*

















Thà nô lệ anh Yankee mũi lõ, còn hơn anh Yankee mũi tẹt

Nguyễn Quốc Trụ
Thông Báo Tin Buồn
Việt Báo Thứ Sáu, 9/8/2006, 1:02:00 AM
Thứ Tư, ngày 23 tháng 8 vừa qua, có một anh em văn nghệ vừa tạ thế tại Việt Nam.

Nhà văn NGUYỄN MAI sinh năm 1944 ( tuổi Thân)
Trước 1975 làm ở Tuổi Ngọc và Thời Tập, sau làm thư ký tuần báo Mây Hồng.
Sau 1975 trôi nổi không định hướng, sống trong cảnh túng thiếu.
Cuối cùng lập gia đình với bà Nguyễn Thị Lin, người dân tộc, làm rẫy ở Ban Mê Thuột.
NGUYỄN MAI vừa từ trần tại Ban Mê Thuột, Việt Nam vì chứng ung thư.
Hưởng dương 62 tuổi.
Tác phẩm đã xuất bản: Thời Mù Sương (1972)
Nguyễn Trọng Khôi
Tôi, Nguyễn Quốc Trụ, cầu chúc linh hồn bạn Mai sớm siêu thoát.
*
Tôi quen Nguyễn Mai thời gian làm cho ông Nhàn, cùng với anh, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi và một tay nổi tiếng, chuyên viết về thiếu nhi, Từ Kế Tường, phụ trách tuần báo Mây Hồng, dành cho thiếu nhi. Từ Kế Tường lúc đó là con cưng của ông Nhàn.
Gấu [tiếu danh của NQT] thực sự lo chuyện dịch thuật, Khôi lo vẽ.
Tờ báo là của TKT.
Có lần tôi đi lén một đường... tình, ca cẩm về nỗi mất em Bông Hồng Đen, đặt tên bài là Quán, tức cái nơi chốn thiên đường đã từng ngồi mí em trên đường chở em tới Gia Long. Báo ra, ông Nhàn đọc, la, báo thiếu nhi mà sao anh viết truyện này?
Bài sau đăng lại trên Tập San Văn Chương, vẫn lấy tên là Quán.
Choàng thêm cho nó một vòng hoa, câu của Alain: Le domicile est suspendu au cou de l'homme Comme une punition Alain [Nơi ăn chốn ở treo tòng teng ở cổ con người Như một sự trừng phạt]
Thanh Tâm Tuyền biết, cuời, hỏi, cậu có biết Vũ Hoàng Chương về già mà còn có tập thơ đặt tên là Ngồi Quán?
*
Gấu biết đến ông Nhàn, là do Nguyễn Mai giới thiệu. Gấu biết Nguyễn Mai, là qua nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, khi ông ngưng phụ trách trang VHNT của tờ Tiền Tuyến, giao cho Gấu, kèm một số bài viết của hai người chưa có tên tuổi, nói, sửa, rồi nếu được, đăng cho họ, một trong hai người đó, là Nguyễn Mai.
Chút tình đó khiến anh nghĩ tới Gấu, kêu làm cho ông Nhàn, chủ tờ báo thiếu nhi Mây Hồng và nhà xb Vàng Son.
Còn ông kia, sau là tác giả bản danh sách 12 tên nhà văn phản động, đồi trụy, trong có đủ bộ đám Sáng Tạo, và Gấu, đứng hàng thứ 7.
Thời gian làm cho ông Nhàn, Gấu dịch được một số sách như Ngày Dài Nhất, nói về cuộc đổ bộ của Đồng Minh xuống bãi biển Normandie, Mặt Trời Vẫn Mọc, của Hemingway, và cuốn lạ nhất, là Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố, từ bản tiếng Pháp tên là Làn Da, La Peau, của nhà văn Ý, Curzio Malaparte.
Cuốn này nói về quân đội Mỹ đổ bộ Ý Đại Lợi giải phóng đất nước này ra khỏi khối Phát xít, của Mussolini và Hitler. Lạ một điều, bao nhiêu năm sau đọc lại, những thảm cảnh của một nước Ý được giải phóng sao y chang hoàn cảnh Miền Nam sau khi được Miền Bắc giải phóng.
Thật lạ kỳ, sự kiện, một ông như ông Nhàn, vốn làm chủ sự phòng kiểm duyệt, sau bỏ sở, ra làm nhà xb dưới bảng hiệu của nhà xb Sống Mới, chọn một cuốn như cuốn La Peau, của Curzio Malaparte, và ghê gớm hơn nữa, đổi ra là Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố, liệu ông đã ngửi ra, đã tiên tri ra được, cái chết của Thượng Đế, ở trong một thành phố mang tên là Miền Nam, là Sài Gòn, và cái chết của chính ông, có thể kể như là nạn nhân đầu tiên của chính sách Kinh Tế Mới của VC?
*
Nguyễn Mai còn nhớ đến Gấu tôi, những ngày sau 1975, khi anh làm thợ sửa mo rát cho nhà xb Văn Học 'ở phía Nam', cũng một thứ cơ sở ăn cướp, dưới quyền me-xừ nhà thơ, nhà đầu nậu sách Phạm Mạnh Hiên.
Khi biết tin nhà xb này tính dịch cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, anh liền bắn tin cho Gấu, hãy mang bản dịch hồi làm với ông Nhàn đến 'đăng ký'!
Nhưng kiếm ở đâu ra bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc của Gấu bây giờ đây?
*
Khoan nhắc tới cuộc phần thư 30 Tháng Tư, từ những ngày trước đó, Gấu đã chẳng còn giữ được một bản nào, không chỉ nó, mà còn nhiều nó khác nữa. Sau 1975, ngay bản quí, có chữ ký của tác giả, cuốn Một Chủ Nhật Khác, mà còn bị bà Thảo Trần đưa vô lò lửa, ôi dào, củi không có thì đành nó, vừa đưa vô, vừa cố đọc vội vài chữ, trước khi lửa lém sạch.
Tủ sách của Gấu đa số là bị phần thư theo kiểu này, số còn lại đưa ông nhà thơ Trần Tuấn Kiệt đem ra vỉa hè Lê Lợi, bán được cuốn nào ông mua bia cuốn đó.
Người đưa cho Gấu cuốn Mặt Trời Vưỡn Mọc, là bà xã nhà thơ Joseph Huỳnh Văn. Đến lúc đó, ông bạn nhà thơ mới có dịp thưởng thức tài dịch văn của Gấu. Cuốn này, là từ thư viện Gia Long [?], bà xã anh, hay bà con của anh, có người làm tại đây, và mượn giùm cho Gấu.
Về cái vụ này, Gấu có kể sơ trong bài viết.
Không ngờ bài viết mang tính tiên tri, báo trước sự xuất hiện của những nhà văn hiện còn ở trong nước, cộng tác với báo hải ngoại, tuy có chút khác biệt: Mấy ông này viết cho báo 'Ngụy', không phải báo Cách Mạng "Nguỵ Trang", hay Cách Mạng 'Chui', ở hải ngoại.
Thời gian làm với ông Nhàn, tại nhà in số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Gấu số 29, buổi sáng, những khi túi không tiền, và thường là không tiền, Gấu ghé nhà in, thường cũng đã có mặt, hai ông khác, Nguyễn Mai, Nguyễn Trọng Khôi, túi không tiền, cũng như Gấu, và, cả ba đều đợi, ông Nhàn tới, và, câu đầu tiên của ông là, tụi mình đi ăn sáng.
Quán ăn, đình Tân An gần đó, của một nữ nghệ sĩ cải luơng nổi tiếng: Út Bạch Lan. Ông Nhàn lúc đó có một cô bồ nhí, và đám chúng tôi, thuờng gọi, cả hai, là, Roméo và Juliette.
Không biết bà vợ của ông có biết chuyện, tuy nhiên, trước ngày 30 Tháng Tư, khi Juliette đề nghị hãy đi với nàng, thì Roméo quyết định ở lại với vợ con. Ở lại, ông Nhàn là một trong những người đầu tiên hưởng ứng chiến dịch Kinh Tế Mới của VC.
Buổi sáng hôm đó, chàng Roméo vác cái cuốc đi làm rẫy, trời còn mù sương, có thể do nghễnh ngãng, có thể do nhớ Juliette, chàng không nghe tiếng gọi "đứng lại" của một ông du kích, thế là ông này đòm một phát.
Sau này, đọc Một Chủ Nhật Khác, tới cái đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học nhò nhí Oanh, bò ra ngoài rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình cũng đang ngã xuống, ở nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC. Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng. *
Ra hải ngoại, sau những ngày tù, vào những ngày cuối đời nơi đất người, đôi khi nhớ lại những ngày làm cho ông Nhàn tại nhà in của Cha Luận., số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhớ đến cái chết của ông, Gấu vẫn băn khoăn tự hỏi, ai mách ông cuốn The Skin, La Peau, và ông ngửi thấy gì từ cuốn sách này, và nửa cái tít "Thượng Đế Đã Chết", của Nietzsche, dễ hiểu thôi, nhưng còn cái đuôi, nửa còn lại đó,"Trong Thành Phố", ở đâu ra vậy?
Nhà xb Vàng Son chỉ là một chi nhánh của nhà xb Sống Mới. Ông chủ của nó có rất nhiều nhà xb như của ông Nhàn, thí dụ như một nhà xb của tay viết cuốn Đôi Mắt Người Xưa [Nguyễn Ngọc Linh ?]. Khi Gấu dịch xong, ông Nhàn mang trình xếp Sống Mới, ông Khoái, hay Khoát, ông này đưa cho tay Linh kiểm tra, Gấu nhớ là, tay này rất khoái bản dịch, nhưng than, bỏ nhiều quá, chỉ còn 1/3 cuốn sách, nhưng đây là quyết định của ông Nhàn.

Cuốn Thượng Đế Đã Chết Khủng Khiếp Thật. Nó nói về Mẽo giải phóng Ý, và nó tiên tri ra hai cuộc giải phóng khác, tại Việt Nam. Gấu lập lại, hai cuộc giải phóng.
1. Quân đội Mẽo tới Miền Nam, nhằm giải phóng miền đất này, thoát cuộc xâm lăng của VC Miền Bắc.
2. VC Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Và xoá sổ nó.
Malaparte tả cảnh thành phố Naples được Mỹ giải phóng: Nếu có khi nào phải thua một cuộc chiến, và thua về tay một thứ quân đội hào hùng, đẹp trai, phong nhã, ăn mặc như những anh chàng công tử, như Huê Kỳ, thì còn gì vinh quang cho bằng?
Tuy nhiên lạ một điều bất cứ cái gì mấy anh lính Mỹ đẹp trai này sờ  vô, là y như rằng, nó trở nên hư ruỗng.
Cũng vậy, thua ai, thua bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!  Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.
Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!
*
Malaparte viết: Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người, là làn da của chính anh ta.
When Germans become afraid, when that mysterious German fear begins to creep into their bones, they always arouse a special horror and pity. Their appearance is miserable, their cruelty sad, their courage silent and hopeless.
Khi người Đức bắt đầu sợ, khi nỗi sợ bí hiểm Đức đó ăn tới xương, thế là từ họ toát ra nỗi kinh hoàng và sự thương hại đặc biệt.
Vẻ ngoài của họ trở nên thê thảm, sự độc ác, buồn lạ chi đâu, và sự can đảm, nín câm và vô vọng.
Gấu này tự hỏi, giá mà anh bộ đội Cụ Hồ, kẻ thù nào cũng đánh thắng, biết sợ, như thế, thì đã không biến thành bọ!  Thảm thay!
Ông viết: Tự do đắt giá, còn đắt hơn cả nô lệ:
Đúng là câu văn mặc khải cho cái số phận bi đát của một miền đất: Thà nô lệ yankee mũi lõ, còn hơn tự do yankee mũi tẹt! Ôi chao, trận dịch hạch do giải phóng đem vô khiến mọi người đổ xô chạy ra biển! NQT
Việt Báo online

 Cuốn Thượng Đế Đã Chết khủng khiếp thật.
Nó nói về Mẽo giải phóng Ý, và nó tiên tri ra hai cuộc giải phóng khác, tại Việt Nam. Gấu lập lại, hai cuộc giải phóng.

1. Quân đội Mẽo tới Miền Nam, nhằm 'giải phóng' miền đất này, thoát cuộc xâm lăng của VC Miền Bắc.
2. VC Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Và xoá sổ nó.
Malaparte tả cảnh thành phố Naples được Mỹ giải phóng: Nếu có khi nào phải thua một cuộc chiến, và thua về tay một thứ quân đội hào hùng, đẹp trai, phong nhã, ăn mặc như những anh chàng công tử, như Huê Kỳ, thì còn gì vinh quang cho bằng!
Tuy nhiên lạ một điều, bất cứ cái gì mấy anh lính Mỹ đẹp trai này sờ  vô, là y như rằng, nó trở nên hư ruỗng.
Cũng vậy, thua ai, thua bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!
Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.

Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!
*
On 1 January 1951 the American consul in Hanoi, Wendell Blancke, sent a secret telegram to the State Department about de Lattre: 'This New Year morning De Lattre received civil and military leaders, made a moving speech which had most eyes swimming, Vietnamese as well as French. Theme was, they shall not pass, plus slogan "confidence and resolution". Said Vietnamese independence and national army must soon become reality ... added his wife now arriving Saigon, will leave her in Hanoi . . . as earnest of confidence and family feeling.' The evacuation of women and children from Hanoi was abandoned, as were plans to give up the Tonkin delta. He stated that the French army would fight and if it had to be, be destroyed, but it would not evacuate. Bringing his wife to live in Hanoi did much to restore the morale of military and civilian personnel: 'I shall often be among you. I shall come with my wife . . . ' This was an act of genius and won him complete confidence. Having lost entire companies and prepared for the worst by evacuating its civilians, the French High Command, in the person of de Lattre, now stood firm and assured
With his Napoleonic jaw and Roman nose, he looked messianic.
An electrifying speaker, he delivered his speeches in a husky voice ranging from a whisper to fortissimo.When he addressed the downhearted troops, he made them see their mission in a new light. He expressed his objective to an American journalist:
We have abandoned all our colonial positions completely. There is little rubber or coal or rice we can any longer obtain. And what does it amount to compared to the blood of our sons we are losing and the three hundred and fifty million francs we spend a day in Indochina? The work we are doing is for the salvation of the Vietnamese people. And the propaganda you Americans make that we are still colonialists is doing us tremendous harm, all of us - the Vietnamese, yourselves and us.
This political philosophy was commendably on the side of the youth of Vietnam:
This war, whether you like it or not, is the war of Vietnam for Vietnam. And France will carry it on for you only if you carry it on with her . . . Certain people pretend that Vietnam cannot be independent because it is part of the French Union. Not true! In our universe, and especially in our world of today, there can be no nations absolutely independent. There are only fruitful interdependencies and harmful dependencies . . . Young men of Vietnam, to whom I feel as close as I do to the youth of my native land, the moment has come for you to defend your country.
Edmund Gullion recalled de Lattre inviting Vietnamese students to fight for Ho Chi Minh: 'If any of you young men want to fight for your country and don't think it's this country, then go, go and fight for Ho Chi Minh.'

Norman Sherry: The Life of Graham Greene. Chapter 24: Bonjour Saigon
*
De Lattre nói với một tay phóng viên Mẽo:
Chúng tôi bỏ tất cả những vị trí thuộc địa. Có tí mỏ than, có tí vườn cao su chúng tôi không thể giữ được nữa. Nhưng cái gì có thể so sánh với máu của đám Tây mũi lõ con cháu của chúng tôi đổ ra, và 350 triệu phật lăng chi mỗi ngày cho Đông Dương? Cái việc chúng tôi đang làm là cứu vớt dân Mít. Và cái trò tuyên tuyền của Yankee mũi lõ các anh, coi chúng tôi chỉ là thực dân cũ làm chúng tôi đau lắm, thiệt hại lắm cho tất cả chúng ta - dân Mít, chính lũ Mẽo nhà các anh, và chúng tôi.
Và ông đọc diễn văn trước đám sinh viên Hà Lội:
Cuộc chiến này, dù tụi khốn mày có thích hay là không thích, thì nó vẫn là cuộc chiến của tụi mày, cho chính tụi mày. Và nước Pháp chỉ có thể gánh tí nào cho lũ chúng mày, nếu chúng mày ôm lấy nó... nếu chúng mày muốn chiến đấu cho Bác Hồ thì cút cha lên bưng, lên rừng đi!