*







Trân trọng giới thiệu
Thiền Việt
Bản tiếng Anh
của Nguyên Giác

Grass takes on critics over SS revelations
Richard Lea
Friday August 18, 2006
Guardian Unlimited
With the controversy surrounding Günter Grass's admission that he served with the Waffen SS showing no sign of abating amid news that his confessional memoir is flying off the shelves, the writer has defended himself in an interview broadcast last night on German television.
He told Germany's main public TV channel, ARD, that after he revealed his service at the end of the second world war with the Waffen SS, his critics were trying to make him an "unperson" and call into question everything he has achieved in his later life. "Those who want to judge can judge," he said.
He stressed that he was "dragged into the Waffen SS, was never part of any crime, and always wanted one day to speak about it in a broader context."
That day has come with the publication by Steidl of his memoir, Peeling the Onion. He was unwilling to speak at length about his time in the SS, saying that it was a "theme" in his memoir. "I have worked for three years on it. All that I have to say about this theme is in there."
Grass lên TV trả lời vụ đã từng phục vụ SS. Ông nói, "những người chỉ trích muốn tôi biến thành 'không người' [unperson]. Tôi bị kéo vô SS, nhưng chưa từng làm hại ai, chưa phạm tội ác nào, và luôn mong có ngày nói dài về nó. Thí dụ cuốn này. Tôi đã mất ba năm với nó." "Ai muốn phán đoán xin cứ việc"
Nguồn

Dĩ nhiên cũng có một hai anh bị mang tiến oan...
- Làm gì giữ vậy? Tưởng anh là thằng trí thức, nói phải quấy nghe chơi không ngờ anh là thằng du côn, nói chuyện với anh uổng lời. Hai thằng đánh một mình anh vừa mang tiếng vừa dơ tay chúng tôi không thèm.
Hồi Ký VLT
Lời bàn của Gấu: Tốt nhất, nên sửa lỗi chính tả, rồi hãy đăng. Sạn [g]  nhiều quá, cơm dù ngon cách mấy cũng đành bỏ !


Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy
Đọc lại cái truyện ngắn mới thấy, thật là tuyệt vời. Nhất là đoạn mở.
*
Bác ta khi đã nhắm [nhằm] món nào, tất không bao giờ hụt.
Gấu này, tự hỏi, cái ý tưởng viết Sông Côn Mùa Lũ, nảy ra khi nào với Nguyễn Mộng Giác, và như thế, với ông, chắc cũng giống như với Hai Nhiêu, tất không bao giờ hụt!
Ôi chao, cụm từ "chưa xuất bản" của Thế Lữ, mới đầy tính tiên tri làm sao. Cứ như là, một khi, tiên sinh nhấc cây viết lên khỏi trang giấy, Sông Côn Mùa Lũ kể như đã an bài!
Bái phục, bái phục! Cả sư phụ lẫn đệ tử! NQT
*
Cái vụ NMG chơi VC một cú ra trò làm Gấu nhớ đến một câu chuyện do Thế Lữ kể, trong Bên Đường Thiên Lôi thì phải, về một anh đại bợm, đúng vào lúc đang bị tổ chác, thì có tin từ quê, bà vợ tấm cám đang đau nặng. Nhẩy vội tầu về, lên tầu mắt cú vọ kiếm mồi, toàn một lũ nhà quê nhếch nhác, đành nhắm mắt cố dỗ giấc ngủ. Bỗng nghe có tiếng quát tháo, hé mắt hí hí, thấy một ông nhà quê đang lạy van ông soát vé tha cho cái tội đi lậu. Nghe lải nhải, đại bợm bực mình móc mấy đồng quẳng ra cho xong chuyện.
Thư Gửi Bạn Ta

Sự cứu rỗi cuối cùng

Của Bọ và Người
Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Nhắc đến ông, có ông liền.
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
*
Nhưng biết đâu đấy, 'bạn văn VC' của Gấu, đang đóng vai hề, như Manea diễn tả, ngay dưới đây?

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Nghệ sĩ không phải là tên hề, ngay cả khi người đó được nhìn như thế, bởi những người khác, ngay cả khi xã hội xô đẩy, ép buộc anh ta biến dạng, méo mó dưới lớp hoá trang và trò diễu cợt.  Cái mặt nạ mà người nghệ sĩ mang đó, không phải là chấp nhận, mà là rũ bỏ, ngay cả khi rũ bỏ chỉ là giả đò, nhằm đánh lừa lũ bọ, và anh ta đang sửa soạn cú giáng trả. Nghệ sĩ không thể nào "dignify", ["vinh danh"], ông nhà nước, ngay cả trong cái chuyện chống đối nó, nhưng bằng nghi lễ rềnh ràng, bằng thái độ nghiêm trang, solemn fashion. Làm như thế là hơi bị nghiêm trọng hoá vấn đề, khiến xẩy ra phản ứng ngược: Làm tăng thêm uy quyền cho lũ bọ, thừa nhận đám bọ này quả là có quyền cai trị đất nước, [thus acknowledging that authority].
Anh ta đẩy trò quê kệch lên hết mọi cung bậc của nó, nhưng, về phương diện nghệ thuật, anh ta sáng tạo, như ông nói đó, một sự dư thừa ý nghĩa, a surfeit of meanings.
Xã hội trưởng giả "cổ điển" dựng lên một bức tường chống đối trì độn, dầy đặc, và người hùng bi đát, "không khuất phục, không đồng hoá", [the tragic, 'unadapted' hero], cố đập bể bức tường, nhưng, những cú đập của anh nẩy thia lia, và người nghệ sĩ bị trúng miểng, bị lạc đạn. Anh chàng nghệ sĩ này, vưỡn luôn luôn cảm thấy mình tội lỗi đầy mình, vì những ảo tưởng, và cái cú lạc đạn, trúng miểng đó, đánh gục anh ta: Cái bóng dáng mỏng manh, giống như một ánh sao, và bất tử đó.
Trong xã hội khùng điên trộn trạo của ngày hôm nay, chúng, tức cái bát nháo, có thể huỷ diệt tất cả, và cái trò làm hề của người nghệ sĩ có thể nuốt chửng anh ta, làm sao không? Tuy nhiên, người nghệ sĩ, ngay cả khi bị đồng hoá, bị đóng đinh vào vị trí của một tên hề, anh ta vẫn cố gắng đảm nhận - ngay cả với cái giá của một sự đánh mất bản thân, tạm thời, bề ngoài cho thấy như thế - một thế đứng hàm hồ, bấp bênh, để biến cái mất thành cái được, cái trống rỗng, vô giá trị, trở thành hoài vọng, mong ước, trở thành một thứ thề nguyền, ước hẹn, a sort of promise.

Trắc ẩn nụ cười tan tác lệ,
Núi sông xương máu một câu thề.
Thơ Joseph Huỳnh Văn

Chính lời hứa hẹn đó, chính lời thơ đó, 'núi sông sương máu một câu thề', che giấu vẻ long lanh sáng chói, và nét đầy đặn, của "bộ mặt không nhìn thấy, và không đeo mặt nạ", của người nghệ sĩ.


Trang mới:
Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần kể, Trịnh Công Sơn đã từng lấy vợ, một cô xẩm, nhưng vào giờ phút chót, tính đưa em vào động hoa vàng, thì bỏ chạy.
Như thế, theo Gấu, ông đâu phải là một người không thể lấy vợ, đẻ con, có gia đình như mọi người.
Có vẻ như những cô gái chính là nơi ẩn náu tốt nhất của ông.
Người khác chết, nhưng chưa chắc TCS đã phải chết: Có lẽ những bản rất tình ca của TCS sẽ đại diện cho tất cả những người khác kia, với hậu thế.
Nhạc thì như thế, những cô gái thì cũng như thế: TCS có gì gần gũi với Kafka, như ông nhà văn này đã từng viết trong nhật ký: Tôi chỉ có thể yêu cái mà tôi đặt lên thật cao khỏi tôi, đến nỗi không làm sao với tới. [Bản tiếng Pháp: Je ne puis aimer que ce que je peux placer si haut au dessus de moi qu'il me devient inacessible]. Ông cũng đã có lần tưởng cô gái rất ư là biết điều, thuộc giai cấp trưởng giả, Felice Bauer, là người đẹp lý tưởng của mình, nhưng, vào phút chót, cũng bỏ chạy.
*
Bất hạnh độc thân
[Không tổ tiên, hôn nhân, con cái, cho dù mong đến phát khùng.
Tất cả giơ tay ra, nhưng quá xa, làm sao tôi với tới?]
Hình vẽ cho cuốn Vụ Án.

Gấu, nhà văn
*
Gau, VC Writer.
Gấu nhà văn VC. Nhà văn mì gói.
Ca Ngợi Mì Gói
Cái tởm nhất, của mấy ông cách mạng, và của mấy ông cách mạng nửa mùa, theo Gấu, là, mấy ông này, sau khi thất bại với lý tưởng lớn, về già, đâm ra hơi bị thèm làm nhà văn.
Lần Gấu nghe ông Víp Va Ka [VVK] phán, "chúng ta" nhìn vầng trán mấy em nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ thấy tương lai của đất nước, Gấu hoảng quá, thôi bỏ mẹ rồi, thằng chả lại tính tranh nghề của mình!