thức Ba Lan trong thế kỷ này. Và thường được giải thích, đây là do "tai nạn của lịch sử" giáng lên phần đất này, của Âu Châu.
Liệu có thể "mượn"  ý của ông để giải thích những tác phẩm, thí dụ như Sổ Ghi, của Trần Dần?

Cũng trong đoạn viết trên đây, ông kể về buổi trình diễn lần đầu, kịch Trong Khi Chờ Godot, của nhà văn Nobel văn chương Samuel Beckett, tại Paris; khán thính giả đã bật cười hô hố, khi "thưởng thức" cảnh Pozzo hành hạ Lucky, là kẻ nô lệ, người hầu của anh ta; triết gia người Pháp Lucien Goldmann, mà Milosz ngồi kế bên, đã hết sức phẫn nộ:
-Họ cười cái gì chứ? [Cười] những trại tù cải tạo, hử?
[What are they laughing? The concentration camps?]


Một người tù kiệt xuất và một linh hồn lưu vong.

Khi lương tâm vùng vẫy [mong] thoát khỏi kiếp xiềng, nó lay động hết một cõi người của chúng ta. Sau một cú khủng khiếp như thế, chẳng có thể nói được, ai là người trong số chúng ta sẽ thoát ra khỏi cơn bão tố, mà còn giữ được tâm hồn phẳng lặng.
Solzhenitsyn
Cuộc đời của ông [Solzhenitsyn] cho thấy, ngay cả ở trong thế kỷ hung bạo, là thế kỷ của chúng ta, sự can đảm của một cá nhân không thôi, đã làm nên điều phi thường.

Cuộc đời tù của Nguyễn Hữu Luyện và những hành động sau này của ông, làm tôi nhớ tới nhà văn Nga, Solzhenitsyn, như trích đoạn sau đây, là những dòng Steiner điểm cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, Một Thế Kỷ Ở Trong Ta, trên tờ Phụ Trang Văn Học Thời Báo, London, TLS:

Khi Khrushchev bật đèn xanh cho 'Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich', với ông ta, đây là một hành động mang tính chính trị giai đoạn: Anh tù Ivan là một nông dân, không phải một trí thức. (Khruschev cho rằng khẩu phần nhà tù như trong cuốn sách mô tả là vượt định mức). Nếu ông ta tiếp tục làm cho xong, việc tẩy uế chủ nghĩa Stalin, cuốn sách cũng chẳng thể kéo dài, và nhân lên mãi, niềm vinh quang ngây ngất của nó. Cùng với sự xuất hiện của 'Một ngày', chỉ trong 'một đêm', Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: 'Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?...' Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn.
Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình, như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho, hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình, bản thân... cho 'cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương': Quần đảo Gulag.

Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông ta cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có thể trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng triệu tù gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công dân.
[Một linh hồn lưu vong]