*
Notes



















*

V/v Schulz. Trong Inner Workings, Coetzee đưa ra một hình ảnh thật thần kỳ về Schulz, người nghệ sĩ "trưởng thành trong thơ ấu", 'mature into childhood'. Trên Người Nữu Ước, 8 & 15, June, 2009, có bài viết Giai thoại về Schulz, Bruno Schulz's legend, thật tuyệt, của David Grossman. Tay này là tác giả cuốn Viết trong bóng tối, Tin Văn đã từng giới thiệu. Ông cũng đã từng đăng đàn diễn thuyết chung với DTH tại Nữu Ước.
Cái chết của Schulz cũng là một giai thoại, nhưng thê lương vô cùng, qua kể lại của Grossman, trong Viết trong bóng tối. Ông đi tù Lò Thiêu, nhờ tài vẽ, được một tay sĩ quan Nazi bảo bọc, khiến một tay sĩ quan Nazi khác ghét, và sau cùng giết ông, rồi kể lại cho tay kia nghe. Tay kia xua tay, chuyện lẻ tẻ, để kiếm đứa khác, thế!
*

LIFE AND LETTERS
THE AGE OF GENIUS
The legend of Bruno Schulz.
BY DAVID GROSSMAN

An afternoon in spring, Easter Sunday, 1933. Behind the reception desk of a small hotel in Warsaw stands Magdalena Gross. Gross is a sculptor, and her modest family hotel serves as a meeting place for writers and intellectuals. In the hotel lobby sits a Jewish girl of about twelve, a native of Lodz. Her parents have sent her to Warsaw for a school holiday. A small man, thin and pale, enters the hotel, carrying a suitcase. He is a bit stooped, and to the girl-her name is Jakarda Goldblum-he seems frightened. Gross asks him who he is. "Schulz," he says, adding, "I am a teacher, I wrote a book and I-"
She interrupts him. 'Where did you come from?"
"From Drohobycz."
"And how did you get here?"
"By train, by way of Gdanski Bridge." The woman teases him. "Tanz? You are a dancer?"
'What? No, not at all." He flinches, worries the hem of his jacket. She laughs merrily, spouting wisecracks, winking past him at the girl.
"And what exactly are you doing here?" she asks finally, and he whispers, "I am a high-school teacher. I wrote a book. Some stories. I have come to Warsaw for one night, to give it to Madame Nalkowska." Magdalena Gross snickers, looks him up and down. Zofia Nalkowska is a renowned Polish author and playwright. She is also affiliated with the prestigious publishing house Roj. With a little smile, Gross asks, "And how will your book get to Madame Nalkowska?"
The man stammers, averts his eyes, yet he speaks insistently: Someone has told him that Madame Gross knows Madame Nalkowska. If she would be so kind-
And when he says this Magdalena Gross stops teasing him. Perhaps-the girl guesses-this is because he looks so scared. Or perhaps it's his almost desperate stubbornness. Gross goes to the telephone. She speaks with Zofia Nalkowska and tells her about the man. "If I have to read the manuscript of every oddball who comes to Warsaw with a book," Nalkowska says, "I'll have no time for my own writing.".
It Magdalena Gross asks that she take one quick look at the book. She whispers into the phone, "Do me a favor. Just look at the first page. If you don't like it, tell it him and erase the doubt from his heart."
Zofia Nalkowska agrees reluctantly. Magdalena Gross hangs up the phone. "Take a taxi. In half an hour, Madame Nalkowska will see you, for ten minutes."
Schulz hurries out. An hour later, he returns. Without the manuscript. "What did she say?" Magdalena Gross asks.
He says, "Madame Nalkowska asked me to read the first page to her out loud. She listened. Suddenly she stopped me. She asked that I leave her alone with the pages, and that I return here, to the hotel. She said she would be in touch soon."
Magdalena Gross brings him tea, but he can't drink it. They wait in silence. The air in the room grows serious and stifling. The man paces the lobby nervously, back and forth. The girl follows him with her eyes. Years later, after she has grown up, she will leave Poland, go to live in Argentina, and take the name Alicia. She will become a painter there and marry a sculptor, Silvio Giangrande. She will tell this story to a newspaper reporter during a visit to Jerusalem, nearly sixty years after the fact.
The three wait. Every ring of the telephone startles them. Finally, as evening draws near, Zofia Nalkowska calls. She has read only thirty pages, there are things that she is certain she has not understood, but it seems to be a discovery-perhaps the most important discovery in Polish literature in recent years. She herself wishes to have the honor of taking this manuscript to the publisher. The girl looks at the man: he seems about to faint. A chair is brought to him. He sits down and holds his face in his hands.
Of the many stories, legends, and anecdotes about Bruno Schulz that I have heard over the years, this one especially moves me. Perhaps because of the humble setting of this dazzling debut, or perhaps because it was recounted from the innocent vantage of a young girl, sitting in the corner of the lobby, watching a man who seemed to her as fragile as a child.
And another story I heard: Once, when Schulz was a boy, on a melancholy evening his mother, Henrietta, walked into his room and found him feeding grains of sugar to the last houseflies to have survived the cold autumn.
"Bruno," she asked, "why are you doing that?"
"So they will have strength for the winter."
*


Nhà văn Nam Phi J. M. Coetzee, trong bài điểm cuốn tiểu sử nhà văn Ba Lan, Bruno Schulz (Regions of Great Heresy: Bruno Schulz, A Biographical Portrait, nguyên tác tiếng Balan của Jerzy Ficowski; Theodosia Robertson dịch qua tiếng Anh, nhà xb Norton, 255 trang, $25.95), đã kể ra, một trong những đam mê từ những ngày còn con nít của Bruno Schulz, là ngồi lê la trên sàn nhà, mải mê vẽ, hết bức họa này tới bức họa khác, trên những tờ báo cũ. Sau này, trong những chuyến di chuyển vào thế giới sáng tạo, chỉ là một đứa trẻ vẫn sống cái "tuổi thiên tài" (the age of genius), vẫn cố – một cách vô thức - tìm cách tiếp cận cõi huyền đó (the realm of myth). Và hình như, đây là người đàn ông mà đứa trẻ ngày xưa đã trở thành. Và tất cả những gì mà người đàn ông này hăm hở đòi cho được, chỉ là tái sở hữu những quyền năng đầu đời của mình, hay nói một cách khác, là để "trưởng thành ở trong tuổi thơ" ("mature into childhood").
Lần trở về Hà Nội, thằng bé ngày xưa và là tui ngày nay, một ông già, cũng cố đòi cho được, không phải tuổi thiên tài như me-xừ Schulz, nhưng mà là... tuổi thiên đường, sau bao phen dọ dẫm về nó.
Trong một lần dọ dẫm, tôi đã kể qua, về lòng biết ơn của một đứa bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội học, nhờ có một bà cô làm me Tây, ông Tây này là kỹ sư sở hoả xa Đông Dương.
Tôi viết, làm me Tây, vì thực sự như vậy. Hai người sống với nhau đã lâu. Khi Nhật chiếm Đông Dương, họ phải chạy qua bên Trung Quốc. Tôi nhớ có lần nghe bà cô tôi nói, cái ông Tây trẻ ở cùng chung villa ngay bên hồ Hallais rất thương bà, nhưng tình nghĩa những ngày hoạn nạn khiến bà không thể bỏ ông Tây già, lớn hơn bà tệ lắm cũng hơn chục tuổi. Chỉ tới khi hiệp định Genève ký kết, họ mới làm giá thú, để hoàn tất thủ tục nhập nước Pháp.
Cái villa mà hai ông Tây ở đó, nằm trên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Ông cậu tôi lắc đầu khi nghe tôi hỏi thăm về con phố ngày xưa, nói, bây giờ nó có một cái tên khác, và rồi ông ghé sát tận tai tôi nói nhỏ, đường Hàng Lờ.
Ngày xưa, đứng trên đường Hàng Lờ nhìn vào, bên cạnh villa về phía bên phải, là một viện bảo sanh, bên trái, một tòa nhà chỉ có bốn bức tường cao, nghe nói bị ma ám, cứ ngày xây, đêm đổ, và là nơi cư ngụ của một hai gia đình nghèo. Cả hai bên, tôi đều gây chuyện, và đều làm cho bà cô của tôi bực mình. Với những gia đình nghèo, là một chuyện giữa tôi và đám con nít nhỏ tuổi hơn. Chúng gây sự trước, và khi xẩy chuyện, tôi bị buộc tội bắt nạt con nít.
Còn bên trái, là vào những ngày Hà Nội nhốn nháo, kẻ ở, người đi vào nam, cả một khu phố quanh hồ Hallais, ban ngày biến thành Chợ Trời, và ban đêm, Chợ Trộm. Đêm nào cũng nghe tiếng người la, Cướp, Cướp. Đêm, thay vì ngủ trong nhà, tôi kiếm một góc khuất khuất ở sân trước, để săn trộm. Luôn thủ sẵn một cây gậy.
Đi đêm mãi có ngày gặp ma. Một bữa trộm vào nhà thiệt. Chúng lựa đúng chỗ tường thấp, nơi tôi thường leo vô, mỗi lần trốn nhà đi xem xi nê về muộn. Nhưng hóa ra là chúng chỉ mượn đường, để viếng nhà bảo sanh kế bên. Nửa đêm, nghe tiếng mấy bà đẻ la, tôi giật mình chồm dậy, thấy mấy tên trộm đang leo tường ra ngoài đường. Đuổi theo, chúng làm rớt một chiếc bàn ủi, như để chia phần cho tôi.
Đúng là để gieo họa, bởi vì sáng hôm sau, mấy bà đẻ xúm nhau đứng trên ban công nhìn sang thằng bé bằng những cặp mắt nghi kỵ. Thế là bà cô tôi tế cho một trận. Bà chửi cháu thì ít, nhưng hàng xóm thì nhiều. Sau thằng con ông chủ viện bảo sanh, hình như cũng học trường Nguyễn Trãi với tôi, nói cho ông bố biết, và ông sang tận nhà xin lỗi.
Bài học đầu tiên trong đời, do bà cô dậy, chớ ôm lấy chuyện thiên hạ mà có khi mang họa, tôi đã không học được, bởi vì, mãi sau này, khi vào Sài Gòn, tôi lập lại y chang sự ngu ngốc kể trên. Chuyện này, tôi đã kể trong truyện ngắn Lần Cuối, Sài Gòn. Nay xin trích đăng ở đây, để độc giả cười thêm một trận.
*
"Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em ngày sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền).
Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonnard, nơi có bót Hàng Ken (1), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài Gòn. Gần gốc cây kia, chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào bót Hàng Ken, méc mấy ông cảnh sát. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh "dzợ" người ta, mắc mớ gì tới mày, hả thằng con nít? Đồ Bắc Kỳ di cư vô đây làm tàng! Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt rũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào, trên khuôn mặt "cô bé". (2)
Trên khuôn mặt Sài Gòn.
NQT

Chú thích:
(1) Bót Lê Văn Ken, như bạn Thảo Trường còn nhớ, và cho biết. Tks. NQT
(2) BHD. Em không có nốt ruồi son mà là cái răng khểnh!
*
TV post lại ở đây, bài viết đăng trên The New Yorker, June, 8 &15, 2009, Tuổi Thiên Tài, The Age Of Genius, của DAVID GROSSMAN
Đọc đoạn mở đầu bài viết, Gấu bồi hồi nhớ lại cái truyện ngắn đầu tay của mình.

THE AGE OF GENIUS
Tuổi Thiên Tài
The legend of Bruno Schulz.
Giai thoại về Bruno Schulz
BY DAVID GROSSMAN

Vào một buổi chiều Mùa Xuân, Easter Sunday, 1933. Đằng sau quầy tiếp khách một khách sạn nhỏ ở Warsaw là Magdalena Gross, một điêu khắc gia, và cái khách sạn khiêm tốn của bà là nơi đám văn nghệ sĩ và trí thức thường tụ tập. Ở hành lang lúc đó có một bé gái người Do Thái, chừng 12 tuổi, quê ở Lodz, cha mẹ gửi học. Một người đàn ông nhỏ, ốm, xanh xao, bước vô khách sạn. Anh ta có vẻ sợ hãi, theo cô bé Do Thái.
Gross hỏi, anh là ai.
-Schulz, anh ta trả lời, và nói tiếp:
-Tôi là một thầy giáo, tôi viết một cuốn sách, tôi…
Bà ngắt lời:
-Anh từ đâu tới?
-Từ Drohobycz
-Anh là một thợ múa ư?
-Cái gì? Ô, không phải.
-Nhưng mà anh tính làm gì ở đây?
Và người đàn ông nói, giọng thầm thì:
-Tôi là một giáo sư trung học. Tôi có viết một cuốn sách. Vài truyện ngắn. Tôi phải đi Warsaw nội trong đêm và trao nó cho Madame Nalkowska.
Gross nhìn xuống, ngắm nghía anh chàng đàn ông. Zofia Nalkowska là một tác giả Ba Lan nổi tiếng , và là một nhà viết kịch. Bà còn rất quen thân với nhà xb nổi tiếng Roj.
Bà mỉm cười hỏi:
-Nhưng mà làm thế nào mà anh gặp được, và trao cuốn sách cho bà đó?
Người đàn ông lắp bắp, mắt quay đi, giọng nài nỉ:
-Người ta nói với tôi là Madame Gross quen biết Madame Nalkowska… Nếu bà ấy tỏ ra rộng rãi, tốt bụng…
Theo cô bé Do Thái, có thể vì người đàn ông có vẻ quá sợ hãi, và có thể, vì cái vẻ cứng đầu, bướng bỉnh thật là ảo não, tuyệt vọng của anh ta khiến bà Gross bỏ giọng trêu chọc và đi đến chỗ để điện thoại.
Bà nói chuyện với Zofia Nalkowska về người đàn ông.
-Nếu tôi phải đọc bản thảo của bất cứ thằng cha căng chú kiết nào thì làm sao tôi có thì giờ viết cái của tôi?
Bà Gross thầm thì, năn nỉ:
-Hãy làm ơn một lần mà. Bà chỉ cần nhìn vài hàng trang đầu tiên, nếu thấy không được thì nói thẳng cho anh ta biết, để anh ta hết còn nghi ngờ về tài năng của mình, và đi làm nghề buôn, thay vì làm nhà văn! (1)
Bà Zofia Nalkowska miễn cưỡng nhận lời
Bà Gross quay lại nói với anh chàng đàn ông:
-Lấy một cái tắc xi. Nửa giờ nữa, bà ta sẽ tiếp anh, trong 10 phút.
Schulz chạy ào ra ngoài. Một giờ sau, anh quay lại. Không còn tập bản thảo.
Bà ta nói sao? Bà Gross cũng nóng ruột.
-Bà ấy ra lệnh tôi đọc mấy dòng đầu bản thảo. Đọc thật lớn. Bà lắng nghe. Bất thình lình, bà ra lệnh ngưng. Rồi bà biểu tôi, hãy để lại bản thảo, trở lại khách sạn, bà sẽ liên lạc liền…

(1) Ui chao bạn có nhớ cái đoạn TTT kể chuyện lần đầu tiên đọc MT, và sau đó, mời MT tới tòa soạn chơi, và MT tâm sự, anh mà chê nó, là tôi bỏ cái mộng “đành làm” nhà văn, “đành” đi buôn!
Ui chao, đọc một cái là Gấu nhớ đến cái lần gửi bản thảo truyện ngắn đầu tay xuống tòa soạn Sáng Tạo, và một buổi tối, tới nhà, nghe Cụ C. nói, mày viết truyện ngắn hả, tao nghe thằng T nói, mà nó còn nói, mày viết được lắm....
*

Gấu có tới ba cái truyện ngắn đầu tay. Tếu thế. Mỗi truyện là một thời kỳ, thời đại, theo kiểu của Picasso, thời xanh, thời hồng, thời lập thể… Thế mới ghê!
Truyện ngắn thực sự đầu tay, tính theo dòng thời gian, Gấu bây giờ cũng chẳng thể nhớ tên, đăng trên tuần báo Mã Thượng, của tay Trịnh Vân Thanh,  trang VHNT do Huỳnh Phan Anh đứng đầu tầu, khoảng 1961. HPA khoái truyện này lắm. Đúng giọng tiểu thuyết mới, đúng giọng Tel Quel, theo nghĩa, chẳng có cái chó gì hết ở trong đó.

Quả thế thật. Đây là câu chuyện mà Gấu còn nhớ đại khái, một bữa chủ nhật, Gấu mò đến nhà em chơi, em mời ngồi bàn, ở hành lang căn nhà, một tòa biệt thự nơi đường Trần Quang Khải. Thế rồi em ngồi cũng gần đó, nhặt rau, Gấu ngồi nhìn em nhặt rau mà cứ nghĩ mình là những cọng rau. Rồi ngồi lâu quá, em cũng nhặt rau xong, thế là về. Bữa đó trời mưa. Ra đường, đứng ngay cổng nhà, nhìn mưa, nhìn phố xá, nhìn người qua lại, Gấu lẩn thẩn tự hỏi:
Tại sao trời mưa?