*
Nhật Ký








*
Waiting for Christmas
Downtown Toronto 18.11.07

Anh em nhà Karamazov
Orhan Pamuk
In his famous essay on Dostoyevsky, which underlines the greatness and importance of The Brothers Karamazov, Freud notes the parallels with Sophocles (Oedipus) and Shakespeare (Hamlet), noting that the element that makes all these stories so shocking is patricide.
Trong tiểu luận nổi tiếng về Dostoevsky, nhấn mạnh tầm lớn lao và quan trọng của Anh em nhà Karamazov, nhìn ra sự song song với Sophocles (Oedipus) và Shakespeare (Hamlet), Freud phán: Cái yếu tố làm cho tất cả những câu chuyện đó gây chấn động, tạo sốc, đó là cha con làm thịt lẫn nhau.
*
My first reading of Dostoyevsky has always seemed to mark the moment when I lost my innocence.
Orhan Pamuk
Đọc Dostoevsky lần đầu, thấy như mất trinh!

Hãy Nói Về Miền Nam

Nhưng câu chuyện về một Deep South của Quentin không chấm dứt với chiến tranh. Đại tá Sutpen về nhà, [Quentin] nói, để thấy rằng vợ đã chết, con trai, một kẻ trốn chạy, những nô lệ của ông phân tán (họ bỏ chạy trước khi được giải phóng bởi quân đội Union), và hầu hết đất đai của ông bị trưng thu do nợ nần.
(Malcolm Cowley giới thiệu William Faulkner, trong The Portable Faulkner, nhà xb The Viking Press New York)
 "Tại sao anh thù ghét Miền Nam?", Shreve McCannon hỏi, sau khi nghe xong câu chuyện
– "Tôi không thù Miền Nam", Quentin trả lời liền lập tức. "Tôi không thù Miền Nam," anh lập lại, như thể nói với tác giả, và với chính mình. Tôi không thù …. Tôi không. Tôi không thù! Tôi không thù!
 William Faulkner: Absalom, Absalom! (1936)
Note: Nhất Hạnh viết Cửa Tùng đôi cánh gài, khi chưa có cái vụ giải phóng Miền Nam, chưa có hiện tượng Chúa Sẩy Thai. Có thể, ông đã mường tượng ra được cái cảnh sáng ngủ dậy biến thành bọ, khi viết đoạn chàng dũng sĩ diệt Mỹ Nguỵ, khi ngó xuống cái cảnh phồn vinh giả tạo, và thấy cái bóng của chàng dội lại?


CTY: What it means?
Nguồn
Cái nghĩa của mấy từ viết tắt này, Gấu lâu quá quên mất tiêu, nhưng chẳng hề dính dáng gì tới những cái nghĩa mà tác giả truyện ngắn này nêu ra.

Bởi vì người sáng lập ra nó, là con gái nhà văn Hiếu Chân, ông anh rể của Gấu.
Hình như là tên ghép của một số người, chỉ có nghĩa với họ, rồi báo chí Sài Gòn bôi bác, phịa ra đủ thứ ý nghĩa. Gấu còn nhớ thời gian đó, ông Hiếu Chân đang làm quân sư quạt mo cho tướng thối mũi NCT ở mãi miền Trung. Khi báo chí làm ầm ĩ chuyện này, ông phải bay vội về Sài Gòn, gặp Ban Giám Hiệu, truy nguyên ra, chẳng có chó gì hết.
Gấu tin chắc là rất nhiều người còn nhớ vụ này. Nhân vật chính, người sáng lập ra hội CTY còn ở Sài Gòn, sống nghèo khổ, một đàn con, Gấu đã có lần mạn phép thay mặt, lên tiếng xin hội Cựu Học Sinh Gia Long cứu trợ, giúp đỡ.
Bản thân Gấu hồi đó, chỉ có làm có cái chuyện hạnh phúc nhất trên đời, là đưa em đi học, rồi đón em về [BHD] vậy mà cũng bị Ban Giám Hiệu ra thông báo, cấm ngặt mấy trò như vậy. Thế là em phải lủi thủi đi thật xa cổng trường, tới tận ngã tư mới dám lên xe ngồi!
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant!
Hãy mở giùm tôi, cánh cửa trường Gia Long này, Gấu đập và khóc ròng!


What does it mean to belong to a country?
Tờ thông hành đầu tiên của tôi
Nghĩa là gì, cái chuyện thuộc về một xứ sở?
Orphan Pamuk
Ông nhà văn Nobel này, như một tay nào đó trên tờ Guardian đã từng viết, chẳng cần phải rời khỏi Istanbul, mà viết, viết đến cả mười đời, cũng không hết đề tài.

Trên tờ Người Nữu Ước, số 16 Tháng Tư, 2007, ông lèm bèm về tờ thông hành đầu tiên của ông.
Tất nhiên, về chuyến rời Istanbul đầu tiên của ông.
Và, tất nhiên, về đất khác, đất khách, nhà khách, người khách...
*
Another country was a country that belonged to other people.
We had to accept the fact that the things we are using would never belong to us, and that this country, this other land would never belong to us, either.
Xứ khác là một xứ mà thuộc về những người khác.
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện, là, những đồ vật mà chúng ta đang dùng, đếch thuộc về chúng ta, và xứ này, đất khác này, cũng đếch thuộc về chúng ta.
*
Tôi chẳng bao giờ dùng tới nó nữa... nhưng cuối cùng, thì, những cuốn sách đã khiến tôi phải xin một cái thông hành thứ nhì. Sau bao nhiêu năm trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng, bây giờ là lúc tôi chường mặt ra với đời, như là một tác giả. Bây giờ, tôi được mời 'đi khách', [I was invited to go on tour in Germany], tại Đức, nơi nhiều đồng bào tôi xin tị nạn chính trị.... Tuy cũng khoái tỉ, nhưng chính trong chuyến đi này mà tôi đã hiểu ra những mắc mớ, từ tờ thông hành của mình, với cái gọi là 'khủng hoảng căn cước', 'identity crisis', mà người nhiều vướng phải, và cùng với nó, là câu hỏi:
How much we belong to the country of our first passeport and how much we belong to the 'other countries' that it allows us to enter?
Là bao nhiêu, cái sự chúng ta thuộc về cái xứ sở được ghi trên cái tờ thông hành thứ nhất, và, là bao nhiêu, chúng ta thuộc về 'những xứ sở khác', mà, tờ thông hành cho phép chúng ta vô?
*
Là bao nhiêu, thưa mấy ông hải quan?
*
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện, là, những đồ vật mà chúng ta đang dùng, đếch thuộc về chúng ta, và xứ này, đất khác này, cũng đếch thuộc về chúng ta.
Ôi chao, giá mà đám khùng kia hiểu được nỗi đắng cay Thổ [tả] này!


 Thức ăn cấm 
Forbidden Food
Orhan Pamuk on when hot dogs came to Turkey
Nhà văn Nobel Pamuk viết về cái ngày đầu tiên, món "thịt chó nóng" tới Thổ Nhĩ Kỳ, quê hương của ông.
*
Ui chao, đọc bài viết này, Gấu lại thèm nhỏ nước miếng, cái hương vị củ khoai lang đào trộm, ngày nào, và cái mùi vị lần đầu, của món thịt nguội hun khói, tại nhà Ông Tây, chồng bà cô của Gấu, ở cái villa số 60 đường Nguyễn Du, Hà Nội, thời gian trước 1954, khi Gấu được ra Hà Nội học.
Đọc câu sau đây, mới thực thú vị, tuyệt, và Gấu tự hỏi, cái lần đầu tiên một anh Bắc Kỳ nhà quê, hay luôn cả anh Hà Nội thủ đô ngàn năm văn vật, nếm cái Ham, cái Mac, của Mẽo, mùi vị nó ra nàm sao nhỉ?
Cái này thì đành phải nhờ nhà văn LMH miêu tả vậy!
Bà này là một chuyên gia về các món hàng ăn gánh của đất Bắc, đúng hơn, của Hà Nội.
*
But in Istanbul, as elsewhere, people ate street food of uncertain origins not just because they were short of time, money, or options but also, in my view, in order to escape that "peace of mind," to leave behind Islamic tradition—in which ideas about food are embedded in ideas about mothers, and women in general, and sacred privacy—and to embrace modem life and become city-dwellers. (1)
Nhưng mà ở Istanbul, cũng như ở bất cứ đâu đâu, thí dụ như ở Hà Nội, khi người ta ngoạm một miếng vào cái trái táo thực dân đế quốc, tư bản bóc lột đó, là để 'phủi thui' truyền thống, hơn bốn ngàn năm đè lên dân Mít, với đủ thứ khốn khổ khốn nạn của nó!
Ui chao lại nhớ Brodsky, và cái bài viết Chiến Lợi Phẩm, trong có tả cái mùi vị lần đầu ông được ăn món thịt bò hộp của Mẽo!

(1) Nhưng ở Istanbul, cũng như ở nơi khác, người ta ăn thức ăn ngoài đường, ngoài chợ, mà nguồn gốc của nó thì cũng chẳng rõ ràng, không hẳn vì không có thì giờ rảnh rang, hay kẹt tiền bạc, hay chẳng biết chọn thứ nào khác, nhưng còn vì, theo tôi, để chạy trốn sự "bình an tâm hồn", để bỏ lại phía sau, truyền thống - trong đó, ý nghĩ về thức ăn còn gói ghém trong nó, ý nghĩ về bà mẹ, về phụ nữ, nói chung, về cái cõi riêng rất ư thiêng liêng, thần thánh - và để ôm lấy cuộc đời mới và trở thành dân thành thị.


Gấu viết cho ai ?

But—be he national or international—it is the ideal reader for whom all novelists write, first by imagining him into being, and then by writing books with him in mind. Orhan Pamuk

Nhưng - lưu vong hay không lưu vong, VC hay không VC, quốc gia hay thế giới - đây là người độc giả lý tưởng mà tất cả những nhà văn viết cho xừ lủy, hay là ẻn: trước nhất, hãy tưởng tượng nhà văn là xừ luỷ, hay ẻn đó, rồi viết, với xừ luỷ, hay ẻn, ở trong đầu.
Ui chao, nếu như thế, thì độc giả lý tưởng của Gấu là... BHD!

Gấu nhớ, cái lần bị mấy ông biệt động thành cho xơi luôn một lúc, hai trái cờ lê mo, vậy mà, vừa xơi xong, vừa biết chưa chết, vưỡn còn sống, là Gấu đã lo Em mắng, em đã nói, đừng có đi chơi bời bậy bạ, đừng có ngã ba ngã tư Chú Ía, Nhà Thương Cộng Hòa, đừng có la cà nhà hàng quán nước, vậy mà không chịu nghe lời em, có khổ thân không chứ!
*

Ông viết cho ai?
Vào những năm ngoài ba muơi - kể từ những ngày đầu tiên trở thành nhà văn - tôi thường bị hỏi câu này, từ cả hai giới, độc giả và ký giả. Động cơ tùy thuộc nơi chốn, thời gian, và, hỏi, như để thoả mãn tối đa, sự tò mò của họ, nhưng, tò mò hay không tò mò, nơi này, hay lúc khác, tất cả đều hỏi, cùng bằng một cái vẻ nghi ngờ, suspicious, cùng bằng một cái giọng khinh khỉnh, quái quỉ như thế chứ, "độc ác chi đâu"! [mô phỏng văn NNT].
Vào giữa thập niên 1970, khi tôi quyết định, sẽ trở thành một tiểu thuyết gia, câu hỏi trên đây phản ảnh cái nhìn, phải nói là phàm tục có tính đại trà, qua đó, nghệ thuật và văn chương là những thứ xa xỉ, mà một xứ sở không Âu Châu, nghèo đói, khó mà chịu đựng, khó mà kham nổi nó, bởi vì còn phải lo chiến đấu để gia nhập thời đại hiện đại.
Ngoài ra, còn một  đề xuất này nữa, rằng, một người nào đó, "được học hành và có văn hóa như ông", nên phục vụ đất nước một cách hữu ích hơn, như là một vị đốc tưa chống những cơn dịch, hay một kỹ sư xây những cây cầu. [Jean-Paul Sartre chẳng đã dõng dạc phán, vào đầu thập niên 1970, ông ta sẽ quẳng tiểu thuyết vô thùng rác, nếu ông là một nhà trí thức Biafran).
Orhan Pamuk

Và trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.
NQT


Tường hay không Tường…

Về cái vụ me-xừ Tường được nhà nước phát giải thưởng so với đám sống sót Nhân Văn nhận giải.
Theo Gấu, khi Lê Đạt nhận giải thưởng, một phần, vì tiền [tại sao không?], nhưng trên tất cả, danh phận của đám Nhân Văn đã được xác định. Không ai có thể nói ngược lại được về những cay đắng họ đã phải chịu đựng.
Nhưng với HPNT, khác hẳn. Ông này, chưa xứng đáng để nhận giải thưởng, về mặt văn học, chưa từng có tác phẩm nào bảnh cả. Như vậy, tại sao cho giải? Tại sao nhận?
Bởi vì nhận như thế, là tự coi là ông có công với cách mạng.
Công gì? Thì vụ tàn sát Huế Mậu Thân.
Không nhận, thì còn có nghi ngờ. Nhận là hết nghi ngờ.
Chính vì lý do này, mà Văn Cao viết Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca.
Để bạch hóa với lịch sử sau này.
Có thể, HPNT biết, nhận là sẽ rất kẹt. Nhưng bịnh, ông không còn cách nào khác.
Liệu sau này, lịch sử sẽ châm chước cho ông?
NQT