*

1





Tiễn bạn


*

INDIAN PIPES

Look, I said, Indian pipes,
flowers for ghosts.
You stopped to gather a few
of the livid blooms, then we
went on through deepening woods.
You walk there still-
ghost flowers withering
in your hands, long since a ghost.
                                -Robert Hayden
                                    (1913-1980)

Coi kìa, hoa cho hồn người
Bạn quơ vài bông, tươi rói
Rồi chúng ta đi mãi vô rừng sâu
Bạn vẫn lang thang ở đó -
Hoa hồn ma trong tay bạn, úa tàn
Kể từ khi một hồn người

The New Yorker, June 23, 2014

Mù Sương

*

Thời đại của những nhân vật tiểu thuyết có cá tính đã hết.

Khi viết như thế, là Gấu muốn nói, thứ tiểu thuyết tâm lý đã cáo chung, do những tiến bộ của môn tâm lý học. Một nhà văn ít học, chẳng biết gì về môn học này, khi phịa ra những nhân vật thế này, thế nọ… cứ nghĩ mình là đấng tạo hóa, đâu có biết, mấy trò này, tâm lý học đã lên danh sách cả rồi.
Có thể nói, bài viết của tên K, cái gì gì, mỹ học của cái tầm phào, là thuổng từ ý trên của Gấu.
Hắn đâu có biết, không hề có sự tầm phào ở đây, ở trong Mù Sương, và chính đây là cái phần đóng góp của những tác giả như NXH, hay HPA… được thiên hạ hồi đó kêu là nhóm "tiểu thuyết mới:
Mù Sương là tiểu thuyết mất đi tìm thấy lại… NXH không hài lòng với cái không khí tiểu thuyết cũ, nên tạo nên 1 cái không khí tiểu thuyết khác.

 Tất cả những tác động của tiểu thuyết chỉ là một cuộc chiến đấu nhằm chống lại sức mạnh của thời gian!

Tuyệt!

Thảo nào ông anh ngồi Quán Chùa, đọc, thú vị, bật cười, mi viết như thế này về bạn của mi, mà mi viết như thế kia, về NS, làm sao chúng không chửi!

Nhóm tiểu thuyết mới ở Pháp, cũng thế, họ có chung 1 ý hướng, làm mới tiểu thuyết, nhưng mỗi người mỗi cách. Ở Butor, là cách nhìn gạt bỏ chất sũng nước, chưa chi là đã vãi đái ra, của những nhà văn thuộc trường phái lãng mạn, “người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”! Với Nathalie Sarraute, là “hướng động tính”, như tiểu luận của bà,
“Tropismes”, giải thích. Ở Alain Robbe-Grillet, là dục tính, có thể chính vì thế mà Nabokov chỉ chịu có ông này...
Hoàng Ngọc Biên ảnh hưởng nặng Butor,  mới có nick Mít Butor, rõ nhất là trong “Đêm Ngủ Ở Tỉnh”.
HPA ảnh hưởng Tel Quel, theo nghĩa, cứ viết “như nó là”.
Với Gấu, là từ Faulkner, đổi mới văn mạch, cách viết, bỏ hẳn lối viết “par coup” của Mít, xài tiểu liên, bắn từng tràng!
Rõ ràng là, khi lũ Gấu xuất hiện, văn chương, ít ra là ở Xề Gòn, đổi hẳn đi.


*

Gấu quen hàng ngồi: Nguyễn Trọng Khôi, Vũ Ngọc Giao, Hoàng Yên Dy
[Hình FB/NTK]

VNG phải đến sau 1975, mới quen. Tại quán cà phê Bà Lê Chân của Huy Tưởng.
NTK & HYD, là thời gian làm tờ Mây Hồng, dịch sách cho ông Nhàn, nhà xb Vàng Son, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn, gần nhà Gấu, số 29/8D.
HYD có thời gian làm báo, Gấu có viết bài cộng tác. Còn nhớ, 1 bài về Lévi-Strauss.
Sau 1975, có thời gian anh làm cho tờ Công An, chắc cũng công việc nhà in, dưới trướng Huỳnh Bá Thành. Thấy Gấu đói quá, anh giới thiệu với HBT, cùng bài viết kèm. Gấu tới tòa soạn, có nhắn. HBT không tiếp, chắc bận gì đó, HYD thay mặt, nhắn Gấu, không thể đăng bài, nhưng vưỡn trả tiền nhuận bút!
HYD cũng có thời gian làm nhà xb nữa, Gấu có dịch cho anh 1 cuốn, của J.H. Chase, in xong rồi, ra bản kẽm rồi, thì đứt phim.
Tính tình HYD dễ chịu lắm, rất ư là hiền.






**

Note: Mua cuốn này vì nhớ tới bạn quí. Đọc nội dung cuốn truyện, thì có vẻ cùng 1 dòng với của NXH, và của NMG:
Không chỉ về Kẻ Vô Tích Sự, Người Đi Trên Mây, Kẻ Tà Đạo, không chỉ về Xứ Nam Kít, VNCH, mà còn là câu chuyện về cả lũ chúng ta, trước 1975.... (1)

Limonov có nhiều nét của Trần Lâm Thăng!
 Thế mới tếu!

*

TV sẽ chuyển ngữ bài viết “Trở về Tipsapa: Return to Tipasa”. Bản tiếng Anh có thêm đề từ:

Return to Tipasa

'You have navigated with raging soul far from the maternal home, passing beyond the sea's double rocks, and you now inhabit a foreign land'
- Medea
Bạn vượt biển, với linh hồn điên dại, rời xa Xứ Mít, quá cái hải đăng ở phía mãi tít bên ngoài Hòn Chồng, và bi giờ, bạn nằm luôn ở nơi xứ Người.

Noces, thì đã được ông Tẩy mũi tẹt TTD chuyển qua tiếng Mít là Giao Cảm

NOCES A TIPASA

Au printemps, Tipasa est habitée par les dieux et les dieux parlent dans le soleil et l'odeur des absinthes, la mer cuirassée d'argent, le ciel bleu écru, les ruines couvertes de fleurs et la lumière à gros bouillons dans les amas de pierres. A certaines heures, la campagne est noire de soleil. Les yeux tentent vainement de saisir autre chose que des gouttes de lumière et de couleurs qui tremblent au bord des cils. L'odeur volumineuse des plantes aromatiques racle la gorge et suffoque dans la chaleur énorme. A peine, au fond du paysage, puis-je voir la masse noire du Chenoua qui prend racine dans les collines autour du village, et s'ébranle d'un rythme sur et pesant pour aller s'accroupir dans la mer.

Vào Mùa Hè, Nha Trang là nơi cư ngụ của những vị thần, và những vị thần thì lèm bèm mí nhau trong nắng, mùi áp xanh, biển lóng lánh bạc, trời xanh mộc...


Lapham_Time

Wet Evening in April

The birds sang in the wet trees
And as I listened to them it was a hundred years from now
And I was dead and someone else was listening to them.
But I was glad I had recorded for him
The melancholy.

Patrick Kavanagh       

Chiều Ướt, Tháng Tư

Chim hót trên cành ướt
Và Gấu nghe chim hót, vào lúc, cách lúc này, một trăm năm.
Tất nhiên, Gấu thì ngỏm rồi, và một ai đó đang nghe chim hót
May cho người này là Gấu có ghi lại giùm cho anh ta hay chị ả
Nỗi buồn


*

“Bố Vượng của tôi”, tứ thời áo len - buổi sáng hai cánh tay áo quấn quanh cổ, buổi trưa áo vắt lên thành ghế và buổi chiều bố mặc áo vào ngồi ở chiếc bàn ngó ra đường. Bố bị bệnh suyễn và đôi khi bố lên cơn ho sù sụ. Đó là những lúc mặt bố đỏ gay, một tay ôm ngực, một tay giơ lên cao xua xua không muốn nói chuyện với bất cứ một ai. Đàm Gia Tuấn - người chữa morasse kỹ nhất nước – và tôi ngồi ở hai chiếc bàn sát vách. Tuấn đeo kính cận dầy cộm, lúc nào cũng chúi mũi vào những bản vỗ còn ướt mực của nhà in. Anh ít nói, và là người chăm chỉ nhất trong việc dò bản thảo của các ông bà nhà văn.
Mai Thảo thì khác. Anh thường đến tòa soạn bằng xích lô, trên tay bao giờ cũng có một cuốn tiểu thuyết trinh thám Pháp hoặc một tờ báo Pháp, thường là tờ tuần báo L’Express. Chúng tôi trao đổi về chủ đề cho số báo tới, đưa nhận xét về mấy cái truyện ngắn của người viết mới và sau đó tác giả Để Tưởng Nhớ Mùi Hương lại lên xích lô ra đi.
Còn tôi ngồi lại đọc thư từ bài vở… của bạn đọc, thân hữu và các bạn văn, nói chuyện với Đàm Gia Tuấn về các bài anh đang sửa – cho anh biết bài nào phải đi ngay để anh chữa cho kịp số báo lên khuôn – xong cười với bố Vượng một cái cười cầu tài [mà thường thì tôi rất thành công, vì bố Vượng chán cái mặt tôi, vừa lắc đầu vừa kéo hộc tủ ngoắc tôi lại dúi tiền vào tay tôi với một lời mắng ngọt ngào]. Bố hỏi “Này, có phải lại đi đàn đúm với ‘cái bọn’ ở quán Cái Chùa không?”. Tất nhiên là bố đúng, Quán Cái Chùa/La Pagode là nơi các bạn tôi như Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật,… và đôi khi có Bùi Bảo Trúc đang ngồi ở đó.
Tôi thấy cũng cần thố lộ thêm một điều: Căn nhà đầu tiên và duy nhất mà tôi có tại Việt Nam là của bố Vượng cho tôi sau ngày tôi lập gia đình. Căn nhà ấy bố đã sống nhiều năm trước khi cho xuất bản tờ Văn. Căn nhà nằm ở đầu ngõ khu Mã Lạng. Bố Vượng dọn ra 38 Phạm Ngũ Lão, lấy tầng trệt làm tòa soạn Văn, và cả nhà sống ở lầu trên. (1)

Note: Gấu gặp BBT lần đầu ở phở Nguyễn Huệ, Quận Cam, 1998, lần qua đây đầu tiên, khi Lần Cuối Sài Gòn ra lò.

Gấu cũng từng bị bạn quí nhõng nhẽo như thế này, nhiều lần, nhất là về đêm khuya, ở Canada, khi bạn quí không biết giờ giấc khác biệt, than, thường là qua mail, tao chỉ muốn chết!
Với Gấu, thì là lúc đó, NXH cần 1 cái phao.
Không phải tự nhiên mà NXH mê câu của Camus phán, về tự tử.
Để giải thích, thì có 1 câu của Foucault, nhớ đại khái, tự tử là phán đoán sáng suốt nhất, cuối cùng, của 1 con người bình thường.

Hoàng Nga là 1 trong những tác giả Gấu đọc, khi mới ra được hải ngoại, có thể là ở trại tị nạn, vì khi đó, chỉ có hai tờ được gửi tới Trại, là tờ Làng Văn, và tờ Nắng Mới, đều ở Canada, như Gấu còn nhớ được. Và hình như chỉ Gấu có những dòng phê bình về HN trên báo giấy, báo Việt của băng đảng Hạ Vệ, thời gian Gấu còn cố đấm ăn xôi, hăm hở với giấc mơ vá cái bản đồ bướm Mít rách bươm, báo nào cũng mặt dầy xin viết, đi hàng đầu.
Nhớ, là Nguyễn Phước, nhạc sĩ, bạn nhà tù quốc tế Băngkok, sau cùng vô trại tị nạn, sau đi Úc, đọc, viết thư khen um lên, được, được!
Thầy Kuốc cũng đi mail, khen!
Gấu cũng là người giới thiệu LMH, và bị chính đám Bắc Kít viết mail, chửi, Cái Hà viết lách ra cái gì mà ông khen quá lời như thế!
Viết ra ở đây, để cho thấy, Gấu mới là người mà mấy bà này phải cám ơn.
Không chỉ hai bà này, mà trong nước, thí dụ Trần Thanh Hà, Gấu giới thiệu cho tờ Văn của NXH.
Bà này, bị tới hai bà ở hải ngoại, là LMH, và Sến Cô Nương chê!
Không có dễ đâu, cái chuyện đọc ra tác giả mới!
Cái lũ, tay cầm viết, tay cầm súng, tay làm thơ, vừa viết là Gấu đã cảnh cáo rồi, viết thứ đó, là chỉ làm nhục văn chương Miền Nam.
Quả đúng như thế! Hết thân phận nhược tiểu, thì lại da vàng!
Hết ngựa hoang bơ vơ thì lại có ngay một nền văn chương bất hạnh!

Hết cuộc chiến, chỉ có mỗi 1 tác phẩm được thế giới ngó tới là của VC: Nỗi buồn chiến tranh, của Bảo Ninh!
Đau thật!

Tản mạn về cái mới

Ngay một tác giả như Lê Minh Hà vốn sống ở Miền Bắc, nghĩa là không sống ở một Miền Nam trước 1975, mà còn lầm lẫn khi đọc nó, lần đầu, vẫn không tin là cái mới. Trong bài trả lời phỏng vấn, đăng trên Văn Học (Cali) tháng Bảy, 1998, bà viết: "Ai đó đã nói văn học hải ngoại là văn học Miền Nam nối dài cũng có cái lý của họ vì khi đọc, tôi thấy diện mạo văn học hải ngoại rất gần với văn học Miền Nam trước 75." Rất gần, nhưng không thể là một được. Vẫn những đề tài muôn thuở (của một Miền Nam?) ‘ít mang tính công dân’, nhiều tính xã hội, nhiều tính cá nhân, riêng tư, vẫn những khóc lóc hờn giận, vẫn những cuộc tình trắc trở... nhưng ở trong những tác giả như Hoàng Nga, thí dụ vậy, có một điều vô cùng khác biệt với những nhà văn nữ Miền Nam trước 1975: cuộc tình của những nhân vật trong truyện Hoàng Nga giữa một nam, một nữ là đồng đẳng, trước cuộc đời và trước cái chết. Trong khi đó, những cảnh đời, những cuộc tình, ở trong Thụy Vũ chẳng hạn, không đồng đẳng: người nam hơn người nữ ở cái chết đang chờ đợi ngay sau cuộc tình, người nữ thất vọng thì đã sẵn những snack bars, cứ ‘tự nhiên’ biến thành mèo đêm, cứ ‘tự nhiên’ lao vào lửa...; gần như không có một chọn lựa nào khác cho họ cả. Riêng về mặt sex, cũng vậy, rất đồng đẳng, và thoát ra ngoài ‘truyền thống’: ở những tác giả nữ trước 1975, sex là một thách đố (và từ đó một khí giới khi viết), trước đạo đức, dư luận, (hãy nhớ lại những nhận xét ‘thô bỉ’ đối với Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng: người ta muốn đồng nhất tác giả với nhân vật trong truyện. Ở đây, lại thấy Derrida, khi ông khẳng định, chẳng có chi ngoài văn bản, và sự cần thiết, của một cái chết, của tác giả. Chỉ có cái chết của tác giả mới giải phóng bản văn ra khỏi mọi sợ hãi!) Bây giờ, ở hải ngoại, nhà văn nữ hết còn trông cậy vào sex, để nói lên ý hướng nổi loạn của họ. Nói như vậy không có nghĩa là văn học hải ngoại mất chất ‘muôn đời’ của một người nữ Việt Nam, nhưng để nhìn ra một sự thực: đã có một ý hướng đạo đức ‘mới’, trong cách nhìn chính thân thể mình, của Giới tính Thứ nhì: họ hoàn toàn tự do, khi sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, kể cả ngôn ngữ thân xác. Ý thức chính trị của một Hoàng Nga, vẫn thí dụ vậy, rất cao, bà biết bà muốn gì, khi viết, khi sống, khi để cho những nhân vật của bà sống, hoặc chết.