*

Tạp Ghi



















Rasim, nhà văn
Mùa Xuân trên thành phố HCM quang vinh
[Will spring never come, will spring never come?]

[Note: Gấu, nhà văn, bận quá, nhờ Pamuk viết giùm một kỳ Sổ Tay!]

Vào một buổi sáng sớm, vào cuối thập niên 1880 – cũng không lâu sau khi nhà vua Abdulhamit II bắt đầu Luật Tuyệt Đối của ông, kéo dài 30 năm – có một ký giả, 30 tuổi, ngồi tại bàn giấy tại tờ Hạnh phúc, một nhật báo nhỏ ở Babtali, và, “bất thình lình” cửa mở toang, và một người đàn ông dáng người cao lớn, đội mũ đỏ, mặc một cái “áo khoác kiểu nhà binh”, tay áo làm bằng một thứ vải đỏ, bước vô phòng. Nhận thấy anh ký giả trẻ, ông ta la lớn: “Lại đây”. Anh ký giả trẻ sợ sệt, đứng dậy, “Đội mũ vô. Đi”.
Người đàn ông trong cái áo vét nhà binh và anh ký giả trẻ leo lên một xe ngựa, đậu trước cửa, và xe chạy. Xe vượt cầu Galata Bridge, cả hai đều im lặng. Khi đi được chừng nửa đường thì anh chàng ký giả trẻ có bộ mặt dễ thương mới thu được tí can đảm, để hỏi, ông mang tôi đi đâu.
“Đến gặp Ngài bí thư của Đức Vua. Ngài ra lệnh phải tóm liền mi, mang đến cho Ngài ngay tức khắc.”
Sau khi đến Hoàng cung, đợi chừng ít phút, một người đàn ông khó chịu, có bộ râu bạc xám, kêu anh chàng ký giả lại bàn ông ta:
“Đến đây”.
Một tờ Hạnh phúc mở ra, trên bàn. Giơ tay chỉ, ông ta giận dữ nói:
-Cái này nghĩa là gì?”
Anh chàng ký giả vẫn chưa hiểu cái này là cái gì, ông ta la lên:
“Thằng phản bội! Đồ vô ơn! Phải thẩy một trái đại bác vô đầu mi cho nó nổ banh ra”.
Anh chàng ký giả, tuy vẫn còn sợ đái ra quần, nhưng nhận ra, bài báo gây nên trận giận dữ đó chỉ là một bài thơ của một thi sĩ đã chết, đúng ra, một điệp khúc, như vầy, “Liệu mùa xuân sẽ chẳng bao giờ tới nữa/Liệu mùa xuân sẽ chẳng bao giờ tới nữa?”
Hy vọng giải thích, anh chàng ký giả rụt rè lên tiếng “Thưa Ngài…”
“Mày còn chưa câm miệng ư? Muốn thêm bớt nữa hả? Bước ra chỗ khác”. Viên bí thư của nhà vua ra lệnh.
Sau khi đứng run rẩy ở chỗ khác chừng 15 phút, anh ta lại bị lôi cổ vô. Nhưng cứ mỗi lần anh mở miệng tính giải thích anh không phải là tác giả của bài thơ, là anh lại được xơi một cơn giận dữ.
“Đồ khốn kiếp. Đồ chó má. Đồ con hoang. Đồ chết tiệt. Phải treo cổ hết tụi chúng mày lên”.
Khi hiểu ra rằng, sẽ chẳng có cơ hội để giải thích, anh chàng ký giả bèn thu hết can đảm, thò tay vô túi móc ra cái thẻ Hội Nhà Báo, và đặt nó lên bàn. Viên bí thư đọc cái tên trên thẻ nhà báo, và hiểu ra rằng, có một sự lầm lẫn. Ông ta hỏi:
“Tên anh là gì?"
“Ahmet Rasim”
Kể lại giai thoại trên, bốn mươi năm sau, trong cuốn hồi ký, “Tác giả, Thi sĩ, Nhà văn”, Rasim nhớ lại, khi viên bí thư hiểu ra rằng, người ta đã bắt lầm, và đem đến cho ông ta không đúng cái người mà ông ta cần bắt, thì ông ta bèn thay đổi giọng điệu.
“Sao con không ngồi xuống, con của ta.”
“Con không phiền khi ta gọi con là con của ta chứ?”
Mở ra một ngăn kéo, viên bí thư kêu Rasim lại gần, và giúi cho 5 liras, ông nói, “Thế này là chu nhé. Đừng có nói cho ai hay chuyện này, thôi xéo!”
Rasim kể câu chuyện gặp gỡ trên, với cái vẻ hớn hở, và bằng cái giọng hóm hỉnh thường lệ, pha trộn thêm tí mắm muối, là những chi tiết của cuộc sống thường nhật, chúng, những câu chuyện như thế, làm nên “hallmark” [dấu ấn, thương hiệu, văn phong…] của ông.
Lòng yêu đời, sự hóm hỉnh, và thú viết, niềm vui mày mò cùng mớ chữ, thủ công viết, khiến Rasim trở thành một trong những nhà văn lớn của thành phố Istanbul. Cái yêu cái vui cái tếu, cùng với nguồn nghị lực chẳng hề thiếu, sự lạc quan, và tinh thần cứng cỏi, luôn ở đỉnh cao của ông, dư sức để cân bằng với nỗi buồn hậu đế chế mà Tanpinar, nhà tiểu thuyết, Yahya Kemal, nhà thơ, và Abdulhak Sinasi Hisar, hồi ký gia, cả một đám cùng rủ nhau nhận chìm. Như tất cả những nhà văn yêu thương Istanbul, ông quan tâm tới lịch sử của nó, và cũng có viết những cuốn sách về nó nữa, nhưng bởi vì rất cẩn trọng trong việc kiểm tra nỗi buồn của mình, coi nó từ đâu mà ra, ông không bao giờ than van về một “thời đại hoàng kim đã mất”. Thay vì nhìn quá khứ thành phố như là một kho tàng thiêng liêng, và cứ lặn sâu vào trong đó, rồi ngoi lên, là tha hồ mà viết, là tìm ra giọng nói đích thực, nhờ đó có thể sản xuất những tuyệt tác theo kiểu Tây phương, ông chủ trương, như hầu hết những nhà văn trong thành phố, tự kiềm chế mình ở trong hiện tại: Istanbul là một thành phố dễ chịu, thích thú, để sống ở trong nó, và chia sẻ tứ khoái, theo nghĩa, chia sẻ mọi chuyển biến, dù nhỏ nhoi cỡ nào, cùng với thành phố.


Trên tờ Granta, số Mùa Xuân 2006, có bài phỏng vấn Pamuk, ông cho biết, một trong những nhà văn ảnh hưởng tới ông là Borges:
Borges, tình cờ làm sao, có để ý đến Hội nghị của những con chim... Đây là câu chuyện rất đơn giản, một nhóm chim đi tìm vua của chúng, đã bị mất tích, lost. Mỗi con chim đi, là mỗi câu chuyện kể, một kinh nghiệm. Sau cùng chúng tới núi Mount Kaf, một thứ Eastern Mount Olympus, và chúng nhận ra rằng, nhà vua, ông trời, cái con người mà chúng tìm kiếm đó, ở ngay trong chúng. Chúng chính là cái người mà chúng tìm: They are the vey person they are looking for.