*










Gấu có tí kỷ niệm với Nhật Tuấn, ở quán cà phê Bà Lê Chân, của Huy Tưởng, chắc HT còn nhớ.
Một buổi chiều, Gấu đang ngồi uống cà phê thì anh ghé. Không biết làm sao anh biết Bà Lê Chân, và biết, Gấu hay ngồi ở đó.
Đi cái xế mobylette, hình như vậy.
Hóa ra là anh nhờ Gấu đi 1 đường thổi "Đi về nơi hoang dã".
Lạ, là anh không mang theo sách. Không có màn ký tặng con mẹ gì hết.
Thời gian đó, Gấu nổi lại như cồn, sau cái màn điểm cuốn “Thám Tử Buồn”, trên Tuổi Trẻ, rồi tới “Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma”, cũng trên Tuổi Trẻ, rồi tới “Trăm Năm Cô Đơn”, trên Thanh Niên, rồi tới 1 cuốn của Hoàng Lại Giang. Chắc là Nhật Tuấn chịu lắm, bèn mất công lặn lội tìm Gấu.

Những đứa con của trí tưởng

Children of the mind

            Khoảng năm 1988, do sinh kế, gia đình tôi mở ngay một sạp báo trước ngõ. Chủ nhân đích thực, ông cán bộ nhà kế bên. Như một cách giữ chỗ, trước khi về hưu, và cũng muốn giúp đỡ gia đình nguỵ. Cư xá tôi ở vốn thuộc nhà nước cũ, đa số là công chức có nghề chuyên môn được nhà nước "cách mạng" cho lưu dụng, sau ba ngày cải tạo tại chỗ.

Đó là những chuyện ngay sau ngày 30/4/75.

Thời điểm 1988-89 đã có chủ trương "cởi trói" cho những văn sĩ. Có thể nhờ vậy, văn chương, văn nghệ sĩ nguỵ được "ăn theo". Một số sách trước 1975, nay thấy tái bản, dưới một tên khác. Do biết ngoại ngữ, tôi được một người quen làm nghề xuất mướn dịch một số tác phẩm, như của nhà văn y sĩ người Anh, Cronin. Rồi một người quen, trước 75 cũng có viết lách, nay làm nghề sửa mo-rát cho nhà xuất bản nhà nước, cho biết, ông chủ của anh muốn tái bản, tác phẩm Hemingway, Mặt Trời Vẫn Mọc do tôi dịch. Tới gặp, ông cho biết cần phải sửa. Thứ nhất, bản dịch của tôi sử dụng quá nhiều tiếng địa phương, thí dụ như "bồ tèo", "xập xệ"... Thứ hai, có nhiều chỗ dịch sai. Tôi về nhà coi lại, quả đúng như thế thật.

Trước 1975, sách dịch chạy theo nhu cầu thương mại. Cứ thấy một tác giả ngoại quốc ăn khách, vừa được Nobel... là đua nhau dịch. Hồi đó, tôi làm cho nhà xuất bản Vàng Son của ông Nhàn, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà in của linh mục Cao Văn Luận. Một chi nhánh của nhà xuất bản Sống Mới. Trước đó, tôi đã dịch một cuốn về cuộc đổ bộ Normandie, nhưng do cuốn phim Ngày Dài Nhất đang ăn khách, ông Nhàn cho đổi tên cuốn sách, không ngờ lại trùng với bản dịch Ngày Dài Nhất của một nhà xuất bản khác. Thế là mạnh ai dịch. Dịch hối hả, dịch chối chết, mong sao ra trước kẻ địch!

Cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc cũng gặp tình trạng tương tự. Hemingway đang ăn khách. Huỳnh Phan Anh, ông bạn tôi "chớp" Chuông Gọi Hồn Ai. Tôi vớ "thế hệ bỏ đi", tuy rằng Mặt Trời Vẫn Mọc!
Ngồi ngay tại nhà in, dịch tới đâu thợ sắp chữ lấy tới đó.

Đọc lại, ngượng chín người. Thí dụ như câu: cuối năm thứ nhì (của cuộc hôn nhân): at the end of the second year, tôi đọc ra sao thành: cuối cuộc đệ nhị chiến, at the end of the second war!

Sau đó, tôi làm việc với nhà xb, sửa lại bản dịch, dưới sự "kiểm tra" của Nhật Tuấn, ông em Nhật Tiến. Thời gian này, tôi quen thêm Đỗ Trung Quân, nhân viên chạy việc cho nhà xuất bản nọ. Rồi qua anh, qua việc bán sách báo, qua việc dịch thuật... tôi quen thêm một số anh em trẻ lúc đó viết cho tờ Tuổi Trẻ, như Nguyễn Đông Thức, Đoàn Thạch Biền. Họ đều biết tôi, từ trước 75. Đoàn Thạch Biền trước 75 đã viết cho Văn qua tên Nguyễn Thanh Trịnh.

Tôi không còn nhớ rõ, ai trong số họ, đề nghị tôi viết mục đọc sách cho Tuổi Trẻ. Bài đầu tiên, là về cuốn Thám Tử Buồn, một truyện dịch của một tác giả Nga. Thảm cảnh của nước Nga sau đổi mới. Băng hoại tinh thần và đạo đức đưa đến tội ác. Trong đó có những cảnh như là con cháu đưa bố mẹ tới mộ, chưa kịp hạ huyệt, xác bố mẹ còn bỏ trơ đó, đã vội vàng về nhà tranh đoạt "gia tài của mẹ". Bố mẹ trẻ bỏ nhà đi du hí, đứa con bị chết đói, khi khám phá thấy miệng đứa bé còn cả một con dán chưa kịp nuốt thay cho sữa! Cuốn tiếp theo, là Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của Isabel Allende.

Bài điểm cuốn này cho tôi những kỷ niệm thật thú vị.

Đó là lần đầu tiên tôi đọc Isabel Allende, nhưng "sư phụ" của bà, tôi quá rành. Có thể nói, cả hai chúng tôi đều học chung một thầy, là William Faulkner. Do đó, được điểm cuốn Ngôi Nhà là một hạnh phúc đối với tôi.

Nó là từ "Asalom, Asalom!" của Faulkner mà ra. Có tất cả mấy tầng địa ngục của Faulkner ở trong đó, cộng thêm địa ngục "giai cấp đấu tranh": ông con trai, con hoang, vô sản, "mần thịt" đứa chị/em gái dòng chính thống, con địa chủ. Địa chủ, ông bố cô gái, chính là ông bố của tên cách mạng vô sản!

Có những câu điểm sách mà tôi còn nhớ đến tận bi giờ: Những trang sách nóng bỏng trên tay, run lên bần bật, vì tình yêu và hận thù!

 Sau khi bài điểm sách được đăng, tôi được một anh bạn làm chủ một sạp báo cho biết, mấy người khách quen của anh đổ xô đi tìm tờ báo có đăng bài của Nguyễn Quốc Trụ! Lúc này, nhờ "cởi trói" nên được xài lại cái tên phản động đồi trụy này rồi!

Chưa hết. Sáng bữa đó, tới văn phòng phía Nam của nhà xb Văn Học, trình diện ông nhà văn cách mạng Nhật Tuấn.  Ông chủ của ông chủ, tức Hoàng Lại Giang, chủ nhà xb, vừa thấy mặt, bèn kêu cô kế toán lên trình diện,  ra lệnh, phát cho tên ngụy này liền một tí tiền, coi như tiền nhuận bút bài viết cho cuốn sách Ngôi Nhà Của Hồn Ma.

Ông biểu thằng Ngụy, bài hay thiệt. Chính vì vậy mà có bài điểm cuốn thứ ba. Cuốn này là Gấu được ông chủ "order"!

 Cuốn này đụng!

Trong bài viết,  khi đọc lại trên báo, Gấu thấy có từ "nguỵ".

 Thật tình mà nói, không biết biết do tôi viết, hay đã bị sửa. Có thể do tôi. Bởi vì, vào thời điểm lúc đó, "Nguỵ" là một từ đám chúng tôi rất ưa dùng, có khi còn hãnh diện khi nhắc tới, nếu may mắn được ngồi chung với dăm ba quan cách mạng. Nhưng một khi xuất hiện trong một bài viết, nhất là về một tác giả như  Hoàng Lại Giang, vấn đề lại khác hẳn. Tôi nghỉ viết cho Tuổi Trẻ sau bài đó.

 Một bữa đang đứng bán báo, Đ. ghé vô. Anh là bạn Huỳnh Phan Anh, trước 75 làm giáo sư. Sau cộng tác với tờ Tuổi Trẻ. Nói chuyện vài câu, anh đưa tôi một mớ tiền.  Hỏi, tiền gì? Trả lời, tiền nhuận bút đưa trước. Hỏi viết báo nào? Anh mỉm cười: viết báo hải ngoại!

 Hóa ra là, lúc đó có chủ trương làm báo hải ngoại, từ trong nước, do mấy quan cách mạng cầm chịch. Bài viết, theo Đ., tha hồ "đập" nhà nước, y chang báo hải ngoại, kẻ thù cách mạng, chắc vậy!

 Đúng vào thời gian này, một khách hàng quen của sạp báo, nhờ tôi kiếm dùm bản dịch tiếng Pháp Tội ác và Trừng Phạt của Dostoevsky. Có rồi, như để trả ơn, anh úp úp mở mở chìa cho tôi xem một tờ báo Time, đã được ngụy trang bằng một cái vỏ bọc, là trang bìa tờ Đại Đoàn Kết. Tôi hỏi mượn, anh gật đầu. Trong số báo đó, có một bài essay nhan đề: Sách, những đứa con của trí tưởng (Books, children of the mind).

 Bài trên Time, là nhân vụ cháy một thư viện nổi tiếng ở Nga, hình như là thư viện St. Petersburg. Sự thiệt hại, theo như tác giả bài báo, là không thể tưởng tượng, và "không thể tha thứ" được. Ông tự hỏi tại sao lại xẩy ra một chuyện "quái  đản" như vậy? Rồi ông tự giải thích, cái nước Nga nó vốn vậy, và chỉ ở đó mới có những chuyện quái đản như thế xẩy ra. Ông dẫn chứng: Thời gian thành phố St. Petersburg bị quân đội Quốc Xã Đức vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử hiện đại; trong khi nhân dân thành phố lả vì lạnh và vì đói, tiếng thơ Puskhin vẫn ngân lên qua đài phát thanh thành phố, cho cả nước Nga cùng nghe. Nhưng theo ông, cũng chính nước Nga là xứ sở đầu tiên đưa ra lệnh kiểm duyệt báo chí, và đưa văn nghệ sĩ đi đầy ở Sibérie... Ông còn dẫn chứng nhiều nữa. Trong khi đọc bài báo, lén lút, những khi vắng khách hàng, nhìn những cuốn sách đang được bầy bán trên sạp tôi chợt nhận ra một sự thực: chúng đều mới tái sinh, từ đống tro than là cuộc phần thư năm 1975. Cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, của Cronin, do Gấu tui mới dịch, đang nằm kia, vốn đã được dịch. Nhiều cuốn khác nữa, chúng đang mỉm cười nhìn tôi: Hà, tưởng gì. chúng mình lại gặp nhau!

 Tôi mượn tác giả tên bài viết, viết về nỗi vui tái ngộ, về cuộc huỷ diệt sách trước đó. Về những đứa con của trí tưởng, có khi cần được tẩy rửa, bằng "lửa". Tuy đau xót, nhưng đôi khi thật cần thiết. Tiện đà, tôi viết về những tác giả đang nổi tiếng, và tiên đoán một cuộc phần thư thứ nhì sẽ xẩy ra, do chính họ, tự nguyện, nếu muốn lịch sử văn học Việt Nam lại có một cuộc tái sinh!

 Đ. nhận bài, hí hửng mang về. Hai ba ngày sau, anh quay lại, trả bài viết, nói, không được! Nhưng thôi, tiền tạm ứng biếu anh! Hỏi, anh cho biết: ông chủ nhiệm của tờ báo hải ngoại, sau khi đọc bài viết, đi gặp thủ trưởng, yêu cầu: nếu cho đăng những bài như thế này, cho dù là ở hải ngoại, phải cấp cho ông một tờ giấy chứng nhận, "nhà nước" đã cho phép ông làm, qua cương vị chủ bút. Nếu không sau này, cả ông lẫn người viết đều đi tù!

 Lệnh "miệng' thì được, bố ai dám thò tay ký một văn bản "chết người" như vậy!

Đoàn Thạch Biền nghe kể chuyện, chạy tới: để tôi, in trên tờ báo có mục anh phụ trách, hình như tờ Công Luận, ở ngay phía đối diện Bưu Điện, khu có quán cà-phê đám văn nghệ sĩ thường la cà. Nhưng rồi cũng lại lắc đầu, không được! Người viết thử lại một lần nữa, đem đến cho tờ Kiến Thức Ngày Nay. Tuần sau trở lại, gặp một anh thư ký trẻ măng, kính cận dầy cộm. Anh nhìn, ngạc nhiên ra mặt: ông là ai sao tôi chưa từng biết, chưa từng nghe qua? Anh cho biết, lệ thường, bài được đánh máy hai bản, một để làm tài liệu, một đưa đi sắp chữ. Bài của ông, chúng tôi phải đánh máy ba bản, một đưa qua mấy anh bên Hội Văn Nghệ Thành Phố, để các anh duyệt, nếu cần, xin ý kiến thành uỷ! Các anh cho biết, cho đăng, nhưng phải sửa rất nhiều đoạn!

 Tôi xin lại bài viết.

 Bài viết, sau đó, nằm trong tay một người viết thuộc ban chủ trương tờ Tuổi Trẻ lúc đó. Anh nói: tôi giữ lại đây, hy vọng sau này có dịp đăng. Như một cách giúp đỡ: vì anh có sạp báo, tôi đề nghị mỗi tuần anh điểm hết mấy cuốn sách mới xuất bản, theo kiểu tóm tắt nội dung, không cần phê bình, toà báo sẽ trả nhuận bút, theo giá biểu những cuốn sách. Nhưng liền sau đó, tôi gặp lại một người bạn, và qua anh, gia đình chúng tôi đã thực hiện chuyến đi dài, chạy trốn quê hương.

 Viết lại chuyện trên, tôi bỗng nhớ những ngày làm việc tại nhà xb nọ. Tôi đã gặp ở đó, một số văn nghệ sĩ Miền Bắc. Ngoài Nhật Tuấn, Hoàng Lại Giang, những người khác đều không biết tôi, và tôi cũng chẳng biết họ. Nghĩa là hai bên chẳng có chuyện gì để nói. Tôi vẫn còn nhớ thái độ thân thiện, cởi mở của những người tôi đã từng trò chuyện, tôi vẫn còn nhớ những khuôn mặt trong sáng đầy tin tưởng của những người bạn trẻ như Đoàn Thạch Biền, Đỗ Trung Quân, và nhất là dáng ân cần khi đưa ra đề nghị cộng tác, của anh phụ trách tờ Tuổi Trẻ (hình như tên Thức, không phải Nguyễn Đông Thức. Đó là thời gian còn Kim Hạnh)...

 Những người viết Miền Nam trước 1975, ở lại, hình như đều viết trở lại. Tôi có lẽ là người đầu tiên được nhà xuất bản Văn Học đề nghị tái bản bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc.

 Tôi nhớ lại chuyện trên, nhân  Sông Côn Mùa Lũ, của Nguyễn Mộng Giác, một tác giả hải ngoại, được "tái bản" ở trong nước.

 Trong bài viết Perfect Pitch,  ký giả David Remnick kể lại lần ông gặp Joseph Brodsky, vào năm 1987, hai tuần lễ sau khi nhà thơ được giải Nobel văn chương. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại căn nhà hầm (basement apartment), phố Morton Street, trong khu  Greenwich Village, New York. Đó là thời điểm bắt đầu chính sách glasnost. Thơ của ông được xuất bản ở trong nước, lần đầu tiên, sau hơn hai thập kỷ. "Ông không thèm giấu diếm, dù chỉ một tí, niềm vui của mình, về chuyện này", nhà báo Remnick viết. Và nhà báo giải thích về niềm vui của nhà thơ: Đối với một chính quyền đã cho xuất bản tác phẩm của ông, và của những nhà văn nhà thơ "bị biếm"  khác, điều này có nghĩa: trả lại của cải bị ăn trộm, cho chủ nhân. Và David Remnick cho rằng: đâu cần phải biết ơn kẻ trộm!

Có người tự hỏi về ý nghĩa một bộ sách như Sông Côn Mùa Lũ, bầy bên cạnh Lênin tuyển tập, Nhật Ký Trong Tù...., ở đây theo tôi, nếu có sự thất thế, tủi nhục, thì phần lớn là thuộc về kẻ ăn trộm chứ không phải người bị mất trộm!

 Đâu cần phải biết ơn kẻ trộm.

Note: Bài viết này, viết lâu rồi, nay nhân mấy sự kiện nóng hổi, bèn lôi ra, để lèm bèm thêm, về cái sự thất thế, được, mất, tự nhiên... khi được VC in sách, chấp nhận...

Cũng viết thêm, những sự kiện trong bài viết, trên, đều thực cả, GCC chẳng bịa ra 1 chuyện gì hết.
Nhân đây, cám ơn tất cả bạn bè ở trong nước được nhắc tới trong bài viết.
Best wishes to all.
Take Care

Merry Christmas and Happy New Year

I Miss All of U & SAIGON 

NQT

Đọc ba cái ai điếu của đám nhà văn VC viết về Nhật Tuấn, chúng đều vờ đi 1 sự kiện, anh là Tề, tức đám về/ở thành, không phải thứ ở rừng về, những ngày 1954.
Anh viết ra điều này, và chẳng hề giấu, anh coi khinh cách đối xử mất dậy của chúng, y chang cách đối xử sau này, của Bắc Kít, đối với Ngụy.
Trên TV Gấu đã kể, về cách chúng trả lương đám Tề, những ngày mới tiếp thu Hà Nội, y chang khi còn Tây, nghĩa là gấp 10 lần, so với luơng của lũ ở rừng về.
Đám Tề nhột quá, năn nỉ lạy lục, xin được lãnh lương như… Cách Mạng, chúng lắc đầu, tụi mi làm sao so với chúng ông được mà đòi như… Cách Mạng!

Gấu đã nói rồi, Bắc Kít cực kỳ thâm độc. Chúng không hề biết nhân từ là cái đéo gì!
Hà, hà!
Nhưng qua chúng, Gấu mới biết Nhật Tuấn có tới mấy bà vợ.
Giỏi thật!
Chắc là toàn...  Bắc Kít?
Lại càng giỏi!

Ngoc Tuan Tran with Nhat Tuan
2 hrsEdited

Khi viết những dòng này mình vẫn không tin nhà văn Nhật Tuấn đã rũ bỏ "Nơi Hoang Dã" đi về cõi khác!

Nhớ lần về Việt Nam nhà văn Nhật Tuấn chỉ đường cho mình tới nhà anh ở Bình Dương. Đang lớ ngớ hỏi đường thấy anh ấy đi xe máy ra trên xe treo lủng lẳng 4 con gà chết. Anh nói: chó nhà mình nó cắn mấy con này. Em có biết làm thịt gà không? Mình trả lời em biết, nhưng em và bạn em thêm anh nữa làm sao ăn hết cả 4 con.
- Để mình đưa cho ông hàng xóm 2 con nhờ ông ấy vặt lông. Ba người 2 con, lại còn nhiều đồ mồi tớ mua rồi, ăn không hết đâu. À mà sao Tuấn sống ở nước ngoài bao nhiêu năm rồi mà gầy thế? Thế thì anh phải hỏi "nước ngoài", em cũng chịu, mình trả lời.

Thấy anh sống một mình nhà đất thì rộng mình nói: ở một mình thế này, nhớ có chuyện gì thì sao, khi trái gió trở trời? Anh Nhật Tuấn nói: không sao đâu, tớ quen rồi.

Tối hôm trước mình uống nhiều nên nhức đầu. Anh Nhật Tuấn bảo: cậu vào phòng tớ mà nghỉ, tớ ngồi tiếp bạn cậu, rồi nấu nướng sau. Vào phòng mình cũng không ngủ được cứ nhớ về tiểu thuyết "Đi Về Nơi Hoang Dã" của anh Nhật Tuấn mà người gửi cho mình là anh ruột anh ấy, nhà văn Nhật Tiến (hiện định cư tại California - Mỹ.)

Xuống bếp, mình làm 2 món gà xé phay và om sả ớt, xào mực, nấu canh chua cá lóc...
Uống bia xanh cổ rụt Sài Gòn là chính, ăn chỉ là...gia vị. Bao nhiêu là chuyện để nói. Trong câu chuyện có nhắc tới nhân vật Beo Hồng... mình nói: thôi anh, nhắc làm gì, chua cả miệng. Anh em mình có bao nhiêu chuyện để nói...
Cách đây chưa lâu, anh còn nhắn vào FB của mình: có thời gian về nhậu với tớ đi...
Thế mà!

Lúc này đây mình cứ day dứt, băn khoăn câu hỏi: anh sống một mình, trước lúc anh rời bỏ "Miền Hoang Dã" có ai bên cạnh anh không?
Tạm biệt anh.
(Praha - 6 -10 - 2015)

(Ảnh mình chụp với nhà văn Nhật Tuấn tại nhà anh ở Bình Dương cuối năm 2013.).

Một số tác phẩm của nhà văn Nhật Tuấn:

Trang 17 (1978)
Con chim biết chọn hạt (1981)
Bận rộn (1985)
Mô hình và thực tế (1986)
Lửa lạnh (1987)
Biển bờ (1987)
Tín hiệu của con người (1987)
Đi về nơi hoang dã (1988)
Niềm vui trần thế (1989)
Những mảnh tình đã vỡ (1990)
Tặng phẩm cho em (1995)
Một cái chết thong thả (1995)

Ngoc Tuan Tran's photo.

RIP

Sếp 1 thời của Gấu Cà Chớn. Gấu đã kể ra rồi, thời gian nhà xb Văn Học tính tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, dịch Hemingway.
Anh được Hoàng Lại Giang ra lệnh cùng làm việc với Gấu. 

Những đứa con của trí tưởng

Children of the mind

PHẠM TIẾN DUẬT 

Vào những năm 1973-74, cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kéo quá dài, khó khăn kinh tế ngày càng trầm trọng, tâm lý chán nản, “hòa bình chủ nghĩa” đã xuất hiện trong một bộ phận quân đội và nhân dân .
Vào đầu năm 1974, tại một đỉnh dốc Trường Sơn ngang đoạn bốt Đỏ Mỹ , gần sông A Vương, tôi cùng nhóm trinh sát công binh đang ngồi nghỉ, bất chợt một chiếc xe quân dụng bịt bạt từ Bắc vào, qua chỗ chúng tôi ngồi, xe dừng lại, anh lái nhảy từ trên xe xuống chửi toáng :
“ Mẹ kiếp…thằng miền Bắc làm thằng miền Bắc ăn, thằng miền Nam làm thằng miền Nam ăn, đánh nhau làm đ….gì cho khổ chúng ông…”
Tôi trợn tròn cả mắt. Í chết chết…câu nói này mà đến tai chính trị viên thì thằng cha này ra Tòa án binh là cái chắc. Vậy mà cả đám ngồi đó chẳng ai nói gì, còn cười hô hố .
Tâm lý “mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài” đó không thể không ảnh hưởng tới văn học. Hồi còn ở Hà nội, nhà thơ Định Nguyễn tức Bá, biên tập Tạp chí Thanh Niên vẫn hay tới nhà tôi nhậu nhẹt, đưa tôi coi bài thơ “ Vòng trắng” của Phạm Tiến Duật :

Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
Cái im lặng bình thường đêm sau chiến tranh.
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong. 

Í chết, thơ sặc mùi “phản chiến”, bi quan, “hòa bình chủ nghĩa” thế này sao mà đăng. Không ngờ sang tháng 1-1974, Định Nguyễn uống thuốc liều sao đó, cả gan cho đăng trên Tạp chí Thanh niên và lập tức ăn đòn hội chợ. Cũng may anh là học sinh miền Nam nên cũng đỡ không thì đi đập đá là cái chắc.

Sau “Vòng trắng “ của Phạm Tiến Duật đến lượt “Sẹo đất” của Ngô văn Phú bị “lên đĩa” :

Cái hố bom nằm trên vạt ruộng
Dẫu san bằng vẫn cứ nhận ra
Đến mùa bừa chân bước nhấp nhô
Lúa cấy kín, vệt tròn còn đấy
Tưởng trên da thịt mình mới sẹo
Ai ngờ đất cũng sẹo như người 

Trong chiến tranh đạn cắm tay tôi
Trong chiến tranh hố bom dầy đất
Hết chiến tranh, tôi về hợp tác
Đất chuyển vần, vụ lúa vụ khoai 

Ái chà, cả nước đang nêu cao khí thế anh hùng cách mạng, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, thơ thẩn gì bi quan, than vãn như thế ? Lập tức ông trùm văn nghệ Tố Hữu kéo còi báo động :
"Tà khí đang bốc lên ...",
Nhà thơ chính thống Chế Lan Viên phải đẻ ra một từ mới, "bọn bàng thống" , để chỉ những cây bút "chân đất" đang khởi màu phản kháng, và nhà thơ Dương Tường khi được hỏi về "đặc điểm của thời đại chúng ta", đã buông một tiếng thở dài:
"L'angoisse" - sự lo âu.

Vâng, những năm đó bầu trời Hà Nội lúc nào cũng ong ong một màu tai ương, mỗi sáng anh em cầm bút thường hỏi nhau, hôm nay, báo Văn Nghệ làm thịt thằng nào đây, danh sách "cấm bút" có thêm thằng nào.
Tâm trạng bất an thường trực trong những cây bút "bàng thống" khiến chẳng còn lòng dạ đâu nghe một bản giao hưởng, coi một tranh tĩnh vật. Tháng Tư năm 1975, nếu không có sự kiện ngày 30, cái tâm trạng bất an đó còn trĩu nặng biết chừng nào, bởi lẽ, mừng rỡ về "đại thắng mùa Xuân", Đảng đã "tha" hết, bỏ qua những bắt bẻ, những suy diễn, giảm thiểu đi rất nhiều cái tâm lý bất an thường trực kia.

May mắn thay, trong suốt thời gian đó, Phạm Tiến Duật lại đang “chiến đấu” trong Trường Sơn, sáng tác những bài rung động cả nước “ Tiểu đội xe không kính”, “Vầng trăng quầng lửa”,” Gửi em cô thanh niên xung phong”, “ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”…Nhiều bài đã trở thành “tiếng đàn muôn thủa” mà không phải ai cũng “tri âm”. Có trải qua những năm tháng Trường Sơn mới “thấm “ hết thế nào là “ Muỗi bay rừng già cho dài tay áo”,”Nước khe cạn bướm bay lèn đá”,” Hết rau rồi em có lấy măng không?”…
Cứ mỗi lần đọc lại thơ Duật, tôi thấy nghèn nghẹn trong lòng, dội lại cả một thời đã qua. Quả thực , “ Lửa đèn” như nhạc cổ điển vậy, lâu lâu nghe lại vẫn thấy bồi hồi.

Khoảng tháng 3 năm 1975, tôi gặp nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha ở sông A Vương (Quảng Đà) trên đường anh vào B. Tay bắt mặt mừng. Kha hỏi tôi có gặp Duật không ? Tôi bảo tuy cùng lính “ Năm năm chán” (559) nhưng Duật ở Cục chính trị mãi ngoài Vĩnh Mốc, còn tôi ở tiểu đoàn trinh sát tít trong này sao mà gặp ?
Mãi tháng 9 -1975 tôi mới ngồi xe commăngca , mặc đồ lính chạy vào Sàigon ở chơi ít ngày nhà ông anh là nhà văn Nhật Tiến tại Tòa soạn báo Thiếu Nhi phố Thiệu Trị.

Một buổi sáng có một cô gái xinh đẹp tới xin gặp . Áo dài trắng, người mình rây, tóc ngang vai…thoạt nom biết ngay là nữ sinh Sàigon.
Cô hỏi tôi có quay ra Hà Nội không ? Tôi bảo chắc chắn sẽ quay ra. Cô rụt rè :
“ Vậy thì anh chuyển giúp em cuốn sách này cho…nhà thơ Phạm Tiến Duật…”.
Tôi giật mình, hóa ra ông bạn vàng đã lẻn vào Sàigon trước tôi và sau này nghe nói Duật phải kiểm điểm về tội bỏ đơn vị quá lâu .
Cô gái có vẻ buồn và ngơ ngác. Hóa ra cô nhờ tôi chuyển cho Duật cuốn “Con chim trốn tuyết…” , truyện của Gallico viết về Rhayader, một hoạ sĩ tật nguyền, phải tìm nơi ẩn dật ở một hải đăng hoang phế ven biển và chết bên dưới vòng cánh lượn đầy tình nghĩa của "con chim trốn tuyết".
Nội dung cuốn truyện chẳng dính dáng gì tới Duật mà sao cô gái cứ khẩn khoản tôi chuyển cho anh. Bất ngờ, bằng những kinh nghiệm tình trường, tôi chợt nghĩ ra :
“ Phải tên cô là Tuyết không ?”
Cô gái gật đầu e thẹn :
“ Dạ vâng, em tên Tuyết…”
Tôi bật cười :
“ Con chim của Gallico thì trốn tuyết, còn Duật thì trốn…cô à ?”
Cô gái đỏ bừng mặt nhưng sự im lặng đã là câu trả lời. Ít lâu sau ra Hànội tôi nhắn Duật tới “nhận quà Sàigon”. Hồi đó dân gian có câu “ miền Bắc nhận hàng, miền Nam nhận họ”. Tất nhiên Duật không rơi vào trường hợp đó nên cứ thắc mắc không biết ai gửi quà cho anh ? Tôi đưa ra cuốn “con chim trốn tuyết “ :
“ Sao ? Đã nhận ra ai gửi chưa ?”
Nhìn cái tựa sách, dường như Duật đã hiểu ra, mặt đỏ bừng, buồn buồn. Tôi nhắc :
“ Thế nào…định trốn …Tuyết à ?’
Duật khó khăn :
“ Cái gì đã qua thì thôi cho qua luôn…”
Hồi đó Duật vẫn đang ở với chị Vân, tôi giằng cuốn sách lại :
“ Thôi đừng cầm về…bà Vân biết thì rắc rối…”
Duật lắc đầu :
“ Không sao…không sao đâu…”
Anh vẫn cầm cuốn sách về , thẫn thờ như người mất hồn và không nói gì thêm. Nhiều năm sau gặp lại Duật ở phòng làm việc của Tùng Điển, Phó chủ tịch Hội liên hiệp VHNT. Thì ra Duật đã về tạp chí của Hội, lương bổng bằng cái “móng tay” so với quan chức Hội nhà văn. Chẳng hiểu sao Duật cứ buồn buồn, tất nhiên không phải vì chuyện “con chim trốn tuyết” – nghe nói cô gái đã định cư ở Mỹ. Thời gian này chắc để kiếm thêm do thu nhập eo hẹp Duật đang làm MC trong tiết mục “Cây cao bóng cả” trên tivi.
Nhìn vẻ mặt buồn và khắc khổ, tôi nhói lên thương anh. Bằng vào sự nghiệp thơ, lẽ ra Phạm Tiến Duật phải được cấp villa ven hồ Tây, phải được dựng tượng ở nghĩa trang Trường Sơn và đặt tên cho một phố lớn Hà Nội
Nhưng mà nghĩ lại , những cái đó để làm gì ? 

“Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè…”

Đọc lại dưng dưng muốn khóc. “Lửa đèn”, “ Gửi em cô thanh niên xung phong…” đó mới là “tượng đài” Phạm Tiến Duật.

Nhật Tuấn  

Note [NQT]: Gấu đọc bài này lâu rồi. Trên Blog của Nhật Tuấn.


*

Khiem Do

7 mins ·

Tang lễ tướng Lý Tòng Bá

Thời gian tướng Lý Tòng Bá cầm sư đoàn 25 bộ binh miền Nam rất ngắn. Thời gian tôi trong quân số SĐ còn ngắn hơn. Tôi không gặp ông vào lúc đó cũng như không gặp ông lần nào sau này. Nhưng trong quân, tôi chỉ được nghe những lời đồn tốt đẹp về “Đường Sơn đại huynh”, ngược lại với 1 vị tư lịnh tiền nhiệm là “anh Tư mỏ lét”, cái gì mà anh gỡ ra được tại căn cứ Đồng Dù là anh đem bán tất.

Năm 1999, tôi được nghe 1 bạn trước thuộc sư 320B miền Bắc, 4/1975 là tiền sát pháo binh kể lại là các anh rất ngại khi biết tiến vào Sài gòn sẽ phải đụng “Sư Lý Tòng Bá” tại Củ Chi. Khi anh đến nơi thì đã thôi đụng độ nhưng anh còn thấy mồ mả mới tinh nằm ngoài căn cứ của các đồng đội đi trước.

Ông Bá từ trần 22/2/2015 tại Las Vegas. Khi tôi biết tang lễ ông là ngày 2/3 tại Orange County thì tôi đang ở ngoài nhà và đã 12 giờ, chỉ kịp vội đến dự lúc hỏa thiêu. Có lẽ phần lớn đã ra về trước đó, chỉ còn có mặt 1 số niên trưởng thuộc thiết giáp (tướng Bá xuất thân từ binh chủng này) và 1 cựu Thiếu tá mang phù hiệu SĐ 23. Danh của ông Bá là chiến thắng Kontum năm 1972 khi ông chỉ huy SĐ 23.

Tướng Bá bị bắt ngày 29/4 trên đường về Sài gòn. Sự việc này có 3 bản khác nhau, do ông kể lại, và 1 bản của nữ du kích Củ Chi, 1 bản của bộ đội chính quy miền Bắc đều nhận là bắt sống được ông. Sau 13 năm cải tạo, ông Bá sang Mỹ diện HO và đoàn tụ với gia đình tại Las Vegas, bang Nevada.

Chúc ông an nghỉ.

General Ly Tong Ba led the ARVN 25tn Infantry for a veryshort time. My own time serving under his command there was even shorter. I never met him then and never met him later. In the ranks however, I heard only but praise for “The Tang Shan Big Boss” (the nickname came from the title of Bruce Lee first feature, I have no idea why). In the opposite, one of his predecessor, nicknamed “Brother Four Key wrench”, sold for his own profit whatever he could lay his hands on in Dong Du, the Divisional base.

In 1999, I was told by an Artillery Forward Observer from the PAVN 320B Division that in April 1975, they were worried to have “The LyTong Ba Division” in their way during their progress toward Saigon. He did not encounterany action when they arrived at Cu Chi, however the surrounding were dotted with fresh graves of their advance party.

Gen Ba passed away on Feb 22, 2015 in Las Vegas. I learnt that the funeral ceremony is to be held March 2 in Orange County only at noon the same day and rushed to the place, in time only for the cremation. I assume that most of the people attending had left except for a group of my seniors from the ARVN Armor and Cavalry (Gen Ba was an Armor officer most of his career). One former Major served with the 23rd Infantry. Gen Ba’s fame came from the 23rd when he led that Division to success at Kontum in 1972.

Gen Ba was taken prisoner on April 29, 1975 on his way to Saigon. Of this event, there is at least 3 versions, Gen Ba’s own, one by a female NLF Cu Chi guerilla unit and a PAVN regular unit which both claim to have taken him prisoner. Gen Ba spent 13 years in Reeducation before he wasallowed to join his family in Las Vegas, Nevada through the HO program.

May he rest in peace.



*

 "THE USES OF POETRY"
by Anne Atik
FOR S.B. (13 APRIL 1906-22 DECEMBER 1989)

I

A Bible-reading man, he came and left
between two holy days he didn't much observe:
the Good Friday of his birth, near the Christmas of his death.
His life between, a pilgrim's progress with a smile
for what he saw along the way and wrote of,
oversleeping, age and hope and sloth.
Then saw, and wrote of, wrenched along the way,
age and hope and helpless weeping. But
he would have, reading those two states, rejected both
as most remotely holding but one part
or more than minute dose
of the inexpressible, whole truth
of how it is, it was.

II

He showed the shortest way to get across
a line like this:
crossed out such words as these to get to
speechlessness.
He crossed out rivers to get to their stones.
To get to the bottom, when the crisis is reached
and truth-telling begins.
Whatever he knew he knew to music.
He found the pace for misery,
matched distress to syncope, and joke
to a Beethoven stop at the punch line.
But thought that he'd failed to find failure's pulse.
What that says about failure,
music and us.

*

Thơ để làm gì

Tưởng niệm Samuel Beckett

13 Tháng Tư 1906 – 22 Tháng Chạp 1989

Anne Atik 

Người đàn ông đọc Kinh Thánh
Tới và đi giữa hai ngày thánh
Ông thực sự cũng chẳng để ý nhiều đến chi tiết này
Thứ Sáu Tốt, ngày ông sinh
Và Giáng Sinh, ngày ông ngỏm
Đời ông ư? Một cuộc hành hương, với nụ cuời của người lữ hành, về những gì mà ông nhìn thấy trên đường và viết về, ngủ vùi, tuổi tác, và hy vọng và uể oải
Rồi nhìn, và viết về, quằn quại trên đường, tuổi tác và hy vọng và, nức nở bất lực,