*

Tạp I

Tạp II

Gấu vs Hồ Nam

1





















Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?

Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!
*
Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo?
*
Note: Một độc giả Tin Văn, mail, đưa ra một 'huyễn hoặc' thật là hắc ám:
Giả như dân Mít biết đến Lò Thiêu, và bèn hành xử y chang ông "Ba X" nào đó, thì mất mẹ giống Mít ư?

Ui choa thế thì khủng khiếp quá! NQT
*
Một độc giả trả lời liền, trấn an Gấu, chuyện khủng khiếp đó không thể xẩy ra. Chứng cớ:

From:
To:
Subject: Các anh vĩ đại quá! Chiến tranh độc ác quá!
Date: Thu, 01 May 2008 16:25:27 -0400

Anh phải biết vì sao “hai thằng” đánh nhau? Bảo Ninh nhìn thấy “thằng” nào cũng chết và chẳng thằng nào được cái quái gì? Cũng như lính Ngụy thấy quần áo lót của phụ nữ cũng bỏ đi xem, cái đó rất thật. Nhưng anh phải nhìn thấy khi anh ngồi trong nhà anh, có “thằng” vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì phải đánh lại chứ? Bảo Ninh chỉ nhìn lúc đang đánh nhau, chứ không nhìn ra nguyên nhân đánh nhau. Đã là “trọng tài bóng chuyền” thì phải công bằng.
Nói thật, mình rất quý Bảo Ninh nhưng mình khác Bảo Ninh ở chỗ này, mình rõ ràng và khoa học hơn. Có thể do mình ở lính lâu quá.

Rất nhiều sinh viên ở Mỹ hỏi tôi: Vì sao Việt Nam phải đánh nhau?
Tôi nói: Các cháu, các em không biết rằng, nếu không đánh nhau, không có sự hy sinh của hàng triệu người, ai biết tới Việt Nam ở xó nào? Ai biết Việt Nam là cái gì?
*
Cũng cùng lý luận như vậy, một ông quan VC nổ với vua Thái Lan, dân Mít chúng tôi anh hùng, đã từng đánh thắng hai tên giặc ghê gớm nhất, sừng sỏ nhất, đã từng được nhân loại mơ ngủ dậy biến thành VC... và ông vua này nói, may quá, nước chúng tôi không đánh thắng ai hết, và cũng chẳng mong có ai biết đến nước chúng tôi!
*
Cái chuyện mấy anh VC tự hào về cuộc chiến, thì cũng được đi. Nhưng nếu là một người còn chút luơng tri, thì phải tự hỏi, tại sao sau chiến tranh, dân chúng hai miền ùn ùn bỏ chạy ra biển, tại sao bây giờ đất nước lại thê thảm đến mức như thế.
Nhưng Gấu sợ rằng, mấy ông này lại gân cổ lên: Thê thảm ở chỗ nào đâu?

Cái đoạn Gấu gạch đít ở trên, chắc là ngài Lê Lựu nói lộn. Lính Ngụy chưa từng biết "hàng có gân" là cái gì, nhưng quần áo lót phụ nữ thì rất rành, và có thể đó là một trong những lý do họ thua cuộc chiến!
*

30.4.2008
Lê M. Hoà

Kịch phi lý hay kịch bi hài?


Đọc bài viết của anh Bùi Văn Phú về buổi trình diễn kịch Cánh hồng trong gió (Petals in the Wind) tại thính đường Zellerbach, tôi không biết là mình nên cười hay nên mếu sau khi đọc đoạn sau: “Sau hơn một năm bặt tin, bà Hồng được biết chồng đang bị giam ở trại cải tạo Tiên Lãnh. Bà muốn đi thăm, muốn đưa cả đứa con mới sanh được vài tháng theo để cho cha được thấy mặt con…”

Không gặp chồng hơn 1 năm nhưng lại có đứa con được vài tháng tuổi? Hay đứa bé là con của…? Vì theo ý bài viết thì vở kịch nói về sự chịu thương chịu khó và chung thủy của phụ nữ Việt Nam nên tôi gạt bỏ ngay ý trong đầu. Mong anh Phú cho biết là có điều gì trong cách anh viết hay cách anh hiểu vở kịch, hay tuồng tích vở kịch đúng là như thế? Xin đa tạ.
talawas
*
Về chuyện này, mà cũng hỏi, như trên đây, thì cũng bi hài thật.
Gấu đã từng kể chuyện, về một ông sĩ quan đi cải tạo, vợ ở nhà, một nách bốn, năm đứa con, phải làm bạn với một ông quan VC, và bố mẹ chồng bèn viết thư mét ông con. Ông con trả lời:
Chừng nào vợ con vẫn còn lo cho mấy đứa nhỏ, vẫn lâu lâu đi thăm nuôi thằng chồng đói khổ ở trong trại cải tạo, thì nó vẫn là vợ con.
Một chuyện hoàn toàn có thực. Chuyện sau đây cũng thực. Cả hai chuyện, Gấu đều rất rành, vì đều biết những người trong cuộc.
Một ông sĩ quan đi cải tạo, được vợ tới thăm, và nói, đây là lần chót, vì em lỡ có bồ rồi, không thể nào đi thăm anh được. Em cũng muốn xin ý kiến của anh. Ông chồng nói, anh ở tù, làm sao giúp gì em được. Nhưng nếu như vậy, chỉ mong em đừng có thêm con cái với người sau này.
Và quả như vậy. Sau này, họ gặp lại, tuy không đoàn tụ được, nhưng vẫn còn nhìn được nhau, giữa đám con cái, đều do người chồng, sau khi ở tù ra, nuôi dậy thành người, khi qua Mỹ theo diện HO.
*
Cái yếu của NQT là lấy sở đoản làm sở trường, tài của NQT là sáng tác lại không chịu khai thác, đi viết lăng nhăng những bài điểm sách khoe chữ nghĩa, một kiểu "làm dáng trí thức".
Chẳng gì NQT cũng cầm bút ngót nửa thế kỷ mà sự nghiệp văn chương lại chỉ có mấy truyện ngắn thôi sao?
NQT đã sống, đã viết, đã tha phương cầu thực....
Hồ Nam

Tài của NQT là sáng tác!
Khen như thế, chỉ làm cho đám bạn quí của Gấu càng thêm phát điên lên!
*
Tiểu sử Beckett, vừa tiết kiệm vừa nhỏ xíu, chính nhà văn cũng phải hài lòng. Người viết nó, đã sáng tạo ra một cách kể rất OK, về đời và thời của Beckett.
Chúng ta hãy đọc thử.
1939. Tháng Chín
1. [Thứ Sáu]. Đức xâm lăng Ba Lan. Điểm Finnegans Wake trên Revue de Paris.
3. Tây tuyên chiến với Đức.
4. Beckett rời Dublin đi Tây.
...
Thú vị nhất, theo Gấu, là cái dòng này:
18. Beckett viết chỉ hai dòng Watt.
Đúng là một chi tiết thần sầu!
[Có thể, có người 'sửng cồ', thần sầu ở chỗ nào, xin thưa, xin đọc dòng trước đó:
[Ngày] 11, [Thứ Tư] [1943, Nov.]: Đức chiếm đóng nước Tây của ngài Vichy.

Gấu tôi tin rằng, 'hậu thế', khi viết tiểu sử nhà thơ vừa mới ra đi, sẽ không thể bỏ qua chi tiết, vừa được VC thả, trên đường về với vợ con, nhà thơ gập đôi người, chép, những bài thơ chất chứa trong đầu, suốt thời gian tù đầy!

Còn DTH?
Làm sao bỏ qua chi tiết, người nữ văn công ngồi bệt xuống đường phố miền Nam, khóc đời mình, và thời của mình, đúng vào ngày 30 Tháng Tư 1975!

PTH?
Chi tiết cắm cờ trên đỉnh... Nam Cực!

Ấy đấy, có những chi tiết, bạn không quên, mà hậu thế lại càng không quên!
Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương là vậy!
*
Giả như hậu thế phải đi một cái tiểu sử mini về Gấu, thì Gấu sẽ cài vô đó, chi tiết nào?
Làm sao bỏ qua cái cảnh chạy theo BHD, khóc ròng, trước cổng Đại Học Khoa Học Sài Gòn?
*

Vào thời net, với những kỹ thuật hiện đại như scaner, thí dụ, dịch, tốt nhất, nên post kèm bản gốc, hoặc bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của nó, điều Tin Văn vẫn thường làm, "đưa vào thực tế", một trong ba búa ông anh truyền cho, đừng sợ sai, sai thì sửa, nếu không, không thể có tác phẩm.
Độc giả Tin Văn, căn cứ  bản scan, thường xuyên chỉ giùm Gấu những câu, những đoạn, dịch sai hoặc chưa tới, chưa đạt...

Cũng tiện đây, nói rõ thêm về ông anh nhà thơ: Sở dĩ Gấu hay nhắc tới, không phải là vì muốn 'khai thác tối đa và đủ kiểu cái chết của TTT', như bạn Hồ Nam phạng Gấu, [Gấu vs Hồ Nam] nhưng mà là, những bài học vỡ lòng của Gấu, từ ông anh, chúng rất cần cho tất cả những ai mê văn chương, hay nói gọn hơn, mê viết.

Gấu có một ông bạn cũng khá thân, rất nổi tiếng trong giới viết lách, nhưng nổi tiếng chìm, dân viết thì rành, độc giả, gần như mù tịt. Ông này, rất ư là giỏi ngoại ngữ, cũng từng dịch thuật khá nhiều tác phẩm, nhưng cũng chẳng dám để tên thật, hoặc dịch giùm, cho người khác. Do giỏi ngoại ngữ, nên đọc rất nhiều, rất tự hào về cái sự hiểu biết của mình.

Nhân một lần, cùng ông bạn, cả hai cùng ngồi bên hai ông Tây, Gấu tỉ tê hỏi, ông phán thật hách:
Tao không dám dịch, không dám viết, ấy là vì sợ sai. Cỡ như tao mà sai, cái hại khủng khiếp ghê lắm. Tư tưởng càng lớn, đúng thì thành thánh nhân, sai thành ác quỉ, gây hại cho muôn người. Mày không thấy những gương tầy liếp sao: nào Dos, nào Nietzsche, nào Marx...? (1)
(1) Không hiểu ông bạn của Gấu có 'thuổng' Heidegger không?
He who thinks greatly must
                               err greatly: Kẻ nào nghĩ lớn, phải lầm lớn
Heidegger: The Thinker as Poet, Tư tưởng gia như Thi sĩ  [in Poetry, Language, Thought, Thơ, Ngôn ngữ, Tư tưởng, dịch qua tiếng Anh, Albert Hofstadter, nhà xb Harper & Row, New York].
*
Nhưng, một lần cũng bên hai ông Tây, nhân nhắc đến ông anh nhà thơ, mà ông bạn này cũng khá quen biết, Gấu bèn hé lộ, một trong ba búa ông anh truyền cho, cứ đọc tuới, thì tìm ra thầy, cứ dịch tưới, thì có tác phẩm, ông bạn ngớ người ra, than, giá mà tao, vào cái lúc mới lớn, đang hăm hở như thế, mà gặp ông anh của mày, thì đời tao khác hẳn đi rồi!
*
Có một lần, Gấu dịch một câu, lâu quá không còn nhớ, lệch hẳn ra khỏi nguyên tác, và rất ư lấy làm thú vị, nhưng "một" trong "hai" vị độc giả, sau này thân thiết đến như "ruột thịt", bèn mail, mắng, dịch như thế, thì bố ai hiểu nổi!
Gấu không làm sao giải thích cho người bạn thân này, mãi đến khi đọc Linda Lê, trong một bài viết, có trích dẫn một câu của Novalis, nay chép ra đây, thay câu trả lời cho người bạn thân thiết, qua Tin Văn.

Novalis có nói, một bản dịch, hoặc có tính văn phạm [theo nghĩa đen], hoặc có tính diễn giải, tức tính mô phỏng, hoặc huyền hoặc.
Cái câu mà Gấu dịch đó [không còn nhớ, nhưng sẽ nhờ "google desktop" tìm giùm], có tính huyền hoặc.
Đẩy câu của Novalis đến tận cùng, tất cả những bản dịch, vờ nguyên tác, như của em Thanh Huyền, đều có tính... huyền hoặc!
Huyền hoặc?
Linda Lê, tiếp tục trích dẫn Novalis: Những bản dịch huyền hoặc là những bản dịch đỉnh cao văn phong. Chúng tái tạo sự tinh khiết, sự hoàn hảo của tính nghệ phẩm, trong tính cá nhân của nó. Không phải tác phẩm nghệ thuật, chính nó, mà những bản dịch đem đến cho chúng ta, nhưng lý tưởng của nó.
Novalis disait qu'une traduction, ou bien est grammaticale (littérale), ou interprétative (adaptation), ou bien mythique. « Les traductions mythiques sont des traductions de haut style: elles reproduisent dans sa pureté et sa perfection le caractère de l'œuvre d'art dans son individu. Ce n'est pas l'œuvre d'art elle-même, réellement, qu'elles nous donnent, mais bien son idéal.»
Linda Lê: L'Âme Romantique [retour aux classiques]. Le Magazine Littéraire số đặc biệt về văn chương và trại tù, Jan 2005
*
"Après Auschwitz, écrire un poème est barbare, et la connaissance exprimant pourquoi il est devenu aujourd'hui impossible d'écrire des poèmes en subit aussi la corrosion. »
Sau Auschwitz, làm thơ thì dã man, và cái sự hiểu biết ra như thế, rằng, bây giờ không thể làm thơ, nó, cũng chịu sự sói mòn.
T.W. Adorno, Critique de la culture et société: Phê bình văn hóa và xã hội
Le Magazine Littéraire, La Littérature et les camps, Janvier 2008