*
Nhật Ký










Ai Tín

Tin Văn nhận được tin buồn


Maria Thạch Thị Kim
sinh 1914
Thân mẫu nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
đã mất tại Sài Gòn
vào lúc 11 giờ sáng, giờ California, ngày 3 Tháng Chín, 2007
tức 1 giờ đêm giờ Việt Nam, ngày 4 Tháng Chín, 2007
Xin thành thực chia buồn cùng bạn Chất, chị Nga, và các cháu.
Cầu chúc linh hồn Cụ sớm siêu thoát

Nguyễn Quốc Trụ và gia đình.

Odd clothes and unorthodox views - why MI5 spied on Orwell for a decade
· 1984 author suspected of being a communist
· Newly released files reveal Special Branch blunders
The Guardian
Tác giả 1984 bị nghi là VC Anh!
Mật vụ Anh theo dõi ông hàng chục năm


*
First day to School, Sept 4th, 2007

Tuy nhiên lần nầy đọc xong lá thư của cô gởi ông Sơn Nam thì tôi có hơi hơi... bị bức xúc.
Nguồn
Nhà văn miệt vuờn đã được đưa từ khung cửa nhỏ ra khung cửa lớn.
Có vẻ như lại có thêm một ông Hai Trầu nữa.
Cô Tư trách những con “mắt khóm” của Nhà Quê đã nhắm hết rồi. Cô có lầm không? Tôi nghĩ chuyện gì nhà quê cũng biết, nhưng biết rồi thì làm gì bây giờ?....Theo tôi thì “bức tường xây lâu ngày vôi vữa bắt đầu rơi...” là do chủ nhân chỉ biết ăn nhậu hổng lo bảo trì mới ra cớ sự.
Thư của Nguyễn Ngọc Tư, gửi cho đích danh ông Sơn Nam, mà như chúng ta đều biết, ông Sơn Nam là một tên VC nằm vùng. Khi ông Sơn Nam nằm vùng, "ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản", ấy là vì ông tin tưởng vào lời hứa của Bác Hồ, thắng trận giặc này, ta sẽ xây cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn. Bây giờ cái nhà Việt Nam, cái nhà Miền Nam khốn khổ khốn nạn như thế, nên Nguyễn Ngọc Tư mới gửi thư cho cái tên VC nằm vùng để chửi.
Ngày xưa mày hứa với Bà cái gì, mày có nhớ không? Con "mắt khóm", chuyên "nằm vùng" của mày, ngày xưa tỏ lắm mà, sao giờ nhắm lại, hay là đã mù rồi?
Tôi sợ tác giả bức thư không đọc ra ý của bà nhà quê, đã hơi bị cường điệu, bởi thằng cha Gấu?
NQT

Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi

Ở Phạm Duy nét hào hoa, phong trần, chịu chơi, cốt cách ngang tàng của một anh Cả (theo cách gọi Bắc), anh Hai (theo cách nói Nam) hiện rõ hơn cả. Ví dụ như phần lớn những bức ảnh tôi xem được chụp và phỏng vấn nhạc sĩ khi ông từ Mỹ quyết định về sinh sống tại VN trên báo chí thì hết 70% ảnh cho thấy tư thế nhạc sĩ đang ngồi ung dung, đưa cả hai chân lên bàn rung thoải mái. Nhiều ảnh còn chụp hớ đến nổi cho thấy ông chĩa cả ngón chân vào mặt người đối diện một cách khinh mạn. Trong khi kẻ ấy chẳng biết gì, cứ tít mắt lại mà cười.
tâm thếtầm thế của ông, nghĩ thì cũng phải!
Phải chăng vì đời sống và sự nghiệp, bao giờ, mãi mãi (hay chỉ nên thi thoảng, đôi khi?) người Nghệ sĩ phải biết đặt mình cao hơn tất cả mọi thang bậc?
*
Một cách nào đó, Milosz đã trả lời cho câu hỏi trên của ông thi sĩ: Người nghệ sĩ có quyền ngồi xổm lên dư luận, đặt mình lên cao hơn tất cả mọi thang bậc.

Ông nhà thơ Nobel người Ba Lan, bỏ chạy quê hương, bị cả tả lẫn hữu, cả trong nước lẫn hải ngoại, chửi như chửi chó, đến Paris xin tị nạn, chỉ có mỗi Camus thương tình kết bạn, cho tá túc, chịu đựng đủ thứ khổ nhục trên đời, cuối cùng ngộ ra, kể câu chuyện, chắc cũng có tính tự thuật, về một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi. Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy. Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.

Milosz rất thèm được như Brodsky, cứ tà tà đăng ký đi học tập cải tạo, rồi về, rồi đi Mẽo, rồi đi Stockholm nhận bằng Nobel.
*
Người Việt chúng ta cũng có một ngụ ngôn tương tự, về một anh chàng cứ mỗi lần làm một điều ác, thì bèn đóng một cây đinh lên một cái cột. Sau đó, khi đã buông dao đồ tể, xuống núi hành thiện, cứ mỗi lần làm được một điều phúc, thì lại nhổ lên một cây đinh, cho đến khi cây cột không còn một cái đinh nào.
 Và bèn ngồi khóc.
Phật hiện lên, hỏi, sao không mừng mà lại khóc, anh ta mới tỉ tê với Phật, đinh nhổ rồi, nhưng lỗ vẫn còn. Phật cười, phán, cột chưa lỗ, thì thiếu gì. Thứ cột đầy lỗ như của con đó, mới quí!
*
Borges cũng có câu chuyện về một anh chàng, chuyên môn làm bạc giả, được giao công việc đếm tiền, tại một ngân hàng.

Thư tín,
Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.
Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.
Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.
Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.

Note:
Mấy Yahoo Blog nổi cộm ở trong nước đều gặp sự cố, chưa biết tại sao.
Gấu bèn bệ Blog Tin Văn về Tin Văn, như một back up, đề phòng Yahoo chơi không đẹp, bắt tay với VC, bỏ tù nhửng trang viết dưới giá treo cổ!

Biểu hiện lụi tàn
Frost: Tại sao?
Chính cái sự sửng cồ, tại sao chỉ đọc có Frost và Faulkner của ông thi sĩ chỉ muốn như ngài Đào Tiềm, về thôi, về thôi,  khiến Gấu tò mò về nhà thơ người Mẽo, Frost, khi nhớ lại cuộc hạnh ngộ giữa ông và Gấu, tại trại tị nạn Thái Lan, qua bài Dừng ngựa bên rừng.

Trong Chuyện trò với Brodsky của tay Volkov, cả hai ông, chủ và khách, dành hẳn một chương cho nhà thơ Frost. Brodsky coi Frost bảnh hơn cả Eliot.
Ông phán: Trong xã hội hiện đại, nhà thơ hoặc bị bách hại, persecuted, hoặc được thừa nhận, recognized.
Xã hội Mẽo thừa nhận Frost mà không cần hiểu ông!

Brodsky mê nhất Frost, ở cái chủ nghĩa cá nhân của ông ta, theo nghĩa, một người đếch thèm nhờ cậy bất cứ người khác, ngoài nhờ cậy chính mình. Ông mê nhất câu thơ này của Frost trong Đầy tớ của Đầy tớ [A Servant to Servants]:
"The best way out is always throught", trong đoạn độc thoại thoại của một đàn bà khùng điên, bị giam cầm vài lần trong nhà thương tâm thần, và câu trên, là của ông chồng bà ta. Ý nghĩa của câu đó, theo tôi, Brodsky, là: Muốn ra thì tìm đủ mọi cách mà ra dù có phải cạp đất. [This means that the only solution to any situation is to scrape throught it].
Brodsky cũng cho rằng, chỉ có Auden là hiểu Frost.
Ông tin rằng Auden bị ảnh hưởng bởi Frost nhiều hơn là bởi Eliot, trái hẳn với nhiều người, hiểu ngược lại.