*
Ghi




















An Nam nhất thốn thổ

MỘT HẬU QUẢ LỊCH SỬ…
Lại Nguyên Ân

Note: Điều này, Gấu ngộ ra từ lâu, và sau này, đọc Conrad thì được kiểm chứng. Bí mật gây ra cái hậu quả lịch sử chết người ở đây, nằm ngay trong cái tên gọi: Hà Nội.
Nội ở là bên trong, ở trong lòng, ở dưới đáy. Nói rõ hơn, thành phố nằm ngay ở cái rốn của con sông Hồng. Giữa Lòng Đen. Trái Tim của Bóng Đen. Hà Nội. Bạn muốn gọi thành phố quê hương của giống dân Yankee mũi tẹt, trong có Gấu, bằng cái tên nào, cũng đặng.
Gấu ngay từ hồi còn nhỏ, ở quê ngoại, là làng Vân Xa, đã thấm thía cái họa này rồi. Làng Vân Xa, phủ Quốc Oai, Sơn Tây, được dựng lên ở bên ngoài, không phải ở bên trong con đê sông Hồng, thành thử năm nào cũng bị lụt, nhưng lại là một trong những làng trù phú nhất vùng. Bà nội Gấu cũng thấm điều này, nên đã gật đầu cho bố Gấu lấy con gái ông Bá Quán làng Vân, nhờ vậy, sau này Gấu được cắp cặp cho mấy ông cậu, con Bà Ba, và nhân đó, cũng được học hành, đậu được cái bằng Tiểu học, rồi được bà cô me Tây nuôi ăn học ở Hà Nội sau đó.
Về già, Gấu càng thấm thía những điều trên.
Có lần Gấu hùng dũng phán: "dấu ấn" báo tử đầu tiên của đồng bằng Sông Hồng, là hòn đất đầu tiên đắp con đê Sông Hồng.
*
Sông Hồng đang mùa nước lớn, có những khúc đê, xe mon men bên cạnh biển. Cô Nguyên, một trong hai bà cô của tôi cho biết, có những năm nước lớn, có thể ngồi trên mặt đê, để rửa ráy chân tay. Cô như muốn nhắc nhở tôi một điều, cơn đe dọa muôn đời của thiên nhiên đối với mảnh đất này, vẫn còn nguyên đó. Cái công trình vĩ đại nhất của nhân loại mà một nhà phi hành gia có thể nhìn thấy, từ phi thuyền, là Vạn Lý Trường Thành, nhưng theo một nhà sinh thái học, nó chẳng là gì nếu so với con đê ở miền bắc Việt Nam, đắp rồi lại xóa, đời này sang đời khác, cho đến nay, vẫn còn nguyên hiểm họa.
Cũng theo nghĩa đó, một nhà sử học cho rằng, nhà Nguyễn chấm dứt với Tự Đức: trong đời ông vua này trị vì, 18 lần vỡ đê. Còn với người Pháp, công cuộc "khai hóa" của họ chấm dứt ngay từ khi vừa tới Việt Nam, cho dù kéo dài 100 năm: không lo đê điều, mà lại lo xây dựng đường hỏa xa Đông Dương. Nên nhớ Đồ Phổ Nghĩa đã nhìn Sông Hồng như là một tương lai chở của về Tây, sau khi đã thất bại với sông Mekong.
[Không hiểu Jean Dupuis có một cái tên Việt như trên, chỉ vì đọc lên, nghe như "đồ phi nghĩa"?]
Trở lại nơi một thời vang bóng