*







Trân trọng giới thiệu
Thiền Việt
Bản tiếng Anh
của Nguyên Giác

Một William Faulkner của tiếng nói Hebrew:
"Một người đàn bà ở Jerusalem":
Ấn bản mới nhất của "Khi tôi hấp hối"
"Bạn vẫn chưa nhận ra, bạn hơi bị bực mình tới cỡ nào, khi bị [thằng Gấu] gọi là...  bọ ?"

[You still don't realize how upsetting it is to be called inhuman ?]

Dĩ nhiên cũng có một hai anh bị mang tiến oan...
- Làm gì giữ vậy? Tưởng anh là thằng trí thức, nói phải quấy nghe chơi không ngờ anh là thằng du côn, nói chuyện với anh uổng lời. Hai thằng đánh một mình anh vừa mang tiếng vừa dơ tay chúng tôi không thèm.

Hồi Ký VLT
Lời bàn của Gấu: Tốt nhất, nên sửa lỗi chính tả, rồi hãy đăng. Sạn [g]  nhiều quá, cơm dù ngon cách mấy cũng đành bỏ !

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy
Đọc lại cái truyện ngắn mới thấy, thật là tuyệt vời. Nhất là đoạn mở.
*
Bác ta khi đã nhắm [nhằm] món nào, tất không bao giờ hụt.
Gấu này, tự hỏi, cái ý tưởng viết Sông Côn Mùa Lũ, nảy ra khi nào với Nguyễn Mộng Giác, và như thế, với ông, chắc cũng giống như với Hai Nhiêu, tất không bao giờ hụt!
Ôi chao, cụm từ "chưa xuất bản" của Thế Lữ, mới đầy tính tiên tri làm sao. Cứ như là, một khi, tiên sinh nhấc cây viết lên khỏi trang giấy, Sông Côn Mùa Lũ kể như đã an bài!
Bái phục, bái phục! Cả sư phụ lẫn đệ tử! NQT
*
Cái vụ NMG chơi VC một cú ra trò làm Gấu nhớ đến một câu chuyện do Thế Lữ kể, trong Bên Đường Thiên Lôi thì phải, về một anh đại bợm, đúng vào lúc đang bị tổ chác, thì có tin từ quê, bà vợ tấm cám đang đau nặng. Nhẩy vội tầu về, lên tầu mắt cú vọ kiếm mồi, toàn một lũ nhà quê nhếch nhác, đành nhắm mắt cố dỗ giấc ngủ. Bỗng nghe có tiếng quát tháo, hé mắt hí hí, thấy một ông nhà quê đang lạy van ông soát vé tha cho cái tội đi lậu. Nghe lải nhải, đại bợm bực mình móc mấy đồng quẳng ra cho xong chuyện.
Thư Gửi Bạn Ta

Cao Bồi PXA nhập viện
Chúc "bạn ta" sớm bình phục. Gấu

Sự cứu rỗi cuối cùng
Của Bọ và Người
Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Nhắc đến ông, có ông liền.
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
*
Kỳ cọ mãi không ra vết chàm này! Sướng thật!
Sự kiện Grass lạy ông tôi ở bụi này, tự mình khui ra, ngày xưa đã từng phục vụ trong đạo binh SS nổi tiếng của Nazi làm Gấu nhớ đến vụ Văn Cao tự thú trước bình minh, "Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca".
Đây là điều mà Norman Manea gọi là một chứng liệu đích thực về chủ nghĩa ái quốc thực sự [an authentic testimony to true patriotism].
Milosz, cũng một tay chạy làng như Manea, thì coi đây là cuộc kỳ cọ của thế kỷ.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi. Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy. Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
*
Như tin trên báo chí, cuốn tự thuật của Grass có tên là Bóc Hành. Chắc là từ Quán Củ Hành.
Nhà văn người Đức, Gunter Grass, có một truyện ngắn "Quán Củ Hành" (đã được dịch ra Việt ngữ, đăng trên Bách Khoa trước đây); khách tới quán, được chủ đưa cho một củ hành, rồi cứ thế ngồi gọt, cắt. Nước mắt nhờ vậy mà vợi đi.
Những rừng đèn chai đứng dậy trong đêm khuya.


Trang mới:
Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần kể, Trịnh Công Sơn đã từng lấy vợ, một cô xẩm, nhưng vào giờ phút chót, tính đưa em vào động hoa vàng, thì bỏ chạy.
Như thế, theo Gấu, ông đâu phải là một người không thể lấy vợ, đẻ con, có gia đình như mọi người.
Có vẻ như những cô gái chính là nơi ẩn náu tốt nhất của ông.
Người khác chết, nhưng chưa chắc TCS đã phải chết: Có lẽ những bản rất tình ca của TCS sẽ đại diện cho tất cả những người khác kia, với hậu thế.
Nhạc thì như thế, những cô gái thì cũng như thế: TCS có gì gần gũi với Kafka, như ông nhà văn này đã từng viết trong nhật ký: Tôi chỉ có thể yêu cái mà tôi đặt lên thật cao khỏi tôi, đến nỗi không làm sao với tới. [Bản tiếng Pháp: Je ne puis aimer que ce que je peux placer si haut au dessus de moi qu'il me devient inacessible]. Ông cũng đã có lần tưởng cô gái rất ư là biết điều, thuộc giai cấp trưởng giả, Felice Bauer, là người đẹp lý tưởng của mình, nhưng, vào phút chót, cũng bỏ chạy.
TCS hạnh phúc hơn Kafka. Rượu chè, trai gái đủ cả. Nghe chính miệng mấy ông VC kể lại, ông đã từng hầu rượu những ngài như Víp Va Ka.
Ru Mãi Ngàn Năm
Kafka không có được hạnh phúc đó. Người đời gọi ông nhà văn này là người ở hang, un "habitant de la cave", một con chuột của chữ, chỉ cần cây viết, cái đèn bão, để sống sót [un rat de l'écriture qui n'avait besoin que d'une plume et d'une lanterne pour survivre].
*
-Ông đọc Kafka chưa? Milan Kundera hỏi tôi.
-Lẽ dĩ nhiên, tôi [Fuentes] trả lời. "Với tôi, ông ta là nhà văn không thể bỏ qua của thế kỷ 20."
Kundera cười một cái cười 'nham nhở', [như kiểu viết Tạp Ghi của Gấu]
-Ông đọc ông ta bằng tiếng Đức, hử?
-Đâu có.
-Vậy ông đâu đã đọc Kafka !
Fuentes: Kafka
*
Tôi tưởng tôi trình làng, ông hoàng tếu, hoá ra, vị hoàng đế của đêm đen.
Je croyais lancer un des princes de l'humour. Je retrouve un roi des ténèbres.
Vialatte, người dịch Kafka ra tiếng Tây.

Faulkner có nhiều cuốn hách xì xằng. Garcia Marquez, trong Sống để kể chuyện, cho biết, khi tập tành viết lách, cuốn kè kè bên ông, của Faulkner, là Lửa Hạ. Nhưng Trăm Năm Cô Đơn của ông, là từ Asalom, Asalom! Cuốn này còn đẻ ra cuốn Ngôi nhà của những hồn ma của Isabel Allende. Khi tôi hấp hối cũng có tới vài cuốn ăn theo nó.

Với nhạc của TCS, theo tôi, chắc cũng thế. Có người thích bản này, bản kia.
Trong tù VC, có lần Gấu đã được nghe Hạ Trắng, tấu bằng một cái khẩu cầm, giữa trưa nắng gắt, đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình gào rống lên, đếch thèm để ý đến lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài đường kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói như thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần nghe ông nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy mà cũng chẳng thể nào cảm thấy "phê" như lần
ở trong trại cải tạo Đỗ Hải, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại Trung Tâm Ba, Quang Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe tiếp. Vả chăng, còn rất nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài ba. NQT

Gấu, nhà văn
*
Gau, VC Writer.
Gấu nhà văn VC. Nhà văn mì gói.
Ca Ngợi Mì Gói
Cái tởm nhất, của mấy ông cách mạng, và của mấy ông cách mạng nửa mùa, theo Gấu, là, mấy ông này, sau khi thất bại với lý tưởng lớn, về già, đâm ra hơi bị thèm làm nhà văn.
Lần Gấu nghe ông Víp Va Ka [VVK] phán, "chúng ta" nhìn vầng trán mấy em nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ thấy tương lai của đất nước, Gấu hoảng quá, thôi bỏ mẹ rồi, thằng chả lại tính tranh nghề của mình!