*





TTT 2012


Trong bài viết

The wiles of art
Mưu ma chước quỉ của nghệ thuật

Guilt and greatness in the life of Czeslaw Milosz
Tội Lỗi và Sự Lớn Lao trong cuộc đời Czeslaw Milosz

CLARE CAVANAGH

Clare Cavanagh cho biết, Milosz cực ghét cái trò tự bộc lộ về mình của đám nhà thơ Mẽo hậu chiến. Ông phán: Nhà thơ thứ thiệt phải giữ riêng những con quỉ của mình, cho chính mình.

“Ông số 1” không phải là 1 nhà thơ ưa lèm bèm về mình, nhưng độc giả tinh ý, thì lâu lâu, “thi thoảng”, ông cũng để lộ ra cái ấu thời Bắc Kít của ông, thí dụ, qua Kiệt, khi ngồi với cô học trò, hay thố lộ với vợ, khi đi tù, qua bài thơ nhớ vợ.

Trong khi ăn, Kiệt bỗng nhớ đến những ngọn gió bấc cắt da, những hạt mưa nhọn như kim châm, dúm ớt bột khô tê môi, chảy nước mắt, bát nước chè tươi bỏng rát lưỡi. Từ bát bún riêu, chàng nói về mùa màng thời tiết, về bầu trời sông nước, về đồng ruộng trái quả, về phố phường thắng cảnh và vô tình chàng tiết lộ những mảnh vụn của một thời thơ ấu và niên thiếu chẳng hề nói với ai. Oanh mở mắt to chăm chú. Kiệt lại thấy những giọt nước mắt rơi.
Một chủ nhật khác

Từ bao giờ anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song tù ngục
Hoang vu lời thơ ai reo hát cùng cỏ lá heo hút
Dẫn đưa anh về tận nẻo nguồn
chốn bình minh lẩn lút
(Bình minh bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm nay) 

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm
Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn 

Em, soi bóng em hồn nhiên trên lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm. 

Tuy nhiên, chắc không thể nào ngờ, “giặc ngồi ngay sau lưng vua đó” [đố bạn đọc TV biết câu này của ai? Hà, hà!], ông bị chính người tình của ông tung hê lên net, những lá thư mà ông nghĩ, chỉ có người tình đọc, những khi quá…  nhớ ông!
Làm đếch gì có chuyện vì văn chương, mà tui phải khui ra! Văn chương là cái chó gì mà phải làm 1 chuyện như thế?
Toàn ngụy biện!

Kẹt nhất ở đây, là những đứa nhỏ. Chúng sẽ nghĩ về bố chúng như thế nào?
Vậy mà có người là “bạn của ông”, cũng xúm vô đánh hôi! NQT

*

Tôi là kẻ may mắn sống sót, nhưng đếch còn muốn làm nhà văn nhà thơ nữa.
Viết như thể chẳng có gì xẩy ra. Bao giờ thì tôi có thể?
Đây là vấn nạn của “Shoah”, một phim của Lanzmann, theo David Denby, trong 1 bài viết trên Người Nữu Ước, Jan 10, 2011, khi phim này lại được đem ra trình chiếu ở Mẽo.
Đẩy đến cực điểm, thì nó như thế này:
Nếu bạn [lại] viết lại, thì cái kinh nghiệm đi tù, và luôn cả trại tù VC kể như không có!
Đâu có phải tự nhiên mà Ông Số 1 được toàn dân Mít quí trọng, ngay cả VC cũng quí, có thể còn hơn cả cái đám bạn bè cá chớn của ông đâu?
Tao “đếch” có viết nữa, vì sợ lại phải chứng kiến 1 lần nữa Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!
Tao không viết nữa, để cho cái chuyện đó đừng bao giờ xẩy ra nữa.
[But the notion that the Holocaust might happen again is exactly what "Shoah" is not about.]
Hà, hà!

Có thể nói, tất cả văn chương Mít, sau 30 Tháng Tư 1975, VC hay không VC, tù VC hay không tù VC, thì đều được viết ra, như thể Lò Cải Tạo đếch có xẩy ra.

Ông không viết nữa hả? Thì tui bèn mang thư ông viết cho tui, cho thiên hạ cùng đọc, chơi!
Hà, hà!
Đau thật. Kẻ thù ngồi ngay sau lưng Ông Số 1!
Đây là cái huyền thoại dựng nước Mít, được lập lại [Huyền thoại Mỵ Châu - Trọng Thuỷ]
Hà, hà!
Hà, hà!

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy....
TTT:
Trong đất trời
Tưởng niệm Mai Thảo

Chúng ta, bữa hôm nay, thử lèm bèm, về nó, về những đứa con "tư sinh", như một niềm “tự hào”, [tự hào cái con khỉ!], hay như là 1 “bad faith"....


GIẢI ĐỀ: CHỮ TRINH CÒN MỘT CHÚT NÀY

Bạn ta — “Xuống núi” không tìm gặp bạn, nghĩ cũng tệ. Thật thì chẳng có lý do nào ngăn trở hết. Mỗi lần đáp xuống thành phố, vẫn chỉ ngần ấy thói quen: Ngồi quán, gặp vài khuôn mặt thân thuộc và ngày dứt trong khuya ngất ngưởng. Thế thôi, không gì khác. Ta chẳng thích mất những thói quen.

Xuống, nghe bạn ta lại phải dấn thân vào trường “gió tanh mưa máu”, còn mắc nạn nữa. Hơi buồn. Biết làm sao được, phải không? Đúng là “ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” Cái nhà ông Nguyễn Du, lâu lâu sực nhớ ông, bắt giật nẩy mình. Ngày xửa, ngày xưa, ta đã cứ thắc mắc hoài về mấy câu nói của nàng Kiều khi tái ngộ chàng Kim... Chữ trinh còn một chút này, chẳng cầm cho vững lại dày cho tan. Giờ mới thấm thía, tội cho nàng Kiều biết mấy. Ông Nguyễn Du là chúa độc, hơn cả anh chàng Tây Độc (hỗn danh của bạn ta đó). Nàng Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường, tưởng đã thoát nợ kiếp này, ông lôi cổ lên đẩy về nhà, bắt phải mở mắt mà trông: Này chồng, này mẹ, này cha; này là em ruột, này là em dâu... Cô ngồi xuống đó đi, trước mắt đông đủ mọi người — hết thảy mọi người, yên ổn và êm ấm nhưng không thể quên cô — và trước mắt tình lang mười lăm năm cũ cô ngồi đó trong kiếp đoạn trường nào đâu đã dứt. Cô đã trả món nợ hồng nhan cho ông trời già cay nghiệt, nhưng chưa xong. Còn cái món nợ tình với chàng Kim nữa, cô ơi. Ôi, cái món nợ tình, món thế tục cầm chân ta lại trong vòng khiến ta bắt buộc ngồi đó với bẽ bàng. Cái “bước trần ai” ta cứ động lòng. Nhưng mà động lòng đến chừng nào, hỡi bạn ta. Còn một chút này.... thật là thảm, bạn ta nghĩ mà coi. Chút này là chút nào? Chàng Kim chỉ có thể hiểu đến chỗ: Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình. Thiệt kỳ cục.
...

Giả như gặp nhau, ta cũng đến lặng ngắt. Hoặc giả ta khua inh sự lặng ngắt. Thế thôi. Mà ta rõ đã lăn thân vào chốn ấy, bạn không muốn nghe sự lặng ngắt. Ta cũng đang khua gióng sự lặng ngắt đây. Bạn ta nghe chăng?

1971

Source

Thanh Tâm Tuyền được xem là một trong những nhà thơ khởi xướng phong trào Thơ Tự Do tại miền nam Việt Nam với tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc xuất bản năm 1956. Ông di cư vào Nam khi còn rất trẻ. Chủ trương nguyệt san Lửa Việt năm 1954.
Sau đó, cùng với Mai Thao thành lập Tạp Chí Sáng Tạo từ 1956 đến 1960.
Nhập ngũ năm 1962 và trở thành sĩ quan cấp úy trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bị bắt học tập cải tạo 7 năm sau 1975.
Rồi được thả và đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO năm 1990.
Ông qua đời tại Minnesota năm 2006 vì bệnh ung thư phổi.
Blog PN

Tay chủ blog này, GCC không quen, nhưng thấy quen hầu như suốt một cõi giang hồ gió tanh mưa máu.
Những dòng giới thiệu TTT, trên, chứng tỏ, cũng 1 thứ bỏ chạy cuộc chiến, chắc hẳn thế?

Thanh Tâm Tuyền được xem, được xem là cái con khỉ gì?
Ông là, hay không là, chứ làm gì có thứ “được xem”?
Mai Thảo, thì ông ta đánh máy là Mai Thao.

Bị bắt học tập cải tạo. Làm gì có chuyện đó. TTT tự ý đi trình diện, như hầu hết mọi người, vì tin là xong rồi, đi 10 ngày là về.
Ông di cư vào Nam khi còn rất trẻ.
Rất trẻ gì nữa.

Thua xa lời giới thiệu của  Le Huu Khoa:
[TV đã từng dịch ra tiếng Mít đoạn sau đây, nhưng kiếm không ra, sorry!]

Poète majeur de la littérature vietnamienne moderne, Thanh Tam Tuyen a apporté une double contribution originale à la vie littéraire après 1945. En poésie, il marque la rupture avec l'ancienne tradition de la musicalité poétique et représente dans ce domaine la génération des poètes du mouvement Tho tu do (poésie en vers libres). Ses deux premiers recueils de poèmes : Je ne suis plus solitaire et Lien, la nuit et le soleil retrouvé ont donné naissance à une génération qui « fait de la poésie » et « ne fait plus des vers ».
En prose, son premier récit Foyer du feu marquait aussi un point de non-retour par rapport à l'ancienne technique de narration. Chez Thanh Tam Tuyen, la concision du message contribue à l'accélération des rythmes et à la maîtrise du sens esthétique. Reconnu mais peu étudié en profondeur par la critique durant la guerre de 1954-1975, il reste à l'heure actuelle l'auteur le plus redoutable de la critique littéraire vietnamienne, par sa démarche créative complexe et par sa théorie littéraire synthétique. Tout cela sur fond d'une invention nouvelle de la musicalité poétique.
Thanh Tam Tuyen fait partie des écrivains qui ont le mieux saisi la destruction du Vietnam par les guerres mais il est aussi un des ceux qui ont connu la répression du régime totalitaire actuel, qui ont vécu l'emprisonnement, les camps de rééducation pendant de longues années sous la répression du nouveau régime entre 1975 et 1990. Il évoque ici ce que fut son expérience de l'écriture sous la répression.

Kiếm hoài, cầu cứu tới cả Google Desktop, không ra, đành dịch lại vậy:

Nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, TTT đã mang tới một đóng góp kép, uyên nguyên, cho đời sống văn học sau 1954. Về thơ, ông đánh dấu cú đoạn tuyệt với truyền thống cũ về nhạc tính trong thơ, và đại diện, trong địa hạt này, cho những thi sĩ của trào lưu Thơ Tự Do. Hai tập thơ đầu của ông Tôi không còn cô độcLiên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy đã khai sinh ra một thế hệ “làm thơ” “và "không làm thơ vần nữa”. Về văn xuôi, truyện kể đầu tay Bếp Lửa cũng đánh dấu điểm không thể trở về với kỹ thuật cũ về tự sự. Ở TTT, tính súc tích, ngắn gọn của thông điệp góp phần vào gia tốc của nhịp điệu và sự làm chủ cảm quan mỹ học.
Được nhìn nhận những ít được nghiên cứu sâu bởi giới phê bình trong thời kỳ 1954-1975, vào giờ phút này ông là 1 tác giả đáng gờm nhất của giới phê bình Việt Nam, do bước đi sáng tạo đa dạng và bởi lý thuyết văn học tổng hợp. Tất cả trên cái nền của một sự phát minh mới mẻ về nhạc tính của thơ.

Dịch lại xong, thì lại mò ra khúc đã dịch:

Nhà thơ chủ yếu của văn học Việt Nam hiện đại, Thanh Tâm Tuyền đã hai lần đóng góp, và đóng góp nào cũng mang tính uyên nguyên, cho cuộc sống văn học sau 1945.
Về thơ, ông cắt đứt truyền thống cổ điển về nhạc tính trong thơ, và trong mảnh đất mới mẻ này, ông là người đại diện của nó: người sáng lập ra trường phái thơ tự do. Hai tập thơ đầu 'Tôi Không Còn Cô Độc' và 'Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy' khai sinh ra một thế hệ "làm thơ", "không làm những câu thơ".
Về văn xuôi, truyện kể đầu tay, Bếp Lửa, cũng đánh dấu sự không thể trở lại với cách kể chuyện cũ nữa.
Tính ngắn gọn của thông điệp làm tăng nhịp văn và làm chủ cảm quan thẩm mỹ.
Được nhìn nhận, nhưng không được nghiên cứu sâu, bởi giới phê bình trong thời kỳ chiến tranh 1954-1975, tuy nhiên, vào lúc này, ông quả là một tác giả đáng gờm của giới phê bình văn học Việt Nam, bởi tính đa dạng trong đường hướng sáng tạo, và bởi lý thuyết văn học mang tính tổng hợp. Tất cả điều này sở dĩ có được, là nhờ dựa trên một phát kiến mới mẻ của ông về nhạc tính của thơ. 
Thanh Tâm Tuyền thuộc trong số những nhà văn sớm cảm nhận sự huỷ hoại của đất nước Việt Nam chiến tranh triền miên nhưng ông cũng là một trong số những người hiểu thế nào là sống trong một chế độ toàn trị kìm kẹp như chế độ hiện thời, trải qua tù đầy, trại cải tạo, trong nhiều năm ròng rã, dưới sự áp bức của chế độ mới, từ năm 1975 tới 1990. Ông kể lại sau đây, kinh nghiệm viết của ông, dưới áp bức, kìm kẹp.

Source


Những bài thơ gởi đảo xa & trăng màu hồng

Sáng nay, trong email Cường lại gởi cho những tài liệu về Thanh Tâm Tuyền (TTT) trong đó chứa những điều mình chưa từng biết, những điều lần đầu tiên được công bố. Về một mối tình và những bài thơ cho đảo xa.

GCC thắc mắc: Ai cho phép mà lần đầu tiên được công bố?
Thư riêng, mail riêng, làm sao dám đăng lên, rồi tự cho phép lần đầu tiên được công bố?

NQT

TV đã từng viết về những kỷ niệm thật riêng tư về TTT, tính, qua đó, lần ra những liên hệ với những bài thơ, bài viết, truyện ngắn, truyện dài của ông, nhưng sau đó, nhận được mail của bạn C ra lệnh ngưng.
*

Một bạn văn vừa cho biết nguồn của những bài thơ của TTT.

Tks. NQT

Thư Tín

From:
Sent: Tuesday, February 14, 2012 5:43 PM
Subject:

tinvan.net
<
GCC thắc mắc: Ai cho phép mà lần đầu tiên được công bố?
Thư riêng, mail riêng, làm sao dám đăng lên, rồi tự cho phép lần đầu tiên được công bố?
> 

Ong GCC nay qua la bop chop (as always)
Trong cai link chinh inh o post cua ong GCC : "Giờ đây, sau khi nha tho nằm xuống sáu năm, tất cả được công bố. Mà do người tình trăng hồng hạ kia."   (http://phovanblog.blogspot.com/)
Thi "nguoi tinh hong ha" cong bo "thu rieng" .  The ong GCC phan doi a ?  Ai noi ong "thu rieng khong dam (sic) dang len" ?  Nha tho...cung la mot "public figure" trong pham tru VN . Dang len cung ...OK lam chu nhi !
Ong la ai cua nha tho ...qua't la'o the ?
Ong bat duoc "nguon" roi , co phan ung gi chang nhi ?

Phuc Đap:

Ban hieu lam roi
...

Phu nhan của nha tho la nguoi khong lien quan den “giang ho, gio tanh mua mau” (1)
NXT la ban cua TTT
Anh phai biet chuyen do
O dau post cung duoc
Nhung Pho Van dung nen post
Regards
NQT

xin loi ong GCC .
Bay gio la "mode" tung ...thu* rieng len mang, nguoi doc "net" binh thuong nhu toi cung nga'n , nhu kieu Dao Anh-TCS ...bay gio "Cu*?a Kho'a Trai' " - "Trang Hong" - va Nha Tho Tu Do vi dai cua Mien Nam !
Do la thu* / tho* trong tinh tha^`n van nghe , mot kieu lang mang ngoai doi song ...gia dinh (von khong lang mang cua TTT).
Toi dong y ve post cua ong ve NXT .
Tran trong va xin loi lam phien

Bye
Take Care
NQT

(1)

Cái câu của bà vợ Trung Uý Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, có thể áp dụng ở đây:

-Mấy người không thấy là mấy người diễn trò dâm loàn, đồi bại...

Thùy bật la lên, chụp lấy Kiệt xâu xé. Kiệt chết sững, không phản ứng. Thùy rít lên: Đồ tồi bại, đốn mạt, sadique... tu es sadique, không ngờ, không tưởng tượng nổi. Tởm, tởm quá. Kiệt chảy nước mắt những vẫn cười nôn.
Khi nguôi ngoai, Thùy hỏi:
-Có thật đàn ông các anh ngấm ngầm đều ưa những trò tồi bại? Có thật anh chán tôi, vì tôi không thể... bước vào khách sạn, hay nằm ngoài trời với anh như....
-Đừng bậy. Anh không phải thế....
-Thế anh là thế nào? Còn vết sẹo kia giải thích thế nào?...

Kiệt nghẹn lời. Chàng không thể hé môi. Làm cách nào chàng có thể mở miệng giải thích?
Rồi cũng qua.
Bây giờ, Kiệt tự đùa mình: một hôm nào tình cờ người tình cũ của ta có thể đột ngột xuất hiện chăng? Chàng hơi trợn trước câu hỏi.

Source

Đọc lại, và đọc những "lần đầu công bố", thì GCC mới hiểu, Kiệt, có thể đã tính ra được chuyện người tình cũ đột ngột xuất hiện, ở nhà 1 bà bạn, ở Đà Lạt, mà có lẽ luôn cả chuyện vừa mới xẩy ra, và đây là những lời tạ lỗi, tự coi thường chính mình, trước Thùy?

-Anh sa sút thật. Anh sa sút đến em cũng không ngờ.

Kiệt muốn sa nước mắt sau câu nói của Thùy.

Thi sĩ Tầu, Lý Thưởng Ẩn, mà Gấu đã từng mượn cái tên của ông, để dịch 1 truyện ngắn của Joyce, đăng trên Tập San Văn Chương, có câu thơ thần sầu, “Gặp đã khó, xa nhau lại càng khó.”

Ui chao sao có người rẻ rúng cái chuyện gặp [đã khó], mà còn rẻ rúng luôn cả cái chuyện xa nhau [lại càng khó]?

Sự thực chỉ tươi rói, khi một người nào đó phịa ra nó, với tài năng.
“La vérité n’est crue que lorsque quelqu’un l’invente avec talent”.
Santayana.
Câu trên do Simon Leys trích dẫn, trong mục thường xuyên của ông, “lettre des antipodes”, trên tờ Le Magazine Littéraire, số về “Dada, tinh thần nổi loạn”, Tháng 10, 2005.

Bài viết của ông, nhan đề, Sự thực của tiểu thuyết gia, Vérité du romancier, là về Patrick O’Brian, tác giả “Những cuộc phiêu lưu của Jack Aubrey”.

Leys viết: Khi phịa ra những nhân vật của mình, sự thực, P.O. phịa ra chính mình!
[En inventant ses héros, Patrick O’Brian inventait en fait son propre personnage]

Liệu, cũng giống trường hợp tác giả Một chủ nhật khác?

Cái hư danh, là người yêu của nhà thơ vĩ đại nhất xứ Mít đã khiến bà này tung hê thư riêng lên net.
Chẳng có lý do nào khác. Bởi là vì cũng khá nhiều người trong giới giang hồ gió tanh mưa máu biết chuyện này rồi, như nhiều chuyện khác nữa liên quan tới nhà văn nữ nổi tiếng. NQT 

Cũng thật lạ khi nhà thơ coi mình là Lỗ Bình Sơn, và người tình là “hòn đảo của tôi”?
Phải nói, rất ư là tình cờ, GCC vớ được 1 số báo TLS, 23 August 2002, trong có hai bài thật bảnh về Xì ta lin,và 1 bài thật ngắn, về du lịch, điểm cuốn “Đi tìm Lỗ Bình Sơn”, và qua bài điểm thì GCC mới biết là Defoe đã cho Lỗ Bình Sơn ở hòn đảo quạnh hiu, không có người, đến…. 28 năm, rồi mới tìm cách cho vượt thoát.

TRAVEL

How goes the maroon
[Kẻ bị bỏ quên trên đảo thì ra sao]

 
NICHOLAS CRANE

Tim Severin

SEEKING ROBINSON CRUSOE

353pp. Macmillan. £18.99. 0333905555

More than twenty years have passed since Tim Severin sailed an oxhide boat across the Atlantic to prove that Irish monks might have reached North America before the Norsemen. Severin's subsequent vessels have included a twenty-oared Bronze Age galley, a bamboo raft, and a ninth-century Arab sailing ship which he used to investigate the stories of Sinbad the Sailor.
In one of his earlier books, In Search of Moby-Dick (1999), this latter-day Thor Heyerdal referred to his adventures as "practical experiments into the truths which lie behind the great legends of our culture". Severin's latest quest is "to examine the truth behind the universal image of the maroon". That maroon is Robinson Crusoe, the character who launched Daniel Defoe's career as a novelist, and who was famously resourceful. Crusoe lasted for twenty-eight years on an uninhabited South American island near the mouth of the Orinoco, before Defoe engineered his escape. Crusoe proved an ingenious islander, fabricating and furnishing a house from flotsam, sowing barley and rice, and baking his own pots. His handmade canoe had a mast, a sail and a sun umbrella. Severin keeps Crusoe's moral conundrums below decks; what matters are his practical aptitudes as a castaway and the "geographical realities" behind Defoe's fictitious island.
Severin knows how to spin a sailor's yarn, and he quickly hooks his reader with the discovery in an Edinburgh archive of two mysterious artifacts, "the first clues along the trail". The coconut goblet and dark red sea-chest are said to have belonged to Alexander Selkirk, the popular prototype for Defoe's Robinson Crusoe. Readers of Severin's earlier works can be sure that goblet and sea-chest will be amply filled by the end of the tale.
And so we set a course for Juan Fernandez, the cluster of islands off the Pacific coast of Chile, where Selkirk spent five lonely years. A bigamist, cheat and a bully, the Scotsman proves an unsatisfactory model for Crusoe, and so does another Juan Fernandez castaway, the "self-seeking rogue" Captain George Shelvocke. From the Pacific, Severin pursues his fictive quarry into the swamps of Honduras and Nicaragua, interweaving buccaneering epics with his own, increasingly hazardous enterprise. In the manner of his hapless maroons, Severin's narrative has by now been blown off course and Destination Defoe recedes below the horizon as the author gets sucked into a marvelous series of intra-plots in which the reader meets narcotic smugglers, "turtle men" and an odd English maroon called Norman who lives alone on a stilted shack fifteen miles out to sea. We fly out to a coral outcrop which is the home to 4,000 Kuna people, refugees from the mainland. "They had deliberately marooned themselves", writes Severin, before returning to the jungle saga of Lionel Wafer, a buccaneer surgeon who had found himself cast upon the Kuna 300 years earlier.
Alone on an alien shore, Severin's miscellaneous castaways are characters with the pretence peeled back. Some are callous beyond belief, others reveal unforeseen fortitude. Unsurprisingly, Severin's own heroes are the maroons who have been able to reverse their potentially fatal misfortunes: the armourer John Popplestone, whose "energy, self-discipline and practical competence with every material" enabled the building of a twenty-ton escape boat; and "Will the Moskito", the Man Friday who broke up his gun to fashion "Harpoons, Lances, Hooks and a Long Knife". Will, a Caribbean Indian, survived alone on an island for three years.

Seeking Robinson Crusoe is a castaway's cocktail of adventure and salty evocation. Irresistibly drawn to unsafe boats, Severin ends the book by boarding an ancient English sailing trawler: "No engine," he writes with relish, "no electrics, no radio, no electronic navigation aids." The narrator buys a torch so that the foreman crew can read the compass card at night, and they set off for a 1,400 mile Caribbean odyssey which draws them to a blighted isle called Salt Tortuga. It is here that the quest to identify the "real" Robinson Crusoe comes to a most satisfactory conclusion.

* 


Subject: Xin được ở trong mailbox

Date: Fri, 22 Jan 2010 14:40:55 -0800

To: GNV

Ông là một trong những "Niềm Kinh Ngạc" đối với tôi.
Nên chỉ mỗi ông đọc thư của tôi là đủ cho tôi lấy làm hân hạnh rồi.
Xin GNV đừng đưa H/A lên web. Tôi thích ở trong mailbox hơn.
Xin cảm ơn.
H/A 

Plse Forgive. NQT

Vị độc giả trên, rất thân, với toàn gia đình GCC. (1) Vị này không muốn trang TV biến thành 1 trang có nhiều dấu vết riêng tư, và thuần chỉ là 1 trang văn học, như có lần căn dặn GCC.
Trong khi GCC thì coi đây là “nhà của mình”, cái gì cũng đưa lên... khoe!
Nhà của mình mà!
Không phải như trường hợp “Nhà có cửa đếch chịu khoá”!

(1)

Bac Gau oi, dung lien luy nhieu voi cay viet khac. Enjoy your works, your life and family.
Your readers and your family need you and are more important.
I don't have Vietnamese unicode so it's difficult to write long.
Please keep email personal, not for TV.
Soon,