*
Nhật Ký








&
Jen tham dự, "như là nghệ sĩ dương cầm",
trong đêm gây quĩ từ thiện cho trường
tại tiệm sách Chapters, Toronto, 15.11.07

*
NYRB November 22, 2007
đọc
The Father of All Things:
A Marine, His Son,
and the Legacy of Viet Nam
by Tom Bissell
Pantheon, 407 p. US 25
Trên Tin Văn đã từng giới thiệu bài điểm trên NYRB Cây Khói, cuốn tiểu thuyết vừa được giải thưởng lớn của Mẽo. Cái tít của cuốn sách, là mật mã của Xịa, dùng để chỉ một trong những điệp vụ của họ. Tác giả của nó đã phải bỏ ra 10 năm cho cuốn sách của mình.

Robert Stone, người điểm cuốn The Father of All Things, trên tờ NYRB, so sánh nó với cuốn của Neil Sheehan, Lời Dối Trá Hào Nhoáng; ông kết luận bài viết bằng những dòng hồi tưởng của tác giả Tom Bissell:
Tôi có một người bạn rất xưa, a very old friend, ở Hà Nội. Anh ta năm nay 80 tuổi, và máu anh ta đỏ, y hệt như của cha tôi, He's red. Hoàn toàn đỏ. Có lần tôi hỏi anh ta, về Đảng, về cuộc chiến, và về mọi thứ chuyện xẩy ra sau đó, và anh ta nói, "Từ tận đáy trái tim, chúng tôi không hề muốn làm bất cứ chuyện gì xấu. Chúng tôi cố gắng làm điều tốt. Nhưng tất cả đã trở thành tồi tệ, but it all became such a mess."
Cái sự tồi tệ như thế, ở Việt Nam, ngày nay, sau toàn những điều tốt như thế, chính người Mỹ cũng tự hỏi.
Tại sao người Việt lại có thể, không tự hỏi?
Cứ Nhật Ký Đặng Thùy Trâm mà hít hà, mà làm phim tại Mẽo, trong khi cố tình vờ đi, Nhật Ký Vàng Anh. Nhật Ký Vàng Anh, và những video sex đính kèm, là hậu quả, là con bọ, phát sinh từ Nhật Ký họ Đặng.
*
Tờ The Guardian viết, những bóng ma của cuộc chiến Việt Nam và những hồi ức của Mailer [Tại sao chúng ta ở Việt Nam?] đã "đè nặng" [nguyên văn "hover": lảng vảng ở bên trên] lên giải thưởng của Mẽo, năm nay: Ghosts of the Vietnam war - and memories of Norman Mailer - hovered about the 58th annual US National Book awards in New York last night. [Nguồn}

Anh em nhà Karamazov
Orhan Pamuk

In his famous essay on Dostoyevsky, which underlines the greatness and importance of The Brothers Karamazov, Freud notes the parallels with Sophocles (Oedipus) and Shakespeare (Hamlet), noting that the element that makes all these stories so shocking is patricide.
Trong tiểu luận nổi đình nổi đám của Freud về Dostoevsky, nhấn mạnh tầm lớn lao và quan trọng của Anh em nhà Karamazov, Freud, nhìn ra sự song song với Sophocles (Oedipus) và Shakespeare (Hamlet), phán: cái yếu tố làm cho tất cả những câu chuyện đó gây chấn động, tạo sốc, đó là cha con làm thịt lẫn nhau.

My first reading of Dostoyevsky has always seemed to mark the moment when I lost my innocence.
Đọc Dostoevky lần đầu, thấy như mất trinh!


What does it mean to belong to a country?
Tờ thông hành đầu tiên của tôi
Nghĩa là gì, cái chuyện thuộc về một xứ sở?
Orphan Pamuk

Ông nhà văn Nobel này, như một tay nào đó trên tờ Guardian đã từng viết, chẳng cần phải rời khỏi Istanbul, mà viết, viết đến cả mười đời, cũng không hết đề tài.
Trên tờ Người Nữu Ước, số 16 Tháng Tư, 2007, ông lèm bèm về tờ thông hành đầu tiên của ông.
Tất nhiên, về chuyến rời Istanbul đầu tiên của ông.
Và, tất nhiên, về đất khác, đất khách, nhà khách, người khách...
*
Another country was a country that belonged to other people.
We had to accept the fact that the things we are using would never belong to us, and that this country, this other land would never belong to us, either.
Xứ khác là một xứ mà thuộc về những người khác.
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện, là, những đồ vật mà chúng ta đang dùng, đếch thuộc về chúng ta, và xứ này, đất khác này, cũng đếch thuộc về chúng ta.
*
Tôi chẳng bao giờ dùng tới nó nữa... nhưng cuối cùng, thì, những cuốn sách đã khiến tôi phải xin một cái thông hành thứ nhì. Sau bao nhiêu năm trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng, bây giờ là lúc tôi chường mặt ra với đời, như là một tác giả. Bây giờ, tôi được mời 'đi khách', [I was invited to go on tour in Germany], tại Đức, nơi nhiều đồng bào tôi xin tị nạn chính trị.... Tuy cũng khoái tỉ, nhưng chính trong chuyến đi này mà tôi đã hiểu ra những mắc mớ, từ tờ thông hành của mình, với cái gọi là 'khủng hoảng căn cước', 'identity crisis', mà người nhiều vướng phải, và cùng với nó, là câu hỏi:
How much we belong to the country of our first passeport and how much we belong to the 'other countries' that it allows us to enter?
Là bao nhiêu, cái sự chúng ta thuộc về cái xứ sở được ghi trên cái tờ thông hành thứ nhất, và, là bao nhiêu, chúng ta thuộc về 'những xứ sở khác', mà, tờ thông hành cho phép chúng ta vô?
*
Là bao nhiêu, thưa mấy ông hải quan?
*
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện, là, những đồ vật mà chúng ta đang dùng, đếch thuộc về chúng ta, và xứ này, đất khác này, cũng đếch thuộc về chúng ta.
Ôi chao, giá mà đám khùng kia hiểu được nỗi đắng cay Thổ [tả] này!