*

Tạp Ghi
Ba người khác

Ba thằng lăng nhăng
1 2



















Ba thằng lăng nhăng?
Tình cờ đọc lại bài viết của chính mình, Gấu khám phá ra, chính Gấu, thêm Primo Levi nữa, đã tiên đoán sự ra đời của Ba Người Khác, trong dòng văn chương của Tô Hoài. Thú vị thật.
Cái đoạn sau đây, đã tiên đoán cả một chuỗi tác phẩm của Tô Hoài.
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi, một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế kể" (11).
Primo Levi nhắc tới một bài essay của Aldous Huxley, qua đó, nhà văn người Anh này, khi phải trả lời một người trẻ tuổi muốn nhờ ông ban cho một lời khuyên, bắt đầu viết như thế nào: hãy mua một đôi mèo, quan sát, rồi miêu tả chúng. "Nếu tôi (Levi) nhớ không nhầm, ông nói với người trẻ tuổi, rằng loài vật, và đặc biệt động vật có vú, đặc biệt hơn nữa, những loài vật nuôi trong nhà, chúng như chúng ta, nhưng 'bỏ cái nắp đí ('with the lid off'). Cư sử hành động của chúng giống như của chúng ta, một khi mà chúng ta mất đi được (thiếu, lack) sự kiềm chế."
Thế giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...
Một chuyến đi
Như thế, Nguyễn Tuân cũng đã tiên đoán ra được số phận của Tô Hoài, và những tác phẩm chưa ra đời của bạn mình. Bỏ cái nắp đi, cái nắp ở đây, chính là sự kiềm chế [con heo] của Tô Hoài. Nhờ CCRĐ, ông làm bật cái nắp đó ra, biến thành một thằng lăng nhăng dâm đãng

Ác Mộng
Chúng ta chỉ cần một Lincoln.
Như đã có lần Gấu thỏ thẻ góp ý, dân Mít chúng ta chỉ mong có một Lincoln, thay vì nhiều bại tướng Lee, nhân một bài viết trên talawas.
Mới đây, tình cờ đọc trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số March 29, 2007, một bài viết về Lincoln, của James McPherson: Lincoln's Secret Radical Strategy. Tác giả điểm cuốn The Radical and the Republican: Frederic Douglass, Abraham Lincoln, and the Triumph of Antislavery Politics [Nhà Cải Cách và nhà Cộng Hoà: Frederic Douglas, Abraham Lincoln, và cuộc Chiến Thắng của Chủ Trương bài Nô Lệ], của James Oakes [nhà xb Norton 328 trang, $26.95].
Tác giả bài viết tự hỏi, liệu Lincoln thực sự lo lắng đến chuyện mầu da [giải phóng nô lệ da đen]?
Và ông trả lời, có. Tuy nhiên, theo ông, như vậy chưa đủ. Làm sao thực hiện nó, mới quan trọng.
Và đây là chiến thuật của Lincoln, qua câu nói nổi tiếng của ông:
"My paramount object" in this war "is  to save the Union", Lincoln viết trong một bức thư ngỏ, a public letter, cho Greeley, "and is not  either to save or destroy slavery". If "I could save the Union without freeing any slave I would do it, and If I could save it by freeing all the slaves I would do it; and if could save it by freeing some and leaving others alone I would do that".
[Chủ trương hoành tráng của tôi, trong cuộc chiến này, thống nhất đất nước, chứ không phải giữ, hay huỷ diệt nô lệ. Nếu tôi có thể thống nhất đất nước mà chẳng giải phóng bất kỳ một nô lệ, tôi làm liền; nếu tôi thống nhất đất nước mà giải phóng tất cả  nô lệ, tôi làm liền, nếu tôi thống nhất đất nước mà giải phóng chỉ một dúm nô lệ, tôi làm liền...]
Câu nói của Lincoln cho thấy, ông coi thống nhất đất nước [ở đây là cứu vãn thể chế Union], quan trọng, hơn, so với giải phóng da đen. Và đó là chiến thuật bí mật của ông: Hãy thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ sẽ tiếp theo liền.
Thành thử vấn đề vẫn là cái tâm của ông.
Khác hẳn Miền Bắc XHCN.
Khó mà nói, Bắc Bộ Phủ không hề biết, xã hội Miền Nam, cuộc sống của dân Miền Nam cao hơn Miền Bắc.
Nhưng thống nhất đã, cho dù có phải hy sinh Miền Nam, hy sinh cái xã hội tốt đẹp đó.
*
Gấu có lần kể, câu chuyện một anh chàng lần đầu được ăn một trái chuối, rồi nhớ đời, đến khi tha hồ mà ăn, thì, ôi chao, những trái chuối ê hề kia, vị của nó không sao bằng trái chuối đầu đời.
Hai lần mò mẫm trở về đất Bắc của Gấu, là chỉ để tìm lại cái mùi vị của một con ốc nhồi, vớt lên từ cái ao ở bên ngoài cổng nhà cô Hồng Con, rồi cứ thế nổi lửa, ăn sống ăn sít, chắc là ở đúng cái chỗ, sau này, cô gái, do bị bịnh sốt thương hàn, nên khát nước quá, bèn bò ra khỏi nhà, tới bờ ao thì gục chết.
Cô bị dân làng nhà Gấu nhốt trong căn nhà của bố mẹ, sau khi đã làm thịt cả hai, vì tội địa chủ.

Nhưng điều đáng tiếc hơn là Tô Hoài, một người đã từng tham gia cải cách ruộng đất qua nhiều đợt, đã từng làm đến đội phó phụ trách tòa án, không lẽ chỉ viết được có thế thôi ư. Cũng không trách được ông, vì khi bước vào cuộc đấu tranh này ông còn trẻ và chưa được học hành nhiều, nên những nhận xét của ông lúc đó chắc hẳn còn rất sơ lược và công thức. Nhưng bao nhiêu năm đã trôi qua, nay hồi tưởng lại, chẳng lẽ ông không có những nhận định gì sâu sắc hơn? Và khi ông chọn ra ba con người điển hình để nói về một cuộc cách mạng to lớn như vậy, thì lại chọn ba con người cá biệt, không đại diện được cho cái chung. Đành rằng nhà văn có quyền xây dựng nhân vật của riêng mình, nói những chuyện nhỏ để đề cập đến việc lớn, nhưng ít ra những nhân vật đó cũng phải phản ánh được phần nào xã hội mà nhà văn đã sống.
Nguồn
Ba thằng lăng nhăng mà chưa đủ ư?
Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh cả một lũ mà vẫn chưa đủ?
Vả chăng, chỉ nội hãm và hiếp nông dân, mà hoàn thành công tác Đảng giao, CCRĐ, giải phóng cái ách ngàn đời giai cấp địa chủ đè lên tầng lớp nông dân Bắc Bộ, thành tích như thế mà "cũng không trách ông được"?
Có lẽ phải sửa một từ trong câu văn của tác giả bài viết:
Nhưng điều đáng tiếc hơn là Tô Hoài, một người đã từng tham gia cải cách ruộng đất qua nhiều đợt, đã từng làm đến đội phó phụ trách tòa án, không lẽ chỉ hiếp được có thế thôi ư.

Để xẩy ra ba thằng lăng nhăng, con bọ... bất cứ một anh Mít, chị Mít nào cũng có phần trách nhiệm, hoặc ít hoặc nhiều.
*
Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
Thư gửi bạn ta
*
Nhà thơ THT, trong một thư ngỏ gửi nhà văn VC tác giả Nỗi Buồn Chiến Tranh, qua đó, ông tỏ ra rất bực vì những điều ông nhà văn VC viết về lính thám báo, bởi vì, là thám báo, ông có thể quả quyết, viết như vậy là sai, là vu khống cho thám báo.
Nỗi Buồn là tiểu thuyết. Và, giả như không phải là tiểu thuyết, thì, một cá nhân ông THT, không thể nào đảm bảo cho cả lực lượng thám báo được.
Bởi vậy, đâu có cần phải lên tiếng.
*
Nhưng, trường hợp ngược lại, giả tưởng, cho dù là "giả tưởng của giả tưởng", có khi lại 'bảnh' hơn sự thực.
Và, theo nghĩa đó, những đoạn viết về thám báo, quả đã không làm được điều Ngọn Núi Thần Kỳ của Thomas Mann đã làm được.
*
Christia Wolf, một nhà văn [CS] Đông Đức, trong bài viết Di chuyển cái nghĩa [Shift of meaning]: Thomas Mann, trong đó, bà kể, một lần bà bị sốc, khi một người bạn rất thân, kể, vào lúc 18 tuổi, bị bắt đưa vô Lò Thiêu Auschwitz, trong tất cả những nhà văn, Thomas Mann là người đã giúp bà  sống sót.
Nhờ, chỉ một dòng trong Ngọn Núi Thần Kỳ, dòng đó, đại khái như vầy: "Chẳng quan trọng chi chuyện liệu anh ta có sống sót hay không?" [It is not so important whether he survives].

Câu văn đó đã giúp bà ngộ ra rằng thì là làm người có nghĩa là đừng tự coi mình là cái rốn của vũ trụ. Mình là cái quái gì cơ chứ? Nhờ vậy, bà có thể nhìn một cách bình thản [calmly, đó là từ bà bạn tôi dùng. Wolf], cái gì sẽ chảy ra từ cái vòi trong nhà tắm kia, là nước, hay là hơi độc?
Thomas Mann có thể không viết dòng trên, và bà bạn tôi rốt cuộc cũng nhận ra như vậy.
*
Câu văn chìa khoá của Một Chủ Nhật Khác, chính là câu trên:
-Mình là cái quái gì cơ chứ?
*
Sau đó, Wolf và bà bạn cùng đọc lại Thomas Mann, để tìm cho ra câu văn mà bà bạn của Wolf  đã vịn vào nó, vào lúc cần  thiết như thế.
Mann viết như vầy:
"Farewell - and if thou livest or diest! Thy prospects are poor... we should not care to set a high stake on thy life by the time it ends. We even confess that it is without great concern that we leave the question open." [... Chúng ta chẳng nên quá cường điệu, đánh giá quá cao, về cuộc đời, vào cái lúc nó chấm dứt. Chúng ta còn có thể tự nhủ rằng, chẳng có chi đáng quan tâm, khi để cho vấn đề đó bỏ ngỏ].
Ý nghĩa câu văn đã được di chuyển đi, và điều làm cho Wolf thực sự khổ tâm là, làm thế nào, trong một trường hợp như thế, một cô gái Do Thái được nuôi dưỡng trong văn học nhân văn lại bị bắt buộc phải sử dụng, bằng cách lật ngược, học vấn của mình, [how, in such a place as this, a Jewish girl raised on humanistic literature was forced to make so upside down a use of her education].