*
Nhật Ký









*
Con vẹt nổi tiếng trong giới khoa học,
Alex, mất ngày 6, hưởng dương 31 tuổi.
Lần chót, Irene Pepperberg chào, như thường lệ, "good night". "You be good", Alex nói. "Tôi yêu bà". "Tôi cũng yêu Alex. Mai gặp lại...".
Nhưng đêm đó, Alex đi, ở trong lồng, chấm dứt một cuộc đời, trải qua bằng cách, học hỏi những nhiệm vụ rắc rối, mà chỉ loài khỉ, vượn mới có thể làm được.


Người viết một vạn bức thư tình (TN 21-09-07)
Saigon's man of many words (Toronto Star 22-9-07)
Viết mướn
Viết mướn ở Bưu Điện
La vie humaine commence de l'autre côté du désespoir
*
Validimir Fédorovski là nhà văn, cựu nhân viên ngoại giao, tác giả cuốn Bóng Ma Staline, nhà xb du Rocher. Ông đưa ra một cái nhìn mới về nhà độc tài. Và những người kế thừa.

-Tại sao Staline trong cuốn mới nhất này?
Staline là nhân vật chính của chính trị Nga, một trong những tên sát nhân lớn lao nhất của thế kỷ 20, những cũng còn là một nhà chính trị lớn lao nhất. Ngay cả Lénine cũng không để dấu ấn đậm như ông ta trong cái gọi là tâm tính của Nga, la mentalité russe, cũng như trong hồi ức của thế giới. Nhưng đã có một trò ma nớp lịch sử lớn lao, nhằm chống lại ông ta, phần lớn là do Trotski. Ông này đã định nghĩa Staline, như một sự tầm thường lớn lao của Đảng [la plus grande médiocrité du Party].
-Ông phục hồi danh dự cho ông ta? [Vous le réhabilitez?].
Không, làm gì có chuyện đó. Tôi nói, những sự kiện thật là phức tạp, không như bề ngoài chúng có vẻ, chỉ có vậy. Khi viếng thăm căn nhà của Staline, tôi thực sự kinh ngạc, về cái sự đọc của ông ta. Và nếu như thế, trình bầy ông ta như là một "inculte", một tên vô văn hóa, vô học, thì đúng là làm sai lạc thông tin, désinformation.
 Staline ít dành thì giờ cho những tác phẩm Mác xít, nhưng ông ta rành rẽ Platon, huyền học, l'ésotérisme, thần học, và nhất là, Lịch Sử.
-Để đem ra ứng dụng vào chính trị?
Ông ta chú ý đến cái gọi là mã tâm tư của xứ sở, le code mental du pays. Tới một nước Nga muôn đời, vĩnh hằng, điều Poutine đang toan tính. Fernand Braudel đã nói tới "một lịch sử dài" của một xứ sở. Chính trong cung cách đó, trong niên biểu lịch sử dài đó, mà Staline được đưa vô đăng ký, qua hai danh hiệu: như là một kẻ kế thừa của Lénine, và như là một kế thừa của những Nga Hoàng. Nhưng chính trong cái dòng đăng ký thứ nhì đó, mới thật là thiết yếu, đối với ông ta: Như một trong những vì vua của nước Nga ngàn đời, cách ông ta ứng xử, hành động, những sự can thiệp của ông ta, ngay từ năm 1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến tranh, khi ông ta nói với dân Nga, khi gọi họ là những anh em, những chị em [frères et soeurs], khi nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky Tô. Chính bằng cách đó, mà ông ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối, liên tục mang tính lịch sử. Không nhận ra điều này, là không thể hiểu tại sao ông ta được lòng nhân dân đến như vậy, và sống dai đến như thế. Và cũng chính vì thế mà ông ta còn là một trong những tên giật dây, dàn dựng, lớn lao nhất, un très grand manipulateur, và điều này là được gợi hứng từ mật vụ Nga Hoàng.
 [Nhà sử học Simon Sebag Montefiore gọi Staline là tên du thử du thực đọc Platon, le voyou qui lisait Platon. Ông ta chia thời giờ, chỉ để làm hai việc: đọc sách và xây dựng, tổ chức màng lưới mật vụ]
*
Đọc, mới ngộ ra, tại nàm sao Bác Hồ vỗ vai Lịch Sử, "bác bác tôi tôi" với Đức Thánh Trần...
Các Vua Hùng dựng nước, Bác Cháu ta giữ nước.
Lịch sử VC kéo dài tới bốn ngàn năm văn hiến, tới thời Hùng Vương, Âu Lạc.
Và nếu như thế dân Mít còn khốn khổ dài dài!

Cultural Amnesia: Notes in the margin of my time

Adam Bresnick trên TLS, số 14 Tháng Chín, khi điểm cuốn Lỗ thủng văn hoá [Cultural Amnesia: Mất trí nhớ văn hóa], đã nhắc tới Montaigne.
Vào năm 1576, ẩn náu tại một thư viện của gia đình tại Bordeaux, tránh chường mặt ra trước công chúng, Montaigne kêu người làm một tấm biển nhỏ, đóng trên tường, phiá bên trên bàn làm việc, trên khắc mấy chữ: Que sais-je? [Tôi biết gì?].
Một câu tự vấn đầy vẻ bi quan trước tác phẩm Essais, thành quả lớn lao của cái đầu của Montaigne qua hai thập niên sau cùng của đời ông [the great record of his mind over the last two decades of his life], như Bersnick nhận định.
"Bạn đọc, vậy đó, chính tôi là chất liệu tác phẩm của tôi. [Ainsi, lecteur, je suis moi-même la matière de mon livre]."

Nhưng Montaigne cẩn trọng: "Đó không phải là lý do để bạn sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình, cho một đề tài nhảm nhí, vô ích".
*
"Chỉ mong sống một cuộc đời có thể lượng thứ được", "tôi biết gì", "đừng sử dụng cuộc đời của mình vào một việc làm dễ dải, nhảm nhí, vô ích..."

Gấu nghĩ Lê Đạt xứng đáng để nhận những "giải thưởng", như trên.
*
Lần về Hà Nội, năm 2000, Gấu có gặp ông, tình cờ, tại tòa soạn báo Tia Sáng.
Ông, chạy bộ buổi sáng, ghé. Còn Gấu, ghé vội, lấy mấy số báo, trên đường ra phi trường, về nhà.
Thành thử chẳng có thì giờ, để chào hỏi, đâu ra thì giờ, nói chuyện.
Nhưng lý do chính, vẫn là, ngại quá, theo Gấu.
Chưa có duyên gặp nhau.
Sau này, nghe Em nói, anh LĐ có hỏi thăm anh, mấy lần.
Mà, lạ thật, sao cứ nhè em để hỏi?
Hà, hà!
Đó là lần về thứ nhì, năm 2001.
*
Ấy đấy, gặp nhau, nhãn tiền, tại một toà soạn một tờ báo văn học mà còn khó khăn thế, nữa là mò đến nhà thăm!
Khó.
Khó lắm!
Chẳng thế mà PTH phán, dù có rũ bụi cũng chẳng dám làm quen!