*
Nhật Ký









*
*
Gấu trong lễ tuyên thệ trở thành công dân Canada,
không còn là Yankee mũi tẹt nữa!

Nhà phê bình lừng danh
Nguồn

Không lẽ nhà phê bình này,"lừng danh", chỉ nhờ chuyên khui những ông tiến sĩ VC đạo văn?
Ngoài nghề làm cớm này, không còn ngón nghề nào khác? Ví ông ta với huyền thoại Arsène Lupin mới ngộ dữ! Đúng ra phải ví với một tay chuyên nghề bắt ăn trộm trong sử Tầu, thời Đông Chu Liệt Quốc, hình như vậy.
Chuyện kể là, trong nước VC Tầu hồi đó đầy rẫy trộm cắp. Vua VC Tầu lo quá, đám bộ hạ bèn tiến cử một ông có nghề chuyên môn, nhìn ai, là biết ngay hay gian liền tù tì.
Quả nhiên thành công. Ông Nguyễn Hòa người Tầu này đi tới đâu, chỉ người nào, là đúng boong đạo chích.
Một bậc quân tử hải ngoại bèn than, nước nhiều ăn cắp đạo chích, thì phải coi lại cách lo cho dân, cách dậy con nít, chứ đâu lại dùng tới thứ chó săn đó? Mà này coi chừng, thằng chả sắp mất mạng bi giờ.
Quả nhiên. Ông cớm lừng danh một bữa đi ra đường, bị chúng đạo chích đâm chết!


Phạm Tiến Duật viết về Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bài thơ hay. Bài viết hay, tuy nhiên, giá có thêm cái bóng tối của bài thơ, lại càng thêm hay.
Nhà thơ Mai-a-cốp-ki, cũng làm những bài thơ hay như thế này, sau tự tử vì cái bóng tối của chúng.
Steiner giải thích: Những vị thần Đỏ đã làm nhà thơ thất vọng.


Trịnh Công Sơn par VNQD
Bài này hay. Cần phải đọc.
[Đây là Gấu mô phỏng một ông, chuyên môn link những bài viết trên lưới, rồi đưa ra lời bàn của Thánh Thán].

Tue, 5 Apr 2005 13:44:01 -0700 (PDT)

Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời dùm: Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân, mà không thức trắng đêm, ngày này sang ngày khác vậy???

"Giữ mối liên lạc, bằng hữu và người thân": Tuyệt!

Tks again. NQT
TB: Ui chao, mới đó, 5 April 2005, mà đã hơn hai niên rồi sao?


Anh em nhà Karamazov

Tôi còn nhớ rõ lần đầu đọc Anh em nhà Karamazov khi tôi 18 tuổi, một mình trong căn phòng của tôi, trong một căn nhà trông ra vịnh Bosphorus. Đó là cuốn đầu tiên của Dostoevsky mà tôi đã từng được đọc. Trong thư viện của ba tôi, có, cùng với bản dịch nổi tiếng bằng tiếng Anh của Constance Garnett, là bản dịch qua tiếng Thổ từ thập niên 1940, và những cái tít của nó, gợi lên thật mãnh liệt, sự khác lạ của nước Nga - sự khác biệt của nó, quyền uy của nó – và, có lúc, mời gọi tôi vào cái thế giới của nó.
Như những tiểu thuyết lớn, Anh em nhà Karamazov tạo nên hai hiệu ứng, vừa tức thời, vừa đối nghịch, lên tôi: Nó làm cho tôi cảm thấy tôi không đơn độc ở trong thế giới, nhưng nó còn làm cho tôi cảm thấy, chẳng