*
Nhật Ký









Do tình trạng sức khoẻ, Tin Văn có thể sẽ ngưng update,
chừng hai, ba tháng, trước khi, hoặc ngưng lâu hơn, tuy vẫn online, hoặc nhờ người trông coi.
Độc giả Tin Văn có thể download tất cả các bài vở và sử dụng riêng cho mình,
ngoại trừ những bài dạng giới thiệu.
26 Tháng 11, 2006
Cẩn bạch. NQT

La fin d'un espion parti en guerre contre Poutine

Tay điệp viên Nga, một mình chống lại Putin và chế độ, được điện Cẩm Linh ban thưởng thuốc độc, đã chết.
Bài trên BBC
Highly radioactive Polonium 210 was found in the body of Litvinenko, who died last week accusing Russian President Vladimir Putin of murdering him, and traces of radiation were found at his home, a restaurant and a hotel he had visited.
Theo tin Reuters, tay cựu điệp viên bị cho ăn chất phóng sạ, có tên như trên: Polonium 210.
Gia đình, rời Liên Xô năm 2000, tháng vừa rồi, được phát thẻ công dân Anh.
Solzhenitsyn cũng đã từng được nhà nước thưởng kim tiêm tẩm thuốc độc, ricin.
Bị ung thư, và KGB giết hụt. Với căn bệnh hiểm nghèo, thoát chết do ý chí nhiều hơn do chữa trị. Với âm mưu sát hại bằng mũi kim tẩm thuốc độc ricin, liều lượng chí tử.
Nguồn
Giải thích của Điện Cẩm Linh, qua tờ Người Kinh Tế số mới nhất [Nov 25-Dec 1st], dưới đề mục Bỏ Chạy Hy Vọng, Abandon Hope, lạ làm sao, y chang mấy ông VC, thí dụ, trong vụ pháo kích trường học Cai Lậy thời nào:
Mấy thằng Nguỵ bắn rồi đổ tội cho Cách Mạng !
*
Cette odeur de poison qui mène au KGB
Mùi thuốc độc chỉ ra kẻ giết người: KGB

Góc Hà Nội
Không có cơm tấm, thậm chí họ không biết cơm tấm là cái gì!!!!! Staff ở khách sạn bảo rằng bây giờ người ta ăn cơm "tám", cơm là từ gạo tên là "Tám", gạo dẻo thơm ngon gì đấy. Tớ bảo, ko, đó là cơm làm từ hạt tấm, hạt gạo nát nát nhuyễn nhuyễn ấy. Thế là... "thời buổi này ai còn ăn cái thứ gạo chất lượng kém đó nữa, người ta chỉ ăn gạo dẻo thơm thôi em à" T___T
Nguồn

Cái blog này đang gây chấn động net. Có mấy nhận xét thật là tuyệt.
Nhưng coi chừng, đọc không ra, là bị tẩu hoả nhập ma, sa vào tai kiếp liền tù tì. NQT

Kỳ cục thiệt, Gấu lại nhớ đến lần về lại Hà Nội, đi tham quan em út, và bị một em mắng như tát nước vô mặt, mi là một tên Nam Kỳ, ra đây giả giọng Bắc Kỳ. Hay ho gì cái thứ tiếng nói Bắc Kỳ mà cũng cố bắt chước!
Thoạt đầu Gấu bật cười, cười xong thì đau lòng, hết đau lòng thì lại mừng. Như vậy là trong Gấu đã có một tí mầm Nam Kỳ, không còn nguyên vẹn là một tên Yankee mũi tẹt nữa.
Đó chẳng phải là điều mi mong ước ư, khi "mặc khải" Dáng Đứng Cai Lậy?
*
Gấu còn vài kỷ niệm, toàn thứ tuyệt vời, về Hà Nội.
Nhân đây, kể luôn, trước khi "đi".
*
Bài của BBC về vụ này.

Đọc những câu trả lời, tuyệt.
Hách, thực, chan chát, phơi phới, thẳng băng...  hơn cả bài viết mở ra trận chiến Nam Bắc của trang blog.
Gấu cảnh cáo, coi chừng, cô này hất hàm, tại sao phải coi chừng, lòng mình sao thì nói vậy, sao lại sợ hãi ?
Thí dụ câu này mà chẳng thú à?
BBC:Họ từ chối là vì họ không có, hay vì lý do nào khác?
Tại vì họ không có. Mà nếu họ có, họ cũng nói tại sao ăn cái món này mà lại cho như vậy, hỏng món ăn của họ đi. Thí dụ như món phở, lần đầu tiên em ra, em ăn ở nhà hàng Thủy Tạ, theo thói quen của người Sài Gòn ăn phở thì phải có tương, em hỏi thì họ nói không có tương. Cái này thì em chấp nhận. Nhưng mấy lần sau, khi em đi ăn phở, em bảo thôi, để bớt bột ngọt lại, họ la rằng phở mà không có bột ngọt thì không ngon.
*
Câu trả lời khiến Gấu nhớ, những ngày ở Hải Phòng, thời gian 300 ngày trước khi trao trả cho VC. Gấu đi ăn phở, một hàng phở gánh. Ổng chủ gánh phở than, đi hết rồi, không biết làm gì để sống. Gấu ngạc nhiên hỏi, thì vẫn bán phở. Ông lắc đầu, đi hết rồi, lấy đâu ra mì chính mà bán phở!

Nobel 2006: Ohran Pamuk
Văn học Nga
1/ Ivan Bunin là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương, năm 1933 bởi TP “những lối đi dưới hàng cây tăm tối”;
2/ Người đoạt giải thứ hai vào năm 1958 là Boris Pasternak nhờ tác phẩm văn xuôi duy nhất của mình, cuốn”Bác sĩ Zhivago”.
3/ Người thứ ba là nhà văn Mikhail Sholokhov với TP bất hủ “sông Đông êm đềm” đã nhận giải Nobel văn chương vào năm 1965
4/ Nobel thứ tư vào năm 1970 dành cho nhà văn Alexandre Soljenitsyne. Với tác phẩm "Arkhipelag Gulak" - Cực đáng đọc, nhất là những ai thích dòng văn học hơi mang hướng Utopia.
5/ Người thứ năm là Joseph Brodsky đã nhận giải Nobel gần đây nhất năm 1987, Brodsky bị trục xuất khỏi Liên Xô năm 1972, sau này trở thành công dân Mỹ.
Nguồn
Đọc mấy ông ở diễn đàn, mới ngớ người, cái một thời và mãi mãi này chỉ có... một nửa văn học Nga.
Hóa ra là văn học Nga cũng bị trong nước, Miền Bắc, trước đây, và cả nước sau này, thiến mất một nửa, quá một nửa.
Quá một nửa, theo nghĩa, có những ông, tuy được dịch và xb ở trong nước, nhưng cứ khúc gân nào ngon ngon một chút, là bị thiến. (1)
Akhmatova ? Bà cả đời chỉ làm thơ ca ngợi tình yêu.
Brodsky ? Tớ là người đầu tiên giới thiệu nhà thơ bị trục xuất này với nhân dân ta !
Tưởng giới thiệu sao, hoá ra biến nhà thơ này thành một anh Yankee mũi tẹt hăm hở xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!
Pasternak ? Nghe nói ông này chỉ có độc một tác phẩm văn xuôi, vậy mà được Nobel. Trong khi, Pasternak đinh ninh là Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển và thế giới, tất nhiên, vì mê thơ của ông mà trao giải Nobel.

(1) Nói về thiến, Gấu còn nhớ, một lần viết về Brodsky, Gấu sử dụng bài viết của Tolstaya, trong có nói tới một tục lệ của người dân Nga, khi trong nhà có người thân ra đi, họ dùng vải phủ kín những tấm gương soi, vì sợ hồn người chết, còn nấn ná, sẽ đau lòng, khi không thấy bóng họ ở trong đó.
NTV, đọc bài viết của Gấu, rồi đọc bài của Tolstaya, bực quá, chửi, mấy thằng dịch, giới thiệu kiểu này khốn nạn quá, cứ khúc ngon là nó đợp, còn chừa cho độc giả không biết tiếng ngoại khúc xương !
Lần đó, Gấu bị oan. Vì cái hình ảnh tuyệt vời kia, Gấu giữ lại để viết về Đỗ Long Vân.

Tatyana Tolstaya, trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Tưởng niệm Đỗ Long Vân
*
"Pasternak tới với đời, một cuộc đời riêng của ông, và đứng sừng sững, không chỉ như một nhà thơ lớn, mà còn là lương tâm của nước Nga."
Peter Levi, tác giả một cuốn viết về cuộc đời Pasternak.
Về văn xuôi, ngoài cuốn Bác Sĩ  Zhivago, ông còn một số tác phẩm, mang tính tự thuật [Écrits autobiographiques], như Sauf-Conduit, Hommes et Positions.
*
"Nghệ Thuật, nếu nó là đồng minh của hồi ức và tư tưởng, liệu có được quyền năng, làm sống lại cái đắm, chìm, tiêu, ma, huỷ, diệt? Pasternak tin như vậy, và biến niềm tin thành hành động, dù biết rằng, có thể mất, chính cái mạng của mình, vì nó."
Người, Tự Do, Ánh Sáng
Thì thật gần, nhưng ngay kế bên chân
Ta nghe tiếng bầy chó săn tới gần
Bị bắt giữ, ta tru lên như một con thú cùng đường.
Nhật Ký Tin Văn

Thơ Pasternak
The Nobel Prize
I'm caught like a beast in a trap,
Somewhere there's freedom, people, light,
but the hunt is after me,
and there's no way out.
Giải thưởng Nobel
Tôi, giống con con thú sập bẫy
Ở đâu đó, có tự do, có con người, có ánh sáng,
nhưng cuộc săn theo sát nút
và chẳng có đường thoát.
The Soul
my soul, comforter
of all around me,
 you have become the burial vault
for those tortured alive.
Linh hồn
linh hồn của ta ơi,
mi an ủi, vỗ về mọi thứ quanh ta,
mi trở thành hầm mộ
cho tất cả những kẻ bị tra tấn, vưỡn còn sống.


Chúc mừng 5 năm talawas
Gấu bỗng nhớ những ngày mới làm quen talawas, bị đòn hội chợ, được một số tác giả, độc giả chưa từng quen biết, đỡ đòn giùm, bà chủ quán, cám cảnh cho thân phận Gấu, bực dọc nữa, bèn hất hàm, tại sao anh không chịu lên tiếng. Thấy Gấu vưỡn lắc đầu quầy quậy, bà than, anh già rồi chăng, còn tui, hả, tui ưa ồn ào, náo nhiệt...
Ôi chao, giá mà bà biết Gấu đã từng có biệt danh, tên sa đích văn nghệ.
Bây giờ tới lượt Gấu Cái lo. Đây là dấu hiệu sắp đi.
Cũng may, bà đã làm sẵn văn tế.
Bà biểu, đợi tới lúc anh đi rồi, làm sao đọc ?
Đọc ai nghe ?
Văn Tế

Cựu chủ viết về nhân viên cũ

Trong bài đệ tử viết về ông thầy đã ra đi, trên Diễn Đàn, đệ tử có lầm lẫn, khi không phân biệt được giữa oanh kính và pháo kích; Gấu đọc, bỏ qua, vì biết rõ, tay này bỏ chạy cuộc chiến, chưa từng được hưởng nỗi thương đau của dân Sài Gòn, mỗi lần kỷ niệm sinh nhật Bác, sinh nhật Đảng, đám VC miệt vườn bèn biến đau thương thành hành động, và cứ thế pháo kích vô Sài Gòn và một số thành phố đông dân khác.
Tuy nhiên, một độc giả của tờ báo đó, bực quá, bèn hỏi cho ra, và tay này bèn trả lời, bằng cách tra từ điển.

Tếu thật. Từ ngữ ở trong từ điển là từ chết. Nó chỉ sống lại, khi con người tưới lên đó, bằng mồ hôi, bằng máu, bằng tuyệt vọng, bằng hy vọng...
Nói ngắn gọn, chúng giống như những... Dracula đang tơ lơ mơ ngủ, đang được ông TCS ru mãi ngàn năm, và cứ phải ngửi thấy mùi máu người, thì mới tỉnh dậy !

Gấu bỗng nhớ một kỷ niệm thật là tuyệt vời mà Gấu đã từng trải qua, ở... Thiên Thai.
Thiên Thai, đúng ra, là một phim ca nhạc, lồng câu chuyện một chàng trai lạc vào một xứ thần tiên, ca hát tối ngày, hưởng đào tiên ngày tối, thương một em, rồi bị tống về trần. Chàng Gấu này nhớ em quá, mò đi tìm, đến một nơi, Gấu biết chắc là Thiên Thai ngày nào, nhưng chẳng thấy gì hết, cứ hoang tàn như Miền Nam sau 30 Tháng Tư!
Đau lòng quá, ngồi khóc, cứ như DTH, cũng vào một ngày 30 Tháng Tư năm nào !
Thế rồi, lạ chưa, Thiên Thai từ từ hiện ra trước mắt Gấu, và, anh chàng gác cổng Thiên Thai, vừa ngáp vừa nói, vô đi cha nội, ông khóc thảm quá, làm tôi giật mình, thức giấc.

Ấy đấy, những từ như oanh kích, pháo kích gì gì đó, ý nghĩa của nó, cũng như vậy. Mấy ông bỏ chạy không thể nào hiểu được chúng !

Ngay cái từ "vùng oanh kích tự do", thí dụ, Gấu không hiểu, cho đến lúc bị tống đi trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. Những buổi lao động dưới nắng cháy người, tình cờ vớ được một cái ao đầy nước, lao xuống đó, ôi mới sướng làm sao. Hỏi, dân cười, nói, hố bom đấy, mi không nhớ vùng này là vùng oanh kích tự do hử ? Phi cơ chiến đấu, mỗi lần hành quân trở về, là trút hết bom xuống đây, cho nhẹ cái thân trước khi đáp xuống sân bay.
*
Gấu đã từng kể về ý nghĩa của những từ như mồ côi, và độc lập, cách mạng đối với gia đình Gấu. Nghĩa của chúng đâu có giống y chang như trong từ điển. Kundera thì kể ra hai từ của Kafka, Vụ Án, Tòa Án. Camus có từ Malentendu, ngộ nhận, và liên kết [linked] với từ này, là câu chuyện hai mẹ con làm nghề dụ dỗ trai tơ, để làm thịt, và lột hết của cải, sau làm thịt ngay chính ông con trai đã biệt tích từ lâu, trở về thăm quê hương, tìm lại mẹ và chị gái. Steiner thì nói đến chữ cái K. đầu tiên trong cuốn tự điển cảm tính của loài người, là do Kafka ban nghĩa cho nó...
Gần gụi nhất, thì có từ "cứt" của NHT. Từ này, chỉ mấy ông nhà văn trong nước mới hiểu trọn vẹn "ý nghĩa" của nó. [Gấu tính dùng từ "mùi vị", nhưng thấy đểu quá, giống NHT quá, sợ bị gán tội "đạo từ"].Thảm nhất là, khi NHT văng nó vào trong văn chương, ông quên không chỉ cách giăng lưới bẫy cứt, thế là nó cứ ở mãi trong văn chương trong nước, chờ cho đến khi nào có một nhà văn khác, tìm được một 'thế thân" cho nó, thì nó mới hết nghiệp và tơ lơ mơ ngủ trở lại.

The trusties
"Trusties" là những người tự cho phép mình có được những việc làm tiêu chuẩn nhè nhẹ ở trong trại.
Những trại viên khác tởm họ.
Gulag. Chương 9